Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tục ngữ là túi khôn của nhân loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.63 KB, 2 trang )

Tục ngữ là Túi khôn của nhân loại
November 19, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THCS - Tác giả: Thu Huyền
Đề bài: Có ý kiến cho rằng : Tục ngữ là Túi khôn của nhân
loại. Em hiểu nhân xét trên như thế nào ? Hãy giải thích và
chứng minh vấn đề trên,
Ca dao là những bài hát từ trái tim người Việt bình dân xa xưa. Nó là lời tâm sự, là tiếng than, là nỗi lòng thầm
kín của những con người Việt Nam vô danh sống thầm lặng đó đây. Bên cạnh đó, có ý kiến rằng Tục ngữ là túi
khôn của nhân loại. Vậy sau đây, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa và làm sáng tỏ ý kiến này.
Thông thường “túi” là một cái bọc đựng đồ dùng như “túi tiền, túi trà, túi gạo” nhưng đặc biệt hơn cả là “túi
khôn”; tức là cái vật dụng trong đó chứa tất cả trí khôn. Dù ai sinh ra ngu dốt cách mấy, nắm được “túi khôn”
trong tay cũng trở nên thông minh sắc sảo và thành công trong đời. Suy rộng ra, “túi khôn của nhân loại” là tất
cả những kinh nghiệm hay nhất của toàn bộ những người khôn ngoan ở khắp mọi nơi : trên rừng, dưới biển,
ngoài sông, trong núi v.v Vì sao vậy ? Vì con người hơn các loài khác ở trí tuệ, từ trí tuệ phát sinh ngôn ngữ.
Tục ngữ là thành tựu của ngôn ngữ, của trí tuệ và kinh nghiệm sống của loài người. Nó lại được lưu truyền
bằng nghệ thuật sử dụng vần, đối cho dễ nhớ, dễ thuộc.
Tục ngữ là Túi khôn của nhân loại
Lý do tiếp theo khiến tục ngữ trở thành trí khôn vì nó là kinh nghiệm của nhiều thế hệ loài người đã từng trải
qua lao động sản xuất, đã từng sống trong những hoàn cảnh nghiệt ngâ nhất như thiên tai, bệnh hoạn, đói khát,
chiến tranh. Từ đó, cha ông ta đã dùng trí tuệ đề rút ra những kinh nghiệm rồi truyền lại cho thế hệ con cháu để
con cháu mình thành công hơn lớp người đi trước. Kho tục ngữ Việt Nam còn lại đến ngày nay là một bằng
chứng thể hiện như : đấu tranh thiên nhiên, lao động sản xuất, kinh nghiệm về học tập, cách xử thế. Những
câu tục ngữ về đấu tranh thiên nhiên có nhiều câu hay thể hiện trí khôn và lời khuyên nhủ của ông cha ta như :
Nước chảy đá mòn, Ở bầu thì tròn ở ống thì dài, họ còn lưu truyền lại cách tiên đoán thời tiết như:
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm
Hoặc : Cơn đàng Đông vừa trồng vừa chạy
Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi
Bên cạnh đó, tục ngữ Việt Nam còn truyền lại những kinh nghiệm sản xuất như : ,
Nhất nưởc nhì phân tam cần tứ giống
hay :
Gà đen, chân trắng, mẹ mắng cũng mua


Gà trắng, chân chì, mua chi giống ấy
Về học tập, cha ông ta đã truyền lại những kinh nghiệm quý như : Học một biết mười, Đi một ngày đàng học
một sàng khôn, Học ăn, học nói, học gói, học mở, Học thầy không tày học bạn, Tiền học lễ, hậu học văn, Có
học phải có hạnh Phong phú hơn cả, quý báu hơn cả là trí khôn của người xưa trong lãnh vực xử thê và rèn
luyện nhân cách, đạo đức làm người. Trong lãnh vực này, tục ngữ còn lưu lại những bài học có giá trị như Tốt
gỗ hơn tốt nước sơn, Uống nước nhớ nguồn, Lá rụng về cội… Những lúc thôi chỉ ngã lòng, bên tai nghe những
câu : Còn nước còn tát, Có công mài sắt, có ngày nên kim, Lửa thử vàng, gian nan thử sức, chúng ta như được
truyền thêm sức mạnh cho mình khi trưởng thành. Bước ra xã hội, ông bà ta lại khuyên nhủ, dạy dỗ con cháu
phải có một cách sống đúng đắn đề mọi người yêu thượng. Đó là Nhàn cư vi bất thiện, Giấy rách phái giữ lấy
lề, Thương người như thể thương thân v.v
Nói tóm lại, ý kiến cho rằng Tục ngữ là trí khôn của nhân loại thật là chính xác. Điều đó đúng cho cả tục ngữ
Việt Nam và cả tục ngữ trên thế giới. Chúng em cần ra sức tìm hiểu, sưu tầm và học tập đề làm giàu vốn hiểu
biết cho mình và khỏi phụ lòng tiền nhân. Như thế mới là cách đền đáp phần nào công ơn của tổ tiên ta đã đổ
bao mồ hôi và xương máu để tô bồi non sông này.
Read more: />

×