Đặc điểm thi pháp truyện ngắn
Nguyễn Quang Sáng
Nguyễn Thị Thu Hiền
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận Văn học; Mã số: 60.22.32
Người hướng dẫn: PGS. TS. Lý Hoài Thu
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Trình bày quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Quang Sáng.
Nghiên cứu không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang
Sáng. Làm rõ kết cấu - giọng điệu và ngôn ngữ để thấy rõ phong cách của nhà văn
Nguyễn Quang Sáng
Keywords: Văn học Việt Nam; Lý luận văn học; Truyện ngắn
Content
Mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Quang Sáng đến với văn chương từ những năm 60 của thế kỉ trước trong mối
“cơ duyên” được xe trên chiến trường ác liệt. Suốt 50 năm hành trình đi tìm kiếm chân lý
nghệ thuật, Nguyễn Quang Sáng đã từng thử sức trên nhiều lĩnh vực: tiểu thuyết, truyện vừa,
kí, kịch bản phim…và cũng đạt được những thành công nhất định. Nhưng thế mạnh thực sự
của ông lại thuộc về thể loại truyện ngắn bởi cứ nhắc đến Nguyễn Quang Sáng là độc giả lại
nhớ đến một cây bút viết truyện ngắn tài năng.
Kể từ tác phẩm đầu tay Con chim vàng (1958) đến nay, Nguyễn Quang Sáng đã cho ra
mắt bạn đọc hơn 100 truyện ngắn gắn liền với hàng loạt các giải thưởng uy tín: giải thưởng
cuộc thi truyện ngắn báo Thống Nhất (1959) với tác phẩm Ông Năm Hạng, giải thưởng cuộc
thi truyện ngắn Tạp chí văn nghệ quân đội (1959) cho tác phẩm Tư Quắn, giải thưởng Hội
nhà văn Việt Nam (1994) cho những thể nghiệm thành công trong Con mèo của Fuojita, giải
Cây bút vàng (1998) trong cuộc thi truyện ngắn do Bộ công an và Hội nhà văn tổ chức cho Về
lại bức tranh xưa…Năm 2000, Nguyễn Quang Sáng được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về
văn học nghệ thuật. Không chỉ có vậy, nhiều truyện ngắn của ông còn được đưa vào giảng
dạy trong chương trình phổ thông hoặc được chuyển thể thành kịch bản phim như Chiếc lược
2
ngà, Con gà trống, Quán rượu người câm, Chị Nhung, Tên của đứa con, Con khỉ mồ côi…Đó
là những cống hiến đáng trân trọng của nhà văn có thực tài này với thể loại truyện ngắn nói
riêng và nền văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung.
Ngày nay nhìn lại có thể thấy Nguyễn Quang Sáng không gây choáng ngợp bởi số lượng
truyện ngắn đồ sộ mà tạo dấu ấn bền lâu nhờ phong cách nghệ thuật độc đáo. Bạn văn, nhà
phê bình và độc giả luôn nhớ tới ông như là một nhà văn Nam Bộ điển hình, một người kể
chuyện bẩm sinh. Tô Hoài khi đọc Vểnh râu đã nhận xét: “Lần này đọc của Sáng, tôi đã thấy
thuần lắm của cốt cách văn phong một trung tâm- miền Nam là một trung tâm, mà trong văn
không có cái nhàn nhạt chữ nghĩa dùng cho miền nào cũng được” [7; tr.659]. Trần Đăng Khoa
cũng suy nghĩ tương tự khi đọc Một chuyện vui: “Nó sống động, nó sục lên cái mùi vị sông
nước Tháp Mười, cả cái chất Nam Bộ đậm đặc không thể trộn lẫn” [7; tr.660]. Còn Phan Đắc
Lập cho rằng: “Nguyễn Quang Sáng có biệt tài kể chuyện. Bằng một lối văn mộc mạc, anh cứ
thủ thỉ kể hết cuộc tình này đến cuộc tình khác như một người nông dân Nam Bộ kể chuyện
đời xưa và chuyện tiếu lâm. ấy vậy mà với những trang viết mộc mạc ấy, Nguyễn Quang Sáng
đã chạm tới những rung động vi nhiệm của tình yêu” [82; tr.102]. Thiết nghĩ đó mới là “giải
thưởng” lớn nhất mà Nguyễn Quang Sáng đạt được trên hành trình văn học của mình.
Đến nay tuy tuổi đã cao nhưng Nguyễn Quang Sáng vẫn miệt mài trên những trang viết,
như ông chưa thoả mãn những gì đã đạt được. Ông vẫn trăn trở với tập truyện ngắn về miền
Tây, vẫn nỗ lực tự đổi mới chính mình để theo kịp bước đi của lịch sử và thời đại.
Trước những cống hiến không ngừng nghỉ của nhà văn Nam bộ “lão thành”, chúng tôi
thiết nghĩ phải có công trình nghiên cứu một cách hệ thống về đặc trưng truyện ngắn Nguyễn
Quang Sáng. Luận văn này mong muốn góp phần tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng
từ góc độ thi pháp để khẳng định sự đóng góp cũng như tài năng, cá tính sáng tạo của ông đối
với nền văn học hiện đại Việt Nam.
II. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Quang Sáng bắt đầu cầm bút từ 1952 hồi ở U Minh đánh Pháp. Kể từ đó đến nay,
hơn 70 năm tuổi đời, 50 năm tuổi nghề, Nguyễn Quang Sáng vẫn giữ được sức sáng tạo và đổi
mới dồi dào. Sáng tác của ông, bởi thế, cũng thu hút được sự chú ý của không ít nhà phê bình,
nghiên cứu. Các bài viết thường được triển khai theo hai hướng: hoặc khái quát đặc trưng truyện
ngắn Nguyễn Quang Sáng qua tổng kết hàng loạt tác phẩm, hoặc đi sâu vào tìm hiểu một truyện
ngắn tiêu biểu của ông. ở hướng tiếp cận nào thì các công trình đi trước đều đưa ra những gợi ý
thú vị cho người thực hiện luận văn này.
Năm 1969, tác giả Nguyễn Nghiệp đã có bài viết Đất nước và con người miền Nam
trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Sáng đăng trên Tạp chí văn học số 1. Bài viết là những
3
nhận xét khái quát nhất về tập truyện ngắn Chiếc lược ngà. Nguyễn Nghiệp chủ yếu thiên về
tóm tắt lại nội dung các câu chuyện và bước đầu đã đưa ra một số phát hiện về đặc điểm
truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng: “Lối kể chuyện tưởng chừng như rất thoải mái, tuỳ hứng,
nhưng thực ra đã thông qua bàn tay rất chủ động của tác giả (…) Quá khứ với hiện tại xen lẫn
nhau, gắn bó với nhau theo lôgic bên trong của tính cách (…) Những chi tiết đều là chọn lọc
và đã được khai thác đúng mức, hành động bên ngoài nói lên được tâm trạng bên trong” [68;
tr.26]. Bài viết này có ý nghĩa như là một trong những bài phê bình đầu tiên về truyện ngắn
Nguyễn Quang Sáng.
Năm 1975, trên Tạp chí Văn học số 2, tác giả Vân Thanh đã có một bản tổng kết “dày
dặn” và toàn diện hơn về Truyện ngắn Nguyễn Sáng. Nhìn lại chặng đường sáng tác của
Nguyễn Quang Sáng từ 1958- 1975, Vân Thanh đã chỉ ra những đặc điểm nổi bật làm nên
phong cách truyện ngắn của ông: “Nói được một cái gì thật kì diệu trong những điều tưởng
chừng rất bình thường của cuộc sống, đó là đóng góp đáng chú ý của Nguyễn Sáng (…)
Nhưng làm quen với Nguyễn Sáng, người đọc được tiếp xúc nhiều hơn với những câu chuyện
được xây dựng trên những tình tiết ngẫu nhiên, bất ngờ, lắm khi gay cấn, căng thẳng đầy tính
kịch” [75; tr.17]. Vân Thanh còn đưa ra nhiều nhận định sắc sảo, chính xác về chi tiết, nhân
vật, tính kịch trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng như: “Truyện Nguyễn Sáng giàu chi tiết
sống. Nhưng chi tiết đối với anh không phải là một thứ trang sức để phô bày. Chi tiết được
anh dùng trước hết là nhằm khắc hoạ nhân vật… Cùng miêu tả lớp trẻ, nhưng Nguyễn Sáng,
mỗi người một nét khác nhau… Cùng miêu tả các cô giao liên, nhưng qua ngòi bút Nguyễn
Sáng, mỗi người vẫn có một vẻ riêng”. “Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Sáng là những
con người được vươn lên trong ánh sáng của cách mạng. Những nét u buồn không đọng lâu
trong con người họ. Khó khăn, mất mát, chết chóc là điều khó tránh khỏi trong cuộc chiến đấu
ác liệt này, nhưng điều đó không làm giảm lòng tin của họ vào chiến thắng ngày mai”. Hay
“lắm tình huống bất ngờ, truyện Nguyễn Sáng thường mang nhiều chất kịch. Đó là phong
cách của anh. Truyện của anh bao giờ cũng có khía cạnh làm người đọc hồi hộp, chờ đợi. Kết
thúc truyện bao giờ cũng đột ngột, người đọc khó đoán được” [75; tr.24]. Có thể nói bài viết
của Vân Thanh đã bước đầu hình thành được trong lòng bạn đọc một phong cách truyện ngắn
Nguyễn Quang Sáng: chứa đựng những yếu tố kì diệu, giàu chi tiết sống, lắm tình huống bất
ngờ, đậm tính kịch nhưng vẫn mang nhiều chất trữ tình.
