Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Phương pháp bẫy hố trong nghiên cứu bảo vệ thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 39 trang )




TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH- KTNN




NGÔ THỊ DUYÊN




PHƢƠNG PHÁP BẪY HỐ
TRONG NGHIÊN CỨU BẢO VỆ
THỰC VẬT


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sƣ phạm Kỹ thuật nông nghiệp


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. VŨ THỊ THƢƠNG





HÀ NỘI, 2015







LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi
còn nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô Vũ Thị Thƣơng- Giảng viên
khoa Sinh- KTNN Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, ngƣời đã tận tình
hƣớng dẫn giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm đề tài. Đồng thời
qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo bộ môn, ban chủ
nhiệm khoa Sinh- KTNN Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã góp ý để tôi
hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới bà con thôn Hạ Hòa- Phú Thọ đã giúp đỡ
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bố mẹ và bạn bè
thân, những ngƣời đã luôn động viên, ủng hộ tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả khóa luận


Ngô Thị Duyên









LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là
trung thực chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình khoa học và chƣa sử
dụng để bảo vệ bất cứ một học vị nào.

Tác giả khóa luận

Ngô Thị Duyên















MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1

1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
2.1. Mục đích 2
2.2. Yêu cầu 2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Tổng quan nghiên cứu trong nƣớc 3
1.1.1 Một số đặc điểm về loài kiến 3
1.1.2 Những nghiên cứu về phƣơng pháp bẫy kiến 7
1.2 Tổng quan nghiên cứu nƣớc ngoài 12
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu… 16
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 16
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 16
2.3.1. Tiếp cận nguồn tài liệu từ nƣớc ngoài 16
2.3.2. Nghiên cứu để áp dụng tại Việt Nam 16
2.4. Nội dung nghiên cứu 16
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17
3.1. Tìm hiểu tập tính di chuyển của loài kiến 17
3.2. Thiết kếbẫy 17
3.2.1. Vật liệu 17
3.2.2. Cách thức tiến hành 21
3.2.3. Ƣu điểm bẫy hố 29
3.3. Một số kết quả thu đƣợc khi thử nghiệm phƣơng pháp bẫy hố tại Hạ
Hòa- Phú Thọ 30


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 31
1. Kết luận 31
2. Đề nghị 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32





DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Hình ảnh đặt bẫy kiến vƣơng trên cao 9
Hình 2. Bẫy hố kiến dƣới mặt đất (ảnh tại đồi chè Hạ Hòa- Phú Thọ) 12
(Nguồn ảnh: Ngô Thị Duyên, 2014)
Hình 3. Cốc nhựa (cao khoảng 15cm) 18
(Nguồn ảnh: Ngô Thị Duyên, 2014)
Hình 4. Ba thanh tre vót nhọn 18
(Nguồn ảnh: Ngô Thị Duyên, 2014)
Hình 5. Ống nhựa 19
(Nguồn ảnh: Ngô Thị Duyên, 2014)
Hình 6. Độ cao của ống nhựa và cốc nhựa 20
(Nguồn ảnh: Ngô Thị Duyên, 2014)
Hình 7. Điều kiện của ống nhựa và cốc nhựa 20
(Nguồn ảnh: Ngô Thị Duyên, 2014)
Hình 8. Đặt ống nhựa vào hố 22
(Nguồn ảnh: Ngô Thị Duyên, 2014)
Hình 9. Ấn ống nhựa vào hố đất 22
(Nguồn ảnh: Ngô Thị Duyên, 2014)
Hình 10, 11. Lấp đất xung quanh ống nhựa 23
(Nguồn ảnh: Ngô Thị Duyên, 2014)
Hình 12. Đổ foocmon vào cốc nhựa 24
(Nguồn ảnh: Ngô Thị Duyên, 2014)
Hình 13, 14. Đặt cốc nhựa vào hố đất 25

(Nguồn ảnh: Ngô Thị Duyên, 2014)
Hình 15. Cắm thanh tre xung quanh hố mẫu 26
(Nguồn ảnh: Ngô Thị Duyên, 2014)


Hình 16, 17. Cắm đĩa nhựa vào 3 thanh tre 27
(Nguồn ảnh: Ngô Thị Duyên, 2014)
Hình 18. Khoảng cách đĩa nhựa với mặt hố 28
(Nguồn ảnh: Ngô Thị Duyên, 2014)
Hình 19. Mẫu đặt hố hoàn thiện 28
(Nguồn ảnh: Ngô Thị Duyên, 2014)
Hình 20. Khoảng cách các điểm đặt với nhau từ 5m đến 10m 29
(Nguồn ảnh: Ngô Thị Duyên, 2014)







