Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Xác định nồng độ GA3 thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây lan đai châu tại gia lâm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 56 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
======



NGUYỄN THỊ THU



XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ GA3 THÍCH HỢP
CHO SỰ SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA CÂY LAN ĐAI CHÂU TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Sƣ phạm Kỹ thuật Nông nghiệp



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. ĐINH THỊ DINH







HÀ NỘI - 2015







LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tại viện rau hoa, quả, nhận
đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của ThS. Đinh Thị Dinh, tôi đã từng bƣớc nghiên
cứu khóa luận với đề tài: “Xác định nồng độ GA3 thích hợp cho sự sinh
trƣởng, phát triển của cây lan Đai Châu tại Gia Lâm, Hà Nội”.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Đinh Thị Dinh, các anh chị
trong Viện nghiên cứu rau hoa, quả tại Trâu Qùy, Gia Lâm, Hà Nội; các thầy cô
trong khoa Sinh- KTNN cùng các thầy cô trong trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội
2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình, tập thể bạn bè,
những ngƣời đã động viên giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả!

Hà Nội, tháng … năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Thu








LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài là do tôi trực tiếp nghiên cứu và có tham khảo tài
liệu của một số nhà nghiên cứu, một số tác giả. Tuy nhiên, đó là cơ sở để tôi
thực hiện đề tài này. Đề tài này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, các nội
dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài là trung thực và chƣa đƣợc báo cáo
trong các hội nghị khoa học nào. Nếu phát hiện bất cứ gia lận nào tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm trƣớc hội đồng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng… năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Thu















MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 2
2.1. Mục đích 2
2.2. Yêu cầu 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2
3.1. Ý nghĩa khoa học 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Nguồn gốc xuất xứ, phân bố và phân loại của cây hoa lan 3
1.1.1. Nguồn gốc xuất xứ 3
1.1.2. Tình hình phân bố hoa lan trên thế giới 4
1.1.3. Phân loại hoa lan 5
1.2. Giá trị của cây hoa lan 5
1.3. Giới thiệu chung về cây hoa lan và lan Đai Châu 7
1.3.1. Đặc điểm thực vật học của cây hoa lan 7
1.3.2. Đặc điểm thực vật học của lan Đai Châu 10
1.3.3. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của lan Đai Châu 11
1.4. Tình hình sản xuất và phát triển phong lan trên thế giới và ở Việt Nam 13
1.4.1 Tình hình sản xuất và xu hƣớng phát triển lan trên thế giới 13
1.4.2. Tình hình sản xuất và phát triển hoa lan ở Việt Nam 15
1.5. Tình hình nghiên cứu về hoa lan trên thế giới và ở Việt Nam 16
1.5.1. Một số kết quả nghiên cứu về hoa lan trên thế giới 16
1.5.2. Một số kết quả nghiên cứu hoa lan ở Việt Nam 17
1.6. Nghiên cứu về chất điều hòa sinh trƣởng 21
1.6.1. Giới thiệu chung về chất điều hòa sinh trƣởng 21
1.6.2. Giới thiệu về Gibberellin 21



1.6.3. Nguyên tắc và phƣơng pháp sử dụng chất điều hòa sinh trƣởng 23
1.6.4. Một số nghiên cứu về chất điều hòa sinh trƣởng 24
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 26
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 26
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 26
2.3. Nội dung nghiên cứu. 26
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 26
2.4.1. Bố trí thí nghiệm 26
2.4.2. Sơ đồ ruộng thí nghiệm 27
2.4.3. Cách pha hóa chất và phun 27
2.4.4. Phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi 28
2.4.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu 28
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
3.1. Đặc điểm hình thái của giống lan Đai Châu trắng đốm tím 29
3.2. Ảnh hƣởng của nồng độ GA3 khác nhau đến khả năng tăng trƣởng số lá,
chiều dài, chiều rộng lá của của giống lan Đai Châu trắng đốm tím 29
3.3. Ảnh hƣởng của nồng độ GA3 khác nhau đến khả năng tăng trƣởng chiều
cao và đƣờng kính thân cây của giống lan Đai Châu trắng đốm tím 33
3.4. Ảnh hƣởng của nồng độ GA3 khác nhau đến khả năng tăng trƣởng bộ rễ,
kích thƣớc rễ của giống lan Đai Châu trắng đốm tím 35
3.5. Ảnh hƣởng của nồng độ GA3 khác nhau đến năng suất và chất lƣợng hoa
của giống lan Đai Châu trắng đốm tím 38
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
PHỤ LỤC 45





DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Ảnh hƣởng của nồng độ GA3 khác nhau đến khả năng tăng trƣởng số
lá, chiều dài, chiều rộng lá của giống lan Đai Châu trắng đốm tím 30
Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của nồng độ GA3 khác nhau đến khả năng tăng trƣởng
chiều cao và đƣờng kính thân cây của giống lan Đai Châu trắng đốm tím 34
Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của nồng độ GA3 khác nhau đến khả năng tăng trƣởng số
rễ, kích thƣớc rễ của giống lan Đai Châu trắng đốm tím 36
Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của nồng độ GA3 khác nhau năng suất và chất lƣợng hoa
của giống lan Đai Châu trắng đốm tím 38



1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong muôn vàn các loài hoa, hoa lan là một loài hoa lâu đời với số lƣợng
loài phong phú. Đến nay, trên thế giới ngƣời ta biết đƣợc 750 chi, có khoảng
2500 loài. Hoa lan không chỉ mang vẻ đẹp đài các, sang trọng, giàu sức quyến rũ
với nhiều màu sắc mà còn mang vẻ đẹp ấm áp, gần gũi và chứa những giá trị
tiềm ẩn, mới lạ, hấp dẫn.
Với ngƣời Phƣơng Đông hoa lan đƣợc chú ý đến vì vẻ đẹp duyên dáng
của lá, hƣơng thơm tuyệt vời của hoa. Hoa lan đối với ngƣời Trung Quốc hay
ngƣời Nhật Bản đƣợc tƣợng trƣng cho tình yêu và vẻ đẹp quý phái. Khổng Tử
đề cao hoa lan ví lan là vua của các loài cây cỏ có hƣơng thơm.
Trong số các loài lan đang đƣợc ƣu chuộng hiện nay thì lan Đai Châu nổi
bật hơn hẳn, với vẻ đẹp quý phái toát lên bởi dáng vẻ của cây, bởi hƣơng thơm
và màu sắc tƣơi tắn.
Lan Đai Châu đƣợc trồng nhiều trên thế giới, hầu hết là ở Đài Loan, Thái

