Tải bản đầy đủ (.doc) (137 trang)

In order to become competent in a foreign language, it is important for language learners not only to acquire new vocabularies and a new set of phonological and syntactic rules but also to learn what Wilson (1986)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.7 KB, 137 trang )

-1-

MỤC LỤC
Tran
g
Lơì mở đầu
Quy ước trình bày
Mục lục.........................................................................................................................
1
Dẫn nhập ........................................................................................................................
5
0.1.

do
chọn
đề
tài
..................................................................................................................................
5
0.2.
Phạm
vi
nghiên
cứu
..................................................................................................................................
6
0.3.
Mục
đích

nhiệm


vụ
nghiên
cứu
..................................................................................................................................
6
0.3.1.
Mục
đích
nghiên
cứu
............................................................................................................
6
0.1.2.
Nhiệm
vụ
nghiên
cứu
......................................................................................................................
6
0.4.

Lịch

sử

vấn

đề



-2-

..................................................................................................................................
7
0.4.1. Nghiên cứu về phương ngữ Nam Bộ
..................................................................................................................................
7
0.4.2. Nghiên cứu định danh trong tiếng Việt và trong PNNB
..................................................................................................................................
8
0.5.
Phương
pháp
nghiên
cứu
.................................................................................................................................
10
0.6.
Bố
cục
luận
văn:
.................................................................................................................................
11
Chương một: Một số vấn đề về Nam Bộ và định danh...............................................
13
1.1.
Một
số
vấn

đề
chung
về
Nam
Bộ
.................................................................................................................................
13
1.1.1.
Đặc
điểm
tự
nhiên
.................................................................................................................................
14
1.1.1.1.
Địa
hình,
đất
đai
......................................................................................................................
14
1.1.1.2.
Khí
hậu,
thuỷ
văn
............................................................................................................
14



-3-

1.1.1.3.
Sông
rạch
............................................................................................................
15
1.1.1.4.
Đảo,
bờ
biển

rừng
............................................................................................................
16
1.1.1.5.
Hệ
quả
............................................................................................................
16
1.1.2. Đặc điểm xã hội .................................................................................
18
1.1.2.1. Nguồn gốc dân cư ..................................................................
18
1.1.2.2. Đời sống và tổ chức xã hội ....................................................
20
1.1.3.
Đặc
trưng
văn

hoá
Nam
Bộ
.................................................................................................................................
23
1.1.3.1. Văn hoá và các thành tố văn hoá..........................................
23
1.1.3.2. Đặc trưng văn hoá Nam Bộ ..................................................
23
1.1.3.3. Sự biến đổi và giao thoa văn hoá ở Nam Bộ ........................
28
1.1.4. Phương ngữ và phương ngữ Nam Bộ ..................................................
29


-4-

1.1.4.1. Kh.niệm PN; từ đ.phương,phân vùng,xác định vùng PNNB. .
29
1.1.4.2.
Đặc
điểm
phương
ngữ
Nam
Bộ
......................................................................................................................
32
1.1.4.3.
Sự

tiếp
xúc
ngôn
ngữ

Nam
Bộ
......................................................................................................................
37
1.2. Định danh từ vựng .................................................................................
38
1.2.1. Khái niệm định danh ...............................................................
38
1.2.2. Định danh từ vựng ...................................................................
40
1.2.3. Đặc trưng văn hoá trong định danh..........................................
46
1.3. Tiểu kết.................................................................................................
50
Chương hai: Hệ thống từ ngữ gọi tên riêng................................................................
51
2.1. Địa danh...............................................................................................
51
2.1.1. Nguồn gốc................................................................................
51
2.1.2. Cấu tạo.....................................................................................
54


-5-


2.1.3. Phương thức biểu thị.................................................................
61
2.1.4. Ngữ nghóa.................................................................................
67
2.2. Nhân danh ............................................................................................
70
2.2.1. Nguồn gốc................................................................................
71
2.2.2. Cấu tạo....................................................................................
72
2.2.3. Phương thức biểu thị ...............................................................
79
2.2.4. Ngữ nghóa................................................................................
81
2.3. Tiểu kết .................................................................................................
84
Chương ba: Hệ thống từ ngữ gọi tên chung .............................................................
86
3.1. Định danh động vật................................................................................
86
3.1.1. Nguồn gốc ...............................................................................
88
3.1.2. Cấu tạo....................................................................................
88
3.1.3. Phương thức biểu thị................................................................
90


-6-


3.1.4. Ngữ nghóa................................................................................
92
3.2. Định danh thực vật ................................................................................
93
3.2.1. Nguồn gốc ...............................................................................
95
3.2.2. Cấu tạo ...................................................................................
95
3.2.3. Phương thức biểu thị................................................................
96
3.2.4. Ngữ nghóa.................................................................................
98
3.3. Định danh công cụ, phương tiện sản xuất và sinh hoạt .........................
99
3.3.1. Nguồn gốc
...............................................................................................................................
100
3.3.2. Cấu tạo
...............................................................................................................................
101
3.3.3. Phương thức biểu thị
...............................................................................................................................
102
3.3.4. Ngữ nghóa
...............................................................................................................................
104


-7-


...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
000
3.4. Định danh đơn vị đo lường dân gian ................................................106
3.4.1. Nguồn gốc
............................................................................................................................
107
3.4.2. Cấu tạo
...............................................................................................................................
107
3.4.3. Phương thức biểu thị
...............................................................................................................................
107
3.4.4. Ngữ nghóa
...............................................................................................................................
108
3.5. Định danh về sông nước và hoạt động trên sông nước
..............................................................................................................................
113

3.5.1. Nguồn gốc 0

3.5.1. Nguồn gốc
...............................................................................................................................
113
3.5.2. Cấu tạo
...............................................................................................................................
114
3.5.3. Phương thức biểu thị

...............................................................................................................................
115
3.5.4.