1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Kiến là loài côn trùng có tập tính xã hội thuộc họ Formicidae có họ
hàng với loài ong thuộc họ Hymenoptera.Có khoảng 12000 loài kiến, đa số
các loài kiến phân bố ở vùng nhiệt đới.
Kiến là loài sống theo kiểu bầy đàn, chúng sống trong cùng một tổ với
nhau và có tổ chức riêng có thể sống dƣới mặt đất hoặc sống trên cây. Thức
ăn của chúng gồm rất nhiều thể loại khác nhau: thức ăn có đồ mỡ, ngọt

thƣờng dụ dỗ kiến đến rất nhiều, những loài cây ăn quả ngọt cũng khá nhiều
kiến làm tổ trên cây hay xác chết của các con côn trùng nhỏ cũng đƣợc bầy
kiến tha về tổ làm thức ăn.
Kiến có thể đánh giá là một loài côn trùng vừa có lợi nhƣng lại vừa có
hại, tồn tại hai mặt. Chúng có hại có thể đƣợc nhắc tới nhiều nhất vì con
ngƣời luôn phải đối mặt diệt trừ kiến: chúng tha các thức ăn thừa, xây tổ trong
nhà, đốt ngƣời (kiến đỏ), bẩn. Bên cạnh đó kiến lại là côn trùng có lợi cũng
khá nhiều mặt mà con ngƣời chúng ta cần khám phá, chúng là côn trùng giúp
nông dân dự báo thời tiết.Đặc biệt hơn chúng lại là một loài công trùng diệt
trừ sâu bệnh hại của một số loại cây trồng. Để nghiên cứu chúng thì cần phải
bắt đƣợc kiến mà phƣơng pháp thủ công vẫn làm là bắt từng con hoặc bắt
theo tổ. Nhƣng cách bắt nhƣ vậy thì chỉ sử dụng trong điều tra thành phần,
không sử dụng đƣợc trong điều tra biến động số lƣợng.Nhƣng với phƣơng
pháp mới“phƣơng pháp bẫy hố trong bảo vệ thực vật” sẽ đánh giá đƣợc mật
độ, biến động của kiến và khắc phục đƣợc hoàn toàn những nhƣợc điểm của
các phƣơng pháp thông thƣờng trƣớc đây. Phƣơng pháp bẫy hố kiến này là
phƣơng pháp đƣợc áp dụng phổ biến ở nƣớc ngoài (Nhật Bản) nhƣng lại là
phƣơng pháp vô cùng mới ở Việt Nam, và mới chỉ đƣợc áp dụng ở Viện Sinh
Thái và Tài Nguyên sinh vật áp dụng ở một số vùng khác nhƣ Phú Thọ, Vĩnh
2

Phúc. Chính vì điều đó mà tôi dƣới sự hƣớng dẫn của Th.s Vũ Thị Thƣơng,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phương pháp bẫy hố trong nghiên
cứu bảo vệ thực vật”.
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1 Mục đích
Tìm hiểu về phƣơng pháp bẫy hố trong nghiên cứu bảo vệ thực vật.
2.2 Yêu cầu
- Tìm hiểu tập tính di chuyển của kiến
- Thiết kế cấu trúc bẫy

- Phƣơng pháp đào hố, chôn bẫy
- Dung dịch trong bẫy
- Ƣu điểm đào hố













3

CHƢƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan nghiên cứu trong nƣớc
1.1.1 Một số đặc điểm về loài kiến
1.1.1.1 Tìm hiểu chung về loài kiến
Kiến là loài côn trùng có tập tính xã hội thuộc họ Formicidae có họ
hàng với loài ong thuộc họ Hymenoptera.Có khoảng 12000 loài kiến, đa số
các loài kiến phân bố ở vùng nhiệt đới.
Chúng đƣợc biết đến do tính tổ chức cao trong tập đoàn kiến, có những
tổ kiến có đến hàng triệu cá thể. Các tập đoàn kiến thƣờng chiếm một khu vực
rộng lớn. Tổ kiến thƣờng đƣợc mô tả nhƣ một siêu tổ chức vì chúng đƣợc vận

hành nhƣ một thể thống nhất.
Kiến có thể thấy ở hầu hết mọi nơi trên Trái Đất. Những nơi không có
sự tồn tại của các loài kiến bản địa là Nam cực, Greenland, quần đảo Hawaii,
và một số nơi hẻo lánh hay các đảo không thuận lợi cho sự sống.
Họ Formicidae thuộc bộ Hymenoptera. Phân tích về sinh học giống
loài chỉ ra rằng kiến tiến hóa từ vespoids ở giữa kỉ Phấn trắng khoảng 120-
170 triệu năm trƣớc đây sau khi các cây hạt kín xuất hiện cách đây khoảng
100 triệu năm , kiến đã phân chia thành nhiều loài và thống trị thế giới sinh vật
khoảng 60 triệu năm trƣớc đây. Nhiều hóa thạch từ kỉ Phấn trắng là lớp trung
gian giữa kiến và ong, đã cung cấp thêm bằng chứng về nguồn gốc loài ong.
Về mặt hình thái, kiến đƣợc phân biệt với các loài côn trùng khác bởi
đôi râu gấp khúc và cơ thể chia làm 2 phần rõ rệt nối với nhau bởi phần eo rất
hẹp. Phần eo đƣợc tạo bởi 1 hay 2 đốt.
Cơ thể kiến giống nhƣ các loài côn trùng khác bao gồm một bộ xƣơng
ngoài bao bọc toàn bộ cơ thể và một bộ phận để kết nối các cơ, khác với cấu
4