Lan, Hoa Kỳ vv. Lợi nhuận đem về từ việc xuất khẩu cây con,cây có hoa đều
lớn.
Việt Nam trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng
của kinh tế xã hội nhu cầu sử dụng hoa lan nói chung, lan Đai Châu nói riêng
cũng phát triển nhanh. Lan Đai Châu không chỉ dùng trong dịp lễ tết nhƣ trƣớc
đây mà nhu cầu về hoa trong cuộc sống thƣờng ngày của ngƣời dân cũng rất lớn,
bên cạnh nhu cầu về số lƣợng cũng đòi hỏi ngày càng cao về chất lƣợng. Tuy
nhiên, hiện nay việc sản xuất hoa lan nói chung và lan Đai Châu nói riêng mới
chỉ phát triển mãnh mẽ ở các tỉnh phía Nam và chủ yếu ở quy mô hộ gia đình,
diện tích nhỏ lẻ. Bên cạnh đó những nghiên cứu về lan Đai Châu chỉ tập trung
nghiên cứu nhân nhanh các giống mà chƣa chú trọng nhiều đến các biện pháp kĩ
thuật. Nhất là các biện pháp kĩ thuật mới nhƣ phun bổ sung các chất điều hòa

2
sinh trƣởng. Mặt khác, mỗi loài lan phù hợp với nồng độ phun khác nhau.Vì vậy
cần tiến hành các nghiên cứu một cách cụ thể.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế khách quan trên, cũng nhƣ góp phần phát
triển ngành trồng lan Đai Châu ở Việt Nam, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Xác định nồng độ GA3 thích hợp cho sự sinh trƣởng, phát triển của cây
lan Đai Châu tại Gia Lâm, Hà Nội”.
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Đánh giá ảnh hƣởng của các nồng độ GA3 khác nhau đến sự sinh trƣởng,
phát triển và sự hình thành hoa của lan Đai Châu qua đó xác định đƣợc nồng độ
GA3 thích hợp cho sinh trƣởng, phát triển của lan Đai Châu.
2.2. Yêu cầu
Đánh giá đƣợc đặc điểm sinh trƣởng của lan Đai Châu khi phun GA3 ở
các nồng độ khác nhau tại Gia Lâm, Hà Nội.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thêm dữ liệu về khả năng sinh
trƣởng, phát triển của giống lan Đai châu, cũng nhƣ ảnh hƣởng của GA3 đến
sinh trƣởng, phát triển của lan Đai Châu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua đánh giá khả năng sinh trƣởng, phát triển của giống lan Đai
Châu sau khi phun GA3 ở các nồng độ khác nhau để lựa chọn đƣợc nồng độ
phun thích hợp nhất, từ đó bổ sung và hoàn thiện quy trình trồng phục vụ sản
xuất.


3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc xuất xứ, phân bố và phân loại của cây hoa lan
1.1.1. Nguồn gốc xuất xứ
Mới đầu ngƣời ta tƣởng rằng cây hoa lan đƣợc biết đến đầu tiên ở châu
Âu qua bản viết tay bằng chữ Hy Lạp (Enenquiry into plans) của Theophrastus
(khoảng 379 đến 285 trƣớc công nguyên) nhƣng thực ra cây hoa lan đƣợc biết
đến đầu tiên ở phƣơng Đông khoảng từ 551 – 497 trƣớc côngnguyên.
Cây hoa lan đƣợc nhắc đến nhiều nhất là ở Trung Quốc. Theo tác giả
Bretchacidon thì từ đời vua Thần Nông (2800 trƣớc công nguyên) một số loài
lan rừng đã đƣợc sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Đa số hoa lan thƣờng mọc ở các vùng nhiệt đới và đã đƣợc các thủy thủ,
các lái buôn mang tới Châu Âu. Có thể nói, Pharatus (376 -285 trƣớc công
nguyên) đƣợc coi là cha đẻ của ngành lan học, vì ông là ngƣời đầu tiên dùng từ
Orchids để chỉ một loài lan củ tròn. Tiếp sau đó, Linneaus (1707 - 1778) và
Bron (1779 - 1858) là những ngƣời đầu tiên phân biệt rõ ràng họ lan với các họ
thực vật khác. Nhƣng ngƣời đặt nền tảng cho môn học về hoa lan là Joanlind
(1779 - 1855). Vào năm 1836 ông đã công bố tài liệu (A Tabuler View of the
tribes of Orchidea) để sắp xếp các loài và chi thuộc họ lan. Tên của họ lan do
ông đƣa ra vẫn đƣợc sử dụng cho đến ngày nay [7].

Ở Việt Nam, dấu vết nghiên cứu về lan buổi đầu không rõ ràng lắm.
Nhƣng có lẽ ngƣời đầu tiên khảo sát về lan là Joanisde Loureiro - nhà truyền
giáo ngƣời Bồ Đào Nha, ông đã mô tả cây lan Việt Nam trong cuốn “ Flora de
cochinchinensis” (1789). Chỉ sau khi ngƣời Pháp đến Việt Nam mới có những
công trình đƣợc công bố là của A.Gnillaumin, tác giả đã mô tả 101 chi gồm 750
loài lan cho cả 3 nƣớc Đông Dƣơng trong bộ “Thực vật chí Đông Dƣơng” do
H. Lecomte chủ biên, xuất bản từ 1932 – 1934. Bên cạnh đó cũng có một số tác
giả Việt Nam nghiên cứu về lan nhƣ Phạm Hoàng Hộ chỉ ra ở Việt Nam có tới
755 loài lan (Cây cỏ Việt Nam- quyển III, 1999) [6].

4
1.1.2. Tình hình phân bố hoa lan trên thế giới
Họ lan là họ thực vật giàu loài nhất với 750 chi và 20000 - 25000 loài
(theo A.L.Takhtajan 1987) họ lan đã chiếm vị trí thứ hai - sau họ Cúc
Asteraceae trong ngành Thực vật hạt kín (Magnoliophyta = Angiospermae) và
là họ lớn nhất trong lớp Một lá mầm (Liliopsida = Monocotyledones). Chính vì
thế, hình thái, cấu tạo cũng nhƣ hệ thống phân loại họ này hết sức đa dạng và
phức tạp [8].
Và cũng vì số lƣợng loài lớn nên hoa lan phân bố ở khắp nơi trên trái đất.
Chúng phân bố từ 68 độ vĩ Bắc đến 56 độ vĩ Nam, nghĩa là gần cực Bắc từ Thuỵ
Điển , Alaska xuống đến các đảo cuối cùng của cực Nam ở Ostralia.
Tuy nhiên tập trung phân bố của họ này là ở trên các vĩ độ nhiệt đới, đặc
biệt Châu Mỹ và Đông Nam Á. Ngay ở các vùng nhiệt đới họ phong lan cũng
phân bố rộng khắp từ vùng đầm lầy sát Biển Hồ qua các đồi núi thấp lên các
vùng núi cao. Mặc dù đa số các loài lan chỉ mọc ở độ cao dƣới 2000m so với
mặt nƣớc biển, song có một số ít loài sống cả ở độ cao 5000m so với mặt nƣớc
biển.
Chúng hoặc sống ở đất, nơi hốc vách đá, hoặc sống phụ, sống hoại
trên cây gỗ. Ở xứ lạnh, hoa lan sống ở đất thƣờng có các cụm hoa màu ít sặc sỡ,
sống chen lẫn với các đám cỏ ven rừng, trên các bãi hoang, hay trên các triền núi

bên các bụi cây thấp. Còn các loài lan sống ở đất vùng nhiệt đới thì thật đa dạng,
chúng mọc ra các cụm hoa sặc sỡ, ngào ngạt hƣơng thơm nổi bật giữa các đám
lá xanh nơi đồng cỏ, trong các cánh rừng thƣa, hoặc mọc ẩn, len lỏi dƣới các bụi
cây của các cánh rừng ẩm ƣớt, thậm chí ven các đầm lầy, đâu đâu cũng có lan
sinh sống.





