Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

thi pháp truyện tranh DOREMON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.5 MB, 119 trang )

Khóa luận tốt nghiệp : Thi pháp truyện tranh Doraemon của Fujiko F. Fujio
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1 . Lí do chọn đề tài :
Hòa chung với sự phát triển mạnh mẽ của loại hình truyện tranh trên thế
giới, truyện tranh Nhật Bản trong những thập kỷ qua đã thực sự trở thành những
vấn đề mang tính trung tâm và đỉnh cao. Manga được xem là “gã khổng lồ”,
“ông võ sĩ Sumo” vĩ đại của nền truyện tranh thế giới. “Gã khổng lồ” ấy cùng
với rất nhiều những truyện tranh ở các nước khác trên thế giới đã vào Việt Nam
và nhận được sự chào đón nồng nhiệt của bạn đọc Việt Nam. Sự phát triển và vị
thế của loại hình truyện tranh ở Việt Nam là điều không thể phủ nhận. Tuy vậy sự
đánh giá về loại hình này chưa thật sự thấu đáo. Nhiều người kì thị truyện tranh,
định kiến với nó thậm chí xem nó là một loại hình giải trí rẻ tiền, vô bổ. Có quá
nhiều phụ huynh cảm thấy con em mình không an toàn với truyện tranh vì những
cảnh sex, bạo lực hay những câu chuyện cấm kị trái với thuần phong mỹ tục.
Nhưng liệu dẹp bỏ những trang truyện ấy thì thế giới có hiện lên tươi đẹp và
thuần khiết như chúng ta mong muốn hay không ? Con trẻ hay bất kỳ ai đều có
quyền được nhìn vào thế giới như nó vốn có. Chúng ta không thể huyễn hoặc
nhau rằng khi còn nhỏ nếu biết tin yêu vào cuộc sống thì sau này lớn lên sẽ được
hạnh phúc và được yêu thương. Xét một cách toàn diện, cũng có những loại
truyện tranh tiêu cực hình vẽ cẩu thả, ngôn ngữ thô kệch, nội dung không phù
hợp với trẻ em. Và đặc điểm của ngôn ngữ truyện tranh cũng đã ảnh hưởng rất
nhiều đến lối hành văn của trẻ em. Nhưng không thể vì những mặt tiêu cực ấy mà
đánh đồng tất cả .
Trước hết chúng ta khẳng định truyện tranh là một loại hình văn học, đứng
ngang hàng cùng với thơ, kịch hay tiểu thuyết. Những giá trị nhân văn, những bài
học đạo đức, những tri thức mới mà trẻ em tiếp thu từ truyện tranh đã được
khẳng định qua bao đời nay. Bản thân manga ( Truyện tranh Nhật Bản ) hình
thức giải trí nên nó đương nhiên đem lại sự thư giãn đúng nghiã cho người đọc
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly
1
Khóa luận tốt nghiệp : Thi pháp truyện tranh Doraemon của Fujiko F. Fujio


với nội dung cực kì thu hút và phong phú. Từ thể loại phiêu lưu bí ẩn, rùng rợn
như One Piece, Những cuộc phiêu lưu của Crocket, Quyển sách kì bí … đến
các cuộc chiến năng lực siêu nhiên bảo vệ mọi người chống lại thế lự đen tối
như: Dragonball, Dragonquest, Bleach, Dgrayman…kích thích tinh thần chiến
đấu quật cường, không lùi bước trước nghịch cảnh của người đọc hoặc chỉ đơn
giản là các câu chuyện học đường vui nhộn, liên quan đến tuổi mới lớn, tình bạn,
tình yêu nhẹ nhàng hồn nhiên như : Imadoki, Ouran host club, Salad days, hay
các manga về thể thao như Teppi, Slamdunk, Jindo…hoặc manga về lịch sử
như Kaze Hikaru… cũng có manga kinh dị gợi nhiều suy nghĩ như Godchild,
Zombie loan, Jigoku shoujo cho đến các manga trí tuệ tầm cao kén độc giả
như Thám tử Kindaichi, thám tử lừng danh Conan, thám tử Toma,
Deathnote,…kích thích phát huy trí tuệ, tư duy người đọc qua các vụ án từ đơn
giản đến phức tạp từ đó hình thành thói quen suy nghĩ, phân tích lập luận cho
người đọc.
Doraemon được xếp vào loại hình truyện tranh dành cho thiếu nhi với ngôn
từ trong sáng, cốt truyện đơn giản, nội dung lành mạnh cùng với Khuôn mặt
xinh đẹp của Yasuhiro Kano, Thám tử Conan của Gosho Aoyama, Arisa tinh
nghịch của Mayumi Muroyama hoặc Thần đồng đất Việt của công ty Phan
Thị…
Chính vì quan điểm nhìn nhận truyện tranh là một loại hình văn học nên từ
đó nhiệm vụ tiếp cận loại hình này từ góc độ thi pháp học là một nhu cầu bức
thiết trong quá trình nghiên cứu. Đó vừa là quá trình chứng minh nhưng cũng
đồng thời là quá trình phân tích văn học của truyện tranh.
Đặt bộ truyện tranh Doraemon dưới góc nhìn thi pháp học đề tài mong
muốn độc giả có cái nhìn sâu sắc, khách quan và toàn diện hơn, về một trong
những bộ truyện tranh được đánh giá là đỉnh cao của nền truyện tranh nhân loại.
Đồng thời qua đó có cái nhìn khách quan hơn về thể loại truyện tranh nói chung.
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly
2
Khóa luận tốt nghiệp : Thi pháp truyện tranh Doraemon của Fujiko F. Fujio

2 . Lịch sử vấn đề
2.1 Nghiên cứu về thể loại truyện tranh nói chung
Thời đại của chúng ta đã và đang chứng kiến sự ra đời của một loại hình văn
học đặc biệt, đóng vai trò như một nhu cầu tất yếu của cuộc sống hiện đại. Loại
hình đấy đang ngày càng phát triển cả về số lượng, nội dung chủ đề, phạm vi phản
ánh. Đó chính là loại hình truyện tranh. Tuy vậy, công tác đánh giá nghiên cứu
truyện tranh vẫn còn chưa thật sự được quan tâm đúng mức.
Ngược dòng nghiên cứu loại hình truyện tranh, ta thấy khoảng đầu những
năm 1997, 1998 tại Việt Nam đã rộ lên phong trào thành lập những hội quán, câu
lạc bộ người hâm mộ truyện tranh, đóng vai trò như những diễn đàn đánh giá,
bình luận truyện tranh. Chính những phong trào này đã lần đầu tiên tạo ra một
không khí trao đổi sôi nổi về truyện tranh.
Đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, ngày 1/6/2005 độc giả truyện tranh Việt
Nam vui mừng đón chào tạp chí chuyên đề đầu tiên về truyện tranh mang tên
4.A.M ( For Amine Manga). Đây là tạp chí đăng tải những truyện tranh của Nhật
Bản lồng vào đó tạp chí còn giới thiệu những nét đẹp văn hóa, phong tục, thành
tựu truyện tranh của đất nước mặt trời mọc. Trong suốt gần hai năm với sự ra đời
của hai mươi tạp chí, ngày 16/4/2007, Tạp chí 4.A.M đã nói lời chia tay với bạn
đọc, nhưng thực sự tạp chí đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong việc nghiên
cứu và phê bình truyện tranh một cách chuyên nghiệp ở Việt Nam.
Cũng trong năm 2007, tác giả Phan Tuấn Anh - sinh viên khoa Ngữ văn –
Trường ĐH khoa học Huế đã bảo vệ thành công khóa luận tốt nghiệp “Truyện
tranh và truyện tranh Nhật Bản”. Đây là một công trình nghiên cứu rất công
phu, được sự đánh giá cao của hội đồng bảo vệ. Công trình đã bước đầu xác lập
những cơ sở lí luận cơ bản nhất cho loại hình truyện tranh. Ngoài ra, khóa luận
còn phân tích rõ vai trò , ảnh hưởng cũng như sự phát triển của truyện tranh Nhật
Bản ở thị trường Việt Nam. Tiếp tục niềm đam mê nghiên cứu truyện tranh ấy,
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly
3
Khóa luận tốt nghiệp : Thi pháp truyện tranh Doraemon của Fujiko F. Fujio