tạo bộ xƣơng bên trong của ngƣời và các động vật có xƣơng sống khác. Côn
trùng không có phổi, oxi và khí cacbonic đƣợc trao đổi thông qua các lỗ tí hon
ở bộ xƣơng ngoài còn gọi là lỗ thở.
1.1.1.2 Đặc điểm về cấu tạo
Cơ thể kiến chia làm 3 phần: đầu, ngực và bụng
Đầu kiến có nhiều cơ quan cảm giác.Giống nhƣ hầu hết các loài côn
trùng, kiến có đôi mắt kép, gồm nhiều thấu kính nhỏ kết hợp lại với nhau giúp
chúng phát hiện sự chuyển động rất tốt. Chúng cũng có 3 mắt đơn ở trên đỉnh
đầu giúp chúng cảm nhận cƣờng độ ánh sáng. Râu của kiến là cơ quan đặc
biệt giúp chúng giao tiếp, phát hiện hóa chất, mùi đƣợc tiết ra từ các cá thể
kiến khác.
Râu cũng là cơ quan cảm nhận giúp chúng nhận biết sự vật xung
quanh.Đầu còn có đôi hàm khỏe, hàm dƣới dùng để mang thức ăn, xây tổ và bảo

vệ tổ.
Phần ngực có 3 đôi chân, ở cuối mỗi chân có hình dạng nhƣ các móc
giúp kiến có thể leo trèo dễ dàng. Kiến chúa và kiến đực còn có thêm đôi
cánh.
Phần bụng là nơi có nhiều cơ quan quan trọng, bao gồm cả cơ quan
sinh sản. Hầu hết các loài kiến có ngòi dùng để trích hóa chất làm tê liệt con
mồi hay để bảo vệ tổ.
1.1.1.3 Sự phát triển và vòng đời loài kiến
Vòng đời của kiến bắt đầu từ trứng.Nếu trứng đƣợc thụ tinh sẽ nở thành
kiến cái, nếu không sẽ thành kiến đực. Kiến là loài côn trùng có vòng đời
thuộc dạng “ biến thái hoàn toàn”, vòng đời trải qua các giai đoạn: trứng- ấu
trùng- nhộng- con trƣởng thành. Giai đoạn ấu trùng hoàn toàn phụ thuộc vào
sự giúp đỡ của các cá thể khác trong tổ, vì chúng không có chân. Sự khác biệt
giữa kiến Chúa và kiến thợ (cả 2 đều là giống cái) và các đẳng cấp kiến thợ
5

khác nhau phụ thuộc vào sự nuôi nấng, chăm sóc trong trong giai đoạn ấu
trùng.Thức ăn đƣợc cung cấp cho ấu trùng qua quá trình trao đổi thức ăn, kiến
thợ sẽ ợ thức ăn để nuôi ấu trùng. Đây cũng là cách trao đổi thức ăn giữa các
con trƣởng thành trong tổ kiến. Ấu trùng và nhộng cần đƣợc giữ trong một
nhiệt độ ổn định để đảm bảo cho sự phát triển của chúng. Do đó chúng
thƣờng đƣợc di chuyển để hoán đổi vị trí giữa các khoang trong tổ kiến.
Một con kiến thợ trƣởng thành thƣờng sử dụng một vài ngày đầu để
chăm sóc kiến Chúa và con non. Sau đó chúng sẽ chuyển sang làm công việc
đào hang hay những công việc khác trong tổ kiến, tiếp đó là đi kiếm thức ăn
và bảo vệ tổ kiến. Sự thay đổi chức năng đôi khi diễn ra một cách đột ngột và
đƣợc định nghĩa đẳng cấp kiến thời vụ. Giả thuyết cho sự thay đổi này diễn ra
là do tỷ lệ kiến bị chết trong khi đi kiếm thức ăn tăng cao. Ở một số loài kiến,
đẳng cấp kiến phân theo kích cỡ. Kiến thợ phát triển theo kích cỡ khác nhau:
cỡ nhỏ, cỡ vừa và cỡ lớn. Thƣờng thì những con kiến lớn sẽ phát triển không