5
1.1.3. Phân loại hoa lan
Qua quá trình nghiên cứu và phân loại, họ lan đã đƣợc xác định là nằm
trong hệ thống phân loại thực vật.
Cây hoa lan thuộc họ lan (Orchidaceae), bộ lan (Orchidales), phân lớp
hành (Lilidea), lớp một lá mầm (Monocotyledoneae), ngành ngọc lan- thực vật
hạt kín (Magnoliophyta) [1], [2].
Theo những nghiên cứu trƣớc đây họ lan đƣợc chia làm 3 họ phụ. Nhƣng
những phân tích gần đây lại cho rằng họ lan có 6 họ phụ và đó là các họ:
Apostasiscideae; Orchidadeae; Cypripedicideae; Epidendroideae; Neottioideae
và Vandoideae.
Theo thống kê sơ bộ mới đây của giáo sƣ Leonid V.Averyanov thì ở Việt
Nam có khoảng 152 chi, 897 loài lan [14]. Với số lƣợng đó cũng đủ cho ta thấy
sự phong phú và đa dạng của họ lan Việt Nam.
1.2. Giá trị của cây hoa lan
Từ xƣa hoa lan đã đƣợc coi là loại hoa vƣơng giả. Trƣớc đây, khi Khổng
Tử từ nƣớc Vệ về nƣớc Lỗ đi ngang qua vùng núi sâu hẻo lánh thấy nhiều loài
lan mọc mà than rằng:
“Lan vi vƣơng giả hƣơng
Kim nải dữ chúng thảo ngu”

Hay trong bài viết về họ phong lan nhà thực vật học ngƣời Nga Glakova
(1982) đã ca ngợi: “Tự nhiên đã hào phóng tặng cho họ phong lan một vẻ đẹp lạ
thƣờng và tính đa dạng của hoa đã làm sửng sốt con ngƣời từ những thời xa xƣa
cho đến ngày nay”.
Hoa lan sở dĩ đƣợc nhiều ngƣời yêu thích và ngợi khen vì vẻ đẹp duyên
dáng, với hàng trăm ngàn kiểu dáng khác nhau, màu sắc hoa tƣơi thắm và đa
dạng, mùi hƣơng thoang thoảng, ngọt ngào làm ngây ngất lòng ngƣời.
Khổng Tử đề cao lan là vua của những loài cây cỏ có hƣơng thơm.Hoa lan
đối với ngƣời Trung Quốc hay đối với ngƣời Nhật đƣợc tƣợng trƣng cho tình

6
yêu và vẻ đẹp, hƣơng thơm tao nhã tƣợng trƣng cho một vẻ đẹp quý phái, thanh
lịch. Hoa lan còn tƣợng trƣng cho sự đông đủ của con cái hay chính là phúc của
gia đình.
Sự khác biệt giữa hoa lan với các loài cây có hoa khác đó chính là thời
gian hoa tàn. Nếu hoa lan đƣợc giữ trong điều kiện thích hợp thì hoa có thể giữ
nguyên hƣơng, nguyên sắc từ 2 tuần cho đến 2 tháng, có những loại đến 4 tháng.
Lan thƣờng sống trên các thân cây, cành cây khác nhƣng không phải là
loài ký sinh vì nó không hút chất dinh dƣỡng, không gây hại cho cây mà chỉ
mƣợn cây làm chỗ dựa, nhiều trƣờng hợp đem lại lợi ích cho cây mà chúng bám
lên.
Xét về mặt kinh tế, lợi nhuận từ vƣờn lan mang lại cao hơn nhiều lần các
loại cây trồng nông nghiệp khác. Theo thống kê của vụ kế hoạch thuộc Bộ NN &
PTNT nếu trồng lan cắt cành Dendrobium và Mokara thì 1 ha có thể cho doanh
thu 500 triệu - 1 tỷ đồng/ ha/năm. Hiện nay trên thế giới, một số nƣớc xuất khẩu
hoa lớn nhƣ Thái Lan, Đài Loan, Hà Lan, đang có xu hƣớng mở rộng diện tích
các trang trại trồng hoa lan, các dự án đầu tƣ cho ngành thƣơng mại hoa lan
cũng không ngừng gia tăng [4].
Ngoài ra lan còn đƣợc khai thác nhằm mục đích làm dƣợc liệu và hƣơng
liệu. Mộtsố chi đặc biệt có giá trị kinh tế nhƣ: chi lan Kiếm (Cymbidium) có 67

loài , chi Hoàng Thảo (Dendrobiu) có hơn 130 loài , chi Cát lan (Cattleya) có
hơn 40 loài , chi Quế lan hƣơng (Aerides) có hơn 26 loài , chi Đai châu
(Rhynchostylis) có 30 loài , chi Hồ điệp (Phaleanopsis) có 40 loài





7
1.3. Giới thiệu chung về cây hoa lan và lan Đai Châu
1.3.1. Đặc điểm thực vật học của cây hoa lan
Theo tác giả Trần Hợp, (1990) cây lan đƣợc mô tả nhƣ sau:
 Rễ lan
Họ lan bao gồm các cây thân thảo, sống lâu năm, sống ở đất, vách đá hoặc
sống phụ, sống hoại
Khi sống ở đất, chúng thƣờng có củ giả, rễ mập và xum xuê hoặc có chân
rễ bò dài hay ngắn. Tuy nhiên, nét độc đáo của họ lan là lối sống phụ (bì sinh)
bám, treo lơ lửng trên các thân cây gỗ khác. Hệ rễ phát triển nhiều hay ít phụ
thuộc vào hình dạng chung của cơ thể.
Rễ lan đƣợc bao bọc bởi một lớp mô hút dày, ẩm, bao gồm những lớp tế
bào chết chứa đầy không khí. Với lớp mô xốp đó, rễ không những có khả năng
hấp thu nƣớc mƣa chảy dọc trên vỏ cây mà còn lấy đƣợc nƣớc lơ lửng trong
không khí (sƣơng sớm hay hơi nƣớc).
 Thân cây họ lan
Thân rất ngắn hay kéo dài, đôi khi phân nhánh, mang lá hay không mang
lá. Theo M.E. Pfizer (1882) ( dẫn theo Trần Hợp, 1990), lan có 2 loại thân, mà
đa số thuộc loại sinh trƣởng hợp trục (nhóm không thân). Thân này gồm hệ
thống của nhiều nhánh lâu năm, với bộ phận nằm ngang, bò dải trên giá thể hay
ẩn sâu trong lòng đất, gọi là thân rễ. Ngƣợc lại, rất ít khi gặp các loài lan sinh
trƣởng đơn trục (nhóm có thân) nghĩa là sự sinh trƣởng của trục chính không

