Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Chính sách đối ngoại của các chúa nguyễn thời kỳ 1558 1802

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.11 KB, 83 trang )






TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ





PHẠM NGỌC TRÂM




CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA CÁC
CHÚA NGUYỄN THỜI KỲ 1558 - 1802



TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:
TS BÙI NGỌC THẠCH





HÀ NỘI - 2015



LỜI CẢM ƠN

Khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Chính sách đối ngoại của các chúa Nguyễn
thời kỳ 1558 - 1802” được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, Tiến sĩ Bùi
Ngọc Thạch.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy Bùi Ngọc
Thạch, người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, các thầy cô giáo trong
khoa Lịch Sử, và tập thể lớp K37C – CN Lịch Sử đã động viên giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian qua.
Do thời gian có hạn cũng như sự hạn chế của bản thân, khóa luận không tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả

Phạm Ngọc Trâm










LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của thầy giáo, Tiến sĩ Bùi Ngọc Thạch.
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu của khóa luận chưa từng được
công bố ở bất kỳ một khóa luận nào. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả

Phạm Ngọc Trâm







1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong lịch sử trung đại Việt Nam, các nhà nước phong kiến thường thực hiện
chính sách đối ngoại để phục vụ giải quyết các mối quan hệ bang giao với các nước
xung quanh nhằm bảo vệ độc lập, gây ảnh hưởng chính trị hoặc góp phần xây dựng
đất nướcở mức độ khác nhau.
Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách đối ngoại trong bối cảnh lịch sử đầy
phức tạp, lực lượng non yếu nhưng chủ động mở cửa hướng biển, giải quyết các
mối quan hệ lân bang khôn khéo, mở mang lãnh thổ hoà bình, tạo ra thế phát triển
mọi mặt về sau thì chỉ có thể diễn ra ở thời các chúa Nguyễn trong thời kỳ 1558-
1802.

Thực tiễn lịch sử Việt Nam trong các thế kỷ XVI, XVII, XVIII đã hình thành
hai chính quyền phong kiếnĐàng Trong vàĐàng Ngoài đốiđịch lâu dài. Đối với
chính quyền nhà nướcĐàng Trong của các chúa Nguyễn thì gặp nhiều khó khăn thử
thách. Chỗ đất đứng chân rất hạn hẹp, tình thế bị cô lập, lực lượng thì non yếu, sự
tồn tại luôn luôn bịđe doạ.
Trước tình hìnhđó, đòi hỏi các chúa Nguyễn phải thực hiện các chính sách đối
nội, đối ngoại phù hợp, sáng tạo. Trong đó, về chính sách đối ngoại thì thực hiện
chống Trịnh, phục Thanh, khoan hoà Ai Lao, hoà hiếu Châp Lạp, sử dụng người
Hoa, mở cửa hướng biển giao thương với nước ngoài.
Chính sáchđối ngoạiđã phát huy được tác dụng to lớn góp phần không những
phá thế cô lập, mở rộng lãnh thổ, mở của hội nhập quốc tế, tạo cơ sở cho sự phát
triển mọi mặt về sau.
Nghiên cứu về chính sách đối ngoại của các chúa Nguyễn trong thời kỳ 1558
– 1802 cóý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc:
2

Về lý luận: Góp phần làm sáng tỏ các vấn đề chức năng của Nhà nước , chính
sách đối nội, chính sách đối ngoại, mối quan hệ giữa ngoại giao với kinh tế, chính
trị, văn hoá, quân sự…
Về thực tiễn: Góp phần làm sáng tỏ chính sách đối ngoại của các chúa
Nguyễn trong lịch sử; vận dụng các bài học kinh nghiệm đối ngoại của tổ tiên,
phục vụ cho chính sách đối ngoại của nhà nước ta hiện nay trong quá trình hội
nhập, phát triển đất nước.
Vấnđề chính sách đối ngoại của các chúa Nguyễn thời kỳ 1558 – 1802 đã
được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu với các cách tiếp cận khác nhau và
nhằm mụcđích khác nhau. Song cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học
nào nghiên cứu đầyđủ cụ thể về vấn đề này.
Vì vậy, tôi quyếtđịnh lựa chọn vấn đề“ Chính sách đối ngoại của các chúa
Nguyễn thời kỳ 1558 – 1802” làmđề tài khoá luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Chính sách đối ngoại của các chúa Nguyễn thời kỳ 1558 – 1802 là một vấn đề
được xem trọng và các nghiên cứu đã tìm hiểu nhưng chỉ dừng lại ở việc giới thiệu
những hoạt động buôn bán của các nước đối với Đàng Trong.
Đầu tiên là bộ Đại Việt sử kí toàn thư do Ngô Sĩ Liên biên soạn dựa trên tác
phẩm Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu và tác phẩm Sử kí tục biên của Phan Phu
Tiên. Năm 1665, Phạm Công Trứ chỉnh lý trước tác của Ngô Sĩ Liên và viết thêm
phần Bản kỷ tục biên. Năm 1697, các quan Lê Hy, Nguyễn Quý Đức viết thêm và
hiệu đính phần Bản kỷ tục biên, tập hợp toàn bộcác trước tác nói trên gọi là Đại
Việt sử kí toàn thư. Tác phẩm ghi chép các sự kiện lịch sử của dân tộc từ thời Hồng
Bàng cho đến hết đời Lê TháiTổ.
3

Bộ Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn gồm 6 quyển, được viết vào năm 1776,
lúc ông đang giữ chức Tham tán quân cơ ởThuận Quảng. Bộ sách ghi chép về hai
đạo Thuận Hóa và Quảng Nam trên nhiều mặt từ cảnh quan môi trường, địa lý
hành chính, sản vật, phong tục đến lệ thuế má, nhân vật… Bộ sách ngoài phần
điểm lại quá trình dựng nghiệp của Nguyễn Hoàng ở Thuận Hóa và đối đầu với
họTrịnh ở Đàng Ngoài, có phần ghi chép về công cuộc mở đất về phía Nam của
triều đình phong kiến Đàng Trong. Tác phẩm được xem là một bộ địa lý - lịch sử
phong phú về hai xứ Thuận - Quảng thế kỉ XVI - XVIII.
Bộ Đại Nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn được vua Minh Mạng
cho tiến hành biên soạn vào năm 1821, gồm hai phần: Đại Nam thực lục tiền biên
ghi chép giai đoạn lịch sử từ khi Nguyễn Hoàng vào Nam (1558) đến đời chúa
Nguyễn Phúc Thuần (1777); Đại Nam thực lục chính biên ghi chép giai đoạn từ khi
Nguyễn Ánh bôn ba tìm cách khôi phục quyền lực dòng họ(1777) đến khi vua
Đồng Khánh mất (1889). Bộ sách là một tập hợp các ghi chép dưới dạng biên niên
về những sự việc cụ thể, những lời nói, việc làm của vua, lời tâu trình của quần
thần, việc nội trị, ngoại giao
Đại Nam liệt truyện do Quốc sử quán biên soạn năm 1841, hoàn thành vào
năm 1895 và được khắc in vào 1909. Nội dung chủyếu là ghi chép về hàng trăm