Ngữ

nghóa


-8-

...............................................................................................................................
116
3.6. Định danh những sản phẩm được chế biến từ nông sản, thuỷ sản
..............................................................................................................................
117
3.6.1. Nguồn gốc
...............................................................................................................................
118
3.6.2. Cấu tạo
...............................................................................................................................
118
3.6.3. Phương thức biểu thị
...............................................................................................................................
119
3.6.4. Ngữ nghóa
...............................................................................................................................
121
3.7.
Tiểu

kết
...............................................................................................................................
122
Kết
luận
......................................................................................................................................
124
Tài
liệu
tham
khảo
..................................................................................................................................
128
Phụ lục


-9-

DẪN NHẬP
0.1. Lí do chọn đề tài
0.1.1. Nam Bộ là một vùng đất mới của người Việt ở phương nam. Do có
thuận lợi về điều kiện tự nhiên nên Nam Bộ có nhiều tiềm năng và lợi thế để
phát triển kinh tế. Tính cách, tâm hồn, nếp sinh hoạt của con người ở đây cũng
có những nét rất riêng so với cội nguồn. Đó là những con người bộc trực, thẳng
thắn, yêu ghét hết mình và vẫn giữ được đức cần cù, chịu khó, lòng yêu nước,
thương nòi vốn có của dân tộc. Một miền đất giàu có, trù phú với mênh mang
sông nước và những con người nhân hậu là sức lôi cuốn những ai yêu quý và
quan tâm đến cuộc sống con người nơi đây.



-10-

0.1.2. Phương ngữ Nam Bộ (PNNB), từ địa phương Nam Bộ không những
phản ánh cách phân cắt hiện thực của người Nam Bộ mà nó còn mang những nét
văn hoá rất đặc trưng của vùng đất mới. Đây là nguồn đề tài hấp dẫn cho các
nhà văn hoá học, ngôn ngữ học… Nghiên cứu định danh trong ngôn ngữ chính là
nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hoá, ngôn ngữ và tư duy. Mối quan hệ này thể
hiện ở nhiều cấp độ khác nhau trong ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
Trong đó, cấp độ từ vựng là rõ ràng nhất.
Định danh có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc sống con người. Nếu
đối tượng xung quanh con người không có tên gọi thì con người sẽ mất phương
hướng, ảnh hưởng đến giao tiếp và tư duy. “Mất cái tên gọi con người sẽ mất một
trong những khả năng định hướng trong thế giới quanh mình” [9; 167]. Định danh
từ vựïng trong PNNB là một vấn đề khá thú vị và chưa được các nhà Việt ngữ
học quan tâm. Qua việc nghiên cứu về đặc điểm định danh từ vựng, đề tài thử
góp phần lí giải một phần đặc điểm của PNNB. Đồng thời, qua đó hiểu thêm về
môi trường tự nhiên, xã hội, thấy được nét độc đáo về văn hoá của miền đất tận
cùng Tổ quốc này.
0.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về định danh từ vựng, luận văn tập trung nghiên cứu về hệ
thống từ ngữ gọi tên riêng (như: địa danh, nhân danh), hệ thống từ ngữ gọi tên
chung (như: những sản phẩm được chế biến từ nông sản, thuỷ sản; các loại động
thực vật; những công cụ, phương tiện lao động và sinh hoạt của con người;
những đơn vị đo lường dân gian và nhóm từ liên quan đến sông nước) sau khi tìm
hiểu về những vấn đề chung về Nam Bộ và về định danh. Như vậy, đối tượng
khảo sát của chúng tôi bao gồm từ và ngữ định danh. Luận văn cũng chỉ nghiên
cứu phương thức định danh trực tiếp, không có điều kiện nghiên cứu phương thức
gián tiếp.



-11-

Sở dó chúng tôi giới hạn như vậy vì một mặt, bản thân không đủ năng lực,
khuôn khổ luận văn không cho phép; mặt khác, chỉ khảo sát hệ thống từ ngữ nói
trên bởi vì những từ ngữ này được sử dụng nhiều trong đời sống cộng đồng người
dân Nam Bộ, gắn bó với môi trường tự nhiên, thể hiện được đặc trưng văn hoá
Nam Bộ.
0.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
0.3.1. Mục đích nghiên cứu: Từ kết quả nghiên cứu tiếng nói của người
Nam Bộ thông qua các tài liệu có được của các tác giả đi trước, qua thực tiễn lời
ăn tiếng nói hằng ngày của người dân địa phương, luận văn nhằm tìm hiểu về
định danh từ vựng của PNNB, đưa ra những nhận xét bước đầu về những đặc
điểm có tính quy luật trong việc định danh hiện thực của tiếng nói Nam Bộ. Đó
cũng chính là đặc điểm ngôn ngữ – văn hoá của vùng đất này.
0.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn đặt
ra những nhiệm vụ sau:
+ Tìm hiểu về đặc điểm về tự nhiên và xã hội của Nam Bộ.
+ Tìm hiểu đặc trưng văn hoá của Nam Bộ.
+ Nêu lên những đặc điểm của PNNB.
+ Nghiên cứu về sự tri nhận hiện thực qua việc định danh từ ngữ trong
PNNB.
0.4. Lịch sử vấn đề
0.4.1. Nghiên cứu về phương ngữ Nam Bộ
Nghiên cứu PNNB có các tác giả tiêu biểu:
- Hoàng Thị Châu (1989) nghiên cứu PNNB trong phương ngữ Nam (như
cách chia vùng của tác giả) và với công trình Tiếng Việt trên các miền đất nước
của mình. Bà chú ý đặc biệt đến vấn đề ngữ âm: “Tác giả... dựa vào những
phương pháp của ngôn ngữ học và phương ngữ học để miêu tả, phân tích, giới