năm 2010 tác giả Phan Tuấn Anh lúc này đã là giảng viên của trường ĐH khoa
học Huế viết tiếp công trình “ Vấn đề tiếp nhận loại hình truyện tranh trong
hoàn cảnh hậu hiện đại”. Công trình đã chứng minh truyện tranh là một trong
những cột mốc nghệ thuật báo hiệu cho giai đoạn “hậu hiện đại” của nền văn học
thế giới. Hai công trình của tác giả Tuấn Anh có thể xem như là một tư liệu tốt
cho nền nền lí luận truyện tranh ở Việt Nam và tạo điều kiện cho những ai tiếp
tục nghiên cứu về truyện tranh Nhật Bản
Tiếp nối sự thành công của 4.A.M , ngày 10/3/2009, công ty Việt Khang
Manga đã cho ra mắt số đầu tiên của Tạp chí Manzine nhằm cung cấp cho độc
giả các thông tin nóng nhất và mới nhất về manga và amine ( Truyện tranh và
hoạt hình ). Cũng trong năm này, bạn đọc Việt Nam đã vui mừng đón chào Tạp
chí truyện tranh Việt đầu tiên, báo hiệu một bước phát triển “tự giác” hơn của
nền truyện tranh Việt Nam, số ra mắt đầu tiên vào ngày 22/8. Đây là một ấn
phẩm vừa tiến hành đăng tải truyện tranh Việt Nam của các tác giả chuyên
nghiệp cũng như nghiệp dư, vừa phỏng vấn các họa sĩ nổi tiếng, kết hợp thông
tin cũng như bình luận về các bộ truyện tranh thế giới nói chung và truyện tranh
Nhật Bản nói riêng. Tính đến ngày 18/3/2011, Tạp chí truyện tranh Việt đã cho
ra đời 12 số.
Một bước tiến tiếp theo của lịch sử nghiên cứu truyện tranh ở Việt Nam là
sự ra đời của các trang web chuyên đề do các nhà xuất bản, các câu lạc bộ người
hâm mộ và các họa sĩ truyện tranh lập ra. Những trang web này được xem như là
những thư viện khổng lồ, những diễn đàn rộng lớn, nơi thông tin một cách nhanh
nhất về loại hình truyện tranh thế giới, là ngôi nhà chung mà ở đó hàng triệu trái
tim đều chung nhịp đập yêu thương dành cho manga và amine. Có thể kể tên
những trang web đó : ;/, ;/,
http://ww w.t4v/ . net…Những trang web này cũng được đánh giá là có nhiều
đóng góp cho sự phát triển của nền lí luận truyện tranh ở nước ta.
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly
4
Khóa luận tốt nghiệp : Thi pháp truyện tranh Doraemon của Fujiko F. Fujio

Nằm chung trong xu hướng phát triển đó, cục xuất bản đã tổ chức một hội
thảo chuyên đề về truyện tranh vào ngày 17/10/2003. Trường đại học dân lập
Hồng Bàng cũng tiến hành mở chuyên ngành đào tạo về manga và amine Nhật
Bản. Các hội thảo chuyên đề , festival truyện tranh, lễ hội hóa trang ( cosplay)
cũng được tổ chức thường xuyên ở các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, thành
phố Hồ Chí Minh bởi các câu lạc bộ và sáng tác truyện tranh trẻ. Đỉnh cao của
các hoạt động trên đó chính là sự kiện Đại sứ Nhật Bản ở Việt Nam đã tổ chức
hội thảo giao lưu văn hóa Việt – Nhật mang tên ““Khám phá bản sắc văn hóa
trong truyện tranh và phim hoạt hình” vào ngày 3/12/2005 tại Thành phố Hồ
Chí Minh.
Tiếp đó, ngày 16/3/2008, Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội và Nhà xuất
bản Kim Đồng đã cùng tổ chức một buổi hội thảo về tình hình hiện tại và tương
lai cho truyện tranh và hoạt hình tại Việt Nam.
Ngày 27/03/2011, với sự giúp đỡ của Quỹ giao lưu Quốc tế Nhật Bản tại
Việt Nam (Japan Foundation) và Trung tâm hợp tác Nguồn nhân lực Việt Nam –
Nhật Bản (VJCC Hà Nội), Học viện thiết kế Yokohama đã tổ chức một chương
trình đặc biệt mang tên Hội thảo về truyện tranh Nhật Bản tại Hà Nội với
những nội dung chính là : Giới thiệu văn hóa Nhật Bản qua truyện tranh và phim
hoạt hình; Giới thiệu văn hóa J - POP, Yokohama và thông tin về du học Nhật
Bản; Thực hành vẽ truyện tranh ( Được thực hiện bởi các tác giả truyện tranh
Nhật Bản và Việt Nam ).
Tiếp tục những sự kiện truyện tranh sôi nổi trên thì Bảo tàng mỹ thuật Việt
Nam đã lên kế hoạch dự kiến sẽ tổ chức một cuộc triển lãm giới thiệu chín tác
giả truyện tranh tiêu biểu kể từ năm 2000 của Nhật Bản mang tên “Hiện thực về
Manga: Khám phá nghệ thuật truyện tranh hiện đại diễn ra từ ngày 18/5 và
kết thúc vào giữa tháng 6 năm 2011.
2.2 Những bài viết trực tiếp liên quan đến đề tài
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly
5
Khóa luận tốt nghiệp : Thi pháp truyện tranh Doraemon của Fujiko F. Fujio

