Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Trang phục của người dao tuyển ở huyện bảo thắng, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 89 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ


TRƢƠNG THỊ THU TRANG


TRANG PHỤC CỦA NGƢỜI DAO TUYỂN
Ở HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành : Lịch sử văn hóa
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Th.s Nguyễn Thị Tuyết Nhung





LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin được cảm ơn các thầy cô khoa Lịch sử trường Đại
Học Sư Phạm Hà Nội 2 những người đã trao truyền cho tôi kiến thức và
niềm say mê từ trong giảng đường Đại Học để tôi nghiên cứu trong lĩnh
vực này.
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô
khoa Lịch sử trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ tôi tận tình
trong suốt khóa học. Đặc biệt tôi cảm ơn sâu sắc sự chỉ bảo của Thạc Sĩ
Nguyễn Thị Tuyết Nhung – cô hướng dẫn trực tiếp tôi thực hiện khóa luận


này.
Tôi xin cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ quý báu của Phòng văn
hóa-thông tin huyện Bảo Thắng đã cung cấp tư liệu, tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi tìm hiểu và nhân dân trong xã đóng góp cung cấp tư liệu, nhiều
ý kiến quý báu để hoàn thiện khóa luận .
Mặc dù có nhiều cố gắng tinh thần trách nhiệm cao, nhưng vì khó
khăn về tư liệu lịch sử, thời gian lịch sử dài …nên khóa luận không tránh
khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô,
bạn bè và đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015.
Tác giả khóa luận .

TRƢƠNG THỊ THU TRANG


Mục Lục
Phần mở đầu:…………………………………………….1
1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề……………………………………………….3
3. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………….4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu………………………………………….4
5. Phương pháp nghiên cứu, nguồn tư liệu…………………………………5
6. Đóng góp của đề tài:…………………………………………………… 5
7. Bố cục của đề tài:………………………………………………… 6
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG NGƢỜI DAO TUYỂN Ở BẢO
THẮNG, TỈNH LÀO CAI…………………………………………………… 7
1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên ở huyện Bảo Thắng……………… 7
1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ở huyện Bảo Thắng……………… 7
1.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội…………………………………………………9
1.2. Ngƣời Dao Tuyển ở huyện Bảo Thắng – Lào Cai…………………….11

1.2.1. Tên gọi, dân số và sự phân bố……………………………………… 11
1.2.2. Lịch sử cư trú…………………………………………………………13
1.2.3. Hoạt động kinh tế…………………………………………………… 15
1.2.4. Tổ chức xã hội……………………………………………………… 17
1.2.5.Các trưng văn hóa…………………………………………………… 20
Tiểu kết chƣơng 1……………………………………………………… 32
CHƢƠNG 2: TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI DAO
TUYỂN VÀ BIẾN ĐỔI CỦA TRANG PHỤC………………………………33
2.1. Quy trình làm ra trang phục…………………………………………… 33
2.1.1. Nguyên liệu tạo ra vải………………………………………………… 33
2.1.2. Quy trình tạo ra vải…………………………………………………… 35


2.1.3. Chế biến cao chàm và nhuộm vải……………………………………………37
2.1.4. Kỹ thuật thêu, dệt……………………………………………………… 38
2.2. Các kiểu trang phục truyền thống của ngƣời Dao Tuyển…………… 40
2.2.1.Các kiểu trang phục thƣờng ngày…………………………………… 40
2.2.1.1. Y phục và trang sức nữ…………………………………………………40
2.2.1.2. Y phục và trang sức nam……………………………………………….44
2.2.1.3. Y phục trẻ em………………………………………………………… 44
2.3. Lễ phục…………………………………………………………………….45
2.3.1. Trang phục cô dâu………………………………………………………45
2.3.2. Trang phụ thầy cúng……………………………………………………49
2.4. Trang phục tang lễ……………………………………………………… 55
2.5. Giá trị trang phục của ngƣời Dao Tuyển……………………………… 52
2.6. Sự biến đổi trang phục của ngƣời Dao Tuyển ở huyện Bảo Thắng… 55
2.6.1. Biểu hiện của sự biến đổi………………………………………55
2.6.2. Những nhân tố dẫn đến sự biến đổi……………………………56
2.7. Vấn đề bảo tồn và thách thức đặt ra cho trang phục truyền thống của
ngƣời Dao Tuyển………………………………………………………………58

2.7.1. Một số vấn đề đặt ra hiện nay đối với việc bảo tồn trang phục
truyền thống……………………………………………………………………58
2.7.2. Một số kiến nghị về giải pháp………………………………… 59



2.7.3. Thách thức đặt ra cho việc bảo tồn trang phục truyền thống của ngƣời
Dao Tuyển 60
Tiểu kết chƣơng 2:………………………………………………………… 66
KẾT LUẬN……………………………………………………………………68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………….71
PHỤ LỤC………………………………………………………………………72
1

Mở Đầu

1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với một nền văn hóa đa dạng trong
thống nhất. Văn hóa là dòng chảy xuyên suốt quá khứ, hiện tại và tương lai của
một dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, mỗi dân tộc đã tạo
dựng cho mình một lâu đài văn hóa đồ sộ, một truyền thống văn hóa riêng để phân
biệt với các dân tộc khác. Những giá trị văn hóa đó tạo nên bản sắc văn hóa tộc
người, làm thành những chuẩn mực để phân biệt tộc người này với tộc người kia.
Nếu dân tộc nào để mất đi văn hóa truyền thống của mình thì nó không còn là một
cộng đồng tộc người riêng biệt nữa.
Dân tộc Dao là một trong số 54 dân tộc anh em đang sinh sống trên đất
nước Việt Nam. Trong các tộc người thiểu số ở nước ta, người Dao có dân số khá
đông, xếp vào hàng thứ 9 với khoảng 620.538 người [24; tr.21], cư trú phân tán ở
nhiều địa phương chủ yếu ở các tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc như Lào Cai, Hà
Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn… Người Dao có nhiều nhóm ngành