-12-

thiệu với bạn đọc những biến thể địa phương của tiếng Việt, lí giải các nguyên
nhân xã hội và các quy luật biến đổi ngữ âm đã tạo ra sự đa dạng đó” [8; 5,6].
Tác giả cho rằng đây là sự khác biệt đáng tin cậy và thể hiện lịch sử phát triển
của tiếng Việt. Tuy nhiên, vì ranh giới phân vùng của tác giả về phương ngữ
Nam quá rộng, do đó có một số vấn đề về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, tác giả
đã có những nhận xét không chỉ dành riêng cho PNNB.
- Nguyễn Văn Ái (1994): Do cách phân vùng của tác giả khác với Hoàng
Thị Châu - hẹp hơn vềø phạm vi địa lí, do đó ông miêu tả đặc trưng ngôn ngữ
vùng này cụ thể hơn. Cách xác định vùng PNNB của tác giả trùng khớp với ranh
giới địa lí hiện nay. Đây cũng là quan điểm phân vùng của tác giả luận văn. Các
công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Ái về PNNB khá nhiều. Tuy nhiên, cuốn
được giới nghiên cứu nhắc đến nhiều hơn là Từ điển phương ngữ Nam Bộ .
- Trần Thị Ngọc Lang (1995): Công trình khoa học (PTS) của bà nghiên
cứu tương đối toàn diện về PNNB. Từ công trình này, tác giả đã cho xuất bản
cuốn Phương ngữ Nam Bộ – những khác biệt về từ vựng – ngữ nghóa so với
phương ngữ Bắc Bộ. Ngoài ra, bà còn có nhiều bài viết khác về PNNB, trong đó
đáng chú ý là bài viết Điểm khác biệt về ngữ pháp của phương ngữ Nam Bộ (so
sánh với Bắc Bộ) (Tạp chí Ngôn ngữ số 2/ 2002).
- Hồ Lê (1992) cùng với nhóm tác giả của mình (Huỳnh Lứa, Thạch
Phương, Nguyễn Quang Vinh) nghiên cứu PNNB dưới góc nhìn văn hoá trong
Văn hoá dân gian người Việt ở Nam Bộ.
- Cao Xuân Hạo (2001) lại đặc biệt quan tâm tới hệ thống âm vị của các
phương ngữ. Ông đối chiếu hệ thống âm vị của PNNB với phương ngữ Hà Nội,
Nam Trung Bộ, cả phát âm cổ để tìm ra nét khu biệt của hệ thống âm vị trong
phương ngữ này. Đây là ý kiến của ông trong bài viết “Hai vấn đề âm vị học của


-13-


phương ngữ Nam Bộ” in trong Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm ngữ pháp ngữ
nghóa.
- Bùi Khánh Thế (2001) và nhóm cộng tác trong Mấy vấn đề về tiếng Việt
hiện đại đã dành một số trang nghiên cứu đặc điểm ngữ âm của PNNB qua đặc
điểm ngữ âm tiếng Sài Gòn mà tác giả cho đó là tiếng Nam Bộ chuẩn.
- Huỳnh Công Tín (1999) nghiên cứu về ngữ âm PNNB với luận án tiến só
Hệ thống ngữ âm tiếng Sài Gòn (So sánh với phương ngữ Hà Nội và một số
phương ngữ khác ở Việt Nam). Ngoài ra, anh cũng có một số bài viết về ngôn từ
của PNNB, cách diễn đạt của người dân vùng ĐBSCL.
0.4.2. Nghiên cứu định danh trong tiếng Việt và trong phương ngữ Nam
Bộ
- Nguyễn Đức Tồn (2002): Trong công tình Tìm hiểu đặc trưng văn hoá
dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc
khác) của mình, ông đã đưa ra một số vấn đề về lí thuyết định danh ngôn ngữ;
tìm hiểu đặc điểm dân tộc của định danh động vật, thực vật, bộ phận cơ thể
người… so sánh với ngôn ngữ khác, đặc biệt là tiếng Nga. Đây là một công trình
nghiên cứu theo hướng lí thuyết thuộc về lónh vực tâm lí – ngôn ngữ học tộc
người – một lónh vực khá mới mẻ đối với ngành ngôn ngữ học Việt Nam.
Trước đó, ông cũng đã có một bài viết Đặc trưng dân tộc của tư duy ngôn
ngữ qua hiện tượng từ đồng nghóa (Tạp chí Ngôn ngữ số 3/ 1993) ít nhiều liên
quan đến lónh vực này.
- Đỗ Hữu Châu (1998, 1999) trong Cơ sở ngữ nghóa học từ vựng, Từ vựng
ngữ nghóa tiếng Việt đã dành nhiều trang nói về chức năng định danh của tín
hiệu ngôn ngữ. Ông khẳng định vai trò quan trọng của định danh trong giao tiếp
và tư duy của con người, miêu tả một cách cụ thể và thuyết phục quá trình định
danh trong tiếng Việt. Tuy nhiên, ông chỉ thừa nhận định danh ở cấp độ từ,