Ngày 11/12/1992, nhà xuất bản Kim Đồng đã chính thức cho ra mắt bộ
truyện tranh Doraemon ( Dịch từ bản tiếng Thái), khi chưa được phép của tác
giả. Sau khi Nhà xuất bản Shogakukan tại Nhật tỏ ý phản đối, nhà xuất bản Kim
Đồng và nhà xuất bản Shogakukan có thương lượng vào năm 1996 sẽ trả toàn bộ
tiền bản quyền và được nhà xuất bản Shogakukan gửi tặng vào quỹ học bổng
Doraemon. Cho đến nay bộ truyện này vẫn đang giữ kỷ lục về số lượng xuất bản
của một truyện tranh nước ngoài ở Việt Nam (100 tập với 3 lần tái bản và 40
triệu bản in, tức là trung bình cứ 2 người dân Việt Nam thì có một quyển truyện
tranh Doraemon tiếng Việt ). Tuy vậy, chúng ta chưa có những bài viết thật sự
công phu, nghiêm túc nghiên cứu về bộ truyện tranh này. Những tài liệu liên
quan mà chúng tôi tìm hiểu được chủ yếu là những bài cảm nhận, đánh giá mang
tính chủ quan chưa thật sự chuyên sâu. Nhưng cũng không thể phủ nhận, những
bài viết đó cũng đã mở đầu cho việc nghiên cứu đánh giá về bộ truyện tranh
Doraemon và cũng là những cơ sở đầu tiên để thực hiện đề tài này.
Một bài viết được đánh giá cao của một bạn sinh viên trường đại học khoa
học tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh đăng trên diễn đàn Aikido Teshinkai Việt
Nam với những chủ đề chính như là : Doraemon - Biểu tượng sức sống của
truyện tranh Nhật Bản, Doraemon - Bảo bối và mơ ước, Doraemon - Quà tặng
cuộc sống , Doraemon - Người hùng đáng yêu nhất của châu Á
Năm 1998, nhà xuất bản Kim Đồng đã cho ra mắt tuyển tập tranh truyện
màu Doraemon và đằng sau mỗi cuốn truyện luôn có lồng thêm những bài viết
nhỏ về bộ truyện tranh Doraemon như : Bí mật về Doraemon xanh ( Tập 1),
Nobita là học sinh lớp mấy ? ( Tập 2 ) Không gian sân chơi với những cống
nước ( Tập 4 ),
Cùng với việc ra đời của bộ truyện tranh Doraemon phiên bản mới vào
năm 2010 nhà xuất bản Kim Đồng còn cho ra mắt cuốn tranh truyện về tác giả
Fujiko F. Fujio mang tên “Fujiko F. Fujio – Người vẽ nên những giấc mơ của
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly
6
Khóa luận tốt nghiệp : Thi pháp truyện tranh Doraemon của Fujiko F. Fujio

tuổi thơ” nhằm cho ta có một cái nhìn đầy đủ hơn về tác giả Fujiko cũng như
truyện tranh Doraemon. Doraemon đã ra đời như thế nào ? Thời niên thiếu, sự
nghiệp lẫy lừng của người họa sĩ tài danh gắn với hình ảnh chú mèo máy
Doraemon có gì đặc biệt ?
Năm 2011, nhà xuất bản Kim Đồng đã tổ chức cuộc thi “Chuyến phiêu
lưu cùng Doraemon mà em yêu thích” và đã nhận được sự tham gia ủng hộ
nhiệt tình của đông đảo bạn đọc.
Như vậy, ta có thể nhận thấy, thị trường truyện tranh ở Việt Nam là một thị
trường sôi động nhưng các hoạt động nghiên cứu thì chưa thật sự tương xứng với
sự phát triển ấy. Các hoạt động trên đa phần chỉ chú trọng vào định hướng thị
hiếu và xuất bản, kết hợp quảng bá thương hiệu hoặc chỉ đóng vai trò như những
diễn đàn giao lưu của người hâm mộ. Các hoạt động trên đều mang tính chất sự
kiện, các tài liệu mang tính lí luận, được viết một cách thực sự khoa học chuyên
sâu về lĩnh vực truyện tranh nói chung cũng như bộ truyện tranh Doraemon nói
riêng thì vẫn còn hiếm hoi.
Cánh cửa của nền lí luận nghiên cứu truyện tranh vẫn còn đang rộng mở
đón chào những người thực sự yêu thích truyện tranh có đam mê khám phá một
cách khoa học và nghiêm túc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng : Đặc trưng thi pháp truyện tranh Doraemon
• Phạm vi nghiên cứu :
24 tập truyện dài Doraemon của tác giả Fujiko F. Fujio, Nhà
xuất bản Kim Đồng, Người dịch : Hồng Trang. Tu chỉnh, hiệu đính bản
tiếng Việt : Nguyễn Thắng Vu. Xuất bản năm 2010.
45 tập truyện ngắn Doraemon của tác giả Fujiko F. Fujio, Nhà
xuất bản Kim Đồng, Người dịch : Giang Hồng, Đức Giang, Anh Tuấn,
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly
7
Khóa luận tốt nghiệp : Thi pháp truyện tranh Doraemon của Fujiko F. Fujio
Hồng Trang. Tu chỉnh, hiệu đính bản tiếng Việt : Nguyễn Thắng Vu. Xuất

ản năm 2010.
Khóa luận quy ước : Truyện dài ( A), truyện ngắn ( B ), kí hiệu số
kèm theo biểu thị tập. Ví dụ : Truyện dài tập 3 ( A3)
4. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng các nguyên lí của thi pháp học để nghiên cứu yếu tố hình thức và nội
dung của truyện tranh.
- Thao tác phân tích, phương pháp diễn dịch và khái quát hóa.
- Vận dụng kĩ thuật hội họa, điện ảnh, nhiếp ảnh để đánh giá yếu tố “tranh” trong
truyện tranh.
- Phương pháp so sánh : đối chiếu truyện tranh Doraemon với một số những
truyện tranh khác để tìm thấy nét độc đáo, hấp dẫn của tác phẩm cũng như tài
năng của Fujiko F. Fujio.
- Phương pháp sơ đồ hóa, thống kê lập bảng, minh họa trực quan bằng hình ảnh.
5. Đóng góp của khóa luận
- Xác lập những cơ sở lí luận văn học bước đầu cho việc nghiên cứu loại
hình truyện tranh, đề tài mong mỏi sẽ kịp thời phản ánh được một hiện tượng văn
học mới mẻ. Đồng thời, xác lập và khẳng định vị trí của truyện tranh trong thế
giới văn chương nghệ thuật.
- Đi sâu vào đánh giá, nghiên cứu truyện tranh Doraemon dưới góc nhìn thi
pháp học hiện đại, trước hết là để minh chứng cụ thể cho những đánh giá về
truyện tranh sau nữa là khám phá những nét đẹp, tính hấp dẫn, giá trị của bộ
truyện tranh đỉnh cao của mọi thời đại Doraemon.
- Qua đó đề tài cũng muốn khẳng định tài năng nhiều mặt của tác giả Fujiko
F. Fujio, một tác giả truyện tranh hội tụ trong mình tài năng của một họa sĩ, một
nhiếp ảnh gia, một đạo diễn, một nhà khoa học
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly
8
Khóa luận tốt nghiệp : Thi pháp truyện tranh Doraemon của Fujiko F. Fujio
Hy vọng rằng những đóng góp trong khuôn khổ công trình này sẽ định
hướng độc giả truyện tranh với tư cách những người thưởng thức văn học, đánh

giá đúng giá trị đích thực của bộ truyện tranh Doraemon, tránh những định kiến
sai lầm đánh đồng tất cả truyện tranh vào một loại hình giải trí rẻ tiền, vô bổ,
thậm chí có hại.
6 . Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, phần nội
dung chính gồm 3 chương :
• Chương 1 : Nhân vật và phương thức xây dựng nhân vật trong
truyện tranh Doraemon
• Chương 2 : Cốt truyện, kết cấu, không thời gian nghệ thuật trong
truyện tranh Doraemon
• Chương 3 : Nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ, giọng điệu trong
truyện tranh Doraemon
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly
9
Khóa luận tốt nghiệp : Thi pháp truyện tranh Doraemon của Fujiko F. Fujio
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
NHÂN VẬT VÀ PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG BỘ
TRUYỆN TRANH “DORAEMON”
1.1 Tổng quan về thể loại truyện tranh Nhật Bản và bộ truyện tranh
Doreamon
1.1.1 Thể loại truyện tranh Nhật Bản
Nguồn gốc : Thể loại truyện tranh Nhật Bản
( Manga) được khai sinh từ cái nôi của nền văn hóa
nghệ thuật Nhật Bản. Mầm mống đầu tiên báo hiệu cho
sự xuất hiện của manga đó chính là sự ra đời của nghệ
thuật liên tiếp khởi nguồn từ hình thức tranh cuộn ở thế
kỉ thứ XII. Nghệ thuật liên tiếp là lối kể chuyện bằng
hình thường kèm theo lời thoại được trình bày liên tiếp qua trang truyện. Chúng
đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử manga trở thành khuôn mẫu cho lối

