Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Khảo sát thực trạng lưu hành thực phẩm chức năng hiện nay trên địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 67 trang )

B ộ YTÉ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
• • • •
9i±fc 3l±lc sCbc y ík 3t±k aCbc lứ k ?cbc sCtk aCbc aCbc 3«&e 3i±Jc
ĐỎ THỊ THU HIÈN
KHẢO SÁT THựC TRẠNG Lưu HÀNH THựC PHẲM
• • •
CHỨC NĂNG HIỆN NAY TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
• • •
(Khoá luận tốt nghiệp Dược sĩ khoá 2001 - 2006)
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Bình
N ơi thực hiện: Bộ môn Quản lý và kỉnh tế Dược
Thời gian thực hiện: 3/2006 - 5/2006
HÀ NỘI THÁNG 6 - 2006
LỜ3 CẢm ƠR
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thanh Bình, giảng
viên bộ môn Quản lý và kinh tế Dược - Trường đại học Dược Hà Nội, người
thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện khoá luận
tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
- DS. Nguyễn Thanh Phong - Trưởng phòng truyền thông Cục An
Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm cùng toàn thể cán bộ công tác tại Cục.
- T/ĩ.S Nguyễn Văn Nhiên - thanh tra Bộ Y Tế và toàn thể cán bộ tại cơ
quan thanh tra Bộ Y Tế.
- PGS. TS Nguyễn Thị Thái Hằng và các thầy cô giáo trong bộ môn
Quản lý và kinh tế Dược.
- Các thầy cô giáo trường đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ, dìu dắt tôi
trong suốt quá trình học tập tại trường.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã
luôn quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ tôi trong cuộc sống.
Hà Nội, thảng 5 năm 2006


Sinh viên
ĐỎ THỊ THU HIỀN
QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẤT
FDA
Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ.
FOSHU
Thực phẩm có tác dụng sức khỏe đặc hiệu.
KDĐC
Kinh doanh đa cấp.
MHW
Bộ Y Tể Nhật Bản.
SDK
Số đăng ký.
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn.
TPBS
Thực phẩm bổ sung.
TPCN
Thực phẩm chức năng.
ưỷ ban Codex
Cơ quan tiêu chuẩn hoá thực phẩm quốc tế.
VSATTP
Vệ sinh an toàn thực phẩm.
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐÈ
1
Phần 1. TỎNG QUAN 3
1. Định nghĩa thực phấm chức năng 3 ^
2. Công tác quản lý thực phẩm chức năng của một số nước trên

thế giới 5
2.1. Quản ỉý hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng

5
2.2. Quản lý những thông tin liên quan đến sức khoẻ trên nhãn thực
phẩm chức năng 6
2.3. Quản lý thông tin quảng cáo thực phẩm chức năng 8
3. Tình hình lưu hành thực phẩm chức năng của một nước trên
thế giới 10
3.1. Tình hình sản xuất, kinh doanh và sử dụng thực phẩm chức năng. 10
3.2. Một sổ vấn đề tồn tại liên quan đến thực phẩm chức năng

16
3.2.1. An toàn
16
3.2.2. Chất lượng và hiệu quả 17
3.2.3. Giá cả 18
3.2.4. Thông tin 18
4. Công tác quản lý thực phẩm chức năng tại Việt Nam 19
4.1. Điều kiện để xác định là thực phẩm chức năng 20
4.2. Quản lý nội dung ghi nhãn thực phẩm chức năng 20
4.3. Vấn đề thông tin quảng cáo thực phẩm chức năng 21
Phần 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN
CỨU 22
1. Đối tưọng và thời gian nghiên cứu 22
1.1 Đối tượng nghiên cứu 22
1.2 Thời gian nghiên cứu 22
2. Phương pháp nghiên cứu
22
3. Nội dung nghiên cứu 23

Phần 3. KÉT QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ BÀN LUẬN

24
1. Các sản phẩm và nhóm sản phẩm thực phẩm chức năng đăng
ký lưu hành trên thị trường Việt Nam 24
1.1. Số lượng số đăng ký cấp cho thực phẩm chức năng từ năm 2001
đến 2005 24
1.2. Phân nhóm thực phẩm chức năng đăng ký lưu hành tại Việt Nam. 25
1.3. Cơ cấu sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu
27
2. Các hình thức kinh doanh đăng kỷ kinh doanh thực phấm
chức năng tại Việt Nam 29V
2.1. Các hình thức kinh doanh đăng ký kinh doanh thực phẩm chức
năng ở nước ta 29
2.2. Một số công ty có nhiều số đăng ký trong 5 năm 31
3. Tình hình đăng ký quảng cáo thực phẩm chức năng ở nước ta
hiện nay 34
3.1. Số lượng cơ sở đăng ký quảng cáo thực phẩm chức năng

34
3.2. Số lượng sản phẩm thực phẩm chức năng đăng ký quảng cáo

35
3.3. Cơ cấu sản phẩm thực phẩm chức năng đăng ký quảng cáo

36
4. Tình hình vi phạm các quỉ định về vệ sinh an toàn thực phẩm
của các CO’ sở kinh doanh thực phẩm chức năng tại Hà Nội
hiện nay
38

4.1. Các hình thức vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm 38
4.2. Xử lý các công ty kinh doanh thực phẩm chức năng vi phạm các
qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm

41
5. Bàn luận 42
5.1. Tình hình lưu hành thực phẩm chức năng hiện nay

42
5.2. Quản lý thực phẩm chức năng của nước ta hiện nay

50
Phần 4. KÉT LUẬN- ĐÈ XUẤT
52
1. Kết luận 52
2. Đe xuất 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH SACH CAC BANG
Bảng số
Tên bảng
Trang
3.1
Cơ cấu các nhóm sản phẩm thực phẩm chức năng phân loại
theo công dụng sản phẩm đăng ký từ năm 2001 đến 2005.
26
3.2
Cơ câu sô lượng và tỷ lệ sô đăng ký thực phâm chức năng
nhập khẩu và sản xuất trong nước từ năm 2001 đến 2005.
28
3.3

Danh mục 20 cơ sở kinh doanh thực phâm chức năng có
nhiều số đăng ký.
32
3.4
Cơ câu sản phâm thực phâm chức năng đăng ký quảng cáo
trong năm 2005.
37
3.5
Phân loại các hành vi vi phạm của các cơ sở kinh doanh thực
phẩm chức năng trong năm 2005.
39
3.6
Xử lý vi phạm các cơ sở kinh doanh thực phâm chức năng vi
phạm các qui định vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2005.
41
DANH SACH CAC HINH
Hình số
Tên hình
Trang
1.1
Thực phâm, thuôc và thực phâm chức năng.
i
1.2
Doanh sô bán thực phâm chức năng tại Mỹ qua các năm.
10
1.3
Doanh sô bán thực phâm chức năng tại Nhật qua các năm.
11
1.4
Sô lượng sản phâm FOSHU đăng ký tại Nhật năm 2004.

11
1.5
Phân bô địa lý các cơ sở sản xuât thực phâm chức năng năm
2000 tại Trung Quốc.
12
1.6
Danh mục thực phâm chức năng đăng ký tại Trung Quôc năm
2001.
12
1.7
Phân trăm thị phân các loại hình phân phôi sản phâm TPCN có
nguồn gốc thảo dược tại Mỹ năm 1996.
14
3.1
Sô lượng sô đăng ký câp thêm cho thực phâm chức năng từ năm
2001 đến 2005.
24
3.2
Cơ câu các nhóm sản phâm thực phâm chức năng phân loại
theo công dụng sản phẩm đăng ký từ năm 2001 đến 2005.
25
3.3
Cơ câu các sản phâm thực phâm chức năng sản xuât trong nước
và nhập khẩu qua các năm.
28
3.4
Tỷ lệ sản phâm TPCN sản xuât trong nước và nhập khâu trong
5 năm.
29
3.5 Tỷ lệ các hình thức kinh doanh đăng ký kinh doanh thực phâm

chức năng trong 5 năm.
30
3.6
Cơ câu các hình thức kinh doanh đăng ký kinh doanh thực
phẩm chức năng qua các năm.
31
3.7
Tỷ lệ các hình thức kinh doanh đăng ký kinh doanh thực phâm
chức năng của một số cơ sở có nhiều số đăng ký.
33
3.8 Sô lượng và cơ câu các hình thức kinh doanh đăng ký quảng
cáo thực phâm chức năng trong năm 2004 và 2005.
34
3.9
Sô lượng sản phâm thực phâm chức năng đăng ký quảng cáo
trong năm 2004 và 2005.
35
3.10
Tỷ lệ % sô lượng sản phâm thực phâm chức năng đăng ký
quảng cáo của các hình thức kinh doanh trong năm 2005.
36
3.11
Biếu diễn tình hình vi phạm các qui định về chất lượng
VSATTP của các cơ sở kinh doanh TPCN tại Hà Nội trong năm
2004 và 2005.
38
ĐẶT VẤN ĐÈ
Từ khi sự sống được hình thành, dinh dưỡng đã là một trong những yếu tổ
sống còn quyết định sự tồn tại của sinh giới. Theo thống kê, trung bình một đời
người sử dụng khoảng hơn 10 tấn ngũ cốc, hàng chục tấn rau củ quả các loại và

uống 60 tấn nước Sở dĩ thực phẩm đóng vai trò quan trọng như vậy là do thực
phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu và tạo ra năng lượng cần thiết cho
mọi hoạt động của con người.
Từ hàng nghìn năm trước mối liên hệ giữa thực phẩm với vấn đề sức khỏe
và kiểm soát bệnh tật đã được biết đến. Hypocrates đã tuyên bổ từ 2500 năm
trước “hãy sử dụng thức ăn như là thuốc”. Ở nước ta Tuệ Tĩnh cũng quan niệm
ràng “thức ăn là thuốc, thuốc là thức ăn” [17].
Ngày nay, đi đôi với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu chăm sóc sức
khỏe của con người ngày càng cao. Công nghệ chế biến thực phẩm cũng phát
triển không kém để đáp ứng nhu cầu đó của xã hội và các nhà khoa học đã vào
cuộc để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho mục đích cải thiện sức khỏe, phòng
ngừa các bệnh mạn tính Trên cơ sở đó thực phẩm chức năng ra đời.
Thực phẩm chức năng xuất hiện trên thị trường nước ta vài năm trở lại
đây, xu hướng tự do hoá thương mại đã đẩy các sản phẩm này tràn ngập thị
trường [17].
Tuy nhiên vấn đề quản lý loại sản phẩm này ở nước ta vẫn còn nhiều bất
cập, hiện nay chỉ có 2 thông tư đề cập đến, ngoài ra một số nội dung trong thông
tư số 08/2004/TT-BYT ngày 27/8/2004 qui định không rõ ràng do đó gây khó
khăn cho công tác quản lý, thanh tra, xử lý vi phạm [2].
Mặt khác, hoạt động kinh doanh thực phẩm chức năng ở nước ta rất phức
tạp với nhiều hình thức kinh doanh khác nhau đặc biệt là hình thức kinh doanh
đa cấp do đó việc quản lý gặp rất nhiều khó khăn.
1
Thêm vào đó, do việc quảng cáo quá mức công dụng và hướng dẫn sử
dụng sai cộng với người dân chưa hiểu biết một cách rõ ràng về loại sản phẩm
này, gây ngộ nhận cho người tiêu dùng về tác dụng chữa bệnh cũng như tính an
toàn của sản phẩm. Vì vậy việc sử dụng thực phẩm chức năng không những
không an toàn, hiệu quả mà còn gây thiệt hại về kinh tế cho người tiêu dùng.
Đe góp phần làm sáng tỏ tình hình lưu hành thực phẩm chức năng hiện
nay ở nước ta, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát thực trạng lưu hành thực