-14-


không thừa nhận định danh ở cấp độ cụm từ (trừ cụm từ ở dạng định danh hóa)
và câu. Ông cho cụm từ tự do chỉ có chức năng biểu vật.
- Lí Toàn Thắng (2002, 2005): Một phần quan trọng trong cuốn Mấy vấn
đề Việt ngữ học và ngôn ngữ học đại cương và đặc biệt là cuốn Ngôn ngữ học tri
nhận: Từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt của ông là công trình về đại
cương ngôn ngữ học tâm lí và ngôn ngữ học tri nhận. Phần này liên quan đến lí
thuyết về định danh, về sự phân cắt hiện thực của con người.
- Lê Trung Hoa (2002, 2003) đặc biệt chú ý đến mảng địa danh, nhân
danh. Các cuốn sách đáng chú ý về hai mảng này là: Họ và tên người Việt Nam,
Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ và tiếng Việt văn học , Từ điển địa danh
Thành phố Sài Gòn – Hồ Chí Minh.
- Trịnh Sâm (2002): Cuốn sách Đi tìm bản sắc tiếng Việt của ông là tập
hợp những bài viết về tiếng Việt. Trong đó, PNNB và định danh là hai vấn đề có
liên quan đến đề tài khảo sát ở đây. Ngoài ra, bản sắc văn hoá Việt được ông
tìm hiểu qua ngôn ngữ địa phương Nam Bộ. Ông gợi ra một số vấn đề thú vị liên
quan đến định danh trong bài viết “Về cơ chế ngữ nghóa – tâm lí trong tổ hợp
song tiết chính phụ tiếng Việt”.
- Nguyễn Thuý Khanh (1994): Với các bài viết về định danh động vật ở
tiếng Việt và tiếng Việt so sánh với tiếng Nga, tác giả đã cho người đọc nắm
được khá cụ thể và sâu sắc về một lónh vực của định danh trong tiếng Việt. Đó
là các bài viết: Đặc điểm định danh tên gọi động vật trong tiếng Việt, Một vài
nhận xét về thành ngữ so sánh có tên động vật tiếng Việt , Đặc điểm định danh
của trường tên gọi động vật tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt ...
Trong luận văn của mình, chúng tôi muốn khẳng định lại những thành tựu
của các công trình đi trước. Tuy nhiên, trước những vấn đề còn tranh cãi, chúng
tôi cũng chọn cho mình một quan niệm mà theo chúng tôi là có tính thuyết phuïc


-15-


và được nhiều người đồng tình hơn. Chẳng hạn như phân vùng PNNB theo sự
phân vùng địa lí như hiện nay, quan điểm võ đoán và phi võ đoán của tín hiệu
ngôn ngữ. Đồng thời, chúng tôi đi sâu vào định danh từ vựng trong PNNB – vấn
đề mà các tác giả đi trước chưa quan tâm nhiều.
0.5. Phương pháp nghiên cứu
0.5.1. Đề tài tham khảo các tài liệu liên quan đến nhiều lónh vực như: tự
nhiên, lịch sử, văn hoá, xã hội, kinh tế của đồng bằng Nam Bộ; liên quan đến
các lónh vực ngôn ngữ học như từ vựng học, ngôn ngữ học tri nhận, ngữ pháp
học, phong cách học, ngữ dụng học; đến các tài liệu nghiên cứu về tiếng Việt
nói chung, PNNB nói riêng của các nhà ngôn ngữ học uy tín.
0.5.2. Phương pháp chủ yếu sử dụng để thực hiện đề tài là phương pháp
nghiên cứu liên ngành, phương pháp thống kê – phân loại, phương pháp so sánh
- đối chiếu, phương pháp miêu tả:
- Vấn đề định danh từ vựng có liên quan đến nhiều ngành khoa học khác
nhau như: văn hoá học, tâm lí học, xã hội học, dân tộc học v.v. Do đó, khi thực
hiện đề tài, chúng tôi vừa phải có sự vận dụng tổng hợp kiến thức các chuyên
ngành, vừa sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành để có thể tìm hiểu đặc
điểm định danh từ vựng trong PNNB một cách toàn diện và sâu sắc.
- Tiến hành tập hợp ngữ liệu thu thập được qua các tài liệu khoa học, qua
điền dã để làm căn cứ triển khai đề tài hoặc minh hoạ cho các luận điểm . Thống
kê, phân loại ngữ liệu, tư liệu.
- So sánh các ngữ liệu, số liệu từ vựng đã thống kê được giữa các vùng
phương ngữ khác, đối chiếu với các thời kì khác nhau trong PNNB.
- Miêu tả những ngữ liệu minh hoạ cho những nhận xét bước đầu về định
danh các trường từ vựng trong PNNB.


-16-


Các phương pháp trên chúng tôi không thực hiện riêng lẻ, biệt lập mà
phối hợp với nhau trong suốt quá trình nghiên cứu.
0.6. Bố cục luận văn
Ngoài phần dẫn nhập, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn gồm ba chương. Thứ tự tên các chương như sau: Một số vấn đề về Nam Bộ
và định danh, Hệ thống từ ngữ gọi tên riêng, Hệ thống từ ngữ gọi tên chung.
Ở chương một, luận văn trình bày các vấn đề về đặc điểm tự nhiên như
địa hình, đất đai, khí hậu, thuỷ văn, hệ thống sông rạch, đảo, bờ biển và rừng.
Đây là điều kiện để tạo nên những ưu thế cũng như hạn chế về môi trường ở
vùng đất mới. Nó tác động, chi phối đến đời sống sinh hoạt, đến tâm hồn, tính
cách của con người nơi đây. Ở chương này, luận văn cũng trình bày một số vấn
đề về nguồn gốc dân cư, cách tổ chức xã hội rất riêng của Nam Bộ; phác hoạ
đôi nét về đặc trưng và sự giao thoa văn hoá ở Nam Bộ. Những điều này, không
thể không liên quan tới đặc điểm ngôn ngữ của người Việt ở phương nam.
Luận văn cũng đồng quan điểm với các tác giả đi trước về khái niệm
phương ngữ, từ địa phương. Chúng tôi cố gắng trình bày một cách ngắn gọn về
việc phân vùng phương ngữ trong tiếng Việt, đưa ra quan niệm mà chúng tôi cho
là hợp lí trong việc xác định ranh giới vùng PNNB để tiện cho việc nghiên cứu.
Luận văn trình bày cơ sở lí luận về định danh, dẫn ra những khái niệm về
định danh, định danh từ vựng. Đây là những quan niệm của những nhà ngôn ngữ
học có uy tín và được nhiều người thừa nhận. Bên cạnh đó, chương này còn quan
tâm đến các nội dung như quy trình định danh, một số đặc điểm trong định danh
từ vựng, đặc trưng văn hoá trong định danh. Ở đây, chúng tôi cũng chọn cho
mình một quan niệm về cơ sở định danh (võ đoán và phi võ đoán) trước những
quan niệm trái chiều nhau.