kể chuyện tuần tự sau này.
Lịch sử manga tiến
thêm một bước dài trên
hành trình hình thành và
phát triển vào thế kỉ thứ
XVI – XVII, khi các họa sĩ
bắt đầu phát minh ra
phong cách minh họa
ukiyoe ( Những bức tranh của thế giới nổi ). “Giai đoạn tương đối thái bình
trong thời kì Tokugawa ( 1600 – 1867 ) sau hàng trăm năm dài chiến tranh liên
miên đã cho phép các họa sĩ sáng tạo và tinh chỉnh các đối tượng nghệ thuật
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly
10
Khóa luận tốt nghiệp : Thi pháp truyện tranh Doraemon của Fujiko F. Fujio
nhằm sản xuất hàng loạt bằng công nghệ in mộc bản. Các bức tranh minh họa
theo phong cách ukiyo-e với bố cục đường nét, màu sắc sinh động” [26,149].
Họa sĩ Katsushika Hokusai (1740 – 1789) là người đầu tiên nghĩ ra thuật ngữ
manga. Ông là tác giả của bức tranh mộc bản nổi tiếng The great wave off
Konnagawa. Hokusai là bậc thầy về nhiều loại hình nghệ thuật. Khả năng tái
hiện con người và cảnh vật chỉ bằng vài nét phác họa đã hình thành nên bộ sưu
tập mà ông gọi đó là “manga”. Ông cho rằng: “Manga không phải là nghệ thuật
vẽ nhân vật trong một câu chuyện nào đó, hay là chú ý tỉ mỉ đến từng chi tiết một
để có thể tạo ra những bức họa có tính giải trí và đầy ý nghĩa. Với ông, Manga
là vẽ một bức tranh dựa theo nét bút đưa hoặc vẽ vài vật chất lướt ngang trang
hoàn toàn theo ngẫu hứng, không ràng buộc bởi bất kì một qui tắc nào.”[26,
149]
Sang thế kỉ XX, đặc biệt là từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, cùng
với sự tiếp thu phong cách vẽ của hoạt hình Disney và kỹ thuật điện ảnh của Đức
và Pháp, kiểu mẫu manga thực sự đầu tiên dần được định hình. Những tập truyện
tranh với những hình vẽ đẹp, sinh động và giàu sáng tạo với nội dung phong phú

ở nhiều thể loại, phục vụ cho hết thảy các đối tượng. Trong manga, sáng tạo là sự
sống, mỗi bức vẽ đòi hỏi những nét mới lạ, người hoạ sĩ phải luôn tìm tòi, luôn
hướng theo những loại hình nhân vật, những cốt truyện khác nhau, cho dù đó có
thể là hay bạo lực. Mangga không gắn với một công thức nào, luôn hướng theo
những loại hình nhân vật, những cốt truyện khác nhau.
Osamu Tezuka được xem là “bố già” của nền truyện tranh Nhật Bản. Ông
có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến các thế hệ manga sau
này, trong đó có những người tiếp bước ông nhưng cũng
có những họa sĩ chống đối phong cách của ông. Chính
ông là người đã xác định những đặc điểm chính của
manga hiện đại.
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly
11
Khóa luận tốt nghiệp : Thi pháp truyện tranh Doraemon của Fujiko F. Fujio
Hình thành và xâm chiếm trái tim độc giả : hai tác phẩm manga đầu tiên đã
có ảnh hưởng rất lớn đến lịch sử phát triển sau này của manga được sáng tác
dưới thời quân Mỹ chiếm đóng là: Mighty Atom (Phân tử hùng mạnh – phiên bản
tiếng Anh là Astro Boy) và Sazae-san. Giữa những năm 1950 và 1969, số lượng
độc giả của manga ngày càng tăng ở Nhật với sự xác lập vị trí của hai thể loại
manga chính là shonen dành cho nam và shojo dành cho nữ.
Nền công nghiệp làm lu mờ phương Tây : kể từ thập niên 1950, manga từng
bước chắc chắn trở thành một bộ phận quan trọng của ngành công nghiệp xuất
bản Nhật Bản với giá trị thị trường lên đến 406 tỉ yên vào năm 2007. Manga
cũng vượt biên giới Nhật Bản, có sức thu hút mạnh mẽ trên toàn cầu. Manga chủ
yếu là những hình ảnh trắng đen mặc dù vẫn có manga màu. Ở Nhật, manga
thường được in nhiều tập với kích cỡ bằng cuốn sách. Tạp chí manga đăng nhiều
câu chuyện khác nhau mỗi kỳ một tập. Nếu câu chuyện nào đó được độc giả yêu
thích thì nó sẽ được xuất bản lại trọn bộ. Có rất nhiều tạp chí chuyên về manga ở
Nhật Bản. “Xương sống” của nền công nghiệp manga Nhật Bản là 13 tuần san
cùng với khoảng 20 nguyệt san và 10 bán nguyệt san. Vào bất cứ thời điểm nào

cũng có khoảng 250 tạp chí chuyên về manga và 10 trong số đó phát hành đến
hơn một triệu bản mỗi số. Không có tạp chí nào có thể có lượng phát hành đến
hơn một triệu bản ở Nhật nếu không có manga.
Họa sĩ manga thường làm việc với một vài phụ tá trong một xưởng vẽ nhỏ và
phối hợp với một biên tập sáng tạo của một nhà xuất bản nào đó. Chỉ riêng trong
năm 2004, có ít nhất 1,4 tỉ tựa sách manga được xuất bản ở Nhật. Trung bình một
tựa manga có thể xuất bản từ 300.000 đến 500.000 bản mỗi tập. Nền công nghiệp
manga ở Nhật Bản có quy mô lớn đến nỗi làm lu mờ cả hai quốc gia hàng đầu
thế giới về xuất bản truyện tranh là Mỹ và Pháp. Manga xuất hiện trên báo chí và
truyền hình khắp thế giới và những tác phẩm được yêu thích nhất được giới thiệu
với bạn đọc các nước thông qua con đường mua bản quyền hoặc dịch trộm.
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly
12
Khóa luận tốt nghiệp : Thi pháp truyện tranh Doraemon của Fujiko F. Fujio
Tác giả Phan Tuấn Anh đã khẳng định truyện tranh là một loại hình nghệ
thuật nguyên hợp: “ Sự nguyên hợp nghệ thuật trong truyện tranh luôn luôn đặt
loại hình này đứng giữa một ngã tư nghệ thuật. Sự giao thoa đó bao gồm văn
học, nhiếp ảnh, hội họa và điện ảnh… Đặc điểm nguyên hợp ấy không làm mất
đi tính chất văn học của truyện tranh hoặc biến loại hình này trở thành một nghệ
thuật hỗn hợp. Trong tính hiện thực của nó, truyện tranh vẫn có tồn tại tính ngôn
ngữ thẩm mĩ và hình tượng một cách độc lập so với hình vẽ” [20]. Mặc dù khẳng
định tính văn học của truyện tranh nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận
những tác động tiêu cực của nó, đặc biệt là tác động đến ngôn ngữ nói của trẻ
em. Nếu chúng ta lấy ngôn ngữ truyện tranh ra khỏi chỉnh thể thì ta sẽ thấy tính
không hoàn chỉnh của nó như thiếu chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ…Thực ra đây thuộc
về đặc điểm riêng của truyện tranh, chủ ngữ, vị ngữ…đã được hiểu ngầm qua
nhân vật đối thoại hoặc tranh vẽ.
Liệu truyện tranh có hoàn toàn là tích cực ? Đến với manga, nhà văn hóa sẽ
thấy sự dung hòa giữa một Nhật Bản hiện đại và cổ xưa. Một Nhật Bản cổ xưa
đậm đà bản sắc với những lễ hội truyền thống, kiến trúc chùa chiền đền tháp, sân