đồng đều với cái đầu lớn hơn, mang một đôi hàm lớn. Các cá thể này đôi khi
gọi là “ kiến lính” vì đôi càng to khỏe khiến cho chúng bảo vệ tổ hiệu quả hơn
mặc dù chúng vẫn chỉ là kiến thợ và những vụ của chúng cũng không có khác
biệt lớn với các kiến thợ cỡ nhỏ hay cỡ vừa.
Ở hầu hết các loài kiến thƣờng gặp thƣờng đƣợc tổ chức theo cách chỉ
có kiến Chúa và kiến sinh sản mới có khả năng giao phối. Trái ngƣợc với sự
hiểu biết của nhiều ngƣời, một số tổ kiến có nhiều kiến Chúa. Kiến đực cùng
với những con cái có khả năng sinh sản có cánh chúng không làm bất cứ công
việc gì ngoài ăn và giao phối. Đến thời điểm thích hợp, các con đực cùng với
kiến cái có khả năng sinh sản (ngoại trừ kiến Chúa) sẽ bay ra khỏi tổ. Việc
giao phối đƣợc thực hiện trong khi bay và con đực chết sau đó không lâu.
Những con cái sau khi đáp xuống đất sẽ tìm một nơi thích hợp để thiết lập tổ
kiến mới. Lứa kiến thợ đầu tiên thƣờng yếu và có kích thƣớc nhỏ hơn các lứa
6

sau và chúng bắt đầu ngay công việc mở rộng tổ, tìm kiếm thức ăn và chăm
sóc trứng,…Đây là cách mà đa số các tổ kiến đƣợc hình thành. Ở một số loài
kiến có nhiều kiến Chúa, tổ kiến mới có thể đƣợc hình thành bằng cách một
lập tổ.
Tập đoàn kiến có thể tồn tại trong thời gian dài.Kiến Chúa có thểsống đến
30 năm, trong khi kiến thợ sống từ 1-3 năm. Con đực chỉ sống một vài tuần.
1.1.1.4 Tập tính và đặc điểm sinh thái
Kiến liên lạc với nhau qua hóa chất gọi là pheromone.Giống nhƣ những
loài côn trùng khác, kiến ngửi qua bộ râu dài và mỏng rất linh hoạt.Đôi râu
cung cấp cho kiến thông tin về môi trƣờng xung quanh. Vì phần lớn thời gian
sống của kiến tiếp xúc với đất nên bề mặt đất là nơi thích hợp để chúng để lại
dấu vết bằng pheromon giúp những cá thể khác dễ dàng lần theo. Với những
loài kiến kiếm ăn theo bầy, khi tìm đƣợc nguồn thức ăn những con kiến sẽ
liên tục để lại dấu vết trên đƣờng mang thức ăn trở về tổ để những cá thể khác
lần theo đến chỗ có thức ăn. Khi nguồn thức ăn đã hết, dấu vết sẽ không đƣợc

để lại bởi những con kiến trở về tổ do đó dấu vết sẽ từ từ mất đi. Thói quen
này giúp kiến thích nghi với sự thay đổi của môi trƣờng. Khi dấu vết dẫn đến
nguồn thức ăn bị gián đoạn (bị mất hay bị vật cản,….) kiến sẽ tìm lối đi mới
đến nguồn thức ăn. Nếu thành công, chúng sẽ để lại dấu vết trên con đƣờng
mới này cho những cá thể khác đi theo và mỗi con kiến lại tiếp tục để lại
pheromone trên lối đi này. Vị trí của tổ đƣợc kiến xác định theo sự ghi nhớ về
địa hình cũng nhƣ là vị trí của mặt trời.
Kiến cũng sử dụng pheromone cho những mục đích khác. Một con kiến
bị thƣơng nặng khi bảo vệ tổ sẽ thải ra pheromone có nồng độ cao, nhƣ một
tín hiệu báo động, để gửi tín hiệu tấn công dữ dội kẻ địch cho những con kiến
gần đó; nếu với nồng độ thấp thì chỉ có ý nghĩa gây sự chú ý mà thôi. Ở một
7