phẩm chức năng hiện nay trên địa bàn Hà Nội”. Nhằm ba mục tiêu:
1. Khảo sát các sản phẩm và nhỏm sản phẩm thực phẩm chức năng đăng kỷ
lưu hành trên thị trường Việt Nam.
2. Khảo sát các hình thức kinh doanh đăng kỷ kinh doanh thực phẩm chức
năng và tình hình đăng kỷ quảng cáo thực phẩm chức năng tại Việt Nam.
3. Tìm hiểu việc thực hiện các qui định về bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn
thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng ở Hà Nội.
Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hướng tới việc quản lý tốt hơn loại
sản phẩm đặc biệt này.
2
Phần 1 : TỎNG QUAN
1. ĐỊNH NGHĨA THựC PHẨM CHỨC NĂNG.
Từ xa xưa người ta đã biết ăn cà chua, gấc, đu đủ để sáng mắt, ăn hành tỏi
để trị cảm lạnh Trước khi TPCN ra đời người ta đã nghĩ đến việc bổ sung các
chất dinh dưỡng vào thực phẩm thông thường nhằm loại trừ các bệnh do thiếu
chất dinh dưỡng được gọi là thực phẩm tăng cường hay thực phẩm dinh dưỡng
hóa (nutriíication). Năm 1831, Bousingault đã gợi ý tăng cường iod vào muối để
phòng bệnh bướu cổ, sau đó việc tăng cường vitamin D vào bơ có nguồn gốc
thực vật đã góp phần loại trừ bệnh còi xương ở Anh và Bắc Ầu vào đầu thế kỷ
XX [8]. TPCN là một dạng sản phẩm đặc biệt nằm ở ranh giới giữa thực phẩm
và thuốc [9].
Hình 1.1 : Thực phẩm, thuốc và thực phẩm chức năng.
Khái niệm về TPCN lần đầu được giới thiệu ở Mỹ vào năm 1989 bởi
Stephen Defelice - người sáng lập Quỳ sáng tạo Dược phẩm, trong đó: “TPCN
được coi là thực phẩm hoặc một phần của thực phẩm, cung cấp những lợi ích về
y tế và/hoặc sức khỏe, bao gồm việc phòng và điều trị bệnh” [17]. Cho đến nay,
không có định nghĩa thống nhất nào về TPCN [6]. Ở mỗi quốc gia đều có định
nghĩa và cách gọi riêng cho TPCN.
TPCN tại Châu Ầu có tên là thực phẩm bo sung (foods supplements) và
được định nghĩa “là những thực phẩm đóng góp nhiều vào việc cải thiện sức

3
khoẻ, ảnh hưởng lên một hoặc nhiều chức năng trong cơ thể, cải thiện tình hình
sức khỏe hoặc làm giảm nguy cơ bệnh.” [6].
Tại Mỹ, TPCN được chia thành hai dạng:
- Thực phẩm bổ sung (Dietary supplements): là sản phẩm được dùng
theo đường uống, có chứa một “thành phần dinh dưỡng” với mục đích cung cấp
chất dinh dưỡng. Chất dinh dưỡng trong những sản phẩm này có thể gồm: các
vitamin, khoáng chất, thảo dược, acid amin và các chất như enzym, các chất nội
tiết và các sản phẩm chuyển hóa, có thể được chiết xuất hoặc cô đặc [47].
- Thực phẩm- thuốc (Medical foods): là dạng thực phẩm được bác sĩ kê
đơn cho bệnh nhân có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt để cải thiện tình trạng bệnh
hoặc điều kiện sức khỏe [46].
Nhật Bản qui định tên của TPCN là “thực phẩm có tác dụng sức khỏe đặc
hiệu” viết tắt là FOSHU, “FOSHU là những sản phẩm có ảnh hưởng đặc biệt lên
sức khỏe do các chất có trong thành phần hoặc những thực phẩm đã loại bỏ các
chất gây dị ứng” [8].
Tại Việt Nam, TPCN được định nghĩa trong thông tư số 08/2004/TT-
B YT: “TPCN là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ
thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức
đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh”. TPCN, tùy theo công dụng, hàm lượng
vi chất và hướng dẫn sử dụng còn có các tên gọi khác như: thực phẩm bổ sung vi
chất dinh dưỡng; thực phẩm bổ sung; thực phẩm bảo vệ sức khỏe; sản phẩm dinh
dưỡng y học [3].
Như vậy, chúng ta có thể nhận định khái quát là các định nghĩa về TPCN
được xây dựng theo các cách tiếp cận khác nhau tại các nước khác nhau trên thế
giới [17].
Hiện nay Tổ chức nông lương thực thế giới (FAO) phối họp với Tổ chức y
tế thế giới (WHO) đang nỗ lực thực hiện chương trình tiêu chuẩn thực phẩm
trong đó có vấn đề quản lý TPCN nhằm đưa ra một bộ tiêu chuẩn, hướng dẫn
4