khác nhau lại cư trú trên địa bàn nhiều tỉnh đã tạo nên những sắc thái văn hóa
phong phú và đa dạng. Người Dao có nguồn gốc xa xưa ở phía Nam Trung Quốc
di cư sang nước ta theo nhiều đợt bằng đường bộ, đường sông và đường biển.
Trong số bẩy nhóm người Dao địa phương thì ở Lào Cai có 3 nhóm là: Dao Tuyển,
Dao Đỏ và Dao Nga Hoàng. Bảo Thắng là một trong hai huyện có người Dao
Tuyển sống tập trung đông nhất của tỉnh Lào Cai.
Bảo Thắng là vùng bảo tồn được nhiều loại hình văn hóa dân gian và nếp
sống của cộng đồng có tính chất tộc người. Một trong những giá trị văn hoá mang
đặc trưng tộc người của cộng đồng Dao được nghiên cứu quan tâm đó là trang
2

phục. Tìm hiểu về trang phục nhóm Dao Tuyển Bảo Thắng giúp ta hiểu hơn về
cuộc sống, quan niệm, suy nghĩ của người Dao Tuyển nơi đây. Đó là cuộc sống
gần cuộc sống gần gũi của đồng bào Dao với thiên nhiên (điều này được thể hiện
trên các hoa văn của trang phục người Dao Tuyển, nó thể hiện sự quan sát tinh tế
của người Dao trong cuộc sống), là một trong những con đường giúp chúng ta
dựng lại cuộc sống cổ truyền của người Dao. Vì vậy, qua nghiên cứu trang phục
của người Dao Tuyển Bảo Thắng, chúng ta sẽ có cơ sở để hiểu biết sâu sắc và đầy
đủ hơn sắc thái văn hoá mang tính địa phương của cộng đồng người Dao Việt
Nam nơi đây.
Việc nghiên cứu trang phục của Dao Tuyển còn giúp cho chúng ta có thể
phục dựng bức tranh về trang phục của người Dao thường sử dụng trong đời sống
xã hội, tạo cơ sở cho các bảo tàng có thêm nguồn tư liệu tham khảo khi lập bảo
tàng trưng bày về trang phục.
Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, những sản phẩm
của nền kinh tế thị trường như quần áo may sẵn, vải vóc các loại…đang hàng ngày
hàng giờ len lỏi vào từng hang cùng ngõ hẻm của núi rừng và đang có nguy cơ
cuốn đi những giá trị văn hoá truyền thống của nhiều tộc người, trong đó có người
Dao Tuyển. Chính vì thế, việc nghiên cứu về trang phục cổ truyền của người Dao
Tuyển ở huyện Bảo Thắng còn nhằm góp phần sưu tầm, gìn giữ và giới thiệu trang

phục của người Dao trong bộ sưu tập trang phục truyền thống của 54 tộc người
Việt Nam. Đây là một việc làm cần thiết.
Trang phục của người Dao Tuyển ở huyện Bảo Thắng là một khoảng trống
trong nghiên cứu cơ bản và trong hoạt động phục vụ nghiên cứu, giảng dạy về lịch
sử địa phương hay tộc người. Vì vậy, việc sưu tầm, trưng bày để giới thiệu với
công chúng về những giá trị độc đáo của trang phục người Dao Tuyển ở huyện
3

Bảo Thắng là một yêu cầu cấp thiết cần được triển khai để nhằm giúp cho mọi
người có thêm hiểu biết về tính đa dạng trong văn hoá Dao của nước ta.
Tìm hiểu về trang phục của người Dao Tuyển ở Bảo Thắng tỉnh Lào Cai là
đóng góp cho việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của người Dao nói
chung theo chủ trương Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa VIII đã đề ra: “Chúng ta cần nỗ lực xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc, thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Đảng và Nhà nước ta thừa nhận các dân tộc sống trên đất nước ta đều có những
giá trị và sắc thái văn hóa riêng và chủ trương tạo điều kiện cho các giá trị và các
sắc thái văn hóa đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hóa Việt Nam và
củng cố sự thống nhất dân tộc, là cơ sở để giữ sự bình đẳng và phát huy tính đa
dạng văn hóa của các dân tộc anh em”. [25; tr.206]. Xuất phát từ những nhận thức
trên, tôi đã chọn đề tài: “Trang phục của người Dao Tuyển ở huyện Bảo Thắng,
tỉnh Lào Cai” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, nhiều vấn đề về người Dao ở nước ta đã được đề cập trong
nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu của không ít nhà khoa học, nhà nghiên cứu.
Trong tác phẩm, “Trang phục cổ truyền và hoa văn trên vải các dân tộc Việt
Nam” Hội văn học dân gian Việt Nam ( 2012 ), các tác giả đã trình bày những họa
tiết hoa văn chủ yếu, phố biến trên trang phục của người Dao, trong đó có người
Dao Áo Dài ( Dao Tuyển ). Chưa đi sâu vào từng thành tố tạo nên trang phục.
Trong tác phẩm,“ Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam”

Nguyễn Đăng Duy (2004), đã đưa ra nhưng dấu hiệu nhận biết người Dao qua
trang phục. Nhưng chưa đề cập đến trang phục của Dao Áo Dài.
4