số loài kiến, chúng còn tiết ra pheromone nhằm mục đích khiến cho kẻ thù tự
tấn công lẫn nhau.
Pheromone cũng đƣợc để lại trong thức ăn trong quá trình kiến trao đổi
thức ăn với những cá thể khác để cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe
của một cá thể kiến nào đó. Kiến cũng có thể phát hiện một cá thể kiến nào đó
thuộc vào đẳng cấp kiến nào trong tổ. Khi con kiến Chúa ngƣng tiết ra một
loại pheromone đặc biệt thì kiến thợ sẽ tập trung vào con kiến Chúa mới.
1.1.1.5 Cấu trúc tổ kiến và khả năng tự vệ
Kiến tấn công các loài khác và bảo vệ tổ bằng cách dùng đôi hàm để
cắn và ở nhiều loài kiến chúng còn sử dụng cách tiêm nọc độc.
Bên cạnh việc tự vệ chống lại các mối nguy hiểm bên ngoài, kiến cũng
cần phải bảo vệ tổ chống lại các sinh vật gây bệnh.Một số kiến thợ có nhiệm
vụ duy trì tình trạng vệ sinh của tổ kiến, công việc của chúng bao gồm cả việc
dọn dẹp các xác kiến chết trong tổ.
Tổ kiến cũng đƣợc bảo vệ chống lại các mối đe dọa của tự nhiên nhƣ
lụt bởi cấu trúc phức tạp của lối ra vào hay có những khoang đặc biệt để thoát
hiểm khi bị ngập nƣớc.

Trong một số loài kiến xây dựng những cái tổ phức tạp với nhiều lối đi
lại, một số loài khác thƣờng du cƣ và không xây tổ cố định. Nhiều loài kiến
làm tổ dƣới đất hay trên cây. Tổ kiến có thể nằm trên mặt đất với các ụ, gò ở
lối vào tổ; bên dƣới tảng đá, trong các cấu trúc rỗng,… vật liệu dùng để xây tổ
gồm có đất, cây,…và chúng thƣờng chọn lựa kĩ càng khi làm tổ.
1.1.2 Những nghiên cứu về phƣơng pháp bẫy kiến
1.1.2.1 Phƣơng pháp bẫy kiến thƣờng làm
ĐẶT BẪY KIẾN VƢƠNG (bọ dừa Oryctes rhinoceros hàng loạt)
8

Vấn đề: kiến vƣơng(bọ dừa Oryctes rhinoceros) trƣởng thành thƣờng
ăn trên những đọt non của cây dừa và cây cọ còn non. Điều này có thể giết chết
cây và tạo ra các vết thƣơng cho nấm và những con mọt xâm nhập vào cây.
2 năm tuổi đầu bị thiệt hại bởi con kiến vƣơng
Thiệt hại nhỏ nhất (150 cây)
Thiệt hại trung bình (317 cây)
Thiệt hại nghiêm trọng (69 cây cọ)
Việc đặt bẫy pheromone: kiến vƣơng đực sẽ sản xuất ra một
pheromone thu hút cả con đực và con cái. Những cái bẫy đƣợc tẩm
pheromone sẽ thu hút kiến vƣơng đực và cái(~ 1:3) với một lƣợng đủ để làm
giảm số lƣợng kiến vƣợng. chất dẫn dụ kiến vƣơnglà một chất pheromone của
con kiến vƣơng thoát hơi chậm đƣợc sử dụng ở các đồn điền trồng cây cọ(
hoặc cây dừa) để thu hút con kiến vƣơng vào bẫy. việc đặt bẫy làm giảm số
lƣợng kiến vƣơng và thiệt hại cho cây cọ dầu và cây dừa còn non.
Thiết kế bẫy: những cái xô có thể tích từ 12 lít đến 19 lít có những cánh
quạt đặt lên trên giúp bắt kiến vƣơng một cách hiệu quả. Những cánh quạt nên
đặt vào trong xô khoảng 5cm về phía đáy. Điều này ngăn chặn những con
kiến vƣơng bay ra ngoài. Những con kiến vƣơng bay đụng vào những cánh
quạt rơi vào trong những cái xô, ở đó chúng không thể thoát đƣợc. những cái
bẫy nên treo trên trụ cách mặt đất khoảng 3-4 mét (cao hơn tán cây). Những

cái bẫy treo cách mặt đất 2m thì bắt đƣợc kiến vƣơng nhiều hơn gấp 2-3 lần
so với để trên bề mặt đất.
Kiểm soát kiến vƣơng bằng cách đặt bẫy: những cái bẫy nên đặt ở
những cây trụ cao trong vƣờn cây cọ hoặc vƣờn cây dừa còn non, đó là lúc
những cây này dễ bị thiệt hại (khoảng 10 tháng tuổi sâu khi trồng). Kiến
vƣơng trong bẫy đƣợc lấy ra và đếm ít nhất 2 tuần một lần. Những ghi chép
9

về thiệt hại nên giữ lại. (Theo phero Asia Ltd Liabiliti Co 1845 Cathedral
Glen, Escondido Califomia USA)