giới hạn, làm cho thân rất dài, cơ thể khó có khả năng duy trì đƣợc tƣ thế thẳng
đứng, nó phải nhờ đến các rễ chống đỡ để vƣơn cao, nếu không, nó đành phải bò
dài hay leo cuốn. Đôi khi thân của một số loài lan rất ngắn, bị che khuất bởi hệ
thống lá hay rễ mọc thành bụi dày.
Ở các loài lan sống phụ, có nhiều đoạn phình lớn, tạo thành củ giả (gỉa
hành). Đó là bộ phận dự trữ nƣớc và chất dinh dƣỡng để nuôi cây trong hoàn
cảnh khô hạn khi sống bám trên cao. Củ giả rất đa dạng, hoặc hình cầu, thuôn

8
dài, xếp sát nhau hay rải rác, đều đặn (Bulbophylum) hay hình trụ xếp chồng
chất lên nhau thành một thân giả (Dendrobium).
 Lá lan
Hầu hết các loài lan đều là cây tự dƣỡng, do đó nó phát triển rất đầy đủ hệ
thống lá, lá mềm mại, duyên dáng và hấp dẫn. Lá mọc đơn độc, hoặc xếp dày
đặc ở gốc, hay xếp cách đều đặn trên thân, trên củ giả. Phiến lá trải rộng hay gấp
lại theo các gân vòng cung, những lá dƣới sát gốc thƣờng tiêu giảm đi chỉ còn
những bẹ không có phiến hay giảm hẳn thành các vẩy.
Về màu sắc, phiến lá thƣờng có màu xanh bóng, nhƣng đôi khi hai mặt lá
có màu khác nhau thƣờng mặt dƣới lá có màu xanh đậm hay tía, mặt trên lá
khảm thêm nhiều màu sắc sặc sỡ. Nhiều loài lan lại có lá màu hồng và nổi lên
các đƣờng vẽ trắng theo các gân rất đẹp.
 Hoa lan
Cấu tạo của hoa lan cực kỳ phong phú và hấp dẫn. Ta có thể gặp nhiều
loài mà mỗi mùa chỉ có một đoá hoa nở hoặc có nhiều cụm hoa mà mỗi cụm chỉ
đơm một bông, nhƣng đa số các loài lan đều nở rộ nhiều hoa, tập hợp thành
chùm (đôi khi phân nhánh thành chuỳ) phân bố ở đỉnh thân hay nách lá.
Mặc dù muôn hình, muôn vẻ nhƣng nếu ta quan sát tổng quát hoa của bất
kỳ cây lan nào cũng đều thấy có một tổ chức đồng nhất của mẫu hoa 3 là một
kiểu hoa đặc trƣng của lớp một lá mầm, nhƣng đã biến đổi rất nhiều để hoa có
đối xứng qua một mặt phẳng. Bên ngoài có 6 cánh hoa, trong đó 3 cánh hoa

ngoài cùng gọi là 3 cánh đài, thƣờng có cùng màu sắc và cùng kích thƣớc với
nhau, một cánh đài nằm ở phía trên hay phía sau của hoa gọi là cánh đài lƣng,
hai cánh đài còn lại nằm ở hai bên gọi là cánh đài cạnh hay cánh đài bên. Ba
cánh đài lẽ ra phải nhỏ và có màu xanh nhƣ những loài hoa khác, nhƣng ở hoa
lan chúng lại to và có màu sắc, cùng kích thƣớc với nhau dƣợc gọi là cánh đài
dạng cánh. Nằm kề bên trong và xen kẽ với 3 cánh đài là 2 cánh hoa, thƣờng
giống nhau về hình dạng, kích thƣớc cũng nhƣ màu sắc nên đƣợc gọi là 2 cánh

9
bên, cánh còn lại nằm ở phía trên hay phía dƣới của hoa, thƣờng có màu sắc và
hình dạng đặc biệt khác hẳn 2 cánh kia đƣợc gọi là cánh môi hay cánh lƣỡi .
Chính cánh môi quyết định phần lớn giá trị thẩm mỹ của cả hoa lan .
Ở giữa hoa có một cái trụ nổi lên, đó là bộ phận sinh dục của hoa, giúp
duy trì nòi giống của cây lan. Trụ ấy gồm cả phần sinh dục đực và cái nên đƣợc
gọi là trục - hợp nhuỵ. Phần đực nằm ở bên trên của trục, thƣờng có cái nắp che
chở, bên trong chứa phấn khối màu vàng, số lƣợng phấn khối biến đổi từ 2,4,6
đến 8 có dạng thuôn hay cong lƣỡi liềm, đôi khi thuôn dài, có đuôi. Phấn khối
do nhiều hạt phấn dính lại với nhau. Số lƣợng, hình dạng, kích thƣớc của phấn
khối thay đổi tuỳ theo giống và loài lan.
Hoa phong lan có bầu hạ, thuôn dài kéo theo cuống (rất khó phân biệt giữa
bầu và cuống hoa). Sự vặn xoắn toàn bộ hoa trong quá trình phát triển là đặc
điểm của bầu. Hoa thƣờng bị vặn xoắn 180
0
sao cho cánh môi khi hoa bắt đầu
nở hƣớng ra bên ngoài, ở vào phía dƣới, làm chỗ đậu thuận lợi cho côn trùng.
Rất ít khi gặp hoa vặn 360
0
nhƣ loài Malaxia, Paludosa hoặc không vặn gì do
cuống hoa rủ xuống nhƣ loài Stanhopea, khi hoa nở, cánh môi hƣớng lên trên,
nó thích nghi với loài côn trùng ƣa lộn đầu xuống khi chui vào hoa.

Bầu hoa lan có 3 ô gọi là 3 tâm bì hoặc bì đính noãn trung trụ (ở các loài
lan nguyên thuỷ) hoặc đính noãn bên ở các loài lan tiến hoá hơn. Trong bầu
chứa vô số các hạt nhỏ li ti gọi là tiểu noãn nằm trên 3 đƣờng, dọc theo chiều dài
của 3 mép tâm bì. Sau khi thụ phấn, thụ tinh các tiểu noãn sẽ biến đổi và phát
triển thành hạt, trong khi đó bầu noãn sẽ to phát triển thành quả.
 Quả lan
Quả lan thuộc loại quả nang, nở ra theo 3 - 6 đƣờng nứt dọc, có dạng từ
quả cải dài (Vanilla) đến dạng hình trụ ngắn phình ở giữa (ở đa số các loài
khác). Khi chín, quả nở ra và mảnh vỏ còn dính lại với nhau ở phía đỉnh và phía
gốc. Ở một số loài, quả chín nở theo 1- 2 khía dọc, thậm chí không nứt ra mà hạt
chỉ ra khỏi vỏ quả khi vỏ này bị mục nát.