quốc tế và các tài liệu liên quan về thực phẩm với hai mục đích: bảo vệ sức khỏe
người tiêu dùng và thúc đẩy công bằng thương mại thực phẩm quốc tế [6].
2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ THựC PHẮM CHỨC NĂNG CỦA MỘT SỐ
NƯỚC TRÊN THỂ GIỚI.
2.Ỉ.Quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng.
Tại Mỹ, TPCN chia làm 2 nhóm khác nhau nên được quản lý khác nhau.
Thực phẩm bổ sung: trước năm 1994 được quản lý như thực phẩm thông
thường. Tháng 10/1994, Đạo luật về thực phẩm bổ sung (DSHEA) ra đời tạo ra
một khung pháp lý cho loại sản phẩm này .Trong đạo luật DSHEA qui định:
- Công ty phải chịu trách nhiệm về độ an toàn và công bố liên quan đến
sức khoẻ đã có bằng chứng khoa học cho sản phẩm do họ sản xuất, kinh doanh.
- FDA dự kiến sẽ đưa ra tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt- GMP cho các
cơ sở sản xuất TPBS nhằm đảm bảo an toàn, vệ sinh, chất lượng của TPBS [47].
Thực phẩm- thuốc: một trong những thực phẩm- thuốc đầu tiên được bán
tại Mỹ là sản phẩm Lofenalac dùng cho những trẻ em bị bệnh di truyền suy giảm
khả năng chuyển hoá acid amin phenylalanine. Trước năm 1972 được quản lý
như thuốc, đến năm 1972 Lofenalac được quản lý như thực phẩm trên cơ sở đó
thực phẩm- thuốc ra đời. FDA yêu cầu các cơ sơ sản xuất thực phẩm- thuốc phải:
- Đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt hiện hành (CGMP).
- Đảm bảo độ an toàn và tác dụng của sản phẩm trước khi bán ra thị trường.
- Chỉ được dùng cho bệnh nhân dưới sự giám sát của nhân viên y tế [45].
Nhật Bản cũng là một trong những nước đưa ra vấn đề quản lý TPCN
tương đối sớm trên thế giới. Năm 1984, dự án đầu tiên về TPCN ra đời dưới sự
bảo trợ của Bộ Giáo Dục, Khoa học và Văn hóa có tên “phát triển và phân tích
có hệ thống các chức năng của thực phẩm” nhằm tạo ra loại thực phẩm có hiệu
f quả để giảm nguy cơ các bệnh liên quan đến lối sống. Năm 1991, Nhật Bản cho
phép thương mại hóa TPCN theo qui định của Bộ Y Te (MHW) [8]. Theo qui
5
định của MHW các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có những tài liệu khoa học
chứng minh tác dụng, liều dùng và độ an toàn của sản phẩm [42].

Tại Anh, Bộ nông nghiệp, ngư nghiệp và thực phẩm (MAFF) chịu trách
nhiệm quản lý TPCN và chịu sự chi phổi của qui định chung Châu Âu [50],
Trong Chỉ thị 2002/46/EC của Hội đồng ngày 10/6/2002 của Nghị viện Châu Âu
đưa ra các qui định:
- TPBS bán ra thị trường phải an toàn, thích hợp và dán nhãn đúng.
- TPBS chứa các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất và những thành
phần khác có tác dụng sinh lý đều phải có các bằng chứng khoa học thích họp.
- Nhà sản xuất phải ghi liều tối đa, mức cao nhất và thấp nhất có tác dụng
cho các chất dinh dưỡng chứa trong sản phẩm và có hướng dẫn sử dụng [36].
2.2. Quản lý những thông tin liên quan đến sức khoẻ trên nhãn thực phẩm
chức năng.
Khách hàng thu thập thông tin về thực phẩm họ mua từ nhiều nguồn khác
nhau: kiến thức gia đình, giáo dục, thông tin quảng cáo và trên nhãn sản phẩm
[6]. Thông tin trên nhãn đóng vai trò rất quan trọng trong việc lựa chọn của
khách hàng đặc biệt là lần đầu tiên mua sản phâm, thông tin liên quan đến sức
khỏe trên nhãn TPCN có ảnh hưởng khá lớn đến sức mua của người tiêu dùng,
theo một khảo sát qua điện thoại của FDA vào tháng 3/1994 có 20% người tiêu
dùng mua TPCN dựa trên công bổ về sức khỏe trên nhãn sản phẩm, năm 1995
tăng lên 25% [25],
Tuy nhiên hiện nay nhiều nước đã gặp khó khăn trong việc quản lý các
thông tin liên quan đến sức khỏe trên nhãn TPCN do người tiêu dùng không hiểu
rõ về đặc tính của sản phẩm, nhầm lẫn tác dụng phòng và chữa bệnh của TPCN.
Việc cấm tất cả các công bố về tác dụng đối với sức khỏe của sản phẩm không tỏ
ra hoàn toàn có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự hiểu nhầm cho người sử dụng.
6
Trên phạm vi quốc tế và quốc gia, qui định về thông tin liên quan đến sức
khoẻ của thực phẩm hiện đang trong giai đoạn xây dựng và có sự khác nhau giữa
các nước và khu vực. Trong một khảo sát của Uỷ ban Codex ở 74 quốc gia, một
tỷ lệ lớn (35 quốc gia) không có quy định riêng cho công bổ về tác dụng đối với
sức khoẻ của thực phẩm, có 30 quốc gia không cho phép bất kỳ một công bố nào

