Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Câu chuyện bi thảm của an dương vương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.43 KB, 3 trang )

Câu chuyện bi thảm của An Dương Vương
November 19, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THCS - Tác giả: Thu Huyền
Đề bài: An Dương Vương được thần Kim Quy giúp sức đã
xây Loa Thành kiên cố, chế nỏ thần kỳ diệu khiến Triệu Đà
mấy phen đem quân sang cướp nước ta đều bị thất bại.
Nhưng cũng chính An Dương Vương do sai lầm của mình
đã làm cho đất nước rơi vào tay giặc, cơ đồ chìm đắm biển
sâu. Truyền thuyết ấy khơi dậy trong em những tình cảm ra
sao đối với An Dương Vương? Người xưa muốn nói gì với
chúng ta qua câu chuyện bi thảm của An Dương Vương.
DÀN BÀI
I. Mở bài:
- An Dương Vương là truyền thuyết lịch sử nêu lên một bài học kinh nghiệm trong sự nghiệp giữ nước lâu dài
cua dân tộc.
- Có tinh thần chống xâm lược, bảo vệ đất nước nhưng do thiếu cảnh giác, thiếu sáng suốt nên chuốc lấy thất
bại đau thương.
II. Thân bài:
1. An Dương Vương có tinh thần chống xâm lược, bào vệ đất nước:
- Cuộc chống xâm lược của cha ông hơn hai ngàn năm trước còn để lai cho chúng ta niềm tự hào lớn với tên
tuổi của An Dương Vương và hàng trăm mũi tên đồng đã đào lên được.
- Xây Loa Thành, đắp lũy, chê tạo vũ khí, đặc biệt là nỏ thần, một vũ khí vô cùng lợi hại.
- An Dương Vương đã nhiều lần cho Triệu Đà chuốc lấy thất bại trong các đợt xâm lược nước ta.
2. An Dương Vương thiếu cảnh giác, thiếu sáng suốt:
- Chủ quan nghĩ là Triệu Đà thực lòng hoà hiếu.
- Mất cảnh giác để Trọng Thuỷ vào cung, do đó hắn đánh tráo được nỏ thần.
- Yêu con mù quáng, quá tin vào nỏ thần, tự mãn với chiến thắng.
- Vì thế đã trả một giá quá đắt cho bệnh chủ quan, mất cảnh giác của mình.
III. Kết luận:
- Một bài học cảnh giác trong sự nghiệp giữ nước của dân tộc đầy xương máu và nước mắt.
- Muốn bảo vệ vững chắc đất nước phải có vũ khí nhưng đồng thời phải có cả trí tuệ mưu lược và đặc biệt là
đường lối sáng suốt.