10
 Hạt lan
Hạt lan rất nhiều, nhỏ li ti (do đó trƣớc đây gọi họ phong lan là họ vi tử ).
Hạt chỉ cấu tạo bởi một khối chƣa phân hoá, trên một mạng lƣới nhỏ, xốp, chứa
đầy không khí. Phải trải qua 2 - 18 tháng hạt mới chín. Phần lớn hạt thƣờng
chết vì khó gặp nấm cộng sinh cần thiết để nảy mầm. Do đó hạt nhiều có thể
theo gió bay rất xa, nhƣng hạt nảy mầm thành cây lại rất hiếm. Chỉ ở trong
những khu rừng già ẩm ƣớt, vùng nhiệt đới mới đủ điều kiện cho hạt lan nảy
mầm. Khối lƣợng toàn bộ hạt trong một quả chỉ bằng 1/10 đến 1/1000 miligam.
Trong đó không khí chiếm khoảng 76 - 96% thể tích của hạt. Rõ ràng hạt cây lan
hầu nhƣ không có khối lƣợng.
1.3.2. Đặc điểm thực vật học của lan Đai Châu
Trong chuyến viếng thăm Java vào khoảng cuối thập niên 1800, Carl
Blume một nhà thảo mộc học ngƣời Đức đã tìm thấy loài lan này. Thoạt tiên cây
lan đƣợc xếp vào loài Sacolabium và sau đó chuyển sang Rhynchostylis. Tên này
dùng theo tiếng La tinh gồm 2 chữ: Rhynchos = beak = mỏ và chữ stylos =
pillar = cột trụ để tả theo hình dáng của trụ hoa.
Rhynchostylis gigantea họ phụ Vandoideae, tôngVandae. Thƣờng đƣợc

gọi là Ngọc điểm (Đai Châu) hay đƣợc gọi bằng cái tên bình dân là Tai trâu,
Đuôi Chồn hay Lan me (vì thƣờng mọc trên cây me tại Sài Gòn). Mà lan Đai
Châu lại nở vào mùa xuân nên còn có tên khác là Nghinh Xuân.
Đai Châu là một loại lan rừng có nhiều ở Việt Nam phân bố ở các vùng
cao nguyên Nam Trung Bộ, đặc biệt là các vùng giáp biên giới Lào và
Campuchia ở độ cao thấp nhƣng ở vùng nóng lan Đai Châu xuất hiện nhiều hơn
cả.
Qua nhận định trên giúp ta có một ý niệm rằng “Lan Đai Châu là một loại
Lan rừng nhƣng rất thích nghi với điều kiện khí hậu thành phố”. Nếu Cattleya

11
Labiatavar, Percivaliana đƣợc gọi là lan của Giáng sinh (Christmasorchid) thì
lan Đai Châu có thể nói là lan của tết cổ truyền dân tộc, và có thể nói là một loại
lan quốc hồn, quốc túy của Việt Nam.
Cây thuộc nhóm đơn thân không giả hành tăng trƣởng theo chiều đứng, có
rất nhiều rễ mọc thẳng từ thân. Cây thƣờng có 5-8 lá dài từ 20-30 cm, rộng 4-7
cm, màu xanh vàng có những sọc trắng và những chấm tím. Một cây cỡ trung
bình có thể cho tới 3-4 chùm hoa cong và dài. Mỗi một chùm hoa có thể có tới
50 bông hoa nhỏ, đƣờng kính mỗi hoa trung bình khoảng 2.5-3.8 cm. Theo
Kamemoto và Sagarik (1975) tại Bangkok, Thái Lan có cây Ngọc điểm với
nhiều nhánh đã ra tới 30 chùm hoa.
Đặc biệt lan Đai Châu có hƣơng rất thơm và có thể để đến 2-3 tuần mới
tàn. Hoa thƣờng có màu trắng pha màu đỏ hoặc tím, thỉnh thoảng có những
giống trắng tuyền hay đỏ thẫm [21].
Lan Đai Châu không chịu đƣợc các chất trồng đã cũ, mục xung quanh rễ
nhƣng cũng không thích việc thay chậu, vì vậy mà cây thƣờng đƣợc trồng trong
chậu treo, cho rễ đâm xuống hoặc đặt chúng trong các giỏ gỗ không cần bổ xung
bất kì chất trồng nào.
1.3.2. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của lan Đai Châu
Lan Đai Châu là loại lan ƣa thích khí hậu nóng ẩm vào ban ngày và lạnh

vào ban đêm. Thoáng gió (trong rừng thƣờng sống ở gần ngọn những cây có vỏ
bị nứt chai) .
Nhiệt độ vào mùa hè ban ngày: 85 - 90°F hay 29 -32°C và phải có sự cách
biệt tối thiểu giữa ngày và đêm là 15°F hay 10°C hoa. Nhiệt độ mùa đông ban
ngày cần từ 68-73
o
F hay 20-23
o
C. Nhiệt độ ban đêm không đƣợc dƣới 60
o
F hay
16
o
C. Nếu không thỏa mãn những điều kiện về nhiệt độ trên thì cây hoa lan sẽ
không ra hoa hoặc hoa ngắn, nhỏ, không thơm.
Đai Châu là loại lan ƣa sáng, khoảng 60% ánh sáng sẽ làm cho lan phát
triển tốt nhất, lúc đó lá có màu hơi ngả vàng nhƣ màu mạ non. Nhƣng phải tránh

12
ánh sáng trực tiếp lúc 11-2h chiều vì dễ làm cây bị táp lá và cháy nắng. Tuy
nhiên, nếu cây lan đƣợc trồng trong điều kiện quá rợp, cây tăng trƣởng chậm và
yếu ớt, bộ rễ phát triển kém, cây khó ra hoa. Nhƣng sự ra hoa của lan Đai Châu
không phải do ánh sáng nhiều hay ít, nắng hay rợp, tất cả là do thời gian chiếu
của ánh sáng trong ngày. Vì thế cây lan Đai Châu chỉ nở hoa vào dịp tết âm lịch,
tức vào thời điểm trong năm có ngày ngắn đêm dài.
Đai Châu là loại lan chịu hạn khá tốt, nhƣng nó thích ẩm, ẩm độ càng
cao, rễ càng mọc nhanh và phát triển rất tốt, ẩm độ lý tƣởng 40 – 70%. Tuy
nhiên, cũng cần phải để cho độ ẩm xuống thấp và ít nhất một tuần một lần khô
rễ giữa hai lần tƣới để cây có sự phát triển rễ khỏe và ra nhiều rễ.Vào mùa hè
tƣới nƣớc 2-3 lần một ngày nếu trồng trên miếng gỗ. Nếu trồng trong chậu với