đề cập đến bệnh, 7 quốc gia cho phép các công bố làm giảm nguy cơ bệnh [6].
Tại Mỹ, trên nhãn sản phẩm TPCN được phép ghi ba loại thông tin liên
quan đến sức khoẻ (được gọi là các công bố - claim):
- Công bố về thành phần dinh dưỡng (Nutrient Content claims): thể hiện
thành phần và hàm lượng chất dinh dưỡng chứa trong sản phẩm.
- Công bố về cấu trúc/chức năng (Structure/Funtctional claims): mô tả vai
trò của các chất dinh dưỡng tác động đến cấu trúc hoặc chức năng bình thường
của cơ thể. Ví dụ: vitamin A giúp sáng mắt [29].
- Công bố về sức khoẻ (health claims): mô tả mối quan hệ giữa thành
phần trong thực phẩm với sự giảm nguy cơ của một bệnh nào đó hoặc cải thiện
một tình trạng sức khoẻ [29]. Hiện nay có 15 công bố về sức khoẻ được Mỳ công
nhận. Ví dụ: Calci làm giảm nguy cơ loãng xương [6].
Theo Ưỷ ban Codex có 3 loại công bố liên quan đến sức khoẻ:
- Công bố về tác dụng dinh dưỡng: thể hiện tác dụng dinh dưỡng của sản
phẩm hỗ trợ cho sự phát triển sinh lý bình thường của cơ thể. Ví dụ: folate là yếu
tố quan trọng cho sự tạo hồng cầu.
- Công bố về chức năng khác: thể hiện vai trò của các chất dinh dưỡng để
cải thiện hoặc làm tăng cường các chức năng sinh lý bình thường của cơ thể. Ví
dụ: calci làm tăng cường độ cứng của xương.
- Công bố làm giảm nguy cơ bệnh: thể hiện thực phẩm có thể làm giảm
nguy cơ mắc bệnh. Ví dụ: rau và trái cây có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư.
Tại Châu Phi, công bố về tác dụng đối với sức khoẻ của thực phẩm bị
cấm hoặc được điều chỉnh ở hầu hết các nước trừ Nigieria.
7
Tại Canada 5 công bố về tác dụng đối với sức khoẻ được công nhận trong
Pháp lệnh về thuốc và thực phẩm năm 2003.
Khu vực Trung Đông không cho phép bất kỳ công bố nào đối với sức
khoẻ của thực phẩm.
Nhật Bản là một trong số các quốc gia đầu tiên xây dựng các quy định về
công bố đối với sức khoẻ của thực phẩm với 13 công bổ tiêu chuẩn được cho

phép đối với sản phẩm FOSHƯ.
Ở Trung Quốc các công bố liên quan đến bệnh ung thư, kéo dài tuổi thọ,
phòng hoặc chữa bệnh, hồi phục tuổi trẻ đều bị cấm.
Ở Ấn Độ các công bố về tác dụng đối với sức khoẻ của thực phẩm được
cho phép nhưng Pháp lệnh chống giả mạo thực phẩm (1954) khẳng định các thực
phẩm có công bố sai đều bị cấm.
Luật của Cộng đồng Châu Âu chỉ đưa ra rất ít các chỉ dẫn chung cho các
quốc gia trong khu vực. Hướng dẫn 2000/13/EC khẳng định nhãn mác của thực
phẩm đóng gói không được dẫn đến hiểu sai, không được ghi các công bố phòng
và điều trị bệnh. Các quốc gia Châu Âu xây dựng các qui định về công bổ tác
dụng đối với sức khoẻ của thực phẩm rất khác nhau, còn nhiều mâu thuẫn về các
thuật ngữ được dùng. Gần đây cộng đồng Châu Âu đã đưa ra các qui định về
công bố tác dụng đối với sức khoẻ đối với thực phẩm vào ngày 16/7/2003 [6],
Từ đây có thể thấy rằng vấn đề quản lý thông tin liên quan đến sức khoẻ
trên nhãn TPCN hiện nay rất phức tạp và còn mới đối với nhiều nước do đó còn
nhiều lúng túng, thiếu đồng bộ trong việc quản lý loại sản phẩm đặc biệt này.
2.3. Quản lý thông tin quảng cáo thực phấm chức năng.
Quảng cáo TPCN ảnh hưởng lớn đến hành vi mua sản phẩm của người
tiêu dùng, đặc biệt các thông tin khoa học về tác dụng của thực phẩm đến sức
khỏe có tác động mạnh mẽ đến nhu cầu thị trường. Tại Nhật Bản năm 1996 sau
8
một chương trình tivi tuyên bố cacao có tác dụng làm giảm cholesterol máu, nhu
cầu thị trường tăng thêm 24% đối với các sản phẩm có chứa cacao [44].
Trên toàn cầu, luật quảng cáo thường được qui định đúng sự thật và không
bị hiểu sai.Các qui định về quảng cáo TPCN nói chung đều nhấn mạnh các điểm:
- Không tuyên bố sai, phóng đại hay mập mờ. Qui định này có trong luật
của 4 quốc gia Pháp, Án Độ, Nhật và Hàn Quốc.
- Không được thể hiện sự liên quan giữa thực phẩm với thuốc hoặc ngụ ý
thực phẩm này có thể phòng hay điều trị bệnh. Câu này có trong qui định của 9
nước và khu vực. Ví dụ trong Luật quảng cáo của Trung Quốc năm 1995.

