Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.29 KB, 3 trang )
Phân tích bài thơ Lão nông và các con của La
Phông-ten
November 12, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THCS - Tác giả: Thu Huyền
Đề bài: Phân tích bài thơ "'Lão nông và các con” của La
Phông-ten.
Lao động là vẻ vang. Lao động là nghĩa vụ. Lao động là cần thiết, … tục ngữ có câu: “Có làm thì mới
có ăn – không dưng ai dễ đem phần đến cho.” Có biết bao nhiêu câu nói về lao động mà lời hay ý đẹp.
Cách đây trên ba thế kỉ, nhà thơ La Phông-ten đã học tập và kế thừa văn học dân gian Pháp và những
nhà văn tiền bối viết về ngụ ngôn như Edốp, Babriux, Pheđrô,… để sáng tạo nên những bài thơ ngụ
ngôn bất hủ như bài “Lão nông và các con”. Bài thơ mượn lời cha dặn để nói về lao động và ca ngợi
sức lao động sáng tạo. Tác giả không thuyết lý, mà đã sử dụng ngụ ngôn dưới hình thức thơ ca để
chuyển tải một lời giáo huấn của cha đối với các con về giá trị của lao động.
Bài thơ ngụ ngôn này cũng tạo nên một tình huống rất điển hình: Cha trước lúc qua đời gọi các con đến
để dặn dò. Lời cha dặn trở thành lời trăng trối, (nói là giối giăng cũng được). Một không khí thiêng
liêng. Chỉ có con bất hiếu mới không nghe lời cha trong giây phút trang nghiêm như vậy. Nếu chưa
hiểu được tình huống này xem như thiếu tiền đề để cảm nhận bài thơ.
Câu chuyện cha kể, cha dặn phút lâm chung cũng rất đơn giản mà cảm động. Mở đầu bài thơ là hai câu
như một câu cách ngôn. Phải biết lao động, phải cần cù gắng sức, có thế mới được ấm no, dư dật:
“Hãy lao động cần cù gắng sức,
Ấy chân lưng sung túc nhất đời.”
Cha là một phú nông, một nông dân giàu có. Nhờ cần cù, lao động mà có một gia sản: một số ruộng đất
để lại cho các con. Trước lúc chết gọi các con lại không phải để chia gia tài mà là để dặn dò những điều
thiết tha. Cha khuyên các con ruộng đất là gia tài, gia sản, không được bán đi. Nhà nông nếu bán ruộng
đất đi chẳng khác nào tự chặt chân tay mình, triệt đường sinh sống.
Bài thơ ngụ ngôn “Lão nông và các con” là một bài thơ hay, hấp dẫn, hóm hỉnh, thấm thía
Điều thứ hai cha dặn, chắc là có nói thầm: có một kho vàng ông bà chôn dưới ruộng mà lâu nay cha tìm
mãi vẫn chưa thấy:
“Kho vàng chôn dưới chân kia,
Cna không biết chỗ. Kiên trì gắng công.”
Các con phải thay cha, gắng công tìm kiếm, nhớ kiên trì, bền bỉ. Cha dặn tiếp các con cần cù cày xới,
không được bỏ hoang đất, mùa này qua mùa khác phải cần cù, chịu khó xốc ruộng lên. Đây là những