vỏ cây hay than có thể tƣới 2-3 lần một tuần nhƣng phải để cho khô rễ giữa 2 lần
tƣới và không đƣợc để rễ cây bị úng nƣớc trong chậu. Vào mùa đông thì ngƣng
tƣới nƣớc hoặc tƣới rất ít và cần phải để khô lá và rễ trƣớc khi trời tối.
Lan Đai Châu thƣờng mọc trên cây cao rất thoáng gió cho nên không ƣa
không khí tù hãm vì thế rễ cây không đƣợc ẩm ƣớt suốt ngày. Độ thông thoáng
là một yếu tố rất cần giúp cây sinh trƣởng. Nếu vƣờn lan không đƣợc thoáng
nhất là khi độ ẩm tăng, nhiệt độ cũng tăng làm cho lan dễ bị bệnh. Ngƣợc lại nếu
vƣờn lan quá thoáng gió, làm giảm độ ẩm, lƣợng nƣớc bốc hơi quá lớn, cây dễ
héo, kém phát triển.
Lan Đai Châu ƣa nhiều loại giá thể khác nhau nhƣ: than, thân cây, vỏ
cây, vỏ thông, gỗ vụn, rêu, xơ dừa…và thậm chí là không cần giá thể.Than củi
dùng để giữ ẩm là một giá thể tốt vì không chứa mầm bệnh, không mục nát, và
có khả năng hút nƣớc, hấp thụ dinh dƣỡng tốt. Rêu có dạng sợi dai, thoáng xốp
giữ ẩm tốt và hấp thụ dinh dƣỡng tốt nhƣng giá thành hơi cao. Xơ dừa là giá thể
rẻ tiền, dễ kiếm nhƣng có một nhƣợc điểm là thoát nƣớc nhanh, chóng mục nên
cây dễ bị sâu bệnh.

13
Lan Đai Châu cũng không ƣa bị quấy nhiễu hay thay chậu, cho nên cách
trồng tốt nhất là cột vào miếng gỗ, miếng ngói hay vỏ cây hay trồng trong chậu
để phơi rễ ra ngoài. Nhƣng trồng cách này cần phải có ẩm độ thật cao và mùa hè
phải tƣới tối thiểu mỗi ngày một lần, nhất là vào những ngày nóng nực hay khô
ráo. Nếu trồng trong chậu có thể bỏ thêm các miếng vỏ cây hoặc than cỡ lớn từ
4-5 cm trở lên.
Về phân bón: Lan Đai Châu cần rất ít phân. Trong quá trình lan sinh
trƣởng và phát triển ta nên bón các loại phân hoai mục, phân vi sinh hoặc các
loại phân NPK để cung cấp thêm chất dinh dƣỡng cho cây phát triển tốt hơn.
Khi gần tới mùa hoa nên tăng hàm lƣợng nitơ và kali lên để có hoa đẹp, màu
thắm, hƣơng thơm. Chỉ bón phân khi thấy bắt đầu mọc lá hay đầu rễ có màu
xanh.

Lan Đai Châu có một thời kỳ nghỉ ngơi thƣờng vào mùa đông và rất quan
trọng. Nếu không tôn trọng lan sẽ không ra hoa hoặc sẽ chết [20], [24].
1.4. Tình hình sản xuất và phát triển phong lan trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1 Tình hình sản xuất và xu hướng phát triển lan trên thế giới
Hiện nay, tình hình sản xuất lan trên thế giới đang phát triển một cách
mạnh mẽ và đã trở thành một nguồn lợi về kinh tế cho các nƣớc trồng và xuất
khẩu hoa lan. Diện tích trồng hoa lan trên thế giới ngày càng đƣợc mở rộng và
không ngừng tăng lên. Trƣớc đây việc nuôi trồng và xuất khẩu chủ yếu là lan
rừng, nên nguy cơ tuyệt chủng là rất cao. Ngày nay, việc trồng lan đã dần
chuyển sang quy mô công nghiệp. Việc xuất khẩu lan đã đạt số lƣợng hàng trăm
ngàn chậu, hàng vạn cành lan trong một năm đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng.
Loddiges (1812) là ngƣời đầu tiên trên thế giới thiết lập vƣờn lan thƣơng
mại. Trong những năm gần đây cùng với các thành tựu khoa học kỹ thuật, và
những ứng dụng công nghệ sinh học đƣợc áp dụng rộng rãi trong sản xuất hoa
lan. Năm 1904, Noel Bernal đã sử dụng phƣơng pháp cộng sinh nấm để gây nảy
mầm cho hạt lan. Nhƣng đến năm 1922, phƣơng pháp gieo hạt trong phòng thí

14
nghiệm mà không cần nấm cộng sinh của Knudson thành công đã có sự chuyển
đổi rõ rệt.
Gần đây, Morel đã khám phá ra một phƣơng pháp mới và đã ứng dụng
thành công trong công tác nhân giống lan là phƣơng pháp nuôi cấy mô.
Ngày nay lan đã trở thành loại hàng hóa rất đƣợc ƣa chuộng ở nhiều quốc
gia trên thế giới. Do đó một số nƣớc phát triển nhƣ: Pháp, Mỹ, Hà Lan, Thái
Lan, Trung Quốc, đã và đang ứng dụng những công nghệ tiên tiến vào việc
nghiên cứu lai tạo ra các giống hoa lan mới, chất lƣợng hơn. Nhiều nƣớc đã trở
thành cƣờng quốc xuất khẩu hoa nhƣ: Thái Lan, Đài Loan Hiện nay Thái Lan
là nƣớc đứng đầu thế giới về xuất khẩu hoa lan, đạt 110 triệu USD trong năm
2003 [14].
Thái Lan có 18 phòng nuôi cấy mô sản xuất hoa lan thƣơng mại hoạt động

ở Băng Kốc và các vùng phụ cận. Trong đó chủ yếu là các giống thuộc chi
Dendrobium chiếm tới khoảng 80%, sau đó là Mokara chiếm khoảng 5% và
một số loài khác.
Trung Quốc: là nƣớc có truyền thống chơi lan lâu đời, đặc biệt là lan
Kiếm. Loài hoa này đƣợc coi là quốc hoa của Trung Quốc. Trung Quốc đã tập
trung nghiên cứu và sử dụng phƣơng pháp lai hữu tính thu quả, sau đó gieo và
tuyển chọn các loài hoa đáp ứng đƣợc màu sắc, kiểu dáng sau đó sử dụng kỹ
thuật nhân giống vô tính Invitro và Invivo để tạo ra một lƣợng cây giống lớn,
sau đó xử lý cho ra hoa đồng loạt để tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế
cao.
Hà Lan: đã đầu tƣ 20 triệu USD vào Ấn Độ để lắp đặt các thiết bị máy
móc đầu tƣ cho sản xuất hoa lan xuất khẩu. Tính đến năm 2003 kim ngạch xuất
khẩu hoa lan của Hà Lan đạt 1,8 tỷ USD . Hoa lan của Hà Lan đƣợc trồng trong
nhà kính với tổng diện tích là 3081,75 ha.
Nhật Bản: đã đầu tƣ 6,6 triệu USD cho Thái Lan để mở rộng cơ sở sản
xuất với công suất 10 triệu cây lan mỗi năm và hiện nay Nhật Bản cũng là khách