Trong tác phẩm, “Trang phục cổ truyền của người Dao ở Việt Nam” Nguyễn
Khắc Tụng, Nguyễn Anh Cường (2011) đã trình bày một cách hệ thống, đầy đủ
thành tố tạo nên trang phục của tất cả các nhóm người Dao, các tác giả đã đề cập
đến trang phục của nhóm Dao Áo Dài ( Dao Tuyển ).
Tác phẩm “Lễ cưới người Dao Tuyển” của TS. Trần Hữu Sơn ngoài trình
bày chi tiết về quan niệm, nguyên tắc hôn nhân, tiến trình của lễ cưới người Dao
Tuyển. Còn trình bày về trang phục cô dâu và chú rể. Giúp ta tìm hiểu sâu hơn về
trang phục truyền thống của người Dao Tuyển.
Trong bài nghiên cứu “Trang trí trang phục thầy cúng của người Dao
Tuyển” của Trần Hữu Sơn (2004) đăng trên Tạp chí văn hóa nghệ thuật, số 7, tác
giả đã trình bày một cách khái quát, chi tiết về trang phục của thầy cúng của người
Dao Tuyển. Bài nghiên cứu góp phần hoàn thiện bức tranh về trang phục của người
Dao Tuyển, bổ sung một mảng còn thiếu trong việc tìm hiểu trang phục của người
Dao Tuyển. Giúp người nghiên cứu tìm hiểu được toàn bộ các loại trang phục của
người Dao Tuyển.
Trong bài nghiên cứu “Trang phục của cổ truyền của nhóm Dao Áo Dài”
của Nguyễn Anh Cường (1999) đăng trên Tạp chí dân tộc học số 3, bài nghiên cứu
đã trình bày một cách khái quát, đầy đủ các thành tố của bộ trang phục. Là một
nguồn tài liệu quan trọng trong nghiên cứu, tìm hiểu về trang phục nhóm Dao Áo
Dài.
Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã ít nhiều đề cập đến trang phục
truyền thống của người Dao Tuyển. Song phần lớn các tác phẩm nghiên cứu ở
phạm vi rộng với những đặc trưng văn hóa của người Dao và Dao Tuyển nói
chung, chưa làm rõ được những sắc thái phong phú, đa dạng, đặc trưng của văn
hóa Dao Tuyển ở huyện Bảo Thắng để từ đó rút ra những giá trị tiêu biểu của tộc
5


người. Mặc dù vậy, những công trình nghiên cứu trước đây giúp cho chúng tôi có
cơ sở, phương pháp và một số tư liệu cần thiết để có thể hoàn thành vấn đề mà
khóa luận đề cập đến.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là nhằm tìm hiểu sâu hơn về trang phục
truyền thống của người Dao Tuyển ở Lào Cai, rút ra những giá trị tiêu biểu. Từ đó
đưa ra những biện pháp, chính sách để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của
người Dao Tuyển ở huyện Bảo Thắng nói riêng và của đồng bào dân tộc Dao ở
tỉnh Lào Cai nói chung.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Trang phục của người Dao Tuyển ở huyện Bảo
Thắng tỉnh Lào Cai.
Phạm vi nghiên cứu: Do điều kiện có hạn nên khóa luận của tôi nghiên cứu
chỉ giới hạn trong phạm vi người Dao Tuyển trong huyện Bảo Thắng - Tỉnh Lào
Cai.
5. Nguồn tƣ liệu, Phƣơng pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu: Để làm rõ vấn đề nghiên cứu, tôi sử dụng trong khóa
luận các phương pháp như: Phương pháp điền dã dân tộc học, phương pháp logic,
phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, …
* Nguồn tư liệu: Quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng 2 nguồn tư liệu:
+ Tư liệu thành văn: các văn kiện của Đại hội Đảng, những bài viết trên sách, báo,
về: tình hình kinh tế của huyện Bảo Thắng; văn hóa dân gian; các tục lệ cưới xin;
văn hoá ẩm thực và trang phục của dân tộc Dao; Hoa văn trên sản phẩm thêu dệt
6

của dân tộc Dao Tuyển Bảo Thắng và những báo cáo của huyện Bảo Thắng về: dân
số các tộc người trong huyện; mật độ dân số trong huyện; diện tích đất đai (đất
nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở); tình hình văn hoá trong huyện.
+ Tư liệu điền dã: Qua quá trình nghiên cứu, tôi đã lấy tư liệu do đồng bào Dao

Tuyển cung cấp. Ngoài ra, tôi còn trực tiếp quan sát quá trình dệt vải, may, thêu.
6. Đóng góp của đề tài
Khóa luận là công trình đầu tiên nghiên cứu và giới thiệu một cách có hệ
thống và đầy đủ nhất về trang phục của Dao Tuyển ở Bảo Thắng ( Lào Cai ) và
những giá trị văn hoá thông qua đặc trưng nghệ thuật trong trang phục. Khóa luận
còn đưa ra các giải pháp bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá trong trang phục
truyền thống của người Dao. Khóa luận có thể sử dụng cho việc học tập và nghiên
cứu về trang phục của người Dao Tuyển huyện Bảo Thắng, và những ai yêu thích
lịch sử văn hóa của dân tộc.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, tài liệu tham khảo và kết luận, khóa luận được
chia thành 2 chương:
Chương 1: Khái quát chung người Dao Tuyển ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
Chương 2: Trang phục truyền thống của người Dao Tuyển và sự biến đổi của trang
phục.




7

Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI DAO TUYỂN Ở HUYỆN BẢO THẮNG
TỈNH LÀO CAI
1.1. Khái quát về huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ở huyện Bảo Thắng
Bảo Thắng là huyện biên giới cửa ngõ của tỉnh Lào Cai, phía Bắc giáp
huyện Hà Khẩu (Vân Nam - Trung Quốc) với đường biên giới dài 6,5 km, phía
Đông và Đông Bắc giáp giới với huyện Bắc Hà và Mường Khương, phía Nam giáp
huyện Bảo Yên và Văn Bàn, phía Tây giáp huyện Sa Pa và Tây Bắc giáp thành phố

Lào Cai.
Dưới thời Hùng Vương, Bảo Thắng thuộc đất Tây Âu của Thục Phán, thời
Bắc thuộc là châu Cam Đường quận Giao Chỉ, đến đời Lý thuộc Châu Đăng, đời
Trần thuộc Quy Hóa. Từ thời nhà Lê đến khi thực dân Pháp chiếm đóng (1428 -
1886), Bảo Thắng thuộc châu Thủy Vĩ, phủ Quy Hóa, tỉnh Hưng Hóa.
Năm 1905, thực dân Pháp lấy phần đất của châu Thuỷ Vỹ bên hữu ngạn
sông Hồng sáp nhập vào Chiêu Tấn, vẫn lấy tên là châu Thuỷ Vỹ. Từ đó địa danh
Chiêu Tấn không còn. Phần đất của châu Thuỷ Vỹ bên tả ngạn sông Hồng được
tách ra lập thành châu Bảo Thắng, ổn định đến khi lập tỉnh Lào Cai (1907).
Khi đó châu Bảo Thắng có 11 xã, phố trại và 30 làng, bản, phố: Lào Cai,
Phố Mới,Trại Mới, Soi Mười, Sơn Mãn, Giang Đông, Cánh Chín, Thái Niên, Phố
Lu, Xuân Quang, Phong Niên. Còn châu Thuỷ Vĩ có 4 xã là xã Nhạc Sơn (16 thôn
bản), xã Xuân Giao (14 thôn bản), xã Cam Đường (137 thôn, bản) và xã Gia Phú
(16 thôn bản).
8