-17-

Phương ngữ và định danh là hai vấn đề có tính chất cơ sở có thể coi là

điểm xuất phát làm định hướng cho việc triển khai đề tài ở chương hai và ba.
Nhìn chung, nội dung chương một không mới. Tuy nhiên, chúng tôi cố
gắng trình bày ngắn gọn, hệ thống, chọn lọc những ý cơ bản và chỉ nhấn mạnh
đến những vấn đề phục vụ cho mục đích của đề tài. Mặt khác, chương này cũng
có một vài ý kiến nhỏ được nhìn nhận theo quan điểm riêng của tác giả luận
văn.
Đóng góp chủ yếu của luận văn tập trung ở chương thứ hai và thứ ba. Ở
hai chương này, chúng tôi tập trung trình bày những vấn đề như: đặïc điểm nguồn
gốc, đặc điểm cấu tạo, đặc điểm về phương thức biểu thị, đặc điểm ngữ nghóa
trong định danh từ vựng. Luận văn lần lượt trình bày các đối tượng định danh mà
chúng tôi cho là mang dấu ấn rất nhiều của ngôn ngữ vùng đất Nam Bộ.

Chương một
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NAM BỘ VÀ ĐỊNH DANH
1.1. Một số vấn đề chung về Nam Bộ
Nam Bộ gồm 19 tỉnh thành, chia thành hai khu vực: miền Đông Nam Bộ
(ĐNB) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL, còn gọi là Tây Nam Bộ). ĐNB
gồm các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh
và thành phố Hồ Chí Minh; ĐBSCL gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, An


-18-

Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu
Giang, Vónh Long, Trà Vinh và thành phố Cần Thơ.
Vị trí địa lí Nam Bộ: phía bắc và tây - bắc giáp Cam-pu-chia, tây - nam
giáp vịnh Thái Lan; đông và nam giáp biển Đông; đông - bắc giáp Tây Nguyên
và Nam Trung Bộ.
Nam Bộ có diện tích: 63.258 km2 (ĐNB: 23.545 km2, ĐBSCL: 39.713
km2), dân cư: 27,3 triệu người (ĐNB:10,8 triệu người; ĐBSCL: 16.5 triệu người)

– (số liệu năm 2001).
Có thể đánh giá chung về Nam Bộ như sau: “Vùng đất Nam Bộ bao gồm
cả hai khu vực sông Đồng Nai và sông Cửu Long – địa bàn định cư cuối cùng của
những thế hệ lưu dân Việt – là một vùng thiên nhiên vừa hào phóng vừa khắc
nghiệt, nơi hàm chứa nhiều tiềm năng phong phú, nơi khí hậu thuận hoà, sông
rạch chằng chịt, có nhiều cửa sông lớn thông ra đại dương tạo nên những điều
kiện đặc thù cho sự quần cư và sáng tạo đời sống cộng đồng, cho sự phát triển
kinh tế nông nghiệp, khai thác thuỷ hải sản, xây dựng các ngành nghề tiểu thủ
công nghiệp và mở rộng giao lưu với bên ngoài. Tất cả các nhân tố tự nhiên và
xã hội đó có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành tính cách, tâm lí, phong cách
ứng xử của người Việt ở nơi đây.” [52; 3]
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1.1. Địa hình, đất đai
Nếu ĐNB địa hình thoải, có độ cao trung bình thì ĐBSCL do thuộc hạ lưu
sông Mê Công nên địa hình thấp và bằng phẳng.
Đồng bằng Nam Bộ có diện tích lớn nhất trong số các đồng bằng của cả
nước, rộng 36000 km2. Miền ĐNB là đồng bằng bồi tụ – xâm thực rộng lớn, có
độ cao khoảng 100 m, là phù sa cổ, đất xám được nâng lên. Ngược lại, ĐBSCL
là vùng đồng bằng thấp, ngập nước, đang tiếp tục hình thành, có độ cao trung


-19-

bình khoảng 2 m được cấu tạo bởi phù sa mới có nguồn gốc sông – biển và chịu
ảnh hưởng mạnh mẽ của thuỷ triều. Ở đây, hằng năm nước lũ tràn ra hai bên các
bờ sông làm ngập cả một vùng rộng lớn hàng triệu ha, nhiều nơi ngập tới 2 m
vào mùa lũ. Vùng không bị ngập có diện tích rộng lớn, đất đai phì nhiêu, là vựa
lúa, vựa cây trái nổi tiếng Nam Bộ.
Đất ruộng có thể chia thành hai loại: ruộng núi và ruộng cỏ. Ruộng núi
còn gọi là sơn điền, là nơi đất cao, khô, nhiều cây cối, tập trung ở các vùng Bà