vườn Một Nhật Bản hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ đến choáng ngợp,
những robot, những máy móc hiện đại, tinh vi…Nhà tâm lí học sẽ có những phát
hiện sâu sắc về tâm lí con người đặc biệt là tâm lí trẻ em. Nhà lịch sử sẽ thực sự
choáng ngợp bởi lịch sử hình thành và phát triển của cả nhân loại, quá khứ, hiện
tại và cả những dự đoán về tương lai xa xôi. Nhà mỹ học sẽ tìm thấy những nét
đẹp trong hình ảnh của cánh hoa anh đào, ngọn núi Phú Sĩ sừng sững, oai
nghiêm, núi Takai ngập tràn trong tuyết trắng… Và hơn hết bất cứ độc giả nào
cũng sẽ tìm thấy những bài học nhân văn sâu sắc, biết yêu quý và bảo vệ thiên
nhiên, yêu hòa bình, trân trọng những giá trị của quá khứ, phấn đấu cho tương
lai, niềm lạc quan yêu đời trong cuộc sống…
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly
13
Khóa luận tốt nghiệp : Thi pháp truyện tranh Doraemon của Fujiko F. Fujio
Nhưng bên cạnh đấy, manga vẫn có những tác động tiêu cực : những bộ truyện
tranh sex và bạo lực, những xu hướng “tác động hóa quá khích”, “sự cố Lưu Đức
Hoa”( Từ dùng của tác giả Phan Tuấn Anh), “hội chứng rút lui khỏi xã hội”
( hikikomori) cho đến nay vẫn còn làm ảnh hưởng đến xã hội đặc biệt là giới trẻ.
Thủy thủ mặt trăng ( Sailor moon), cũng là một bộ truyện tranh luôn phải đứng
giữa dòng của hai luồng khen chê khác nhau. Bên cạnh việc đề cao những tình
bạn trong sáng của tuổi học trò, sự đoàn kết, tinh thần hi sinh vì chính nghĩa thì
bộ manga này cũng được xem là một seri của những bộ trang phục gợi cảm đôi
lúc đến nóng bỏng. Người Nhật không phải không nhìn thấy những tiêu cực
trong văn hóa truyện tranh và họ cũng không bao giờ ngồi yên. Họ kiên quyết
bảo vệ nét vệ nét đẹp manga bằng rất nhiều hình thức khác nhau.
Bất kì một sự vật hiện tượng nào cũng đều có tính chất hai mặt của nó.
Điều quan trọng là chúng ta không nên quá chú trọng lên án mặt xấu mà bỏ quên
giá trị của manga. Việc cần làm không phải là phủ nhận sạch sẽ mà nên làm cho
truyện tranh thực sự giữ được những nét đẹp của nó. Các cơ quan chức năng cần
phải kiểm tra chặt chẽ trước khi cho bộ truyện tranh được xuất bản, cấm mọi
hình thức in lậu, trái phép… Qúy vị phụ huynh nên giúp trẻ em lựa chọn những

bộ truyện tranh lành mạnh, có nội dung trong sáng, phù hợp với lứa tuổi. Và hơn
ai hết mỗi chúng ta hãy trở thành những bạn đọc “thông minh”, luôn biết nâng
niu và trân trọng giá trị đích thực của nghệ thuật.
1.1.2 Hành trình vinh quang của bộ truyện tranh Doreamon
Chào đời, tại xứ sở mặt trời mọc, ngày ấy có một họa sĩ chuyên sáng tác
truyện tranh cho trẻ em, nhưng đã nhiều đêm ông vẫn chưa tìm được một nhân
vật tâm đắc cho một tác phẩm mới. Bỗng một buổi sáng ông nghe thấy tiếng
“kính koong” vang lên từ con lật đật. Trong đầu ông lóe sáng ý tưởng : Lật đật và
mèo. Mèo và lật đật. Sự kết hợp tuyệt vời ấy đã tạo nên Doraemon. Bộ truyện ra
mắt lần đầu tiên vào tháng 12 năm 1969. Đã có tất cả 1.344 câu chuyện của bộ
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly
14
Ngày sinh : Tháng 12 - 1969
Số lượng : 45 tập truyện ngắn,
24 tập truyện dài
Tác giả : Fujiko F. Fujio
Giải thưởng : Giải thưởng Hiệp
hội họa sĩ truyện tranh Nhật Bản
lần thứ hai (1973), Giải Manga
Shogakukan lần thứ nhất dành cho
hạng mục truyện tranh thiếu nhi
(1982), Giải thưởng văn hóa
Tezuka Osamu lần thứ nhất (1997).
Quê hương : Nhật Bản
Nhân vật chính : Doraemon,
Nobita, Shizuka, Jaian, Suneo
Khóa luận tốt nghiệp : Thi pháp truyện tranh Doraemon của Fujiko F. Fujio
truyện gốc được phát hành. Toàn bộ các tập được giữ trong Thư viện trung tâm
Takaoka, Toyama.
Lớn lên, ban đầu các câu chuyện lẻ Doraemon được phát hành đồng