- Công bố tác dụng đổi với sức khỏe phải dựa trên các bằng chứng khoa
học, được qui định trong luật của 5 quốc gia và khu vực.
- Không được ngụ ý rằng sản phẩm thực phẩm đó là cần thiết để có sức
khỏe tốt, được qui định trong luật của Pháp và Nigieria.
- Quảng cáo phải được cấp phép [6].
TPCN hiện nay phát triển rất mạnh mẽ cùng với sự tăng trưởng của ngành
công nghiệp thực phẩm do đó vấn đề quản lý càng trở nên quan trọng. Khối liên
minh Châu Âu (EU) đang cố gắng xây dựng một khung pháp lý chung cho toàn
Châu Âu về vấn đề quản lý TPCN [50]. Tháng 10/2002, 340 đại biểu của Chính
phủ các nước Châu Á cùng các thành viên của ngành công nghiệp chế biến
TPBS toàn cầu gặp nhau ở hội nghị của Hiệp hội dinh dưỡng Hoa Kỳ (ASA) tại
Châu Á tổ chức ở Bangkok. Các chuyên gia của 9 nước Châu Á nhận định rằng
cần có một qui định chung cho các nước trong khu vực cùng với ủy ban Codex
Châu Á đi đến thống nhất về vấn đề quản lý TPCN trong toàn khu vực nhằm tạo
một môi trường pháp lý để có các bằng chứng khoa học khách quan; các công bố
trung thực; sản phẩm có chất lượng cao, an toàn và chọn lựa dễ dàng, phong phú
cho người tiêu dùng [34].
9
3. TÌNH HÌNH L ưu HÀNH THựC PHẨM CHỨC NĂNG CỦA MỘT SỐ
NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
3.1.Tình hình sản xuất, kinh doanh và sử dụng thực phẩm chức năng.
Tình hình sản xuất, kinh doanh và số lượng các sản phẩm TPCN không
ngừng tăng nhanh trên thế giới.
Tại Mỹ trước năm 1972 khi các sản phẩm thuốc- thực phẩm được quản lý
như thuốc số lượng các sản phẩm này rất ít, trước năm 1974 có khoảng 36 sản
phẩm đăng ký kinh doanh dạng thuốc- thực phẩm, đến năm 1989 tăng lên trên
200 sản phẩm [45]. Hiện nay có thêm khoảng 1000 sản phẩm mới đăng ký dạng
TPCN mỗi năm [35]. Cho đến nay doanh số bán TPCN không ngừng tăng mạnh
thể hiện qua hình 1.2 [27] :
8

6
Tỷ USD 4
2
0
5.8
6.5
4.4
3 3 3.3
-377-
1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996
Năm
Hình 1.2. Doanh số bán TPCN tại Mỹ qua các năm.
Riêng TPCN hỗ trợ giảm cân đạt doanh số 1,3 tỷ USD vào năm 2001 [30].
Theo thống kê của FDA năm 1996, sản phẩm TPCN chứa vitamin đạt doanh số
4,9 tỷ USD chiếm 48% thị phần, sản phẩm chứa khoáng chất đạt 600 triệu USD
chiếm 6% thị phần và sản phẩm từ thảo dược đạt 3 tỷ USD chiếm 28% [38].
Thị trường Châu Á cũng không kém phần sôi động với sự gia tăng nhanh
chóng về số lượng sản phẩm cũng như doanh số bán TPCN qua mỗi năm. Dcanh
số bán riêng các TPCN có nguồn gốc thảo dược tại Châu Á năm 2002 đạt đến
10
5,1 tỷ USD [28]. Tại Nhật Bản doanh số bán TPCN tăng không ngừng qua các
năm, thể hiện trên hình 1.3 [43] :
30
20
Triệu USD
10
21.65
18.76

23.27

26.2
f 'L i *
2000 2001 2002 2003 2004
Năm
Hình 1.3. Doanh số bán TPCN tại Nhật qua các năm.
Hiện nay Nhật Bản công nhận 424 sản phẩm đăng ký dạng FOSHU chia
làm nhiều nhóm [11]:
Giúp hấp thu
muối khoáng
Cải thiện hệ
xương
Giúp giảm mỡ
trung tính sau ăn
Giúp giảm sâu
răng
Dùng cho người
huyết áp tăng
rrũỊ1? Dùng cho người
có đường huyết
Dùng cho người
có cholesterol
máu hoi cao
Điều hoà tiêu
hoá
Hình 1.4. Số lượng sản phẩm FOSHU đăng ký tại Nhật năm 2004.
Trung Quốc từ xưa đã nổi tiếng với nền y học cổ truyền lâu đời, người
Trung Quốc đã có kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc từ hơn 5000 năm trước
[28], các học thuyết Đông y đã định hướng cho họ vận dụng vào việc sản xuất,
chế tạo ra các sản phẩm TPCN.
11