nhân vật lịch sử được chia thành các mục: Hậu phi, hoàng tử, công chúa, chư
thần… Bên cạnh việc ghi chép về các nhân vật lịch sử, tập 2 của Đại Nam liệt
truyện còn ghi chép về quan hệ của triều Nguyễn với các nước
Trong cuốn Việt Nam sử lược,tác giả Trần Trọng Kim nghiên cứu về lịch sử
Việt Nam từ thời thượng cổ đến khi Pháp xâm lược và cai trị nước ta,trong đó có
nghiên cứu sơ lược về quan hệ Việt Nam - Cao Miên. Tác phẩm này được viết theo
lối biên niên, ghi nhận lại các sự kiện lịch sử.
4

Nghiên cứu về quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam, tác giả Phan Khoang
có cuốn Việt sử xứ Đàng Trong. Tác phẩm là một bản “lược đồ” vẽ lại đường đi
của tiền nhân ta khoảng 400 năm trước trong công cuộc khẩn hoang lập ấp ở miền
đất mới.
Ngoài ra, các bài viết trong các kỷ yếu hội thảo khoa học như: Hội thảo chúa
Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sửViệt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX,
Hội thảo Nam Bộ và Nam Trung Bộ những vấn đề lịch sử thế kỉ XVII – XIX, các tạp
chí chuyên ngành như Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế,
Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Văn hóa Tập san… cũng là nguồn tư liệu đã đề
cập trong nhiều mức độvề vấn đề mà đề tài nghiên cứu.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu bối cảnh lịch sử Việt Nam ở đầu thế kỷ XVI và sự hình thành
chính quyền Đàng Trong của các chúa Nguyễn để thấy được cơ sở hình thành
chính sách đối ngoại của các chúa Nguyễn thời kỳ 1558 – 1802
- Tìm hiểu chính sách đối ngoại của các chúa Nguyễn thông qua hoạt động
trao đổi buôn bán với các nước trong khu vực và các nước phương Tây. Tiến hành
khảo sát và thống kê các sự kiện về hoạt động giao thương như các loại hàng hoá
trao đổi, hình thức trao đổi…
- Từ đó đánh giá đúng về đặc điểm và vai trò chính sách đối ngoại của các
chúa Nguyễn thời kỳ 1558 – 1802.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
5

Để thực hiện mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu cần tập trung vào những
nội dung sau:
- Tập hợp và xử lý các nguồn tài liệu.
- Trình bày, phân tích một cách khách quan về chính sách đối ngoại của
các chúa Nguyễn trong thời kỳ 1558 – 1802.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những chính sách về
hoạt động thương mại, trao đổi buôn bán và đối ngoại về chính trịcủa chính quyền
chúa Nguyễn trên địa bànĐông Nam Á và Thế giới nói chung vàlãnh thổ vùng đất
Đàng Trong nói riêng
Về thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chính sách đối ngoại của
các chúa Nguyễn trong thời kỳ 1558 – 1802, ngoài ra để làm rõ hơn đặc điểm, vai
trò và tác động của quan hệ thương mại của các chúa Nguyễn đối với các nước
trong khu vực và các nước phương Tây đến các giai đoạn sau.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu nghiên cứu
Khoá luận được thực hiện dựa trên những nguồn tư liệu chủ yếu sau:
Tư liệu trong thư tịch cổ Việt Nam như: Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam
thực lục, Phủ biên tạp lục, Việt Nam sử lược.
Bài viết trong các tạp chíVăn hoá nguyệt san, Nghiên cứu Đông Nam Á,
Nghiên cứu lịch sử của các tác giả liên quan đến đến nội dung đề tài nghiên cứu.
6

Các công trình nghiên cứu trong các Hội thảo khoa học nghiên cứu đến vấn đề
đối ngoại củaĐàng Trong như: Kỷ yếu Hội thảo khoa học chúa Nguyễn và vương
triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam
Các sách nghiên cứu về đối ngoạiĐàng Trong như: Ngoại thương Việt Nam

hồi thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX, Xứ Đàng Trong - Lịch sử kinh tế xã hội Việt
Nam thế kỉ XVII và XVIII, Bức tranh kinh tế Việt Nam thế kỷ XVII Và XVIII
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Khóa luận được nghiên cứu trên cở sở sử dụng phương pháp luận sử học của
Chủ nghĩa Mác- Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc nghiên cứu chính sách
đối ngoại của các chúa Nguyễn thời kỳ 1558 – 1802.
- Sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic.Trong đó phương pháp
lịch sử là chủ yếu.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh.
5.Đóng góp của khoá luận
Trên tinh thần trân trọng và kế thừa giá trị của các tác giả đi trước, đề tài khoá
luận “Chính sách đối ngoại của các chúa Nguyễn thời kỳ 1558 – 1802” góp phần:
- Khẳng định rõ chính sáchđối ngoạicủa các chúa Nguyễn với các nước trong
khu vực và các nước phương Tây trong giai đoạn 1558 – 1802.
- Làm rõ về bối cảnh lịch sử, các chính sách đối với hoạt động buôn bán của
chính quyền Đàng Trong của các chúa Nguyễn với các nước.
- Đánh giá, nhận xét những đặc điểm, vai trò của chính sách đối ngoại của các
chúa Nguyễn, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong quan hệ buôn bán của các
chúa Nguyễn với các nước trong khu vực và các nước phương Tây.
7

- Với những đóng trên tôi mong muốn khoá luận sẽ trở thành nguồn tài liệu
tham khảo cho các bạn sinh viên khoa Lịch sử nghiên cứu về quan hệ thương mại
của Việt Nam, đồng thời là nguồn tư liệu góp phần vào phục vụ việc học tập và
giảng dạy phần lịch sử Việt Nam trung đại nói chung và chính sách đối ngoại của
các chúa Nguyễn nói riêng
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì nội dung khóa luận
gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở hình thành chính sách đối ngoại của các chúa Nguyễn thời

kỳ 1558 - 1802
Chương 2: Chính sách đối ngoại của các chúa Nguyễn thời kỳ 1558 – 1802
Chương 3: Đặc điểm và vai trò chính sách đối ngoại của các chúa Nguyễn
thời kỳ 1558 - 1802








8

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA CÁC CHÚA
NGUYỄN THỜI KỲ 1558- 1802