Ngày 9/3/1944, Thống sứ Bắc Kỳ ban hành nghị định bãi bỏ châu Thuỷ Vĩ,
châu Bảo Thắng để thành lập phủ Thuỷ Vĩ, phủ Bảo Thắng, 3 châu Bát Xát, Sa
Pa, Bắc Hà và khu đô thị Lào Cai. Phủ Bảo Thắng gồm 17 xã, làng: Nhạc Sơn,
Cam Đường, Gia Phú, Xuân Giao, Pha Long, Mường Khương, Bản Lầu, Phong
Niên, Xuân Quang, Phố Mới, Trại Mới, Soi Mười, Sơn Mãn, Cánh Chín, Giang
Đông, Thái Niên, Phố Lu. Lỵ sở của phủ đặt tại Lào Cai.
Từ 1944, Bảo Thắng mới gọi là huyện. Tuy địa giới đã điều chỉnh nhiều lần
nhưng địa danh “Bảo Thắng” thì giữ nguyên cho đến ngày nay.
Hiện nay, Bảo Thắng là một trong 9 huyện, thành của tỉnh Lào Cai với diện
tích tự nhiên là 682,19 km
2
và dân số là 102.519 người (2009) [3; tr.12 ]. Bảo
Thắng có 15 xã và thị trấn, phía hữu ngạn sông Hồng có 5 xã và 1 thị trấn: Sơn Hà,
Sơn Hải, Phú Nhuận, Xuân Giao, Gia Phú, thị trấn Tằng Loỏng; phía tả ngạn sông

Hồng có 7 xã và 2 thị trấn bao gồm: thị trấn Phố Lu, xã Phố Lu, Trì Quang, Xuân
Quang, Phong Niên, thị trấn Nông trường Phong Hải, Bản Cầm, Bản Phiệt, Thái
Niên.
Huyện Bảo Thắng là một vùng thung lũng nằm ven hai bên sông Hồng với
độ cao phổ biến từ 80m đến 400m. Địa hình bao gồm dải thung lũng hẹp chạy dài
ven sông Hồng, phía Tây là dải núi thấp của dãy Phan Xi Păng - Pú Luông, phía
Đông là dải núi thấp của dãy thượng nguồn sông Chảy án ngữ. Đoạn sông Hồng
chảy qua huyện dài 38 km, chia huyện thành hai khu vực hữu ngạn và tả ngạn. Khu
vực hữu ngạn có nhiều suối lớn đều bắt nguồn từ dãy núi Phan Xi Păng tạo thuận
lợi cho giao thông đường thủy như ngòi Bo, ngòi Nhù, suối Chát… Tổng nhiệt độ
của Bảo Thắng trong một năm là 8.000
0
C, nhiệt độ trung bình/năm từ 22
0
C đến
24
0
C

Lượng mưa toàn huyện thuộc loại trung bình khoảng 1.600 mm - 1.800 mm.
Những điều kiện tự nhiên trên đã tác động đến sự hình thành trang phục của
9

các dân tộc trên mảnh đất Bảo Thắng, để phù hợp với khí hậu, công việc hằng
ngày. Trang phục người Dao Tuyển ở huyện Bảo Thắng cũng không ngoại lệ. Bộ
trang phục của người Dao Tuyển đã đáp ứng được những điều kiện khắc nghiệt của
vùng núi phía bắc. Người Dao Tuyển đã chọn bông là nguyên liệu tạo ra vải, vì
bông là cây dễ trồng, phù hợp với khí hậu nơi đây. Không chỉ vậy quần áo làm từ
bông còn giữ ấm về mùa đông, mát mẻ về mùa hè đặc biệt khi đi làm giúp thấm
mồ hôi. Với nền kinh tế là làm rương rẫy thường xuyên tiếp xúc với đất, cỏ,… nên

người Dao Tuyển đã nhuộm vải bông từ màu trắng thành màu chàm để không nhìn
thấy vết bẩn bám vào quần áo. Do người Dao Tuyển còn thường xuyên đi rừng,
sống gần rừng để tránh côn trùng, gai cây,… vì vậy kiểu áo là áo dài để bảo vệ con
người tránh những ảnh hưởng từ cuộc sống trong tự nhiên.
Từ xưa người Dao Tuyển sống gần gũi với tự nhiên, làm rương rẫy và đi
rừng nên khi trang trí họa tiết hoa văn trên trang phục ta thường thấy hình hoa,
hình động vật, các loại hình học như: hình tam giác, hình chữ thập,…. Qua đó,
thấy được suy nghĩ, lối sống, tâm tư, tình cảm của người Dao Tuyển.
1.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
Phần lớn đất đai của huyện Bảo Thắng là đất lâm nghiệp với 56.303 ha. Đất
nông nghiệp toàn huyện có khoảng hơn 8.600 ha, nhưng chỉ có hơn 3.000 ha trồng
cây lương thực, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Số còn lại phần lớn ở Bảo
Thắng là đất ferarit màu đỏ, vàng hoặc vàng đỏ thuận lợi cho việc trồng rừng, cây
công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.
Huyện Bảo Thắng có nhiều tài nguyên khoáng sản quý. Mỏ Apatit với trữ
lượng lớn, hàm lượng cao, chạy dài hàng chục kilômét bên hữu ngạn sông Hồng
thuộc các xã Cam Đường, Tả Phời, Hợp Thành… Apatit ở đây hầu như nguyên
10