Nhóm sản phẩm
Theo số liệu năm 2000 ở Trung Quốc có 1013 cở sở sản xuất TPCN đang
hoạt động và phân bố trên khắp đất nước [9] :
DJD
c=
?=>-
v<o
L T ì
800
600
400
200
0
670
215
128
12 tỉnh phía Đông 9 tỉnh vùng trung 10 tinh phía Tây
tâm
Phân bố địa lý
Hình 1.5. Phân bố địa lý các cơ sở sản xuất TPCN tại Trung Quốc năm 2000.
Hiện nay ở Trung Quốc có trên 10000 sản phẩm TPCN đang lưu hành
doanh số đạt được mỗi năm khoảng 2,5 tỷ USD [9] với nhiều nhóm sản phẩm:
Trị bệnh khác
Táng thị lực
Điều hoà huyết áp
Tăng cường phát triển
Trị thiếu máu
Chống bức xạ
Mát họng
Chống đột biến

Cải thiện xương
Tăng trí nhớ
Bảo vệ gan
Giảm cân
Bảo vệ da
Cải thiện giấc ngủ
Chống khối u
Điều hoà đường huyết
Tàng chịu đựng thiếu
Chống lão hoá
Tăng cường tiêu hoá
Giảm mệt mỏi
Điều hoà lipid máu
Điều hoà rriễn dịch
200 400 600 800 1000 1200
SỐ lượng
1400
Hình 1.6: Danh mục TPCN đăng ký tại Trung Quốc năm 2001.
12
Tại thị trường Châu Âu doanh sổ bán TPCN năm 1997 đạt 830 triệu
bảng Anh, trong đó Anh đạt 239 triệu bảng chiếm 29% doanh số toàn Châu Âu
[39]. Thị trường TPBS ở Pháp cũng đang tăng trưởng mạnh, trong 2 năm 2000
đến 2002 có 3 nhóm sản phẩm chiếm thị phần lớn (56%) gồm: nhóm làm thon
người (chiếm 24% thị phần), nhóm bổ sung chất dinh dưỡng (chiếm 18%), nhóm
dùng cho giai đoạn tiền mãn kinh (chiếm 14%). Hiện nay ở Pháp có khoảng 225
công ty họat động trong lĩnh vực này [14].
Nhìn chung tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và số lượng các
sản phẩm TPCN đang tăng nhanh trên thế giới điều này thể hiện được xu hướng
tiêu dùng của con người và sự phát triển của nghành công nghiệp thực phẩm trên
toàn thế giới. Tuy nhiên trong hoạt động kinh doanh TPCN có một đặc điểm

khác với kinh doanh thuốc hoặc thực phẩm thông thường đó là sự tồn tại của
hình thức kinh doanh đa cấp (kinh doanh theo mạng - Multilevel Marketing).
Theo định nghĩa của Bộ thương mại Việt Nam trong Luật cạnh tranh:
KDĐC là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hoá đáp ứng các điều kiện sau:
- Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hoá được thực hiện thông qua mạng lưới
người tham gia KDĐC gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau.
- Hàng hoá được người tham gia KDĐC tiếp thị trực tiếp cho người
tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa chỉ khác không
phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc người tham gia.
- Người tham gia KDĐC được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc
lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia
KDĐC cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh
nghiệp KDĐC chấp nhận [13].
Hình thức KDĐC ra đời tại Mỹ vào những năm 30 của thế kỷ XX,
lịch sử ra đời của mô hình KDĐC gắn liền với TPCN. Tiến sỹ Calr Rehnborg
được xem là ông tổ của mô hình KDĐC, năm 1934 ông thành lập công ty
Vitamins California để kinh doanh sản phẩm do chính ông phát minh, năm 1939
13
ông đổi tên công ty thành Nutrilite products khai sinh cho hình thức KDĐC.
Năm 1979, Phòng thương mại liên bang Mỹ chính thức thừa nhận mô hình
KDĐC hợp pháp [49],
Sau khi ra đời, các công ty KDĐC không ngừng phát triển nhanh
chóng. Theo sổ liệu của Hiệp hội bán hàng trực tiếp quổc tế (WFDSA), năm
2002, doanh thu từ phương thức KDĐC ở Mỹ là 28,69 tỷ USD; Hàn Quốc 3,9 tỷ
USD Năm 2003, số người tham gia vào hoạt động KDĐC ở Mỹ là 13 triệu
người và Hàn Quốc là 3 triệu người [19].
Rất nhiều công ty KDĐC chọn mặt hàng TPCN, năm 2000 tại Mỹ có
240 công ty KDĐC có kinh doanh TPCN [31]. Doanh số bán TPCN của các
công ty KDĐC tại Mỹ năm 1995 đạt 2,7 tỷ USD chiếm 30% thị phần, năm 1996
đạt 2,9 tỷ USD chiếm 29% thị phần và năm 1997 đạt 2,9 tỷ USD chiếm 23% thị