Hình 1. Hình ảnh đặt bẫy kiến vƣơng trên cao

1.1.2.2 Nhƣợc điểm của phƣơng pháp bẫy trên
Việc đặt bẫy nhƣ trên cũng là một phƣơng pháp bẫy kiến giúp bắt
những loài kiến vƣơng một cách khá hiệu quả và độc đáo nhƣng cung có
những hạn chế nhất định:
+ Việc đặt bẫy nhƣ vậy khá phức tạp
+ Bẫy thiết kế treo trên giá cao chịu ảnh hƣởng môi trƣờng ngoài, thời
tiết từ đó ảnh hƣởng đến hiệu quả bắt kiến
+ Dụng cụ đặt bẫy cũng rất công phu, tốn kém
10

+ Bẫy kiến không phải ai cũng làm đƣợc ma cần ngƣời lớn, bởi treo ở
độ cao nhƣ vậy gặp nhiều khó khăn
+ Việc đặt các bẫy ở các vị trí khác nhau cũng là một vấn đề diện tích,
việc đi lại trong khu trồng trọt.
Ngoài cách đặt bẫy trên còn nhiều cách đặt bẫy bắt kiến khác nữa, các
cách truyền thống ngƣời xƣa: có thức ăn ngọt, thức ăn mà chúng thích để dụ

kiến, rồi họ đi tìm các ổ kiến, ở đâu có kiến là họ diệt, bắt, hoặc họ bắt kiến
bằng cách đi tìm các đƣờng mòn mà kiến đi rồi lần ra ổ kiến bởi kiến thƣờng
đi theo bầy đàn và có pheromone tiết ra trên đƣờng đi làm cho chúng ta tìm
chúng một cách dễ dàng hơn.
Tất cả những cách trên đều có mục đích là bắt kiến, cũng đều bắt đƣợc
kiến nhƣng mỗi cách lại có những ƣu nhƣợc điểm nhất định. Những cách đi
tìm ổ rồi lần theo đƣờng mòn thì rất mất thời gian công sức mà hiệu quả lại
không cao. Cách treo xô lên các cột thì không mất thời gian nhƣng cũng có
cái bất cập riêng tốn kém, không thể áp dụng cho tất cả mọi ngƣời đƣợc.
Chính vì rất nhiều các lí do nhƣ vậy mà chúng tôi đã đƣa ra một phƣơng pháp
bẫy kiến mà có thể khắc phục đƣợc các hạn chế trên. Đó là phƣơng pháp bẫy
hố kiến.Phƣơng pháp này vẫn dựa trên những đặc tính vốn có của loài kiến,
chúng thƣờng bò dƣới mặt đất (đặc biệt trên các đồi chè).
1.1.2.3 Phƣơng pháp bẫy hố kiến
Phƣơng pháp bẫy kiến bằng hố là phƣơng pháp đƣợc thực hiện rất phổ
biến ở Nhật Bản và hiện nay Viện Sinh Thái học Thực Vật mới áp dụng tại
Việt Nam, việc đặt bẫy không phụ thuộc vào thời tiết. Nguyên liệu, dụng cụ
đặt bẫy cũng không hề tốn kém.Đó là chỉ bao gồm những chiếc ống nhựa mà
ta có thể tái chế, những cốc nhựa mỏng tái chế, chiếc que tre.Bẫy đƣợc thiết
kế ngay mặt đất.
Ƣu điểm bẫy hố
11

Phƣơng pháp bẫy hố là phƣơng pháp thủ công, dễ làm, rẻ tiền.
Phƣơng pháp này thu đƣợc nhiều mẫu, ở đây chúng ta quan tâm đến
kiến.
Phƣơng pháp đào hố ở dƣới đất an toàn, không ảnh hƣởng đến cây trồng,
dung dịch thuốc khi sử dụng không ảnh hƣởng nhiều đến sức khỏe con ngƣời.
Thời gian để thu mẫu cũng nhanh cứ 10 ngày lại thu mẫu một lần, và
thu xong lại có thể sử dụng lại bẫy đó và chỉ cần đổ dung dịch vào cốc, có thể

dung trong suốt quá trình làm nghiên cứu đến khi nó hỏng.
Phƣơng pháp đặt bẫy hố ở ngoài trời nhƣng không bị ảnh hƣởng và tác
động của thời tiết nhiều.
12


Hình 2.Bẫy hố kiến dƣới mặt đất (ảnh tại đồi chè Hạ Hòa- Phú Thọ)
(Nguồn ảnh: Ngô Thị Duyên, 2014)
1.2 Tổng quan nghiên cứu nƣớc ngoài
Phƣơng pháp Nonchemical
Con ngƣời đang cố gắng để ngăn cản con kiến xâm nhập từ các hộ gia
đình, nhà có thể bực bội. Họ cần lƣu trữ thực phẩm thích hợp và quản lý chất
thải sẽ làm giảm các thức ăn mà thƣờng thu hút các loài kiến trong nhà.Cần
làm sạch tất cả các bề mặt bếp,dùng máy hút hàng ngày và rửa các dụng cụ
đựng đồ và thức ăn thừa trƣớc khi bảo quản. Đƣờng mòn của kiến có thể đƣợc
13