chất, trải rộng không những là tài nguyên quý mà còn làm giàu cho đất rất thuận
tiện cho trồng trọt. Bảo Thắng còn có các mỏ cao lanh, mi ca, đất sét trắng…
Về lâm sản có các loại gỗ quý như lát, đinh, lim, sến… Đặc biệt có khu công
nghiệp Tằng Loỏng chuyên chế biến, sản xuất các chất hóa học và phân bón phục
vụ sản xuất công - nông nghiệp làm giàu cho tổ quốc, góp phần thay đổi bộ mặt
kinh tế xã hội của địa phương nói riêng và của tỉnh Lào Cai nói chung.
Bảo Thắng cũng là vùng bảo tồn được nhiều loại hình văn hoá dân gian và
nếp sống cộng đồng có tính chất dân chủ, bình đẳng. Đó là sinh hoạt văn hoá dân
gian độc đáo của đồng bào Dao Họ ở xã Sơn Hà. Cả hệ thống múa nhảy (múa
kiếm, múa sạp, múa hoá trang), đến hệ thống dân ca phong phú (tử làn điệu du con,
hát giao duyên, hát giáo huấn ) đã hoà quyện vào nhau tạo thành các lễ hội dân

gian độc đáo. Đặc biệt các nhạc cụ như trống, tăng sành, trống đất với những hình
thức độc tấu, hoà tấu, làm nhạc đệm cho các sinh hoạt văn hoá đã trở thành sản
phẩm văn hoá tinh thần nhiều giá trị của Lào Cai. Ở những vùng đồng bào Tày có
sinh hoạt hát then, hát giao duyên đêm xuân, hội xuống đồng. Văn học dân gian
phát triển khá mạnh với các loại hình truyện cổ, dân ca, tục ngữ. Nhiều sáng tác
dân gian được tuyển chọn trong các tập "Dân ca Giáy”, “Dân ca Mông”, “Truyện
cổ Dao”, “Truyện cổ Phù Lá” Các dân tộc ở Bảo Thắng chung sống xen kẽ ở dải
biên cương, nên đã tạo thành nếp sống cộng đồng, đoàn kết, các gia đình đều
quanh tụ trong làng bản.
Thời phong kiến, cư dân ở Bảo Thắng gồm nhiều dân tộc cư trú theo từng
bản, từng mường. Có các mường lớn như Mường Bo, Mường Cái… Đứng đầu mỗi
mường là chủ mường. Các chủ mường này đều thuần phục quan cai trị của các
triều đình phong kiến Việt Nam. Thời Minh Mạng cả Bảo Thắng mới có khoảng
2000 người, chủ yếu là đồng bào các dân tộc: Tày, Thái, Dao, Phù Lá (cả nhóm
11

Xá Phó), Giáy, Nùng… Ở ngay cửa quan có các binh lính người Kinh và một số
thương nhân Hoa Kiều, năm 1928 Bảo Thắng có 5000 khẩu. Đến năm 1945, Bảo
Thắng có khoảng 8000 dân có 1.200 người Kinh còn chủ yếu là người các dân tộc
thiểu số. Năm 1960 có trên 13.000 người. Năm 1989 Bảo Thắng có 86.633 người.
Năm 1999 có 99.819 người. Đến năm 2008 Bảo Thắng đã có 102.519 người…
Gồm 17 dân tộc anh em, trong đó người Kinh chiếm 72,99%, người Tày chiếm
16%, người Dao chiếm 9,6%, người H’mông chiếm 4,4%, người Giáy chiếm
3,2% [3; tr.20]. Các dân tộc cư trú ở Bảo Thắng dù ít hay nhiều người, đến Bảo
Thắng vào những thời gian khác nhau nhưng đều đoàn kết, bảo vệ và xây dựng
vùng biên cương của tổ quốc.
Với quá trình công nghiệp hóa đất nước, cơ cấu dân cư trong những thập kỷ
qua có nhiều biến đổi theo xu hướng đô thị hóa. Thời kỳ phong kiến, Bảo Thắng
tuy là một cửa quan, là đầu mối giao thông, nhưng do nền kinh tế tự cung tự cấp
quá nặng nề, nên chưa có một điểm dân cư nào mang tính chất đô thị. Trong thời

kỳ thực dân Pháp đô hộ, chúng tuy có mở đồn điền, phát triển giao thông, khai thác
mỏ Apatit, nhưng cư dân ở thành thị rất ít. Sau hơn 30 năm xây dựng chủ nghĩa xã
hội, Bảo Thắng đã từng bước chuyển nền kinh tế từ tự cung, tự cấp sang nền kinh
tế mang tính chất sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường. Trong huyện đã xuất
hiện 3 thị trấn, thị trấn Phố Lu trở thành một trung tâm kinh tế buôn bán, giao dịch
khá sầm uất. Cư dân thành thị tăng lên nhanh chóng. Sự thay đổi cơ cấu dân cư góp
phần làm phát triển nền kinh tế - xã hội ở Bảo Thắng.
Với quá trình phát triển và vị trí địa lý như trên, Bảo Thắng là nơi sinh sống
của nhiều dân tộc từ lâu đời trong đó có tộc người Dao Tuyển. Trong quá trình sinh
sống nơi đây họ đã tạo dựng được những nét văn hóa riêng biệt mang đậm bản sắc
dân tộc mình, phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện xã hội của một
huyện miền núi.
12

1.2. Ngƣời Dao Tuyển ở huyện Bảo Thắng – Lào Cai
1.1.2. Tên gọi, dân số và sự phân bố
Dao là tên gọi chính thức của cộng đồng Dao ở Việt Nam. Trước đây mang
nhiều tên gọi khác nhau như: Mán, Động, Trại, Xá,… Người Dao tự gọi mình là
Kềm Miền, Kìm Mùn hoặc Dìu Miền. Theo tiếng Dao thì Kềm hoặc Kìm là rừng
còn Miền hoặc Mùn là người. Bởi vậy, Kềm Miền hay Kìm Mùn có nghĩa là người
của núi rừng. Hiện nay tộc người Dao ở nước ta được nhà nước công nhận chính
thức và được các nhà khoa học xếp vào nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao thuộc ngữ
hệ Nam Á.
Dựa vào kết quả tổng điều tra dân số năm 1999 thì người Dao ở nước ta có
620.538 nhân khẩu, chiếm 0,8% tổng dân số cả nước, đứng vào hàng thứ 9 trong
bảng danh mục các tộc người ở Việt Nam. [24; tr.21]. Người Dao cư trú tập trung
ở 18 tỉnh như: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái,
Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ, Bắc
Giang, Thanh Hóa, Đắc Lắc, Đồng Nai, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
Người Dao ở Việt Nam thuộc về hai phương ngữ:

