Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.26 KB, 9 trang )
10 bí ẩn chưa giải đáp của nhân loại
Dù những bí ẩn lớn của nhân loại như Kim tự tháp Ai Cập, bãi đá Stonehenge, hay
sự sụp đổ của Đế chế La Mã đã được các nhà khoa học giải mã, nhưng thế giới vẫn
còn nhiều điều mà con người chưa thể khám phá hết.
1. Sự biến mất của nền văn minh thung lũng Indus
Thung lũng Indus được coi là nền văn minh cổ nhất của Ấn
Độ.
Một nền văn hóa trải dài từ Ấn Độ tới Afghanistan, có dân số hơn 5 triệu người, những
người sống ở thung lũng Indus, nền văn minh cổ nhất của Ấn Độ, là những nhân chứng
“ấn tượng” của thời đồ Đồng.
Quy mô và sự sụp đổ bất ngờ của người Indus cũng tương đương với nền văn minh Maya.
Tuy nhiên phải đến năm 1922, quá trình khai quật mới tiết lộ một nền văn minh nơi đây đã
xây dựng được hệ thống thoát nước phức tạp, có những phòng tắm sạch sẽ.
Điều kỳ lạ là không có một dấu vết khảo cổ nào liên quan đến quân đội, nô lệ, mâu thuẫn
xã hội hay những thói tật thường thấy trong các xã hội cổ khác. Ngay cả khi đã sụp đổ,
dường như tất cả nền văn minh Indus vẫn giữ được sự tinh khiết.
2. Xác ướp Tarim
Xác ướp Tarim có tóc vàng, mắt xanh lại được tìm thấy ở
Trung Quốc
Trong quá trình khai quật dưới khu vực lòng chảo Tarim, Tây Trung Quốc, các nhà khảo
cổ học hết sức ngạc nhiên khi khám phá hơn 100 quan tài chứa xác ướp có tuổi thọ khoảng
2.000 năm.
Giáo sư Victor Mair đã khiến nhiều người kinh ngạc khi đem một số xác ướp Tarim có mái
tóc vàng và mũi dài về trưng bày tại Bảo tàng. Năm 1993, Mair quay trở lại để thu thập các
mẫu DNA và kiểm tra những nghi vấn của ông xung quanh việc liệu các xác ướp này có
thuộc gene của người châu Âu hay không.
Trong nhiều tài liệu cổ của Trung Quốc từ thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên có
miêu tả sự cư ngụ của những người Caucasian ở phía Đông nhưng không đề cập đến việc
làm cách nào và tại sao những người này lại kết thúc cuộc đời ở đây.
3. Bảng chữ Voynich