1.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VIỆT NAM VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHÍNH
QUYỀN ĐÀNG TRONG CỦA CÁC CHÚA NGUYỄN Ở THẾ KỶ XVI
1.1.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam ở đầu thế kỷ XVI
Năm 1545, Nguyễn Kim - tướng tài ba có công trong việc thành lập nhà
LêTrung Hưng bịhàng tướng họMạc là Dương Chấp Nhất đầu độc chết. Quyền
hành rơi vào tay con rểlà Trịnh Kiểm. Cũng từ đây, mâu thuẫn giữa hai dòng
họTrịnh - Nguyễn bắt đầu, mởmàn cho công cuộc chia cắt đất nước thành hai đàng:
Đàng Trong và Đàng Ngoài.
Trịnh Kiểm vì muốn thâu tóm quyền hành, xây dựng quyền thếtập cho dòng
họTrịnh nên đã tìm cách sát hại các em vợ. Nguyễn Uông - con trưởng Nguyễn
Kim bịhãm hại chết. Nguyễn Hoàng lo sợcho sốphận của mình. Được sựmách
nước của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Hoàng nhờcậy chịgái Ngọc Bảo

xin Trịnh Kiểm cho vào trấn thủThuận Hóa. Đây là nơi hoang vu, nhiều giặc giã.
Trịnh Kiểm muốn nhân cơhội đó mượn tay bọn giặc trừkhửem vợnên đã đồng ý.
Năm 1558, Nguyễn Hoàng được lệnh vào Nam. Cùng đi với ông có một lực lượng
hùng hậu có đến nghìn người, là họhàng ởhuyện Tống Sơn, binh lính ởđất Thanh -
Nghệ, những danh thần tài giỏi nhưNguyễn ƯDĩ, Tống Phước Trị, Mạc Cảnh
Huống…
Khi vào Nam, đoàn người đổbộlên cảng Cửa Việt, dựng dinh thự ởÁi Tử.
Nguyễn Hoàng là người khôn ngoan, nhân hậu, lưu tâm đến dân tình, hết lòng thu
dụng hào kiệt đểmưu cầu nghiệp lớn. Ông được dân gian yêu mến gọi là chúa Tiên.
9

Thời gian đầu, bềngoài, Nguyễn Hoàng vẫn giữvà làmtròn bổn phận một phiên
thần. Nhưng bên trong, một mặt dựa vào điều kiện tựnhiên thuận lợi, đất đai rộng
rãi; mặt khác lợi dụng họTrịnh đang tập trung chống lại họMạc, họNguyễn ra sức
khai khẩn vùng Thuận Quảng, xây dựng tiềm lực, chuẩn bịcho cuộc cát cứlâu dài.
Đểtránh sựnghi kỵcủa chúa Trịnh, năm1569, ông ra chầu vua Lê ởAn Trường.
Năm 1570, Nguyễn Hoàng được giao trấn thủluôn đất Quảng Nam với ấn
Tổng trấn. Năm 1593, ông đem quân ra Đông Đô giúp Trịnh Tùng đánh dẹp
dưđảng họMạc. Vì lập được nhiều chiến công, ông được vua Lê tấn phong Trung
quân đô đốc phủtả đô đốc chưởng phủsựthái úy Đoan quốc công. Năm 1600, lấy cớ
đem quân đi dẹp loạn ởNam Định, ông cùng các tướng tâmphúc giong thuyền
thẳng vào Thuận Quảng. Có thểxem từnăm 1600, Nguyễn Hoàng bắt đầu xây dựng
giang sơn riêng cho họNguyễn ở Đàng Trong.Từ đó, mâu thuẫn giữa hai tập đoàn
phong kiến Trịnh - Nguyễn ngày càng gay gắt hơn.
Năm 1613, trước khi qua đời, Nguyễn Hoàng đã không quên dặn con Nguyễn
Phúc Nguyên tâm nguyện của đời mình và cũng mởmàn cho công cuộc cát cứ“đất
Thuận Quảng phía Bắc có Hoành Sơn và Linh Giang, phía Nam có núi Hải Vân và
Thạch Bì, địa thếhiểm trở, thật là một nơi đểcho người anh hùng dụng võ. Nếu biết
dạy bảo dân, luyện tập binh sĩkháng cựlại họTrịnh thì gây dựng được cơnghiệp
muôn đời” [ 14, tr.296]. Nguyễn Phúc Nguyên (1613 - 1635) theo di huấn của cha

xúc tiến mạnh hơncông cuộc cát cứ. Ông tiến hành cải tổchính quyền, dần thoát
khỏi lệthuộc đối với chúa Trịnh; tiếp đó, là ngừng việc nộp thuếhàng năm cho triều
đình trung ương. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã xây dựng một chính quyền phong
kiến biệt lập của riêng họNguyễn, chống lại triều đình của vua Lê chúa Trịnh.
Nhưvậy, lợi dụng cơhội hai phe Trịnh - Mạc giao tranh quyết liệt ngoài Bắc,
họNguyễn từng bước gây dựng thếlực trong Nam; đến lúc nhà Mạc bịtiêu diệt thì
cũng là lúc họNguyễn đã đủmạnh để đối đầu với họTrịnh. Lúc này, đất nước rơi
10

vào tình trạng phân liệt mới: Đàng Trong - Đàng Ngoài. Một cuộc nội chiến mới
bắt đầu.
Trong gần nửa thếkỉtừnăm1627 đến năm 1672, quân đội hai bên đã bảy lần
đem quân đánh nhau tại khu vực Hà Tĩnh - Quảng Bình. Sau bảy lần giao chiến,
không bên nào đủsức tiêu diệt đối phương. Cuộc chiến hao người tốn của cuối
cùng kết thúc bằng cách chia đôi đất nước Đàng Ngoài - Đàng Trong bằng giới
tuyến sông Gianh.
Đàng Trong sau một thời gian trịvì của các chúa: Nguyễn Phúc Nguyên
(1613 - 1635), Nguyễn Phúc Lan (1635 - 1648), Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687),
Nguyễn Phúc Trăn (1687 - 1691), Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725), Nguyễn Phúc
Chú (1725 - 1738), Nguyễn Phúc Khoát (1738 - 1765) chính trị ổn định, kinh tế
phát triển, cưdân an cưlạc nghiệp, cương vực không ngừng mởrộng vềphía Nam
cho đến tận Hà Tiên.
1.1.2. Sự hình thành chính quyền Đàng Trong của các chúa Nguyễn
Sự tranh giành quyền lực của họ Trịnh cùng với những rối ren chính trị ở Bắc
Hà đã tạo nên một biến động lớn đưa Nguyễn Hoàng vào vùng “Ô châu ác
địa”nhận nhiệm vụ trấn giữ đất Thuận Hóa (1558) và sau đó được kiêm luôn
Quảng Nam (1570).Lời sấm Trạng Trình vang lên“Hoành Sơn nhất đái, vạn đại
dung thân”như một lời gợi ý dẫn dắt, tiếp thêm niềm tin và sức mạnh để chúa
Nguyễn Hoàng quyết ra đi với những bước đi chắc chắn vào vùng đất mới. Thời
gian đầu chúa Nguyễn Hoàng vẫn thần phục họ Trịnh, luôn hoàn thành trách nhiệm

của một bậc công thần tận trung.
Vềsau, chính thức từ năm 1600, chúa Nguyễn Hoàng mới thực sự tách khỏi
chính quyền Đàng Ngoài để thực hiện ý đồ hùng cứ một phương. Sự lựa chọn vùng
đất, cách đi, hướng phát triển để đảm bảo tồn tại vững bền đặt ra với chúa Nguyễn
11