loạt trên sáu nguyệt san dành cho trẻ em. Các tạp chí này được đặt tên theo các
cấp học của trẻ nhỏ, đó là Yoiko (nhà trẻ), Yōchien (mẫu giáo), và từ Shogaku
Ichinensei (lớp Một) cho đến Shogaku Yonnensei (lớp Bốn). Từ năm 1973, bộ
truyện được phát hành thêm trên hai tạp chí Shogaku Gogensei (lớp Năm) và
Shogaku Rokunensei (lớp Sáu). Năm 1979, tạp
chí truyện tranh CoroCoro Comic đã ra đời một
tạp chí chuyên về Doraemon. Sau đó, những
câu chuyện nhỏ này được tập hợp thành 45 tập
truyện Doraemon.
Tại Việt Nam, truyện tranh này được Nhà
xuất bản Kim Đồng xuất bản từ năm 1992
(Dịch từ bản tiếng Thái), khi chưa được phép
của tác giả. Sau khi Nhà xuất bản Shogakukan
tại Nhật tỏ ý phản đối, nhà xuất bản Kim Đồng
và nhà xuất bản Shogakukan có thương lượng vào năm 1996 sẽ trả toàn bộ tiền
bản quyền và được nhà xuất bản Shogakukan gửi tặng vào quỹ học bổng
Doraemon. Cho đến nay bộ truyện này vẫn đang giữ kỷ lục về số lượng xuất bản
của một truyện tranh nước ngoài ở (100 tập với 3 lần tái bản và 40 triệu bản in,
tức là trung bình cứ 2 người dân Việt Nam thì có một quyển truyện tranh
Đôrêmon tiếng Việt).
Bước lên đỉnh vinh quang, sau khi được phổ biến rộng rãi ở Nhật Bản,
Doraemon đã được phát hành tại nhiều quốc gia khác trên thế giới và đều trở
thành nhân vật truyện tranh được hâm mộ, đặc biệt là tại châu Á Doraemon đã
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly
15
Khóa luận tốt nghiệp : Thi pháp truyện tranh Doraemon của Fujiko F. Fujio
giành được nhiều giải thưởng truyện tranh ở Nhật Bản. Ngày 22/4/2002
Doraemon đã được và tạp chí TIME Asia bình chọn là một trong 22 nhân vật nổi
bật của châu Á để thể hiện sự trân trọng sâu sắc những khoảnh khắc hòa bình mà
tất cả mọi độc giả trên thế giới có được khi cầm trên tay cuốn truyện này. Kể từ

khi ra đời đến nay, Doraemon không chỉ được coi là nhân vật và bộ truyện tranh
được yêu thích hàng đầu ở Nhật Bản, nó còn trở thành một biểu tượng văn hóa
của đất nước này và được trẻ em nhiều nước trên thế giới yêu thích. rất yêu thích.
Mặc dù ra đời từ thời kì đầu của ngành công nghiệp manga (Năm 1969)
với mục đích chủ yếu là dành cho trẻ em nhưng bản thân bộ truyện và nhân vật
Doraemon đã trở thành hình ảnh quen thuộc và thân thiết hàng đầu của người dân
Nhật Bản, trẻ em và thanh niên Nhật hầu như có thể vẽ hình Doraemon mọi lúc,
mọi nơi. Không chỉ dừng lại ở các tập truyện tranh, phim ngắn và phim dài,
Doraemon còn xuất hiện trên các sản phẩm tiêu dùng thông thường như ví, quần
áo, thậm chí người ta còn cho ra đời một hiệu đồng hồ riêng về Doraemon lấy
tên là Doratch. Ở Hakodate, Hokkaidō người ta còn thành lập một đoàn tàu theo
"chủ đề Doraemon "với trang trí bên trong và bên ngoài tàu là hình vẽ
Doraemon và các bạn, một trong các bến dừng của "đoàn tàu Doraemon" là một
ga nhỏ trưng bày các đồ vật liên quan tới Doraemon cùng các nghệ sĩ đóng giả
các nhân vật của bộ truyện này. Doraemon còn được đưa vào giảng dạy như một
môn học phụ tại Đại học Toyama kể từ năm 1998.
1.2 Thế giới hình tượng nhân vật trong bộ truyện tranh Doraemon
Bất kể khi nào đọc xong một câu chuyện, gấp trang sách lại trong tâm trí ta
đều lưu lại hình ảnh của một nhân vật này hay nhân vật kia, không nhất thiết phải
là nhân vật chính. Mỗi một tác phẩm văn học đều nhận thức và phản ánh đời
sống xã hội thông qua một hệ thống nhân vật nhất định.
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly
16
Khóa luận tốt nghiệp : Thi pháp truyện tranh Doraemon của Fujiko F. Fujio
Nhân vật văn học không bao giờ trùng khít với nhân vật ngoài đời một cách
hoàn toàn. Chúng ta không thể tìm thấy một Jean Valjean nhân hậu đến vậy, cũng
khó có thể tìm thấy một Quasimodo chung tình đến thế, tuyệt nhân như Lưu Bị
liệu có chăng Nhưng nhân vật văn học muốn tồn tại thì người nghệ sĩ phải
chấm ngọn bút của mình vào hiện thực đời sống, phải để mẫu hình đời sống ấy
tái hiện qua lăng kính chủ quan của mình gửi gắm ước mơ, khát vọng, tư tưởng

thẩm mĩ, cách nhìn của nhà văn về hiện thực, quan điểm của nhà văn về đời
sống.
Tác giả là người tạo nên kịch bản truyện tranh. Tuy nhiên luôn có những
người mà bằng tâm lí, tư tưởng, hành động, mối quan hệ điều khiển nội dung
và hướng phát triển của truyện tranh. Họ chính là tác giả trực tiếp của truyện.
Những người này được gọi chung là nhân vật.
Nhân vật trong truyện tranh là những con người cũng có thể là động vật,
thực vật, thiên thần, ác quỷ nhưng đều mang tính cách con người được tác giả
sáng tác nên trong truyện tranh. Điều ấn tượng nhất khi tiếp xúc với truyện tranh
là bạn đọc không thấy tác giả không phải dông dài, triết lí. Tác giả đã dùng nhân
vật làm cỗ xe chuyên chở tư tưởng của mình, tự bộc lộ một cách chân thực sống
động, tự nhiên nhất qua lời nói, hành động, tình cảm của nhân vật.
Xét về số lượng thì nhân vật trong truyện tranh Doraemon không phải là
một con số khổng lồ, nhưng sự đa dạng trong hệ thống nhân vật về lứa tuổi, xuất
xứ, tính cách, hình dáng mà Fujiko F. Fujio đã xây dựng cũng có thể khẳng
định tầm bao quát phi thường, quá trình lao động chiêm nghiệm miệt mài của
nhà văn.
Bản thân cuộc sống là một cung đàn phức điệu và mỗi con người là một
bản nhạc không ai giống ai. Qua bộ truyện tranh Doraemon, Fujiko F. Fujio đã
xây dựng nên một bức tranh thế giới nhân vật đa dạng, phong phú thông qua đó
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly
17
Khóa luận tốt nghiệp : Thi pháp truyện tranh Doraemon của Fujiko F. Fujio
tác giả cũng thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người với nhiều chiều, nhiều
bình diện khác nhau chúng ta sẽ cùng lần lượt tìm hiểu.
Năm nhân vật chính trong truyện tranh Doraemon : Shizuka, Suneo,
Doraemon, Jaian, Nobita ( Từ trái qua )
1.2.1 Khảo sát thống kê
Số
TT

Kiểu nhân vật Tên nhân vật Số
lượng
(người )
Hình minh họa
1 Nhân vật trung
tâm
Doraemon,
Nobita
2

2 Nhân vật chính Shizuka,
Suneo,
Doraemon,
Jaian, Nobita
5
NHÂN VẬT PHỤ
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly
18
Khóa luận tốt nghiệp : Thi pháp truyện tranh Doraemon của Fujiko F. Fujio
1 Nhân vật gia
đình
Bố mẹ của
Shizuka,
Suneo, Jaian,
Nobita, Ryan,
Spaio Blikin,
anh họ của
Suneo, ông bà
nội, bà ngoại
của Nobita…

37

Bố mẹ Nobita Bố Shizuka
2 Nhân vật trẻ em Dekisuge,
Hoxê, Hano,
Kado …
> 50

Dekisuge Hoxe
3 Nhân vật nhà
trường
Thầy giáo lớp
3E, thầy hiệu
trưởng
2
Thầy giáo
4 Nhân vật người
nổi tiếng
Ca sĩ Marin,
diễn viên
Mixu, ca sĩ
Marin, diễn
viên Xumire,
ca sĩ Tazo …
9