15
hàng lớn nhất của Singapore với khả năng tiêu thụ 60% số cây lan của nƣớc này
[4].
1.4.2. Tình hình sản xuất và phát triển hoa lan ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm
nên đã tạo ra nhiều thảm thực vật khác nhau. Chính vì thế mà các loại lan rừng
của Việt Nam cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Theo thống kê, lan Việt
Nam có khoảng 152 chi, 897 loài đã đƣợc tìm thấy. Vậy ta có thể nói rằng Việt
Nam có tiềm năng để trở thành một nƣớc sản xuất hoa lan lớn trong khu vực.
Tuy nhiên ngành sản xuất lan chƣa đƣợc đầu tƣ thích đáng nên vẫn chƣa
thực sự phát triển, sản xuất lan ở Việt Nam mới chỉ phát triển mạnh mẽ ở các
tỉnh phía Nam, đặc biệt là Đà Lạt và thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh có khí hậu ấm áp quanh năm là trung tâm văn

hóa kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật của miền Nam có một tiềm năng lớn về
nuôi trồng và kinh doanh hoa lan.
Hiện nay, việc trồng hoa lan ở nƣớc ta chủ yếu ở quy mô hộ gia đình với
diện tích nhỏ lẻ. Chỉ có một số công ty lớn, trong đó có những công ty nƣớc
ngoài trồng lan tại Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh với diện tích khoảng 50-60
ha trên một doanh nghiệp.
Thực tế, việc sản xuất hoa lan ở nƣớc ta chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu
dùng nội địa. Theo thống kê, hàng năm Việt Nam phải nhập lan từ các nƣớc
khác để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc. Trung bình mỗi năm tại thành
phố Hồ Chí Minh đã tiêu thụ khoảng trên một triệu cây lan.
Nói chung, vấn đề sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu hoa lan ở nƣớc ta vẫn
đang ở mức tiềm tàng, trong khi đó sức cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới là rất
lớn. Khó khăn lớn nhất của ngành trồng lan Việt Nam là nhà nƣớc chƣa có chính
sách phát triển ngành lan, các chính sách thuế không rõ ràng. Những hoạt động
kinh doanh và xuất khẩu trong thời gian qua chỉ có ý nghĩa khởi động và hứa
hẹn sự phát triển trong tƣơng lai.

16
1.5. Tình hình nghiên cứu về hoa lan trên thế giới và ở Việt Nam
1.5.1. Một số kết quả nghiên cứu về hoa lan trên thế giới
1.5.1.1. Về đánh giá nguồn gen
Các nhà khoa học thuộc trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ thực vật thành phố
Thâm Quyến, Viện Nghiên cứu Thâm Quyến, đại học Thanh Hoa, Viện Nghiên
cứu gen Hoa Đại đã tuyên bố hoàn thành việc phác họa khung bản đồ gen hoa
lan [23].
Các nhà khoa học đã tiến hành phân tích so sánh gen của 11 loài hoa lan
khác nhau và tạo ra đƣợc hệ thống hóa tƣơng đối hoàn chỉnh. Sau đó hoàn thành
việc phác họa khung bản đồ gen hoa lan, và các nhà khoa học sẽ tiếp tục hoàn
thiện bản đồ gen chi tiết.
Bản đồ gen giúp giải đáp đƣợc lịch sử về những bí ẩn của loài hoa này;

tạo cơ sở quan trọng giúp công việc nghiên cứu chức năng và sự tiến hóa của
hoa lan; cung cấp những căn cứ khoa học giúp con ngƣời bảo vệ chúng.
1.5.1.2. Về công tác chọn tạo giống
Thực tế, trên thế giới việc nghiên cứu về cây hoa lan đã đƣợc biết đến từ
lâu, song mãi đến năm 1844, Newman một nhà vƣờn Pháp mới làm nảy mầm
hạt lan bằng việc rắc hạt lên các cục đất quanh gốc lan, và sự thành công này đã
đƣợc lan rộng nhƣng chƣa có lời giải cụ thể. Năm 1904, Noel Bernal đã sử dụng
phƣơng pháp cộng sinh nấm để gây nảy mầm cho hạt lan. Nhƣng đến năm 1922,
phƣơng pháp gieo hạt trong phòng thí nghiệm mà không cần nấm cộng sinh của
Knudson thành công đã có sự chuyển đổi rõ rệt.
Trên thế giới việc nhân giống vô tính hoa lan bằng phƣơng pháp tách
chiết thông thƣờng rất ít đƣợc áp dụng. Morel đã khám phá ra phƣơng pháp nuôi
cấy mô tế bào và thực hiện thành công trên loài lan đa thân. Năm 1974, các nhà
khoa học đã cấy mô thành công trên hầu hết các loại lan thuộc nhóm đơn thân.

17
Khi nghiên cứu về lai tạo giống Hà Tùng (1994) [25] đã lai tạo thành công
giữa 2 dòng: lan Xuân (C. goeringii) với lan Kiếm Tàu (C. sinense). Còn Lý
Phƣơng (1998) [26] đã lai tạo và chọn đƣợc tổ hợp lai giữa lan Đài
(C. florbundum) và lan Huệ (C.faberi).
Ngoài việc lai tạo và nhân giống, các nhà nghiên cứu cũng quan tâm đến
việc tạo ra các giống hoa lan mới bằng phƣơng pháp xử lý đột biến. Từ Vệ Huy
(1995) [29] cho rằng sử dụng tia tử ngoại với cƣờng độ thích hợp có tác dụng
ngăn chặn sự phân chia nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân dẫn đến hình
thành tế bào không đầy đủ gây nên sự biến dị.
1.5.2. Một số kết quả nghiên cứu hoa lan ở Việt Nam
1.5.2.1. Kết quả nghiên cứu về thu thập tập đoàn, đánh giá nguồn gen
Khuất Hữu Trung và cộng sự (2007) [18] đã nghiên cứu đa dạng di
truyền của tập đoàn lan Kiếm (C. swartz) của Việt Nam bằng kĩ thuật RAPD,
phân tích két quả phản ứng PCR- RAPD của 17 giống lan Kiếm Việt Nam với