Hoàng ngay từnhững ngày đầu nhận chức trấn thủ. Tuy nhiên, lựa chọn là quyết
định mang tính định hướng đầu tiên còn vạch ra chiến lược xây dựng phát triển
mới là yếu tố xuyên suốt.
Ngoài 30 tuổi, chúa Nguyễn Hoàng thể hiện là một người có tầm nhìn chiến
lược dày dặn. Chúa hiểu những thách thức đặt ra với mình ở phía trước là không
nhỏ. Ở đó -vùng đất Quảng Nam vốn có truyền thống lịch sử văn hóa riêngbiệt, là
nơi hội tụ nhiều lớp người với nhiều thành phần xã hội hết sức phức tạp. Chính
chúa Nguyễn Hoàngcũng như các Chúa kế nghiệp sau này đều hiểu rõ rằng “đất
Đàng Trong vẫn là đất của những trung tâm văn hóa có quá khứ huy
hoàng”[16,tr.19]. Chúa đã từng được tham gia, chứng kiến và hiểu rõ những cuộc
xung đột quân sự, chính trị quyết liệt nhằm giành lại quốc thống cho nhà Lê, những
rối ren đối phó với nhà Mạc, thấy được tình cảnh “vua Lê chúa Trịnh” đặc biệt
trong lịch sử,Chúa hiểu rõ truyền thống văn hóa chính trị xứ Bắc, sức mạnh cùng
những nhược điểm căn bản của thể chế quan liêu Lê -Trịnh ở Đàng Ngoài.
Với hoàn cảnh của chúa Nguyễn Hoàng lúc đó “muốn dựng nghiệp lớn…cần
phảitạo một cơ sở gây thế ỷ dốc cho thượng đô và cho cả chính dinh, nhằm có đủ
mọi khả năng lực lượng chặn đứng mọi cuộc tấn công của quân Trịnh từphía Bắc
tràn xuống và mặt khác phải tạo được một bàn đạp để bành trướng thế lực, mở rộng
bờ cõi về phía Nam”[8,tr.225]
Thời gian trấn thủ ở Thuận Hóa, chúa Nguyễn Hoàng đã thể hiện cho chính
quyền Lê -Trịnh thấy tài năng gây dựng ở vùng đất mới và thể hiện thái độ ân cần,
mật thiết đúng mực của một bề tôi trung thành khiến cho vua Lê chúa Trịnh tin
tưởng và giao cho trấn thủ cảQuảng Nam với dinh quân hiệu “Dinh Hùng
Trấn”.Đây thật sự là một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược bởi khi có thêm Quảng

Nam không chỉ có danh nghĩa chính thức để mở rộng hơn nữa ảnh hưởng về phía
12

Nam mà còn tạo thêm được thế phòng thủ có chiều sâu cho mộtchủ trương chiến
lượclâu dài.
Với sự kiện này chúa Nguyễn bước vào “một thế giới của tự do lựa chọn và
có cơ hội để chọn lọc”[35,tr.121],bắt đầu làm chủ được một trung tâm kinh tế quan
trọng nhất miền Trung với một không gian đồng bằng tương đối rộng lớn, một
vùng đất tài nguyên phong phú và một cảng biển giàu tiềm năng vốn từng nổi tiếng
quốc tế thời kỳChampa ở vùng cửa sông Thu Bồn. Và cũng chính là cơ hội để chúa
Nguyễn Hoàng hoạch định rạch ròi chính sách xây dựng vùng đất mới của mình.
Quảng Nam cùng với Thuận Hóa có vai trò, vị trí quan trọng, đây chính là bức
phên giậu che chắn bảo vệphía Nam Thanh Hóa, NghệAn và hậu phương vững
chắc của chính quyền Lê -Trịnh.
Có cái nhìn đầy chiến lược và tham vọng về xứ Quảng nhưng có lẽ đến trước
khi mất Chúa vẫn chưa kịp thực hiện hết, vẫn chưa yên lòng khi sự nghiệp chưa
trọn vẹn nên trước khi mất chúa Nguyễn Hoàng còn dặn dòkỹ lưỡngcon cháu rằng:
“đất Thuận Quảng phía Nam có núi Ngang (Hoành Sơn) và Sông Gianh (Linh
Giang) hiểm trở, phía Nam có núi Hải Vân và núi Đá Bia vững bền. Núi sẵn vàng
sắt, biển có cá muối, thật là đất dụng võ của người anh hùng. Nếu biết dạy luyện
binh đểchống chọi với họ Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời. Ví bằng thể
lực không địch được thì cố giữ vững đất đai để chờ cơ hội, chứ đừng bỏ qua lời dặn
của ta”[30,tr.44].
Qua đó, chúng ta thấy Chúa là một vị anh hùng đảm lược có chí lớn, có con
mắt tinh đời, vừa sáng suốt, có tầm nhìn, vừa quyết đoán, không chỉ là một nhà
quân sựtài ba mà còn là một nhà chính trị có tấm lòng khoan dung, nhân ái, thương
dân thương nước biết nhìn xa thấy rộng, đến phút cuối đời vẫn còn trăn trở khi sự
nghiệp còn dang dở. Xin vào làm trấn thủ là để “rồi sau mưu làm việc lớn”, lời di
13