Ca sĩ Xannada Diễn viên
Mixu
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly
19

Khóa luận tốt nghiệp : Thi pháp truyện tranh Doraemon của Fujiko F. Fujio
5 Nhân vật ác Quỷ vương
Satanađô, quân
đội Chacha,
qủy vương
Ôđôrôm
19

Qủy vương Ôđôrôm Đại ca Két – su
6 Nhân vật robot Chamô, binh
đoàn robot
Meecatôpia…
//

Tiến sĩ Napogistor Bò mộng
7 Nhân vật cổ tích
“hiện đại”
Bé Hồi tí hon,
công chúa thủy
tề, Ky – Bô…
14

Bé Hồi tí hon Công chúa thủy tề
8 Nhân vật giả
tưởng
Người sao hỏa,
Paky…
Người sao Hỏa
Thông qua bảng thống kê cho ta thấy một hệ thống nhân vật rất phong phú,
trên một trăm nhân vật. Mỗi nhân vật sẽ tạo ra một mảng đời sống khác nhau làm

nên bức tranh đời sống trọn vẹn trong Doraemon. Chủ đạo và chiếm số lượng
nhiều nhất chính là nhân vật trẻ em, các nhân vật còn lại đều có mối quan hệ với
nhân vật trẻ em như nhân vật bố mẹ, nhân vật nhà trường…hoặc là những mối
quan tâm hàng đầu của chúng : nhân vật người nổi tiếng, nhân vật khoa học viễn
tưởng, nhân vật cổ tích “hiện đại”…
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly
20
Khóa luận tốt nghiệp : Thi pháp truyện tranh Doraemon của Fujiko F. Fujio
1.2.2 Nhân vật trẻ em
Nguyễn Nhật Ánh đã từng viết trong tác phẩm “Cho tôi xin một vé đi tuổi
thơ” của mình rằng : Chiếc vé tuổi thơ đó bạn cứ giữ kĩ trong túi áo vì nó không
có người soát vé trên chuyến tàu đặc biệt này. Bạn có thể trở về thăm lại thời thơ
ấu của mình bất cứ lúc nào hay nói khác đi, lúc mà bạn nhận ra rằng, thỉnh
thoảng tắm mình trong dòng sông trong trẻo của tuổi thơ sẽ giúp bạn gột rửa
những bụi bặm của thế giới người lớn một cách kì diệu.”[13,219]. Tuổi thơ là
món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng cho con người. Và những kí ức về tuổi thơ
là những gì đẹp nhất, sâu đậm nhất về những gì trong trẻo, hồn nhiên của mỗi
người. Tuổi thơ được làm nên bởi những nhân vật trẻ em trong truyện tranh
Doraemon là một tuổi thơ vừa hiện thực, vừa mang màu sắc của cổ tích. Vượt
qua những rào cản về không gian, thời gian, văn hóa những cái tên như
Shizuka, Suneo, Jaian, Nobita đã chiếm được lòng yêu mến của hầu như tất cả
các bạn nhỏ trên toàn cầu.
Về số lượng thì nhân vật trẻ em trong truyện tranh Doraemon không lớn
( Năm nhân vật chính và gần bốn mươi nhân vật phụ là trẻ em). Bộ truyện tranh
là câu chuyện xoay quanh năm nhân vật trẻ em chính : Shizuka, Suneo, Jaian,
Nobita, Doraemon và ngoài ra còn có những nhân vật trẻ em khác như Dekisugi,
Jaiko, Mizue, Hoxe, Nobisuke Tuy vậy, ta cũng có thể khẳng định rằng đó là
một thế giới trẻ thơ không hề đơn giản, nó có sự phức tạp theo cách riêng của nó.
Thế giới trẻ thơ là thế giới luôn vận động phức tạp để hình thành một thế giới
vừa đối âm, vừa hài hòa vừa tương thích với thế giới của người lớn. Xây dựng hệ

thống nhân vật trẻ em, Fujiko F. Fujio đã đặt các bạn nhỏ trong rất nhiều những
mối quan hệ khác nhau : bạn bè, gia đình, nhà trường, xã hội từ đó bộc lộ rõ
tính cách, suy nghĩ, nhận thức của các em về con người và cuộc đời.
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly
21
Khóa luận tốt nghiệp : Thi pháp truyện tranh Doraemon của Fujiko F. Fujio
Trước hết là mối quan hệ bạn bè. Tình bạn của tuổi thơ là những gì trong
trẻo nhất, tinh khôi nhất theo ta đi suốt cuộc
đời. Trẻ em là lứa tuổi có nhu cầu làm bạn
rất lớn và rất say sưa với tình bạn. Tình bạn
giữa Nobita và chú mèo máy Doraemon là
một tình bạn thắm thiết. Chú mèo máy đã
bước chân vào cuộc đời của Nobita như một
phép màu của câu chuyện cổ tích. Nobita là
một cậu bé yếu đuối, một cậu học sinh lớp ba cận thị, người luôn bị bạn bè bắt
nạt và thầy giáo hay mẹ la mắng. Như bất cứ người bạn thân thiết nào, Doraemon
đi cùng cậu bé đến chỗ chơi bóng chày, ngồi cạnh Nobita khi cậu phải vật lộn với
đống bài tập và cố gắng bảo vệ cậu khỏi Suneo mách lẻo và Jaian hung dữ. Họ
sống bên nhau, vui đùa có, giận nhau có, đánh nhau có nhưng không ai có thể
tách rời họ ra nhau. Doraemon dù ốm rất nặng cũng không trở về tương lai để
khám bệnh vì lo cho Nobita. Còn Nobita, thì ngược lại để cho Doraemon an tâm
trở về thế giới tương lai đã chiến đấu đến cùng với Jaian, “ Tớ quyết tử chiến đấu
với cậu lần này, để chứng minh cho Doraemon biết là tớ không dễ bị bắt nạt”
[B6 ,175]. Cậu bé trở về mặt mày trầy xước nhưng với nụ cười hạnh phúc trên
môi “Tớ thắng Jaian rồi hê hê. Cậu tin tớ chưa hả mèo ú ?”[ B6,176]. Nobita
không giàu có như Suneo, không mạnh mẽ như Jaian, cũng không thông minh tài
giỏi như Dekisugi, vậy điều gì đã khiến Doraemon không bao giờ rời xa Nobita ?
Đó chính là sự chân thành làm nên một tình bạn chân chính không gì có thể đánh
đổi được.
Vẻ đẹp của tình bạn như sáng ngời thêm với cái kết của tác giả nghiệp dư