Rịa, Biên Hoà (Đồng Nai), ở các miền đất cao khu vực sông Vàm Cỏ, Mỹ Tho…
Ở đây có nhiều bãi, giồng đất màu mỡ, ít lũ lụt, nước ngọt quanh năm. Ruộng cỏ
còn gọi là thảo điền, là nơi đất thấp, nhiều cỏ lác, sình lầy, mùa khô nứt nẻ lọt
bàn chân, tập trung nhiều ở tả ngạn sông Tiền, Bến Tre, Vónh Long, Sóc Trăng,
Trà Vinh, Rạch Giá, Cà Mau, Bạc Liêu…
1.1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn
Khí hậu Nam Bộ là khí hậu cận xích đạo, nhiệt đới nóng ẩm quanh năm.
Độ ẩm trung bình hằng năm từ 80 – 90 %. Thời tiết hai mùa mưa, nắng. Mùa
mưa kéo dài từ tháng tư đến tháng mười. Lượng mưa dồi dào, 90% lượng mưa
tập trung vào mùa mưa. ĐBSCL có mùa nước nổi (mỗi năm từ ba đến bốn
tháng). Hằng năm cứ khoảng tháng 10 âm lịch có hiện tượng thuỷ triều lên cao
nhất. Một tháng hai lần nước rong hay nước lớn (thường vào ngày 15 và 30 âm
lịch) và hai lần nước kém hay nước ròng (thường vào ngày 9, 10 và 24, 25 âm
lịch). Trong mỗi ngày đều có nước lớn, nước ròng…
Nam Bộ là vùng đất rất đa dạng sinh học . Khí hậu - thuỷ văn ở đây tạo
điều kiện cho động thực vật sinh sôi nảy nở, thích hợp cho việc phát triển nguồn
sinh vật trên cạn và dưới nước, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, cho phát
triển thuỷ hải sản.


-20-

1.1.1.3. Sông rạch
Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch (cả kênh tự nhiên và kênh đào) ở Nam
Bộ dày đặc, chằng chịt. Hệ thống sông Cửu Long với hai nhánh lớn sông Tiền
và sông Hậu. Hệ thống sông này tạo ra chín cửa sông trước khi hoà vào biển
Đông. Chín cửa đó là (tính theo thứ tự từ Bắc vào Nam): Tiểu, Đại, Ba Lai,
Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu (đúng ra là Cồn Ngao) thuộc sông Tiền và
Định An, Ba Thắc, Trần Đề (sự thực là Trấn Di) thuộc sông Hậu. [theo 66;
367]. Hệ thống sông Đồng Nai với mạng lưới sông nhánh khá dày như sông La

Ngà, sông Bé, sông Sài Gòn…
Các hệ thống sông ngòi, kênh rạch này hình thành nên những vùng châu
thổ rộng lớn. Những dòng sông, kênh rạch ấy không những mang phù sa bồi đắp
cho đôi bờ mà còn mang nước ngọt tưới mát cho những vườn cây ăn trái sum sê,
những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Sông ngòi, kênh rạch Nam Bộ tạo nên một
nền “văn minh sông nước” phát triển, một mạng lưới giao thông thuận lợi và
một tiềm năng thuỷ sản dồi dào (sông Cửu Long hằng năm có thể cung cấp hơn
chục nghìn tấn cá).
Vùng sông nước ấy đi vào tiếng nói, lời ca của con người nơi đây. Chúng
ta có thể bắt gặp rất nhiều những câu như: ”Nhà Bè nước chảy chia hai”, “Vàm
nao sóng vỗ lao xao”, “sông Cửa Đại hai chiều nước chảy”, “sông Tiền cá lội
xoè vi”, “Sông dài cá lội biệt tăm”, “Sông sâu nước chảy ngập kiều”, “Bìm bịp
kêu nước lớn anh ơi, buôn bán không lời chèo chống mải mê”… Theo Nguyễn Chí
Bền thì hình ảnh sông nước xuất hiện 85 lần trong 550 bài ca dao về tình yêu lứa
đôi ở Nam Bộ [dẫn theo 52; 66].
1.1.1.4. Đảo, bờ biển và rừng
Nam Bộ còn có những vùng duyên hải và biển với khá nhiều đảo trải dài
như đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu, đảo Hòn Khoai, đảo Hòn Nghệ… Đảo khoâng


-21-

chỉ có tác dụng chắn sóng, tạo ra các bãi bồi làm tăng diện tích đất nổi cho cả
vùng, mà đảo còn cho con người nhiều lâm sản quý khác.
Từ Vũng Tàu đến Hà Tiên bờ biển thấp, bằng phẳng, nhiều bãi triều bùn
phủ kín rừng ngập mặn, có tốc độ tiến ra biển lớn nhất cả nước.
Ven biển có rừng ngập mặn rộng lớn. Từ Cà Mau đến Kiên Giang có rừng
nguyên sinh U Minh Thượng, U Minh Hạ. Rừng ở đây có nhiều loài động thực
vật quý hiếm. Hình ảnh quen thuộc là những sân chim, kèo ong, sếu đầu đỏ;
những mênh mông rừng tràm, rừng đước với một trữ lượng than bùn khổng lồ…