BÀI THAM KHẪO
Trong những truyện dân gian đã học, truyện An Dương Vương đã để lại cho em một ấn tượng đặc biệt, nhất là
hình ảnh An Dương Vương đã dấy lên trong lòng em nhiều cảm xúc và suy nghĩ. Đó là hình ảnh một vị vua
trong buổi đầu dựng nước đã đánh tan các đợt xâm lược hung bạo của bọn giặc ngoài nhưng liền đó đã bị thất
bại vô cùng đau xót làm nên một bài học kinh nghiệm bằng xương máu khó có thể nào quên.
Có thể nói trong truyền thuyết trên, An Dương Vương vừa đáng kính trọng vừa đáng trách
Hơn hai ngàn năm trước đây, thời Âu Lạc, cha ông chúng ta bằng tài trí của mình, lại được thần Kim Quy giúp
sức, đã xây được Loa Thành kiên cố, chế được nỏ thần kỳ diệu, khiên Triệu Đà mấy phen đem đại quân sang
cướp nước ta là mấy phen đại bại. Đến nay Loa Thành còn lưu dấu lại, cùng với hàng trăm mũi tên đồng đào
được ở nơi đó là bằng chứng làm sáng ngời thêm niềm kiêu hãnh của dân tộc ta. Tên tuổi của An Dương
Vương không thể tách rời khỏi giai đoạn lịch sử hào hùng vừa nói.
Trong truyền thuyết của dân gian ta, An Dương Vương đã xuất hiện như một nhân vật có tinh thần bảo vệ đất
nước, chống ngoại xâm mạnh mẽ. Cho dù cuối cùng ông đã chuốc lấy thất bại đau xót, bi thảm nhưng đối với
em – là một kẻ hậu sinh – em vẫn dành cho ông một tấm lòng quý trọng. Đó là tình cảm riêng đối với một con
người yêu nước mãnh liệt, kiên nhẫn trong việc xây thành, đắp lũy, chế tạo vũ khí lợi hại nhằm chống giặc
ngoại xâm, giữ yên bờ cõi. Truyện kể rõ rằng, sau khi giúp Ạn Dương Vương xây xong Loa Thành, thần Kim
Quy cho nhà vua một cái móng của mình để làm lẫy nỏ mà giữ thành. Nỏ có được cái lẫy làm bằng móng chân
thần sẽ là chiếc nỏ bách phát bách trúng và chỉ một phát có thể giết hàng nghìn quân giặc. Thần Kim Quy sở dĩ
hết lòng giúp sức An Dương Vương như vậy là vì thần quý trọng tài trí của nhà vua khi ông còn tỉnh táo, sáng
suốt, biết vận dụng tài trí của nhân dân trong việc xây thành đắp lũy, chế tạo vũ khí lợi hại đề chống giặc.
Triệu Đà mấy lần đem quân sang cướp đất Âu Lạc nhưng vì An Dương Vương có nỏ thần nên quân lính hắn bị
giết hại rất nhiều. Hắn đành cố thủ chờ cơ hội khác. Sau đó thấy dùng binh không lợi, Triệu Đà dùng mưu cho
con trai là Trọng Thủy sang cầu thân, lừa được Mỵ Châu lấy cắp nỏ thần thật, đánh tráo bằng nỏ giả. Sau đó
hắn đem quân sang đánh Âu Lạc và hắn đã thành công như ý muốn. Cuộc đời và sự nghiệp của An Dương
Vương do đó đá kết thúc một cách bi thảm là nhà vua phải nhảy xuống biển tự vẫn sau khi nát ruột giết con.
Vì sao một con người tài trí, có tinh thần yêu nước mãnh liệt lại có cả thành lũy kiên cố, vũ khí lợi hại như vậy
mà phải gánh chịu quốc phá gia phong, cơ nghiệp lớn lao phút chốc chí còn là mây khói? Phái chăng là do nhà
vua thiếu cơ mưu sáng suốt. Ông rất chủ quan và mất cảnh giác đối với ké thù cua mình nên không hiểu được
bản chất của quân xâm lược vốn là nham hiểm khôn lường. Do đó, ông chủ quan nghĩ là Triệu Đà muốn thật
tâm hoà hiếu nên không thấy được âm mưu thâm độc của bọn chúng rồi mất cả cảnh giác đối với Trọng Thủy

đang thi hành độc kế. Hơn thế nữa nhà vua cũng không nắm vững đựợc cả nội bộ của mình. Ông yêu con là
Mỵ Châu một cách mù quáng, không hiểu hết tính cách của con mình. Đợi đến khi thần Kim Quy chỉ rõ: “Giặc
ở sau lưng” ông mới tỉnh ngộ và hiểu ra thủ phạm dẫn đến cảnh điêu linh nhà tan nước mất là cô con gái ngây
thơ, nhẹ dạ và cả tin của mình … thì đã muộn màng cả rồi. An Dương Vương lại thiếu tinh táo không phòng bị
gì cả vì quá tin vào vũ khí lợi hại bách phát bách trúng của mình mà không chú ý đến con người. Nhà vua đã
phải trả giá quá đắt cho sai lầm của mình là làm cho đất nước rơi vào tay giặc, cơ đồ chìm đắm biển sâu:
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu
(Tố Hữu)
Có thể nói trong truyền thuyết trên, An Dương Vương vừa đáng kính trọng vừa đáng trách. Là người đứng đầu
nước Âu Lạc có tinh thần yêu nước chống ngoại xâm nhưng do chủ quan, mất cảnh giác nên dẫn đến nước
mất, nhà tan.
Người xưa sáng tạo nên một truyền thuyết lịch sử nhiều xúc động như thế nhằm nhắc nhở muôn thế hệ sau là
phải cảnh giác trước dã tâm của kẻ thù để bảo vệ quyền độc lập thiêng liêng của đất nước và hạnh phúc của gia
đình.
Read more: />

×