phần. Các công ty KDĐC TPCN tại Mỹ chiếm thị phần lớn đặc biệt là những sản
phẩm có nguồn gốc thảo dược, thể hiện trên hình 1.7 [38]:
Hình 1.7. Phần trăm thị phần các loại hình phân phối sản
phẩm TPCN có nguồn gốc thảo dược tại Mỹ năm 1996.
Từ mô hình KDĐC, nhiều công ty đã lợi dụng tạo ra loại hình “biến
tướng” để lừa đảo người tiêu dùng gọi là mô hình kim tự tháp thông qua việc yêu
14
cầu khách hàng phải mua sản phẩm của công ty với giá rất cao [20], thêm vào đó
việc phân biệt công ty KDĐC hợp pháp và bất chính hiện nay là rất khó [19] vì
vậy người tiêu dùng không chỉ bị ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ mà còn
thiệt hại về kinh tế.
Xu hướng chuyển từ dùng thuốc sang dùng TPCN của người dân ngày
càng rõ nét [17]. Theo Quổc Hội Mỹ, nhu cầu sử dụng TPCN của người dân tăng
lên là do 2 nguyên nhân: thứ nhất là do người ta tin rằng TPCN có thể mang lại
lợi ích cho sức khoẻ của họ, thứ hai do họ hy vọng vào một cơ hội khác có thể
giúp họ thoát khỏi tình trạng sức khoẻ hiện tại [27]. Ngoài ra người tiêu dùng
thích sử dụng TPCN còn vì TPCN là mặt hàng không cần kê đơn người ta có thể
mua được dễ dàng và họ nghĩ rằng họ có thể sử dụng chúng thành thạo, thận
trọng cũng như biết trước được kết quả [48].
Quan niệm về sức khoẻ bản thân của người tiêu dùng cũng ảnh hưởng
đến nhu cầu sử dụng của họ, trong báo cáo về nhu cầu sử dụng TPCN của người
dân Mỹ từ năm 1988 đến 1994 tổng kết rằng những người có quan niệm sức
khoẻ của họ sẽ rất tốt khi được bổ sung chất dinh dưỡng có tỷ lệ sử dụng cao hơn
(45%), 39% những người quan niệm sức khoẻ họ tốt có sử dụng TPCN và 39%
những người quan niệm sức khoẻ họ tạm ổn hoặc yếu có sử dụng TPCN. Báo
cáo này cũng cho biết có khoảng 40% dân số Mỹ có sử dụng TPCN, trong đó
44% là phụ nữ và 35% là nam giới. Có từ 42% đến 51% trẻ em từ 1 đến 5 tuổi có
sử dụng TPCN [51]. Hiện nay có hơn một nửa người Mỹ trưởng thành có sử
dụng TPCN [27] và 7% người Mỹ trưởng thành dùng các TPCN cho mục đích
giảm cân [30].

Theo điều tra của Viện lạm dụng thuốc quốc gia Hoa kỳ năm 2002 cứ
50 học sinh lớp 10 thì có 1 học sinh sử dụng sản phẩm TPCN có chứa
androstenedione (dẫn xuất của hormon sinh dục nam androgen) và cứ 40 học
sinh trung học thì có 1 học sinh có sử dụng sản phẩm này cho mục đích giúp
tăng trưởng [41].
15
3.2. Một số vấn đề tồn tại liên quan đến thực phẩm chức năng.
3.2.1. An toàn: gồm những vấn đề sau:
- Đa số TPCN được buôn bán một cách tự do [11]: chẳng hạn hiện nay
Chính phủ Nhật chỉ công nhận 424 sản phẩm đăng ký dạng FOSHU nhưng thực
tế có trên 1000 sản phẩm không được cấp phép vẫn được bán ra thị trường. Một
sổ sản phẩm bán với dạng “thực phẩm sức khoẻ” (health foods) trong khi Nhật
chưa có luật quản lý cho loại sản phẩm này, trong một cuộc kiểm tra của Chính
phủ đã phát hiện 56 sản phâm dạng health foods được bán rộng rãi, trong đó 29
sản phẩm sai luật về công bố đối với sức khoẻ và 600 lỗi sai luật [44]. Độc tính
trên thận của acid aristolochic được WHO cảnh báo từ năm 1982 và bị cấm lưu
hành ở Đức từ năm 1981, tại Mỹ năm 2001 nhưng đến năm 2004 vẫn có trên 100
sản phẩm TPCN chứa acid aristolochic được rao bán trên mạng internet và
người ta cũng dễ dàng mua được các sản phẩm nằm trong nhóm 12 loại TPCN bị
Chính phủ Mỹ cấm lưu hành qua mạng internet [32],
- Một số sản phẩm TPCN chứa các thành phần có tác dụng rất mạnh
như thuốc [11]: ví dụ năm 2004 FDA nhận được 14 684 báo cáo về phản ứng bất
lợi của sản phẩm TPCN giảm cân có chứa ephedra (chiết xuất từ cây ma hoàng),
trong vòng 5 năm có 18 trường họp có tai biến trên tim, 26 trường họp đột quỵ,
43 trường họp tai biến mạch máu não và 5 trường họp tử vong [32].
- Các TPCN có thể có tác dụng phụ [11]: sản phẩm TPCN chứa rễ cây
kava-kava (tác dụng giảm stress, giảm mệt mỏi), sau khi có 25 báo cáo của các
nước về tác dụng gây tổn thương và hoại tử gan hiện nay đã bị cấm lưu hành trên
thị trường Đức, Thuỵ sĩ, Pháp, Canada, Mỹ và Anh [40].
- Có thể tương kỵ với một số thuốc tây [11]: ví dụ TPCN có chứa

gingko biloba (cây bạch quả) dùng cùng với các sản phẩm chống đông máu làm
tăng nguy cơ chảy máu [12].
- Có thể gây ngộ nhận và nguy hiểm cho người tiêu dùng: sản phẩm
Heart Bar có chứa L-arginine, nhà sản xuất công bố có tác dụng phòng chống
16

×