Có thể nói, rừng ngập mặn Nam Bộ rộng lớn nhất, đa dạng và phong phú nhất
trên bán đảo Đông Dương.
1.1.1.5. Do khí hậu, độ ẩm, lượng mưa… có nhiều thuận lợi cho nên Nam
Bộ trở thành một vùng đất trù phú, màu mỡ, phì nhiêu; có thảm thực vật, động
vật hết sức đa dạng phong phú: nhiều loài cây công nghiệp quý như cao su, tiêu,
điều…; nhiều loài cây ăn trái đặc sản nổi tiếng như: xoài cát Hoà Lộc, vú sữa
Vónh Kim, sầu riêng Ngũ Hiệp, bưởi Năm Roi, nhãn Vónh Long, Bạc Liêu, chôm
chôm Chợ Lách, quýt Lai Vung, cam Phong Điền, Tam Bình…; động vật có giá
trị như chim, ong mật, cá, tôm và nhiều hải sản quý khác.
Dấu ấn về một vùng đất “gạo trắng nước trong” in đậm trong những câu
tục ngữ, ca dao: “Cần Thơ gạo trắng nước trong”, “Gạo Cần Đước, nước Đồng
Nai”, “Cơm Nai, Rịa; cá Rí, Rang” hay:
“Ai ơi về miệt Tháp Mười,
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn ” (ca dao)
v.v.
Trong Gia Định thành thông chí (GĐTTC) có đoạn: “Huyện Kiến Hoà đất
màu ruộng tốt, trông bát ngát không cùng, dân đều lấy canh nông làm việc căn
bản, nhà nào cũng có kho chứa lúa lộ thiên, thóc gạo đầy ắp ” [24; 51].


-22-

Nam Bộ có nhiều cảnh đẹp như: Vũng Tàu, Hà Tiên, Long Hải... “Trấn
Biên Hoà- núi đẹp, nước trong, tục hậu việc ít, só phu chuộng thi thư, nhân dân
chăm cày dệt, đều có nghiệp thường cả. Văn vật, áo quần, nhà cửa cùng với
người Kinh giống nhau” [24;150]. Sông nước là cảnh quan nổi bật, chiếm ưu thế
ở đây, tiện lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái. Nhiều di tích lịch sử: Bến
cảng Nhà Rồng, địa đạo Củ Chi, nhà tù Côn Đảo, Hội trường Thống Nhất… còn
ghi dấu mãi một thời hào hùng của dân tộc. Thiên nhiên hào phóng nhưng cũng
vô cùng hiểm nguy và khắc nghiệt. Đó là cảnh “hùm tha, sấu bắt”, ”Muỗi kêu

như sáo thổi, đỉa lội tựa bánh canh”, vùng nước mặn, đất phèn khó trồng cấy, gió
mưa lũ lụt quanh năm v.v.
Có thể lấy nhận xét của nhà báo Phan Quang về ĐBSCL để nói về Nam
Bộ nói chung: “…hiện đại và hoang sơ, bí ẩn và cởi mở, giàu có và khó nghèo
chen lẫn, Đồng bằng sông Cửa Long hiện lên trước mắt ta ngồn ngộn sức sống”
[68; 370].
1.1.2. Đặc điểm xã hội
1.1.2.1. Nguồn gốc dân cư
Những khám phá khảo cổ học trên đất Nam Bộ cho chúng ta biết rằng: từ
thû xa xưa, ít nhất là cách ngày nay từ 2500 đến 4000 năm, con người đã có
mặt trên vùng đất mới này. Họ có mặt đầu tiên ở vùng phù sa cổ (ĐNB), sau đó
mới tiếp tục hành trình xuống phía tây nam – vùng phù sa mới (châu thổ sông
Cửu Long).
Chủ nhân đầu tiên có mặt ở vùng đất Nam Bộ là người Phù Nam, người
Chân Lạp: “Chủ nhân ban đầu của vùng đất Nam Bộ là người Phù Nam mà sách
Tấn thư của Trung Hoa mô tả là”đen và xấu xí, tóc quăn, ở trần, đi đất, tính tình
mộc mạc, thẳng thắn, không trộm cắp” với hoạt động nông nghiệp và giao thông


-23-

đường thuỷ rất phát triển. Rồi đến thế kỉ VI thì Phù Nam nông nghiệp đã bị người
Chân Lạp dương tính hơn thôn tính.” [89; 603].
Từ thế kỉ XVII trở đi, Nam Bộ xuất hiện người Khơme, người Việt. Người
Việt là những lưu dân từ miền Bắc và miền Trung vào. Đây là những người dân
bần cùng hoặc muốn tránh cuộc phân tranh Trịnh – Nguyễn đẫm máu kéo dài
(thế kỉ XVII). Họ ra đi để kiếm sống và cũng mong được an thân. Lớp nông dân
nghèo khác cũng tiến vào Nam theo chính sách đinh điền của nhà Nguyễn.
“Trong sự nghiệp 300 năm mở mang, khai phá vùng lãnh thổ phía Nam của đất
nước, lớp lớp thế hệ người Việt từ vùng đất sinh tụ lâu đời của mình là châu thổ

sông Hồng, sông Mã và dải đất ven biển miền Trung đã nối tiếp nhau đến lập
nghiệp ngày càng đông tại địa bàn Nam Bộ ngày nay.” [52; 3]
Những người dân nghèo này chinh phục vùng đất phía Nam bằng bàn tay
khối óc của mình, bằng sự cần cù, lam lũ: “Họ là những toán tiên phong vũ trang
bằng óc phiêu lưu mạo hiểm, bằng cán búa, lưỡi cày, tấm lưới ” [59; 60]. Hoặc
“Nam Kì được chinh phục không phải bằng thanh gươm vó ngựa mỗi ngày đi hàng
chục dặm mà bằng lưỡi cày đôi trâu đi từng bước một ” [59; 60].
Thời kì này, còn có lính tráng, các tội đồ bị triều đình bắt buộc vào Nam
lập đồn điền, bảo vệ biên cương một vùng đất nước.
Thế kỉ XVII, XVIII, người Hoa từ các tỉnh Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng
Đông, Quảng Tây, Hải Nam (Trung Quốc) dắt díu nhau nhập cư vào ĐBSCL lập
nghiệp. Một số khác vốn là quan quân nhà Minh không chịu khuất phục triều
Mãn Thanh đến đây tị nạn, làm ăn. Giữa thế kỉ XVIII, người Chăm (ở Chân Lạp
– cuối thế kỉ XVII) chuyển về vùng núi Bà Đen. Cả người Pháp, Anh, Mã Lai,
Ấn Độ… cũng có mặt ở Nam Bộ: “Gia Định là đất miền Nam của nước Việt, khi
bắt đầu khai thác, dân lưu tán của nước ta và người Đường (tục xưng người Đại
Thanh là người Đường, cũng như rợ Ri xưng người Trung Quốc là người Hán, chứ