* Phương ngữ thứ nhất gồm hai ngành lớn là Đại Bản và Tiểu Bản.
+ Ngành Đại Bản có các nhóm Dao Đỏ (Hùng Thầu Đào, Dao Coóc Ngáng, Dao
Quý Lâm), Dao Quần Chẹt (Dao Sơn Đầu, Dao Tam Đảo, Dao Nga Hoàng), Dao
Thanh Phán (Dao Coóc Mùn, Dao Đội Ván, Dao Lô Giang).
+ Ngành Tiểu Bản có Dao Tiền (Dao Đeo Tiền)
* Phương ngữ thứ hai gồm có hai ngành: Dao Quần Trắng (Dao Họ, Mán
Đen) và Dao Làn Tiẻn. Trong đó Dao Làn Tiẻn có hai nhóm nhỏ là Dao Thanh Y
và Dao Tuyển (Dao Áo Dài, Dao Chàm, Dao Bằng Đầu, Dao Slán Chỉ) [23; tr.30 -
13

37]. Như vậy, Dao Tuyển là một nhóm nhỏ của ngành Dao Làn Tiẻn thuộc về
phương ngữ thứ hai. Dao Tuyển là tên gọi địa phương ở vùng Lào Cai.
Người Dao Tuyển ở Việt Nam cư trú tập trung tại Lào Cai, Hà Giang và rải
rác ở một số tỉnh khác. Bảo Thắng và Bảo Yên là hai huyện tập trung người Dao
Tuyển đông nhất của tỉnh Lào Cai. Tại huyện Bảo Thắng, người Dao Tuyển cư trú
tại các xã Xuân Quang, Trì Quang, Phong Niên, Phong Hải, Bản Cầm, Bản Phiệt
với dân số 6378 người chiếm 6,2% dân số toàn huyện (2009).
(Nguồn UBND huyện Bảo Thắng).
1.2.2. Lịch sử cư trú
Người Dao Tuyển di cư đến Lào Cai nói riêng và Việt Nam nói chung bằng
đường bộ là chính. Trong cuốn “Tín ca thiên di” của người Dao Tuyển ghi rất rõ
từng chặng đường thiên di “Người Dao từ Lưỡng Quảng đến Lào Cai. Năm Giáp
Thân triều Minh kết thúc (1644), Người Dao từ Quảng Tây di cư đi Vân Nam. Họ
định cư ở Giám Yên, Mông Tự đến năm Nhâm Thân, Quý Dậu (1812 - 1813) lại đi
tiếp vào rừng sâu phương Nam. Mãi đến năm Tân Dậu triều Thanh (1871), người
Dao Làn Tiẻn mới tới Hà Khẩu, Quỳnh Sơn và sau đó vào Lào Cai” [17; tr.58].
Như vậy người Dao Tuyển thiên di đến Lào Cai nói chung và huyện Bảo
Thắng nói riêng qua hai tuyến:
Tuyến thứ nhất: Vào cuối triều đại nhà Minh (thế kỷ XV II), người Dao Làn
Tiẻn từ Quảng Đông vào Móng Cái (Quảng Ninh) qua Lục Ngạn sông Đuống đến

vùng Yên Bái ngược sông Chảy lên Lào Cai.
Tuyến thứ hai: Vào năm Mậu Thân đầu triều Thanh (1668), người Dao
Tuyển đến Vân Nam ở hai vùng Vân Sơn và Mông Tự. Năm Tân Dậu triều Thanh
14

(1801) người Dao từ Mông Tự đến Kiến Thủy, Hà Khẩu theo sông Hồng vào châu
Thủy Vĩ (Lào Cai) và châu Chiêu Tấn (Lai Châu).
Như vậy, đến đầu thế kỷ XIX người Dao Tuyển đã có mặt ở vùng sông
Hồng Lào Cai [17; tr.9 -10].
Tiếp đó trong các thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, người Dao Tuyển có một số
đợt thiên di đến vùng Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ ( Lai Châu) và Bát Xát (
Lào Cai).
Nguyên nhân di cư của người Dao nói chung và người Dao Tuyển nói riêng
là do sự đàn áp các phong trào khởi nghĩa người Dao của các triều đình phong kiến
Trung Quốc. Sách “Tín ca thiên di” của người Dao Tuyển có ghi:
“Triều Minh điều binh 16 vạn
Phân binh 4 đường, 12 nhánh
Đánh qua 26 ngày
Không rút động binh, tự rút binh…
Giết người, đốt nhà không để gì lại
Khắp trời, rợp đất đầy lửa khói
Quan phủ ra lệnh giết người Dao…
Giết chết người Dao hơn 5 vạn
Từ đây người Dao ly tán tứ phương”
[17; tr.55]
15

Nguyên nhân thứ hai là do thời đó Trung Quốc hạn hán, đất chật người đông
lại thấy Việt Nam đất tốt, dễ làm ăn nên người Dao di cư vào Việt Nam. Sách
“Diệu Thảo sình chà lầy” ghi rõ:

“Nhân vì người đông đất lại hẹp
Cùng nhau phân tán khắp núi sông
Phần lên Quảng Tây, ở Hồ Quảng
Phần đến Quý Châu để an cư
Một phần về phía đạo Vân Nam
Lại một phần đến Giao Chỉ ”
[17; tr.56]
1.2.3. Hoạt động kinh tế
Người Dao Tuyển là cư dân nông nghiệp canh tác nương rẫy và làm ruộng
lúa nước. Trước đây nương rẫy là hình thức canh tác chủ yếu và phổ biến nhưng về
sau người Dao Tuyển đã biết khai phá làm ruộng lúa nước hoặc ruộng bậc thang.
Trong canh tác nương rẫy đồng bào Dao rất chú trọng khâu chọn đất. Để có nương
tốt phải chọn đất có nhiều mùn và ở phía mặt trời mọc vì sẽ đón được nhiều ánh
nắng mặt trời. Đồng bào ở đây chỉ làm nương trong 3 vụ sau đó bỏ hoang từ 4 - 6
năm rồi mới quay lại gieo trồng tiếp. So với việc canh tác nương rẫy thì việc khai
phá ruộng lúa công phu hơn cần có sự tham gia của cả dòng họ, cả làng. Làm
ruộng lúa nước năng suất cao và đời sống ổn định hơn nên đồng bào Dao Tuyển
ngày nay canh tác ruộng lúa nước phổ biến hơn trước. Người Dao Tuyển có tục
ngữ:
“Làm nương không bằng làm ruộng
16