12 mồi Operon khác nhau. Kết quả đã nhận đƣợc tổng số 992 băng đa hình, từ
đó đã thiết lập đƣợc bảng hệ số tƣơng đồng di truyền và sơ đồ cây phát sinh
chủng loại về mối quan hệ di truyền của 17 giống lan Kiếm ở Việt Nam. Dựa
trên kết quả phân tích này, 17 giống lan Kiếm ở Việt Nam đƣợc chia làm 5
nhóm khác nhau dựa vào mức tƣơng đồng di truyền của chúng.
Đặng Văn Đông, Chu Thị Mỹ, Trần Duy Qúy (2009) [3] đã điều tra sự
phân bố của hoa lan Việt Nam và lƣu giữ, đánh giá một số giống lan quý tại Gia
Lâm - Hà Nội. Các tác giả đã kết luận: “Việt Nam đƣợc chia thành 6 vùng lan
chính, khác nhau về tính đa dạng, độc đáo của lan rừng và sinh thái tự nhiên của
các loài lan này: phía Tây Bắc Bộ; phía Đông Bắc Bộ và trung tâm Bắc Trung
Bộ; Bắc Trung Bộ; các tỉnh Trung Bộ; Tây Nguyên; Nam Trung Bộ và Nam
Bộ”. Các tác giả đã thu thập đƣợc 1035 chậu gồm 50 loài thuộc 17 chi Phong
lan, Địa lan Việt Nam.

18
Hà Thị Thúy và cộng sự (2007) [16] đã nghiên cứu đa dạng di truyền ở
mức hình thái của tập đoàn lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) phục vụ công tác tạo
giống lan Hồ Điệp lai ở Việt Nam. Tác giả đã thu thập, nghiên cứu và đánh giá
đƣợc các đặc điểm hình thái và động thái ra hoa của 31 giống lan Hồ Điệp thuộc
chi Phalaenopsis ở Việt Nam và các giống nhập nội làm cơ sở cho việc phân
loại những giống này.
Phạm Thị Liên và cộng sự (2009) [10] đã nghiên cứu thu thập, đánh giá
và tuyển chọn một số giống phong lan Hoàng Thảo (Dendrobium) nhập nội tại
miền Bắc Việt Nam. Kết quả thu đƣợc là 6 giống lan Hoàng Thảo, trong đó có 3
giống có nguồn gốc tại Băng Kốc - Thái Lan, 2 giống tại Chiềng Mai và một
giống tại Chiềng Rai. Các giống đều có năng suất cao, hoa đẹp.
Theo Dƣơng Hoa Xô [22], Trung tâm Công nghệ Sinh học thành phố Hồ
Chí Minh đã thực hiện dự án “Sƣu tập, nhập nội, khảo nghiệm và nhân giống
các giống hoa lan”, từ năm 2005 đến nay đã sƣu tập đƣợc hơn 285 giống hoa lan
thuộc 12 nhóm giống khác nhau nhƣ: Mokara, Dendrobium, Phalaenopsis,…để

phục vụ cho công tác bảo quản nguồn gen và lai tạo giống.
1.5.2.2. Kết quả chọn tạo giống
Hà Thị Thúy và cộng sự (2007) [16] đã đánh giá đƣợc các đặc điểm hình
thái và động thái ra hoa của 31 giống Lan Hồ Điệp thuộc chi Phalaenopsis ở
Việt Nam và các giống nhập nội. Dựa vào phân tích các đặc điểm ƣu việt của
mỗi giống, thiết kế sơ đồ lai và đã lai thành công một số cặp lai, và đã tạo đƣợc
vật liệu khởi đầu bằng phƣơng pháp nuôi cấy in vitro.
1.5.2.3. Kết quả nghiên cứu nhân giống, chăm sóc, điều khiển sinh trưởng
Các nghiên cứu về nhân giống hoa lan đã đạt đƣợc những thành công nhất
định.
Nhân giống bằng phƣơng pháp gieo hạt: Năm 1990 các cán bộ kỹ thuật
của Đà Lạt đã bắt đầu thực hiện các phép lai đầu tiên trên cơ sở chọn lọc những

19
cây bố mẹ mang các đặc tính ƣu việt, nhóm lan đƣợc chọn là các cây trong chi
Renanthera và Vanda.
Nhân giống bằng phƣơng pháp tách chiết: Theo Nguyễn Công Nghiệp
(2000) [11] phƣơng pháp nhân giống bằng tách chiết với 3 giả hành có thể dùng
cho tất cả các loài lan đa thân trừ Cymbidium, Phaius…có thể dùng 2 giả hành
duy nhất đối với các loài Dendrobium.
Nhân giống bằng phƣơng pháp nuôi cấy mô: Phạm Thị Kim Hạnh và
cộng sự (2008) [5] đã nghiên cứu nhân nhanh in vitro loài lan Đai Châu trong
bioreactor và cho kết quả về tỉ lệ nảy mầm cũng nhƣ tốc độ sinh trƣởng của cây
con in vitro tốt hơn so với môi trƣờng đặc. Môi trƣờng nuôi cấy là WW bổ xung
vitamin, axit amin, MS bằng phƣơng pháp lỏng- bioreactor.
Khi nghiên cứu quy trình kỹ thuật nuôi trồng Địa lan (Cymbidium spp.)
cấy mô, Nguyến Quang Thạch và cộng sự (2008) [15] đã xác định đƣợc thời
gian đƣa cây ra ngoài vƣờn ƣơm tốt nhất ở đồng bằng là các tháng 1, 2, 3, 4, 5,
9, 10, 11, 12 và vùng cao là vào các tháng 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. Gía thể cho tỷ lệ
sống cao, cây sinh trƣởng phát triển tốt khi đƣa ra vƣờn ƣơm là: dớn- xơ dừa với

tỷ lệ 1:1. Chế độ bón phân tốt nhất cho cây vƣờn ƣơm là 5 lần N:P:K (30:10:10)
+ 1 lần N:P:K (20:20:20) + 1 lần dinh dƣỡng hữu cơ (sữa cá) + 1 lần vitamin
tổng hợp.
Hoàng Thị Loan (2006) khi nghiên cứu ảnh hƣởng của giá thể đến sinh
trƣởng của lan Đai Châu đã đi đến kết luận “Gía thể than hoa kết hợp với rong
biển thích hợp nhất cho bộ sinh trƣởng của lan Đai Châu nhập nội từ Thái Lan”
Lê Minh Nguyệt và cộng sự (2009) [12] đã nghiên cứu ảnh hƣởng của
môi trƣờng và chất điều hòa sinh trƣởng đến khả năng tái sinh và nhân nhanh
giống Hoàng lan thuộc chi lan Kiếm (Cymbidium). Các tác giả khẳng định: môi
trƣờng nhân nhanh bổ xung các chất điều hòa sinh trƣởng thuộc nhóm auxin và
cytokinin có tác dụng tốt tăng hệ số nhân và chất lƣợng chồi đối với hai giống
lan CD5 và CD9. Môi trƣờng cho hệ số nhân và chất lƣợng chồi cao nhất với

×