-24-

không phải Hán của lưu Hán, Đường của Lí Đường. Người Quảng Đông tự nhận
là Đường của đời Đường Ngu không phải quá khoe). Người Tây Dương (các nước
Phú Lãng Sa, Hồng Mao, Mã Cao (Áo Môn), các nước phương Tây gọi là Tây
Dương), người Cao Miên, người Chà Và (phàm 36 cảng ở Mãn Lạt Đa (Malucca)
gọi là hải đảo. Người Sơn Nam theo đạo Bái Nhật (thờ mặt trời, tóm gọi là Chà
Là). Các nước Kiều ngụ phần nhiều ở xen lẫn nhau, mà áo mặc đồ dùng đều nước
nào theo lối nước ấy” [24; 143].
Thế kỉ XIX, lưu dân Việt có mặt ngày càng đông ở phía nam sông Hậu
như Long Xuyên, Rạch Giá… Họ đã chinh phục và biến cải cơ bản vùng đất mới

và thu được những kết quả to lớn. Họ đã biến một vùng hoang dại thành vùng
đất trù phú, cây trái sum sê.
Sau này vào phương Nam còn có lớp dân di cư từ các tỉnh phía Bắc năm
1954 và những người đi xây dựng vùng kinh tế mới sau 1975.

1.1.2.2. Đời sống và tổ chức xã hội
Người mới đến tiến hành khai hoang, đào kênh, lập làng mới. Đặc trưng
chung của làng Nam Bộ mang tính mở, không khép kín như kiểu làng Bắc Bộ,
Trung Bộ. Thôn ấp của nông dân Việt ở Nam Bộ được triển khai tự do, thoáng
đãng dọc theo các kênh rạch, sông ngòi chằng chịt, lợi dụng những điều tự nhiên
thuận lợi, tránh những điều bất lợi. Vì sống trong một môi trường mênh mang
sông nước nên người dân sinh hoạt “trên bến dưới thuyền” tấp nập, đi lại chủ
yếu bằng thuyền bằng ghe, thậm chí thuyền, ghe được dùng như là ngôi nhà của
người dân ở đây. “Ở Gia Định chỗ nào cũng có thuyền ghe hoặc lấy thuyền làm
nhà, hoặc lấy thuyền để đi chợ, thăm bà con, chở củi gạo, đi buôn bán lại càng
tiện lợi. Thuyền ghe đầy sông, đi lại đêm ngày, mũi thuyền đuôi thuyền liền nhau”
[24; 148].


-25-

Nam Bộ là nơi quần cư của nhiều dân tộc anh em: người Việt (Kinh),
người Hoa, người Chăm, người Ấn, người Khơme… Lớp dân cư mới đông nhất
vẫn là người Việt. Nơi tập trung đông nhất của họ là những vùng đất dễ làm, có
nước ngọt, thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Đó là những vùng gần sông Vàm
Cỏ, sông Tiền, là đất Bà Rịa, Đồng Nai, Bến Nghé… Người Khơme là dân tộc
đông thứ hai ở Nam Bộ. Họ thường định cư, canh tác trên nhữõng nơi đất cao,
màu mỡ như giồng, cù lao… thuộc các tỉnh ven biển, nhiều nhất ở hai tỉnh Trà
Vinh và Sóc Trăng. Các dân tộc lập làng, dựng nhà cạnh nhau, đoàn kết, yêu
thương, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Việt từ thû vua Hùng. Dân tộc nào theo phong tục dân tộc đó. Tuy có ảnh
hưởng nhau nhưng không nhiều.
Buổi đầu cuộc sống có phần thoải mái, “làm chơi ăn thật”. Con người tin
cậy vào sự hào phóng của thiên nhiên:

- “Hết gạo thì có Đồng Nai,
Hết củi thì có Tân Sài chở vô” (ca dao)
- “Gió đưa gió đẩy, về rẫy ăn còng
Về sông ăn cá, về đồng ăn cua” (ca dao)
Đời sống dân chúng dễ chịu, không phải lo cái ăn cái mặc: “Thành Gia
Định Việt Nam ta, đất rộng lương thực nhiều, không lo về đói rét, cho nên ít chứa
sẵn, tục dân sa hoa, kẻ só đua nhau tài giỏi. Người bốn phương ở lẫn nhau, mỗi
nhà tự có tục riêng” [24; 141], “Người Gia Định ngày ăn ba bữa đều ăn cơm cả,
cháo gạo cũng ít ăn, huống chi là thứ khác, do thóc gạo thừa thãi, hằng năm
không mất mùa đói kém nên như thế” [24; 155].
Tuy nhiên, cuộc sống của họ buổi đầu không phải không có những khó
khăn. Khó khăn một phần do công cụ lao động còn thô sơ, chỉ có cái cày, cái


×