Làm ruộng trời hạn không lo
Làm nương trời hạn không được ăn”
[16; tr.11 - 12].
Ở Bảo Thắng, người Dao Tuyển còn phát triển trồng quế. Đồng bào đã biết
kết hợp trồng quế với làm ruộng lúa nước, trồng quế xen canh với lúa nương và
sắn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với việc phát triển trồng quế, trồng chè, trồng
bông, cây ăn quả, người Dao Tuyển dần phá vỡ thế độc canh cấy lúa nương,
chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhờ đó đời sống được

nâng cao.
Bên cạnh đó, người Dao Tuyển ở Bảo Thắng còn tiến hành chăn nuôi. Trước
đây chăn nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu tự cung tự cấp, lấy sức kéo cho nông nghiệp,
lấy thực phẩm phục vụ cho các nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng như lễ cấp sắc, lễ làm
chay, lễ cúng Bàn Vương… Ngày nay chăn nuôi còn để đem bán và trao đổi hàng
hóa. Họ chăn nuôi các loại con như: trâu, bò, dê, ngựa, nuôi cá…
Nghề thủ công của người Dao Tuyển là nghề phụ mang tính chất thời vụ nên
các sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ nhu cầu trong gia đình. Người Dao Tuyển ở
Bảo Thắng đến nay vẫn có các nghề như: nghề dệt vải nhuộm chàm. Người Dao
Tuyển tiến hành nhuộm chàm vải sau khi dệt xong với nhiều công đoạn khá phức
tạp. Trước hết là ngâm chàm từ 3 đến 5 ngày trong thùng gỗ, khi nhựa chàm đã tan
hết vào nước ngâm mới vớt bã chàm ra rồi hòa với bột, quấy đều. Trước khi cho
vải vào nhuộm phải giặt vải qua nước lã rồi mới nhúng vào thùng chàm ngâm 20
phút. Sau đó vớt ra để ráo nước rồi ngâm nước lã từ 5 - 7 lần. Vải của người Dao
Tuyển vừa đẹp vừa bền màu.
Nghề chạm bạc cũng khá nổi tiếng, các dân tộc khác nhau như Tày, Nùng,
Hmông thường đến mua đồ chạm bạc của người Dao Tuyển. Sản phẩm bạc chủ
yếu là đồ trang sức trong lễ cưới (người Dao Tuyển quan niệm sự giàu có, giá trị
17

của cô dâu thể hiện ở số trang sức bằng bạc), trong sinh hoạt của người Dao
Tuyển.
Nghề mộc, đây là nghề quan trọng không thể thiếu, bởi nó phục vụ cho
công việc dựng nhà và làm đồ dùng sinh hoạt hàng ngày.
Nghề làm giấy dùng trong nghi lễ tôn giáo, viết sách. Nghề rèn đúc, đan
lát…
Như vậy, ta thấy rằng người Dao Tuyển ở Bảo Thắng có nên kinh tế đa
dạng. Mặc dù vẫn còn mang đậm tính tự cung, tự cấp nhưng nó góp phần làm cho
cuộc sống của đồng bào ổn định, đời sống được nâng cao và bước đầu hòa nhập
vào nền kinh tế hàng hóa của địa phương.

1.2.4. Tổ chức xã hội
Thiết chế xã hội của người Dao Tuyển ở Bảo Thắng gồm 3 loại hình là làng, dòng
họ và gia đình.
a, Làng
Làng của người Dao Tuyển gọi là “Giăng”. Làng thường được lập trên các
sườn núi, mỗi làng có vài chục nóc nhà. Mỗi làng có địa vực cư trú, canh tác riêng.
Đặc biệt, người Dao Tuyển không sống xen kẽ với các dân tộc khác trong cùng
một làng. Điều này tạo ra sự trao đổi kinh tế, văn hóa trong đời sống. Điều kiện lập
làng là làng phải gần rừng, phía sau làng có núi, rừng. Làng gần suối hoặc thuận
lợi về nguồn nước không quá xa nương. Ở nhiều vùng dân cư phát triển đông, mỗi
làng hình thành các xóm nhỏ. Chẳng hạn như Làng Mi xã Xuân Quang huyện Bảo
Thắng có tới 4 xóm nhỏ. Mỗi làng của người Dao Tuyển có một trưởng làng và
một già làng.
Trưởng làng “Giăng châu” là người có uy tín, giỏi làm ăn, là người nắm
vững luật tục, quy ước chung của làng, có khả năng tập hợp, chỉ đạo dân làng và
18

am hiểu pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước để có thể truyền đạt
tới nhân dân trong làng. Hiện nay trưởng làng do nhân dân bầu.
Già làng “Giăng cố” là người am hiểu phong tục, tập quán, biết các nghi lễ
cúng bái, gương mẫu thực hiện mọi việc công và là người có uy tín lớn trong làng.
Già làng còn có vai trò giám sát thực hiện các nghi lễ chung của làng và của mỗi
gia đình. Hoặc giám sát việc cúng của các thầy cúng ở nơi khác đến hành lễ cho
gia đình. Đặc biệt già làng là một nghệ nhân, am hiểu văn hóa truyền thống, biết
chữ Nôm Dao. Trước khi thực hiện các công việc quan trọng trưởng làng thường
đến hỏi ý kiến của già làng.
Mỗi làng có một vị thần cai quản gọi là Giăng man. Thần làng là người có
công khai phá làng, bảo hộ làng. Mỗi làng có một miếu thờ dựng ở đầu hoặc giữa
làng. Miếu thường được dựng ở gốc cây đa, cây si. Trong miếu không chỉ thờ thần
làng mà còn thờ thần nông phù hộ cho mùa màng tốt tươi và thờ thần thổ địa.

