Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Viết một bài văn hoàn chỉnh trình bày những hiểu biết và những suy nghĩ tình cảm của mình về đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.26 KB, 2 trang )

Viết một bài văn hoàn chỉnh trình bày những hiểu biết
và những suy nghĩ tình cảm của mình về Đội Thiếu
niên Tiền phong Hồ Chí Minh
October 1, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu tiểu học - Tác giả: qt
Đề bài: Em hãy viết một bài văn hoàn chỉnh trình bày những hiểu biết và những suy nghĩ, tình cảm của
mình về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Bài làm 1
Em chưa được vào Đội bởi vì em chưa đến tuổi. Em dang sinh hoạt ở “Sao Nhi đồng”. Nhưng chỉ còn vài
tháng nữa thôi chắc chắn em sẽ được vinh dự đứng vào hàng ngũ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Trên tay em bây giờ là cuốn “Điều lệ” của Đội mà em đang cẩn thận lật từng trang để tìm hiểu. Càng đọc, em
càng thấy thích thú và nhủ thầm mình “hãy phấn đấu hơn nữa để trở thành đội viên Đội thiếu niên Tiền phong
Hồ Chí Minh”.
Qua Điều lệ của Đội em biết: Đội được thành lập ngày 15-5-1941 tại Pác Bó, Cao Bằng, một tỉnh phía Bắc của
nựớc ta, giáp biên giới Việt Trung. Lúc đầu, Đội mang tên “Đội Nhi đồng cứu quốc”, tập hợp những thiếu niên
có độ tuổi từ chín đến mười bốn sinh hoạt trong các chi đội Thiếu niên Tiền phong. Khi mới thành lập Đội chỉ
có năm đội viên. Người Đội trưởng là anh Nông Văn Dền bí danh là Kim Đồng và bốn đội viên khác gồm các
anh các chị: Nông Văn Thàn bí danh là Cao Sơn, Lí Văn Tịnh bí danh là Thanh Minh, Lá Thị Mì bí danh là
Thủy Tiên và chị Lí Thị Xậu bí danh là Thanh Thủy. Từ khi thành lập đến nay, Đội đã trải qua bốn lần tên gọi
khác nhau: Đội Nhi đồng cứu quốc (1941); Đội Thiếu nhi tháng Tám (1951), Đội Thiếu niên Tiền phong
(1956); Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (1970). Tượng trưng cho tổ chức Đội là huy hiệu măng non
được vẽ một búp măng màu xanh khỏe mạnh trên nền cờ Tổ quốc. Huy hiệu luôn được các đội viên đeo trên
ngực mình cùng với chiếc khăn quàng mậu đỏ trên vai mỗi khi đến lớp đến trường và coi đó là một niềm vinh
dự của tuổi thơ. Bài hát truyền thống của Đội do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác được gọi là “Đội ca” luôn cất lên
hùng tráng và trang nghiêm trong những ngày lễ hội là niềm tự hào của chúng em. Từ ngày thành lập Đội cho
đến nay đã có nhiều phong trào thi đua phát động theo lời dạy của Bác Hồ “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”. Tiêu biểu
nhất là các phong trào: “Công tác Trần Quốc Toản” năm 1947. Phong trào “Kế hoạch nhỏ” năm 1960; phong
trào “Thiếu nhi làm nghìn việc tốt” năm 1981”.
Em ước ao một ngày nào đó, em cũng được vinh dự đứng vào hàng ngũ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh để được sinh hoạt, vui chơi, học tập và cống hiến tuổi thơ mình cho quê hương đất nước.
Bài làm 2
Hàng ngày đến lớp, đến trường nhìn thấy các anh chị lớp trên huy hiệu .măng non trên ngực lấp lánh và chiếc


khăn quàng đỏ thắm trên vai, sao mà xinh mà đẹp đến thế, tự hào đến thế! Ước ao một ngày nào đó, em cũng
được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đội, cùng tự hào với chiếc huy hiệu lấp lánh trên ngực và chiếc khăn
quàng đỏ thắm trên vai cùng vớỉ các bạn tung tăng đến trường.
Ngày chị Hai vào Đại học, trước lúc đi, chị còn dặn em; “Toàn bộ sách vở chị để trên giá sách, nhớ giữ gìn cẩn
thận để sau này mà học. Còn cuốn “Điều lệ Đội Thiếu nhi Tiền Phong Hồ Chí Minh” chị để ở góc trái cạnh
cuốn Điều lệ Đoàn viên tầng hai của giá sách, em đọc kĩ đi mà phấn đấụ. Đến học kì hai, những đội viên “Sao
Nhi đồng” chăm ngoan học giỏi là được kết nạp vào đội đấy, phải phấn đấu tốt nghe cưng!” Cuốn “Điều lệ
Đội” em đã đọc vài lần rồi như lời chị Hai dặn. Cuốn Điều lệ đã giúp em hiểu biết khá nhiều về Đội Thiếu niên
Tiền phong Hồ Chí Minh. Đội được thành lập vào ngày 15 -5 – 1941 tại Pác Bó, Cao Bằng với tên gọi “Đội
Nhi đồng cứu quốc”. Mới đầu, Đội chỉ có năm người. Đó là anh Nông Văn Dền bí danh là Kim Đồng làm Đội
trưởng, và bốn anh chị nữa là: Nông Văn Thàn, Lí Văn Tịnh, Lí Thị Mì, Lí Thị Xậu là những đội viên. Từ năm
1941 đến nay, Đội đã qua bốn lần đổi tên: từ Đội Nhi đồng cứu quốc (1941) đến Đội Thiếu nhi tháng Tám
(1951),. rồi Đội Thiếu niên Tiền phong (1956), và đến năm 1970, Đội được đổi tên thành Đội Thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh” cho đến bây giờ. Chiếc huy hiệu măng non có hình một búp măng xanh khỏe mạnh nổi
bật trên nền cờ Tổ quốc cùng với chiếc khăn quàng màu đỏ thắm là biểu tượng của Đội. Niềm tự hào của tuổi
thơ chúng em. Bài Đội ca” được nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác là bài hát truyền thống của Đội với âm điệu thật
tươi trẻ, thật hào hùng luôn cuốn hút chúng em trong những ngày lễ hội nhân dịp kỉ niệm ngày sinh nhật Đội
hay “Hội khỏe Phù Đổng” được tổ chức hằng năm.
Học kì hai này, nhất định em sẽ phấn đấu để được đứng trong hàng ngũ Đội Thiếu niên Tiền phong mang tên
Bác như lời chị Hai đã dặn.
Read more: />nhung-suy-nghi-tinh-cam-cua-minh-ve-doi-thieu-nien-tien-phong-ho-chi-minh/#ixzz3mUk2KB7S

×