tạm thời bị gián đoạn với một giải pháp nhẹ của dấm và nƣớc. Rào cản dính
sử dụng vật liệu thƣơng mại có sẵn, chẳng hạn nhƣ rƣợu quít ky hay Stickem,
hoặc nƣớc có chứa nƣớc xà phòng, có thể đƣợc sử dụng để ngăn chặn kiến từ
các nhà máy hoặc các mặt hàng khác. Bịt kín các vết nứt để kiến không vào
đƣợc trong nhà.
Ngăn cản kiến ở ngoài trời vào trong nhà
Nhiều kiến vào nhà từ bên ngoài nhƣ tổ kiến chúng kéo nhau vào theo
đànchúng kiếm thức ăn. Để tìm tổ, theo các đàn kiến, bạn có thể khuyến khích
tìm kiếm thức ăn bằng cách đƣa ra thực phẩm hấp dẫnvà kiến thƣờng đi tuyến
đƣờng thƣờng xuyên đến và đi từ tổ của chúng và các nguồn thức ăn bằng
cách thiết lập một hóa chất (pheromone) dẫn đƣờng. Các tổ có thể đƣợc tìm
thấy bằng cách xem nơi mà những con kiến đi; đối với một số loài kiến, nhƣ
kiến thợ mộc, công trình này tốt nhất vào ban đêm.Nếu tổ đƣợc phát hiện, nó

có thể đƣợc điều trị hoặc loại bỏ (trong trƣờng hợp của gỗ bị mục).
Thuốc trừ sâu phổ biến để điều trị trong tổ kiến ở các bãi cỏ đƣợc liệt
kê dƣới đây. Và hãy chắc chắn để chọn một sản phẩm đƣợc dán nhãn để điều
trị những bãi cỏ:
+ Permethrin là một chất lỏng hoặc hạt (ví dụ Sevin) là một chất lỏng
hoặchạt
+ Bifenthrin là hạt, cyfluthrin nhƣ hạt
+ Acephate nhƣ một chất lỏng
Lƣu ý: Chất lỏng làm việc tốt nhất nếu họ đang ƣớt đẫm.
Trong trƣờng hợp các tổ không đƣợc tìm thấy, thì chúng ta có thể thấy
kiếnđƣợc đóng gói đƣa ra khỏi nhà bằng cách áp dụng một rào cản côn trùng
xung quanh bên ngoài của tòa nhà. Quan sát cẩn thận có thể cho thấy những
con kiến đang đi vào chỉ thông qua một khu vực của ngôi nhà; điều này sẽ
cho phép một cách bẫy tại chỗ của khu vực đó. Nếu nó là không rõ ràng, nơi
14

những con kiến đang đi vào, sau đó xử lý một khu vực rộng xung quanh toàn
bộ tòa nhà
Thuốc trừ sâu phổ biến để điều trị tổ kiến cho các tòa nhà đƣợc liệt kê
dƣới đây. Hãy chắc chắn để chọn một sản phẩm đƣợc dán nhãn để điều trị chu
vingoại thất của tòa nhà:
+ Permethrin là một chất lỏng hoặc dạng hạt
+ Bifenthrin là một chất lỏng
+ Carbaryl nhƣ một chất lỏng hoặc dạng hạt
+ Cyfluthrin nhƣ Hạt deltamethrin nhƣ một bụi
Trong nhà:
Khi có thể, tìm thấy ổ và xử lý nó vớithuốc diệt côn trùng. Khi tổ đƣợc
che dấu, ví dụ đằng sau một bức tƣờng, nó có thể là cần thiết đểkhoan nhỏ lỗ,
khoảng 1/8 đƣờng kính , và áp dụng (đƣợc chắc chắn nó đƣợc dán nhãn hiệu
trong nhàsử dụng). Những sản phẩm này có thể đến trong sẵn sàng để sử dụng

cần thiết. Nếu không, hãy sử dụng một chai nhựa bóp hoặc một số loại túi
nhựa mềm với một đầu ống để áp dụng thuốc trừ sâu. Điền vào các thùng
chứa khoảng 1/3 hoặc 1/2 đầy đủ và bóp một lƣợng nhỏ vào tổ vào vị trí
mong muốn (lƣu ý: áp dụng quá nhiều vật liệu sẽ gây kiến để tránh tiếp xúc
với tổ). Trả lại không sử dụng thuốc trừ sâu lại để chứa ban đầu của nó và
triệt để làm sạch khu đó.Bụi phổ biến để điều trị cho khoảng trống, vết nứt
hayđƣờng nứt đƣợc liệt kê dƣới đây.Hãy chắc chắn để chọn một sản phẩm
đƣợc dán nhãn hiệu hàng gia dụng trong nhà. Một chiến thuật khác là sử dụng
các mồi.Loài kiến công nhân ăn mồi và mang nó về tổ nơi họ chia sẻ nó với
phần còn lại của các thuộc địa. Một lợi thế của bả là chúng đƣợc đƣa vào khu
vực không thể tiếp cận mà thuốc trừ sâu phun không thể tiếp cận.Tuy nhiên,
bả làm từ từ và có thể mất vài tuần đến vài tháng để diệt trừ một thuộc địa. Bả
kiến bán trong các cửa hàng để sử dụng công cộng thƣờng đƣợc dán nhãn đối
15