Mỗi làng có một hệ thống luật tục bảo vệ nguồn nước, bảo vệ rừng, bảo vệ
mùa màng, chống trộm cướp… Hệ thống luật tục của làng hàng năm đều được dân
làng tự do dân chủ thảo luận, bàn bạc bổ sung. Luật tục trở thành một công cụ quản
lý làng của đồng bào Dao Tuyển. Ai vi phạm sẽ bị phạt. Ở Bảo Thắng, luật tục của
người Dao Tuyển quy định: ai chặt phá 5 cây non ở rừng chung của làng bị phạt 5
đồng bạc trắng, chặt cây to bị phạt 10 đồng bạc trắng, đốt rừng làm nương rẫy bị
phạt 20 đồng bạc trắng [14; tr.24]. Luật tục có tác dụng giữ vững an ninh của làng,
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và thực sự trở thành công cụ quản lý các thành viên
trong làng người Dao Tuyển.
b, Dòng họ
Người Dao Tuyển có 12 họ chính. Mỗi họ có nhiều dòng họ khác nhau. Mỗi
dòng họ của người Dao Tuyển có 6 tên đệm là Kim, Kinh, Diện, Đạo, Huyền, Vân
19

- đây là hệ thống tên đệm âm được đặt trong lễ cấp sắc. Mỗi dòng họ có một ông
trưởng họ là người con trưởng của ngành trưởng, có nhiệm vụ chỉ đạo những công
việc chung của dòng họ và giải quyết những xích mích trong dòng họ. Trưởng họ
cũng là người đại diện cho dòng họ giao tiếp, giao dịch với các dòng họ khác. Sự
thống nhất về mặt tín ngưỡng của dòng họ thể hiện ở lễ giỗ tổ dòng họ. Giỗ tổ
dòng họ để tưởng nhớ tổ tiên dòng họ, để ghi tên âm các thành viên nam đã mất
trong năm vào danh sách thờ cúng họ đồng thời cũng là dịp để anh em trong dòng
họ gặp nhau.
c, Gia đình
Khác với dòng họ, gia đình là thành viên cộng đồng, là một bộ phận quan
trọng của dòng họ, là đơn vị sản xuất, đồng thời cũng là nơi trực tiếp thể hiện và
duy trì các sắc thái văn hóa của đồng bào Dao Tuyển. Phần lớn hiện nay gia đình
người Dao Tuyển là gia đình nhỏ phụ hệ hai thế hệ gồm một cặp vợ chồng và các
con chưa lập gia thất. Chủ gia đình là ông bố, khi bố chết thì con trưởng thay thế.
Người chủ gia đình có trách nhiệm chỉ đạo công việc sản xuất đảm nhiệm các công
việc nặng nhọc. Là người thực hiện các nghi lễ gia đình. Đồng thời cũng là người

trực tiếp dạy dỗ con trai làm nương, làm rẫy, thực hiện các phong tục của dân tộc,
của dòng họ. Tuy nhiên nhiều việc quan trọng người chủ gia đình cũng bàn bạc với
vợ và các con lớn.Trong sinh hoạt hàng ngày tính chất phụ quyền chi phối đậm
nét mối quan hệ của các thành viên trong gia đình. Vợ phải nghe lời chồng, con cái
phải nghe lời cha. Bố chồng, anh chồng không ăn cùng mâm với con dâu , em dâu
và con rể không ngồi ăn chung với mẹ vợ. Nhưng đặc biệt trong một số lễ nghi tôn
giáo vai trò của người con dâu được đề cao. Chẳng hạn như trong cấp sắc, người
được chọn thực hiện nghi lễ giã gạo, vẩy gạo vào tốp nam đang nhảy bát quái nhất
thiết phải là người vợ của chủ gia đình hoặc con dâu trưởng.
20

Người Dao Tuyển ở huyện Bảo Thắng có tục nhận con nuôi kể cả trong
trường hợp người khác dân tộc. Nhận con nuôi có nhiều nguyên nhân như: chữa
khỏi bệnh, đỡ đầu ăn học, truyền dạy nghề cúng bói… Khi gia đình bố mẹ nuôi
gặp khó khăn hay công việc bận rộn thì người con nuôi phải có trách nhiệm giúp
đỡ, vào dịp lễ tết phải đến lễ tết và khi bó mẹ nuôi qua đời cũng phải để tang báo
hiếu, có lễ vật mang đến hiến tế như đối với bố mẹ đẻ mình. Ngược lại bố mẹ nuôi
cũng phải có trách nhiệm chăm sóc, giúp đỡ con nuôi song chủ yếu là về mặt tinh
thần.
Như vậy, nếu như làng là đơn vị liên kết các dòng họ và dòng họ là đơn vị
liên kết các gia đình nằm trong phạm vi của mình để bảo tồn, giám sát việc thực
hiện và duy trì các đặc trưng văn hóa cổ truyền của đồng bào thì gia đình là nơi
trực tiếp lưu giữ và thực hiện các đặc trưng văn hóa đó, đặc biệt là các nghi lễ
trong chu kỳ đời người. Gia đình người Dao Tuyển cũng là nơi trực tiếp thể hiện
và duy trì các thành tố khác của văn hóa dân tộc từ các món ăn, cách trao truyền
các nghề, tri thức dân gian cho đến việc duy trì những phong tục tập quán truyền
thống.
1.2.5.Các đặc trưng văn hóa
a. Văn hóa vật chất
+ Ăn

Xưa kia do điều kiện kinh tế khó khăn, lương thực còn thiếu nên ngoài gạo
ra trong các bữa ăn hàng ngày người Dao Tuyển còn phải ăn ngô "mùng may", đao
"pang". Ngày nay do cuộc sống được nâng cao hơn nên họ ăn cơm tẻ là chủ yếu.
Ngoài các món lương thực, người dân ở đây còn thường xuyên dùng các loại thực
phẩm như: rau pang làm từ cây đao, củ đao được làm bột, ngọn đao dùng làm rau
nấu canh ăn rất ngọt. Tiếp đến lá rau đắng "pua" còn gọi là mướp đắng rừng, chỉ

×