chúc của Chúa là minh chứng cụ thể thêm cho ý định đó. Lời dặn dò trên về cơ bản
là nêu lên vị trí địa lý, hình thể, tài nguyên và nhữngđiều kiện căn bảnthuận lợi
củađất Thuận Quảng, vừa phân tích tiềm năng vừa vạch ra định hướng khai thác
phát triển.
Với tầm nhìn chiến lược đó chúa Tiên đã tạo nên một ngã rẽlịch sử cực kỳ
quan trọng trong lịch sử dân tộc ta. Vâng lời di huấn của cha, chúa Nguyễn Phúc
Nguyên “sửa thành lũy, đặt quan ải, vỗ về quân dân, trong ngoài đâu cũng vui
phục”[30,tr.46]. Khi thấy đủ mạnh, Nguyễn Phúc Nguyên công khai không thần
phục họ Trịnh nữa: không nộp thuế, không nhận sắc, không ra Thăng Long mà
cũng không gửi con thay mình ra Thăng Long như họ Trịnh đòi. Họ Trịnh từng
đem quân vào đánh nhưng cả sáu lần đều không thành công đànhphải rút về, chấp
nhậnlấy sôngGianh là ranh giới của hai Đàng. Đến đây, giấc mộng xây dựng “cơ
nghiệp muôn đời”của chúa Nguyễn Hoàng được thực hiện.
Như vậy, với sự kiện chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa mầm mống
tình trạng cát cứ bắt đầu hình thành, sau đó khi chúa kiêm trấn thủ luôn Quảng
Nam thì mầm mống cát cứ được được gieo thêm sức mạnh. Để rồi giai đoạn sau đó
diễn ra cuộc chiến tranh Trịnh -Nguyễn gây ra không ít hậu quả nặng nề cho đất
nước. Tuy nhiên chính trong giai đoạn này,lãnh thổ đất nước được mở rộng hơn
bao giờ hết, kinh tế, văn hóa, xãhội có những bước phát triển mới mà người đặt dấu
ấn quan trọng chính là chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Bằng nhãn quan chiến lược cùng
tài năng đức độchúaNguyễn Hoàng tìm nơi để duy trì cõi sống và nơi để dựng
nghiệp lâu bền mà Quảng Nam là điểm chú ý tâm huyết quan trọng trong chiến
lược xây dựng phát triển của chúa Nguyễn Hoàng.

1.2. CHỦ ĐỘNG XÂY DỰNG MỘT GIANG SƠN ĐỘC LẬP
14

1.2.1. Dựa vào dân, chiêu hiền đại sĩ, thu hút nhân tâm
Những duy cớ lịch sử đã đưa đẩy Nguyễn Hoàng (1558- 1613) đến với vùng
đất Thuận Quảng. Từ sự ra đi tìm chỗ lánh thân cho đến khi con cháu ông xây

dựng được lực lượng cát cứ vững mạnh của dòng họ để đối chọi được với nhà
Trịnh là cả một quá trình lâu dài. Trong đó chính sách của hai vị chúa đầu tiên là
Nguyễn Hoàng và Nguyễn Phúc Nguyên là vô cùng quan trọng vì vừa phải ứng
phó với nhiều thế lực, vừa phải gây dựng nền tảng cho dòng họ về sau.
Nơi dừng chân đầu tiên trong chuyến hành trình đó là vùng đất Quảng Trị.
Nguyễn Hoàng trong gần 56 năm gây dựng cơ nghiệp và những người kế nghiệp đã
có nhiều chính sách phát triển vùng Thuận - Quảng nói chung và mảnh đất Quảng
Trị nói riêng thành nơi mật tập dân cư, xóm làng trù phú, Cửa Việt một thời đã trở
thành nơi giao lưu thuyền bè buôn bán tấp nập.
Ở vùng đất Thuận - Quảng và sau đó mở rộng dần đến Phú Yên (1611), nhiều
thành phần cư dân phức tạp, vấn đề chiêu dụ, thu phục nhân tâm tụ cư đến đây
trong buổi đầu thật không dễ dàng. Vai trò trung nghĩa quân được Nguyễn Hoàng
sử dụng như một lực lượng nòng cốt làm nhiệm vụ khai hoang lập làng, tạo dựng
cơ sở buổi đầu ở Thuận Hoá. Những người quê hương ở Tống Sơn và nghĩa dũng ở
Thanh- Nghệ “đều dắt díu gia quyến vui vẻ đi theo Gia Dụ”[30,tr.28]. Khi Nguyễn
Hoàng vào Nam còn lôi kéo theo một lực lượng khá đông tướng lĩnh vào theo, các
tướng lĩnh Văn Nham, Thạch Xuyên, Tiền Trung, Tường Lộc cùng 1000 thuỷ quân
ra đi ngày hôm ấy. Đó là lực lượng thực sự cần thiết tạo ra chỗ dựa vững chắc để
Nguyễn Hoàng nhanh chóng thực thi các chính sách trên vùng đất mới.
Trên vùng đất đứng chân Quảng Trị bấy giờ, Nguyễn Hoàng và Nguyễn Phúc
Nguyên đã thi hành những chính sách mềm dẻo, hợp lý và công bằng. Lấy yếu tố
nhân hoà làm đức trị để “yên chỗ ở cho dân, theo phong tục của dân, mở mối lợi,
trừ mối hại, đó là việc đầu tiên trong việc vỗ trị xứ Thuận- Quảng vậy”[7,tr.50].
Sự kiện năm 1621 là một minh chứng cho việc thu phục các dân tộc thiểu số. Thổ
15

mục ở Lạc Hòn (Ai Lao) tổ chức cướp phá ở vùng biên thuỳ vùng phía Tây Quảng
Trị, chúa sai Tôn Thất Hoà đem quân đi dẹp, bắt làm tù binh nhưng để tỏ rõ thiện ý
trong việc thực hiện chính sách khoan dung, vậy nên “Chúa muốn lấy ân tín vỗ về
người đất xa, sai cởi trói ra và cấp cho quần áo, lương thực, răn dạy rồi thả về.

Quân Man cảm phục, từ đấy không lấy làm phản nữa”[30,tr.41].
Cùng với việc củng cố trị an, thu hút nhân tài, Nguyễn Hoàng và các chúa kế
nghiệp liền đẩy mạnh công cuộc khai hoang, phát triển nông nghiệp ở cả hai xứ
nên đã thu hút được cư dân Đàng Ngoài đang bị chiến tranh đói kém vào khẩn
hoang lập nghiệp. Điều này được sử ghi rõ: “Năm Mậu Thân (1608), xứ Thuận-
Quảng được mùa to, mỗi đấu gạo giá 3 đồng tiền. Bấy giờ từ Nghệ An ra Bắc bị
đại hạn, giá gạo đắt, nhiều dân xiêu dạt chạy về (với chúa)”[30,tr.36]. Để những
chính sách đi vào thiết thực và thực thi có hiệu quả, nhà nước cho phép miễn tô
thuế trong ba năm đầu, đất đai khai phá cho biến thành đất tư, khuyến khích, tạo
điều kiện cho cư dân mở rộng diện tích canh tác, hoa lợi thu lại ngày càng nhiều.
“Nếu như ruộng đất Thuận Hoá ở thế kỷ XV là 7.100 mẫu ruộng thì đến thời chúa
Nguyễn, thuế ruộng đất công tư thu được ở đây có năm lên đến 265.507
mẫu”[7,tr.136]. Điều này chứng tỏ, tình hình khai hoang ruộng đất liên tục được
mở rộng từ thời chúa Nguyễn Hoàng và đạt được rất nhiều thành quả.Việc Đoan
Quận công “sai chứa thóc để phòng bị biên thuỳ, hằng năm nộp thuế sai dư 400 cân
bạc, 500 tấm lụa…thường nộp thuế má, không thiếu năm nào”[7,tr.50- 51] đã minh
chứng cho việc thực hiện hiệu quả các chính sách chiêu dân, khai hoang lập ấp,
nhanh chóng đưa đến sự trù phú của vùng đất mới.
Quá trình tụ cư khai phá đất là nguyên nhân ra đời nhiều làng mới. Làng xã ở
Thuận Hoá vốn có từ thời Lê được thành lập ở những vùng đồng bằng đất đai màu
mỡ, bằng phẳng. Khi chính sách khuyến khích di dân lập làng của chúa Nguyễn
được đẩy mạnh, nhu cầu mở rộng diện tích canh tác tăng đã thu hút một lượng lớn
dân cư đi khai phá vùng đồi núi đần phá ven biển, những vùng trũng lau sậy để lập
16