Nobuo Sato. Khi Fujiko mất, ông chưa kịp viết cái kết cho Doraemon nên không
ai biết kết thúc thực sự mà tác giả muốn là gì. Đã có rất nhiều tác giả đặt bút
viết đoạn kết cho Doraemon, nhưng có lẽ đoạn kết của Nobuo Sato là hay nhất
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly
22
Khóa luận tốt nghiệp : Thi pháp truyện tranh Doraemon của Fujiko F. Fujio
cảm động, logic, nét vẽ rất giống của tác giả
Doraemon hết pin và có hai cách để cứu Doraemon
một là thay pin mới và mọi kí ức sẽ bị xóa, hai là
chờ sự tiến bộ của tương lai. Kết cục không ai khác,
người làm nên sự tiến bộ của tương lai là Nobita . Một
đoạn kết đọng lại trong lòng mỗi người biết bao suy
nghĩ. Nó ca ngợi tình bạn, đâu phải chỉ tình yêu mới mang lại cho người ta
sức mạnh, tình bạn cũng có thể mang đến cho con người một nghị lực phi
thường. Có ai ngờ một cậu học trò lười biếng, hậu đậu lại trở thành một nhà
khoa học vĩ đại. Và điều nghịch lý đó xảy ra, vì tình bạn. Và rồi Doraemon
tỉnh dậy, Nobita lại trở nên thơ bé như xưa, lại tiếp tục những trò chơi,
những chuyến phiêu lưu mạo hiểm
Đó còn là tình bạn của Nobita và chú chó Số Một,
tình bạn trải qua một nghìn năm vẫn trọn vẹn yêu thương.
Tình bạn chân chính có khả năng chiến thắng mọi sự băng
hoại và hủy diệt của thời gian. Nó không chấp nhận cái
chết.
Dù Jaian và Suneo luôn luôn tìm mọi cách chọc ghẹo Nobita, nhưng thực
chất họ lại là những người bạn rất tốt của nhau. Nhóm bạn năm người ấy đã
cùng sát cánh bên nhau vượt qua những khó khăn, thử thách những hiểm nguy
khi dấn thân vào những cuộc phiêu lưu. Sức mạnh để họ chiến thắng kẻ thù là
sức mạnh của tinh thần đoàn kết, của tình bạn cao quý.
Tình bạn giúp con người đến với thế giới rộng lớn. Thế giới bạn bè tuổi thơ
tạo cho trẻ em niềm thích thú, say mê bất tận. Thích được làm bạn và dễ được

làm bạn là đặc tính của trẻ em. Chính vì thế mà chúng dễ dàng vượt qua những
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly
23
Khóa luận tốt nghiệp : Thi pháp truyện tranh Doraemon của Fujiko F. Fujio
giới hạn để đến với nhau bằng tình cảm trong sáng, thánh thiện. Mỗi cuộc cuộc
phiêu lưu mà nhóm bạn Nobita trải qua, họ sẽ có thêm những người bạn mới. Đó
là Paky, là Gusuke, là Ropull, là Miruk thời gian gặp gỡ không nhiều nhưng
chúng lại sớm thân thiết với nhau. Bởi chúng tìm thấy sự đồng cảm, cùng yêu cái
thiện, căm ghét cái ác, dũng cảm đấu tranh đến cùng để bảo vệ cái thiện, làm cho
cuộc đời đẹp tươi hơn. Tình bạn trong Doraemon đã đánh thức trong ta những
giá trị chân – thiện – mỹ, giúp ta hiểu rằng tiền bạc, địa vị không thể chia sẻ vui
buồn, không thể cho ta một tình bạn chân chính.
Trong mối quan hệ với gia đình, chúng là những đứa con
rất hiếu thảo nhưng đôi lúc cũng làm đau đầu quý phụ huynh
bằng những trò nghịch ngợm. Thương
bố phải đi tàu điện ngầm chen chúc,
Nobita và Doraemon đã đào một đường
hầm riêng làm món quà Noel tặng bố,
nhưng con tàu đã gặp sự cố ngay chuyến đi đầu tiên. Ba
bố con phải tự tay đào đất để tìm đường đi, ông bố phải chui cống để đến nơi làm
việc nhưng ông rất hạnh phúc bởi “Chỉ riêng việc các con nghĩ đến món quà
tặng bố là bố đã hạnh phúc lắm rồi!”[ B9,12]. Hiểu tâm sự của bố, nhớ đến cô
gái giống hoa bách hợp ngày xưa, Nobita và Doraemon đã trở về quá khứ tìm
mọi cách chụp lại một tấm ảnh để tặng bố. Nhưng rồi chúng đã xé tấm ảnh đi bởi
chúng biết rằng bố đã có bông hoa của riêng bố rồi.
Khi sử dụng bảo bối của Doraemon bọn trẻ luôn luôn gây ra sự cố : lúc thì
Doraemon dùng quạt ba tiêu quạt bay căn nhà, lúc thì Jaian dùng đèn pin thay
đổi chất liệu biến nhà mình thành lều vải, lúc thì Suneo dùng mô hình sinh vật
đem khủng long về nhà, lúc lại Nobita và Doraemon dùng máy đổi kiểu nhà biến
nhà mình thành mê cung, tệ hơn nữa có lúc Nobita còn biến ông bố Nobi của

mình thành ông bố Nobi vào năm 2015 ( Với thân hình kì dị, tay chân teo quắt,
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly
24
Khóa luận tốt nghiệp : Thi pháp truyện tranh Doraemon của Fujiko F. Fujio
bộ não to quá khổ ) Tất cả đều xuất phát từ bản tính nghịch ngợm, hiếu động
của trẻ em. Và tất nhiên hậu quả là chúng luôn phải gánh chịu sự la rầy, nổi giận
của bố mẹ.
Với thầy giáo, các bạn nhỏ trong Doraemon rất tôn trọng và thậm chí rất
sợ thầy. Ước mong của Suneo là đẹp trai như Dekisugi và thông minh như thầy
giáo.
Không chỉ là những mối quan hệ thường ngày với những người xung
quanh. Fujiko F. Fujio còn đặt các bạn nhỏ vào những mối quan hệ lớn hơn của
xã hội như vấn đề môi trường, sự nổi dậy của robot, cuộc xâm lăng của người
ngoài hành tinh, chiến tranh Những vấn đề lớn này có vẻ như là ngoài tầm
nhưng các bạn nhỏ đã nhận thức được bản chất của vấn đề, và tham gia giải
quyết nó. Các bạn nhỏ nhanh chóng nhận ra đúng sai, phe thiện phe ác, chiến đấu
đến cùng để bảo vệ lẽ phải mà không hề sợ sệt, nao núng. Các bạn đã trở thành
những người hùng của tuổi nhỏ.
Thế giới Doraemon là một thế giới mà bao đứa trẻ hằng ao ước về một xã
hội tươi đẹp, con người luôn quan tâm, bảo vệ nhau. Đối với một đứa trẻ, nếu
không tiếp xúc với Doraemon, thế giới chỉ đơn thuần là những gì xung quanh
cuộc sống hàng ngày của đứa trẻ. Chính Doraemon đã giúp trẻ em mở rộng tầm
mắt của mình về một thế giới rộng lớn với bao điều kì thú bên ngoài.
Manga là một thế giới không biên giới, không phân biệt tuổi tác, giới tính,
hay sự khác biệt văn hóa. Đó là nơi tâm hồn con người gặp nhau và chia sẻ.
Doraemon đã mở ra một chân trời kiến thức rộng lớn cho mọi đứa trẻ giúp cho
trẻ em biết cách ước mơ, và dám ước mơ, dù cho điều đó có viển vông hoặc
“nhảm nhí” trong mắt người lớn.
1.1.3 Nhân vật bố mẹ
Gia đình là nơi cha về ngả lưng sau một ngày làm việc mệt nhọc, là nơi

mẹ tìm thấy niềm hạnh phúc trọn vẹn và là nơi con chỉ biết có thiên đường.
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly
25

×