với nhiều hộ gia đình phổ biến kiến, mặc dù kiến sẽ không đƣợc thu hút nhƣ
nhau đối với tất cả các mồi. Điều quan trọng là để xác định những gì các loài
kiến có mặt để mồi thích hợp có thể đƣợc sử dụng.
Thuốc trừ sâu phổ biến ở bả kiến đƣợc liệt kêdƣới đây.Hãy chắc chắn
để chọn một sản phẩm đƣợc dán nhãn cho kiến.
+ Abamectin
+ Fipronil
+ Sulfluramid (có thể đƣợc liệt kê nhƣ N-ethyl)
+ Perfluorooctanesulfonamide
+ Disodium octaborate
+ Axit orthoboric
+ Propoxur (ví dụ Baygon)
Phun kiến kiếm ăn chỉ là tạm thời vàít có tác động vào làm tổ. Phun có thể
hữu ích cho các vấn đề kiến theo mùa, khi kiến nhập từ bênngoài tổ. Hãy chắc
chắn để chọn một sản phẩm đƣợc dán nhãn hiệu hàng gia dụng trong nhà.

Permethrin là một sol hoặc một chất lỏng










16

CHƢƠNG2
ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu
- Thiên địch: Kiến
- Cây trồng: Cây chè
2.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu
2.2.1 Thời gian nghiên cứu
Đề tài đƣợc tiến hành từ 21/05/2014 đến tháng 03/2015
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu
- Hạ Hòa- Phú Thọ
- Trên phòng thí nghiệm của trƣờng ĐHSPHà Nội2
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1 Tiếp cận nguồn tài liệu từ nƣớc ngoài
2.3.2 Nghiên cứu để áp dụng tại Việt Nam
2.4 Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu tập tính di chuyển của kiến

- Nghiên cứu phƣơng pháp làm bẫy hố

17

CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Tìm hiểu tập tính di chuyển của kiến
Kiến là loài côn trùng sống theo bầy đàn, đặc điểm của chúng là kiếm
ăn cũng đi theo bầy, theo đàn, di chuyển theo kiểu đƣờng thẳng.Với những
loài kiến kiếm ăn theo bầy, khi tìm đƣợc nguồn thức ăn những con kiến sẽ
liên tục để lại dấu vết trên đƣờng mang thức ăn trở về tổ để những cá thể khác
lần theo đến chỗ có thức ăn. Môi trƣờng sống của kiến có thể ở trên cây hoặc
những loài có cánh có thể bay lƣợn nhƣng chủ yếu là chúng bò dƣới mặt đất.
Chính vì chúng bò dƣới mặt đất rồi việc di chuyển của chúng cứ đi theo
đƣờng thẳng và theo dấu vết có sẵn trên đƣờng đi mà chúng tôi đã quyết định
việc đặt bẫy hố tại mặt đất – phƣơng pháp bẫy hố tại mặt đất.
3.2 Thiết kếbẫy
3.2.1 Vật liệu
- Chiếc cốc nhựa: dùng để đựng dung dịch bẫy là chiếc cốc mỏng kích
thƣớc cao khoảng 15cm, miệng cốc có đƣờng kính khoảng 9cm, chúng ta
không nên lấy chọn những chiếc cốc quá cao hay quá thấp vì nếu quá cao thì
phát sinh chi phí mà lại không cần thiết, quá thấp thì khi kiến bò vào đƣợc mà
thấp quá thì có thể bò ra ngoài và không thu đƣợc mẫu.
18


Hình 3. Cốc nhựa (cao khoảng 15 cm)
(Nguồn ảnh: Ngô Thị Duyên, 2014)
- Thanh tre:đƣợc dùng để cắm xung quanh hố chôn bẫy theo hình

tam giác. Yêu cầu về thanh tre là cần chặt nhỏ vót nhọn một đầu, số lƣợng
cho mỗi hố chôn là 3 chiếc, chiều cao thanh tre khoảng cao bằng chiếc thƣớc
30cm.

Hình 4. Ba thanh tre vót nhọn
(Nguồn ảnh: Ngô Thị Duyên, 2014)

×