làng. Theo Ô châu cận lục, “giữa thế kỷ XVI toàn bộ chốn châu huyện của Thuận
Hoá mới có 522 xã thôn”[1,tr.41-67]. Lê quý Đôn trong Phủ biên tạp lục cho biết,
“theo sổ đinh năm Quý tỵ (1773), toàn xứ Thuận- Hoá có 2 phủ, 8 huyện, 1 châu,
862 thôn, phường, giáp”[7,tr.70]. Như vậy, sau khoảng 220 năm (tính từ 1558 đến
năm 1773), riêng vùng Thuận Hoá đã lập thêm 340 xã thôn mới.

Chính sách thu hút nhân lực chỉ thật sự có hiệu quả khi lòng dân yên ổn. Trên
vùng đất mới đầy tai ương, hiểm hoạ luôn rình rập, con người luôn khát khao có
một cuộc sống tươi đẹp hơn. Nguyễn Hoàng và những người kế nghiệp đã thành
công trong việc vận dụng các yếu tố thần linh, mở đường cho chính sách an dân “sẽ
có vị chân chúa đến xây chùaởđây, để tụ khí thiêng, cho bền long mạch”[30,tr.35].
Vị trấn thủ đếnđây là danh chính ngôn thuận, hợp lòng người, thuậný trời, dùng
chính sách an dân với ước vọng “quy thuận”, “giao hoà” trên vùng đất mới này. Vì
thế, chúa đã lôi kéo nhiều danh tướng, nhân sĩ đi theo phò giúp như: Mạc Cảnh
Huống, Tống Phước Trị, Lê Phi Thừa, Nguyễn Đình Thân. Sau này dưới thời
Nguyễn Phúc Nguyên, dưới sự phò giúp của Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Dật,
Nguyễn Hữu Tiến… chính lực lượng trí thức này đã góp công rất lớn trong sự
nghiệp xây dựng Đàng Trong, góp phần nâng chất kẻ sĩ trong buổi đầu thời chúa.
Khát vọng mãnh liệt của những con người dứt khoát rời bỏ quê hương đi tìm
một cuộc sống tốt đẹp hơn, phù hợp với tư tưởng xây dựng chính thể mới của chính
quyền dòng họ, cùng với những chính sách an dân của chúa Nguyễn đã kịp thời kết
nối những con người trong xã hội, lấy nhân tâm làm nền tảng vững chắc cho ổn
định và phát triển xã hội. Vấn đề thu hút nhân lực, tiến cử và trọng dụng nhân tài
trong buổi đầu được các chúa đề cao. Chính những chính sách khoan hoà đó mà
chúa Nguyễn lôi kéo nhiều lực lượng về với mình, góp phần đưa vùng đất mới
thành quốc gia hùng mạnh sau này.


17


1.2.2. Xây dựng lực lượng mọi mặt phát triển thế lực
Năm 1558 Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ vùng đất Thuận Hoá và được triều
đình nhà Lê chấp thuận, mở ra một trang sử mới của dân tộc. Là người đại diện cho
xu thế phát triển của đất nước, Nguyễn Hoàng quyết chí vào Nam dựng nghiệp với
hàng loạt những dự định lớn lao.Ý đồ cát cứ, xây dựng một giang sơn riêng của

Nguyễn Hoàng được thể hiện trong lời căn dặn con cháu của ông trước khi mất
“Đất Thuận Quảng phía Bắc có núi Ngang, sông Gianh hiểm trở, phía Nam có núi
Hải Vân, núi Đá Bi vững bề, núi sẵn vàng sắt, biển có cá muối thật là đất dụng võ
của người anh hùng, nếu biết dạy dân chống lại họ Trịnh thì đủ xây dựng lực lượng
muôn đời. Nếu không địch được thì cố giữ đất đai mà chờ cơ hội chứ đừng bỏ qua
lời dặn của ta” [32,tr.344].
Lên nối nghiệp cha, Nguyễn phúc Nguyên đã tổ chức lại chính quyền, tách
dần khỏi sự phụ thuộc vào chúa Trịnh dẫn đến cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn,
kết quả là đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong, Đàng Ngoài, lấy sông Gianh làm
giới hạn chia cắt. Từ đây về sau, các chúa Nguyễn dồn sức chăm lo phát triển kinh
tế, tăng cường tiềm lực về mọi mặt chuẩn bị những bước đi xa hơn cho các thế hệ
con cháu và lãnh thổ Đàng Trong cũng không ngừng được mở rộng bao gồm toàn
bộ vùng đất từ sông Gianh trở vào phía Nam nước ta hiện nay.
Đàng Trong là một vùng đất mới, các chúa Nguyễn đã khuyến khích khai
khẩn đất đai chăm lo đời sống nhân dân, giảm nhẹ sưu thuế tạo nên cảnh trù phú
của vùng đất Đàng Trong.
Nông nghiệp: Từ thế kỷ XVI nông nghiệp ở Thuận Quảng đã rất phát triển.
Đầu thế kỷ XVII, Đàng Trong đã trở thành vùng đất màu mỡ và sinh lợi, đến nỗi
hàng năm nhân dân có thể thu được 3 vụ lúa, thóc gạo dồi dào tới mức “không ai
cần lao động thêm để kiếm sống… quanh năm có nhiều hoa quả những thứ lạ như
dưa bở, dưa chuột, dưa hấu, mít, sầu riêng, dừa, trầu cau, bắp cải, thuốc lá, mía…
18

Đồng ruộng của họ đầy những gà vịt nhà, gà rừng”[32,tr.363]. Ngoài ra, vùng đất
Đàng Trong còn trồng được nhiều loại ngũ cốc khác như ngô, kê, đậu… Sách còn
ghi lại “Trên cánh đồng Đàng Trong nhân dân đã cấy đến 26 giống lúa nếp và 23
giống lúa tẻ”[32,tr.363]. Nông nghiệp Đàng Trong thời các chúa Nguyễn trị vì rất
phát triển, năng suốt lúa cao “ruộng ở các huyện Tân Bình, Phúc Long, Quy An,
Quy Hoá dễ cày cấy, cấy một hộc thóc thì gặt được 100 hộc thóc, có nơi cấy 1 hộc
thóc còn gặt được 300 hộc”[32,tr.363]. Như vậy, các chúa Nguyễn có công khai

phá vùng đất Đàng Trong, mở rộng diện tích đất canh tác, chăm lo phát triển nông
nghiệp nên các xóm làng ngày đông đúc, đời sống nhân dân nhanh chóng ổn định,
no đủ.
Lâm nghiệp: Gỗ quý là mặt hàng xuất khẩu tại chỗ chủ yếu “Đàng Trong có
gỗ hồng mộc, gỗ lim, gỗ sapan, quế, kỳ nam, gỗ đàn hương và nói chung mọi thứ
gỗ tốt bạn có thể tìm thấy ở Ấn Độ”[21,tr.139]. Đặc biệt là tổ yến đây là một loại
thức ăn bổ dưỡng dành cho vua chúa đương thời, rất sẵn có ở vùng đất Đàng
Trong.
Thủ công nghiệp: Các chúa Nguyễn cũng khuyến khích phát triển thủ công
nghiệp, khai mỏ, chúa Nguyễn cho lập nhiều xưởng đóng thuyền ở các nơi, cho đặt
nhà đồ chuyên chế tạo vũ khí, làm đồ trang sức, đồ gỗ phục vụ các chúa, đặt ty Nội
pháo tượng phục vụ cho việc đúc súng. Thế kỷ XVII, dân Việt đã cứu sống một
giáo sĩ Bồ Đào Nha là Giaoda Crudo bị đắm thuyền, được sự giúp đỡ của giáo sĩ
này, chúa Nguyễn đã đúc được súng lớn theo kiểu phương Tây đương thời. Ngoài
ra, các ngành thủ công nghiệp tiêu biểu của Đàng Trong cũng phát triển như: vải
lụa, làm đường (Quảng Nam, Quảng Ngãi), làm giấy (Đốc Sở- Thừa Thiên, Đại
Phú- Quảng Bình), rèn sắt (Hiền Lương, Phú Bài – Thừa Thiên ), làm gốm sứ…và
khai thác các mỏ sắt…[32,tr.368-371]. Đời sống nhân dân ổn định, thủ công nghiệp
phát triển là một trong những nhân tố góp phần làm nên sự hưng thịnh của thương
nghiệp Đàng Trong.
19

Thị trường xuất khẩu và đòi hỏi của nền ngoại thương cũng đã đẩy quá trình
chuyên biệt hoá trong các nghề thủ công nghiệp. Kỹ thuật làm đường đã rất phát
triển, có một hệ thống sản xuất đường theo hộ được chuyên biệt hoá với các hộ
chuyên trồng mía, chuyên ép mía, chuyên nấu nước mía thành đường trắng. Nghề
làm đường gia tăng đã kéo theo sự ra đời và phát triển của nghề sản xuất chum vại
để đựng nước mía theo yêu cầu của nghề làm đường. Như vậy, tính chất của kinh
tế Đàng Trong thời các chúa Nguyễn không mang đặc điểm của một nền kinh tế tự
cung tự cấp một nền kinh tế tiêu biểu của Đông Nam Á xưa, mà nền kinh tế Đàng

Trong lúc này đã có sự hướng về thị trường thương mại, đáp ứng nhu cầu trao đổi
chứ không chỉ dừng lại ở mức độ tao đổi trong nước.
Thương nghiệp: Thời kỳ các chúa Nguyễn, hệ thống các chợ phát triển, một số
chợ như “chợ Vị Hoàng ở Sơn Nam, Nông Nại ở Biên Hoà, Bến Nghé ở Gia Định,
thị trấn Hà Tiên…”[32,tr.372]. Ở ĐàngTrong, dân buôn thường chở gạo thóc từ
Gia Định ra bán cho dân Thuận Quảng và mua các hàng từ phương Bắc chở vào.
Nội thương phát triển là cơ sở cho sự ra đời và trao đổi của hoạt động ngoại
thương.
Các luồng trao đổi ngoại thương chính của Đàng Trong: Đàng Trong- Nhật
Bản; Đàng Trong- Trung Quốc; Đàng Trong- Xiêm; Đàng Trong- Cao Miên; Đàng
Trong- Bồ Đào Nha; Đàng Trong- Hà Lan; Trung Quốc- Đàng Trong- Nhật Bản…
Đàng Trong được biết đến như một nơi trao đổi hàng hoá. Những mặt hàng thông
dụng được bán ở Đàng Trong bao gồm “51 mặt hàng: tơ, vải bông, các vị thuốc,
giấy vàng bạc, hương vòng, kim tuyến, ngân tuyến, các thứ phẩm, y phục, giày tốt,
kính, quạt giấy, bút mực, kim, các thứ bàn ghế, các thứ đồng hồ, đồ bạc, các thứ đồ
sành, chè, đồ ăn khô, đồ ngọt” [21,tr.140].
Với chủ trương trọng thương, các chính sách khuyến khích kinh tế đối ngoại
của các chúa Nguyễn đã có tác dụng cổ vũ ngoại thương ở Đàng Trong. “Vào thế
kỷ XVI- XVII, Đàng Trong đã có quan hệ buôn bán với nhiều quốc gia, trong đó
20

có những quốc gia có nền kinh tế hàng hoá phát triển thuộc loại bậc nhất của thế
giới. Hầu hết các cường quốc kinh tế lúc bấy giờ cả ở châu Á lẫn châu Âu đều đến
và thiết lập quan hệ ngoại thương với chính quyền Đàng Trong” [38,tr.102].
Sách sử ghi chép về chúa Tiên Nguyễn Hoàng “chúa ở trấn hơn 10 năm, chính
sự rộng rãi, quân lệnh nghiêm trang, nhân dân đề an cư lạc nghiệp, chợ không hai
giá, không có trộm cướp. thuyền buôn các nước đến nhiều. Trấn trở nên một nơi đô
hộ lớn” [10,tr.20]. Cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, thời chúa Nguyễn Phúc
Nguyên, nền kinh tế Thuận- Quảng có những bước phát triển mạnh mẽ. Chính sự
phát triển kinh tế đó, đặc biệt là sự phát triển kinh tế hàng hoá cùng với chính sách

mở cửa của chính quyền chúa Nguyễn là cơ sở và tác nhân bên trong rất quan trọng
dẫn đến sự hình thành các đô thị và thương cảng, trong đó Hội An với vị trí và điều
kiện thuận lợi của nó sớm trở thành trung tâm kinh tế mậu dịch đối ngoại thịnh đạt
nhất.

Tiểu kết chương 1
Như vậy, lịch sử cho thấy rằng có những bước chân đi đến miền đất hứa
không chỉ thay đổi số mệnh bản thân, dòng họ mà còn làm lay chuyển cả vận mệnh
dân tộc.Đôi khi một thay đổi, một quyết định tưởng như chỉ là lối thoát cho riêng
số mệnh đã tạo nên bước đột phá cho lịch sử dân tộc. Việc ra đi của Nguyễn
Hoàng, như lịch sử đã cho thấy không phải hoàn toàn chỉ để bảo toàn tính mạng mà
đằng sau đó còn có những toan tính về chính trị, ra đi để thực hiện bước mở đầu
cho một chiến lược lâu dài: xây dựng lực lượng chống lại họ Trịnh và gây dựng
khoảng trời riêng. Sự ra đi dứt khoát của Nguyễn Hoàng vừa chính là cơ hội vừa
chính là lối thoát gần như tối ưu nhất để ươm mầm thế lực mới ở vùng đất lạ. Đất
Thuận Hóa và Quảng Nam được coi là chốn dung thân trở thành nơi dấy nghiệp
của họ Nguyễn như một cơ duyên được định sẵn, mảnh đất Thuận - Quảng thế kỷ
XVI -XVII có điều kiện khởi sắc và chuyển mình thành vùng đất trù phú, yên ổn
21

gắn với vai trò to lớn của chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Chính quyết định đó đã tạo
nên cho Đàng Trong một giang sơn mới, một khoảng trời mới mà các chúa Nguyễn
đã dày công xây dựng với những cuộc Nam tiến lãnh thổ nước ta đã được mở rộng
đến phía Nam, đó là công lao to lớn nhất mà nhờ có tài ngoại giao khôn khéo của
các chúa Nguyễn mà hình dạng nước ta thời bấy giờ gần như được hoàn chỉnh
giống ngày nay.
Trên vùng đất đứng chân Quảng Trị bấy giờ, Nguyễn Hoàng và Nguyễn Phúc
Nguyên đã thi hành những chính sách mềm dẻo, hợp lý và công bằng. Lấy yếu tố
nhân hoà làm đức trị để “yên chỗ ở cho dân, theo phong tục của dân, mở mối lợi,
trừ mối hại, đó là việc đầu tiên trong việc vỗ trị xứ Thuận- Quảng. Như vậy, với

tài thu hút nhân tâm và chú trọng phát triển kinh tế về mọi mặt, các chúa Nguyễnđã
bắtđầu xây dựng một giang sơn cho riêng mình để chống lại họ TrịnhởĐàng Ngoài.
Đồng thời, phát triển thế lực để thực hiện công cuộc Nam tiến của mình.

CHƯƠNG 2
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA CÁC CHÚA NGUYỄN
THỜI KỲ 1558- 1802
2.1. CHỐNG CHÚA TRỊNH
2.1.1. Bí mật xây dựng lực lượng, hoà hiếu với chúa Trịnh
Ngay từ khi cuộc chiến Nam – Bắc triều còn đang tiếp diễn, trong nội bộ Nam
triều đã nảy sinh mầm mống chia rẽ.Năm 1545, sau khi Nguyễn Kim bị sát hại, vua
Lê trao mọi quyền bính cho Trịnh Kiểm. Hai họ Trịnh – Nguyễn vốn đã từng được
gắn kết bởi mục đích chung giúp vua Lê dựng lại cơ nghiệp, lại được thắt chặt
thêm bằng quan hệ hôn nhân (Trịnh Kiểm là con rể Nguyễn Kim), đến đây bị rạn
nứt. Để thâu tóm mọi quyền lực, Trịnh Kiểm tìm mọi cách loại bỏ ảnh hưởng
củahọ Nguyễn. Mâu thuẫn giữa hai thế lực đạt đến độ gay gắt khi người con trai
22

trưởng của Nguyễn Kim là Tả tướng Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm lập mưu giết
hại. Em trai của Uông là Nguyễn Hoàng, theo lời gợi ý của Nguyễn Bỉnh Khiêm,
đã nhờ chị gái là Ngọc Bảo (vợ Trịnh Kiểm) xin cho được vào trấn thủ đất Thuận
Hóa. Việc ra đi của Nguyễn Hoàng, như lịch sử đã cho thấy, không phải chỉ để bảo
toàn tính mạng, mà là thực hiện bước mở đầu cho một chiến lược lâu dài: “xây
dựng lực lượng chống lại họ Trịnh. Đất Thuận Hóa trở thành nơi dấy nghiệp của họ
Nguyễn” [17,tr.137].
“Thuận Hóa vốn là đất cũ của Champa, được sáp nhập dần dần vào lãnh thổ
Đại Việt bắt đầu từ thời Lý. Sau khi bị thất bại trong luộc chiến tranh năm 1069,
vua Champa Rudravarman III đã cắt cho Đại Việt 3 châu Bố Chính, Địa Lý và Ma
Lanh (tương đương với vùng đất từ huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đến huyện
Do Linh, tỉnh Quăng Trị). Năm 1306, để cưới công chúa Huyền Trân, quốc vương

Simhavarman III (Chê Mân) lại cắt 2 châu Ô và Lý (tương đương với vùng đất từ
huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đến huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) cho
nhà Trần làm sính lễ. Năm sau nhà Trần đổi tên hai châu này thành Thuận châu và
Hóa châu. Đến thời Lê Thánh Tông chia cả nước thành 13 xứ, trong đó có xứ
Thuận Hóa bao gồm một vùng đất từ phía nam đèo Ngang đến đèo Hải Vân”
[17,tr.139].
Cuối năm 1558, Nguyễn Hoàng đưa gia quyến, tùy tùng và họ hàng thân
thuộc ở huyện Tống Sơn vào Thuận Hóa. Năm sau, vùng Thanh Hoá, Nghệ An bị
lụt to, hàng trăm ngàn gia đình bị mất nhà cửa, mùa màng thất bát, nhân dân đói
khổ, nhiều người đã kéo nhau vào đất Thuận Hóa để tìm kế sinh nhai. Khi Nguyễn
Hoàng mới vào trấn thủ, đây còn là một vùng dân cư thưa thớt, kinh tế kém phát
triển. Theo mô tả của sử cũ, trên con đường giao thông chính chạy dọc Thuận Hóa
đến tận đèo Hải Vân chỉ có 4 cái quán nhỏ; cả xứ chỉ có 3 cái chợ.
Để lôi kéo nhiều người đến Thuận Hóa làm ăn sinh sống, Nguyễn Hoàng và
những cộng sự của ông đã thực thi một chế độ cai trị khoan hòa, khuyến khích sản

×