Những năm sau đó, giới phê bình cũng rải rác có một số bài viết về Nguyễn Quang Sáng
và truyện ngắn của ông. Có thể kể đến bài viết của Trần Hữu Tá về chân dung nhà văn trên Từ
điển văn học với những nhận định ngắn gọn mà khái quát: “Nguyễn Quang Sáng có một
phong cách viết truyện ngắn độc đáo. Truyện thường lắm tình huống bất ngờ, ngẫu nhiên
4
nhưng tự nhiên, giàu chi tiết sống động và kì diệu nhưng hợp lý, tính kịch rất nổi nhưng cũng
đậm đà chất trữ tình” [68; tr.114].
Đáng kể hơn nữa là các Lời giới thiệu Tuyển tập Nguyễn Quang Sáng của Bùi Việt
Thắng và Phan Đắc Lập. Với những cảm nhận tinh tế của ngòi bút chuyên phê bình truyện
ngắn, tác giả Bùi Việt Thắng đã “lẩy” ra một số đặc điểm quan trọng trong phong cách
Nguyễn Quang Sáng: cốt truyện tiêu biểu hấp dẫn, chi tiết chọn lọc, tình huống đặc sắc và
kịch tính cao, chất Nam Bộ đậm nét trong lời văn, lối kể chuyện rất “hoạt”. Đồng thời, Bùi
Việt Thắng cũng bước đầu phác vẽ nên chân dung một con người nhạy cảm “dựa hẳn vào tình
cảm để viết” nhưng cũng không kém phần hài hước, dí dỏm; lại có bản lĩnh, “thấu thị nhiều
điều trong cuộc sống”. So với các bài viết trước đó thì nghiên cứu của Bùi Việt Thắng có tầm
bao quát rộng hơn: khái quát lại được cả hai chặng đường truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng
(trước và sau 1975), đồng thời tìm ra được mối tương quan phát triển giữa hai chặng đường
này: “Khi nghiên cứu bước đường sáng tác của một nhà văn ta thường thấy có hiện tượng: ở
thời điểm nào đó với những ảnh hưởng và biến đổi nào đó, nhà văn viết khác trước, và cái sự
khác này tạo ra một bước ngoặt. Nhưng có nhà văn, dù cố tình “rẽ ngoặt’ thì vẫn không được,
anh ta phải trở lại chính mình mới được công nhận. Nguyễn Quang Sáng ở vào trường hợp
thứ hai”. Theo Bùi Việt Thắng, truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng viết trước 1975 “ròng ròng
sự sống, một sự sống đa dạng cung bậc, màu sắc, có tiếng khóc và tiếng cười, có khổ đau và
hi vọng” nhưng sau 1975 “khi ông cố đổi giọng cho có vẻ hợp thời thì người đọc thấy chán-
đó là khi đọc Tôi thích làm vua, Thế võ, Nhân vật ấy không được chết…” [79; tr.3]. Chỉ đến
loạt truyện Con mèo của Foujita, Người đàn bà đức hạnh, Người dì tên Đợi… thì Nguyễn
Quang Sáng mới “phát sáng trở lại”. Nhận định này cũng đáng để chúng ta suy nghĩ.
Tuy khiêm tốn tự nhận “những dòng tôi viết chỉ là những cảm nhận sơ lược của một độc
giả viết cho một nhà văn nổi tiếng” nhưng Phan Đắc Lập cũng đã góp phần không nhỏ vào việc
định hình rõ hơn phong cách Nguyễn Quang Sáng. Một mặt, tác giả vẫn đồng tình với đa số nhà
phê bình khác khi thừa nhận lối kể chuyện có duyên, giọng văn dí dỏm, hồn cốt Nam Bộ, sức
hấp dẫn của kịch tính và chi tiết đã tạo nên “chất văn” Nguyễn Sáng. Mặt khác, Phan Đắc Lập
như muốn “bàn luận” với các ý kiến cho rằng các tác phẩm sau 1975 của Nguyễn Quang Sáng
khiến cho ông bớt “phát sáng” (như ý kiến của Bùi Việt Thắng). Ông viết: “Có người đã cho
hàng loạt các tác phẩm này của anh là những thử nghiệm bất thành, vì nó là những chuyện luận
đề, giống như văn của Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn đầu thế kỉ hai mươi. Một số bạn bè độc
giả, trong đó có tôi lại nghĩ khác. Chúng tôi rất thích những Tôi thích làm vua, Thế võ, Con
khướu sổ lồng…Tôi cho rằng, cùng với truyện ngắn xuất sắc của anh thời kháng chiến như
Chiếc lược ngà, Chị xã đội trưởng…, một số truyện ngắn có thể xếp vào hàng những truyện
5
ngắn hay nhất của văn học Việt Nam từ 1945 trở lại đây” [82; tr.106]. Bằng những dẫn chứng,
phân tích sinh động cả về khoa học lẫn thực tế đời sống, Phan Đắc Lập đã cho thấy nhận xét
trên không hoàn toàn là cảm tính. Bởi lẽ, dù trong những tác phẩm viết về chiến tranh hay
những trang viết sau 1975, thì Nguyễn Quang Sáng vẫn giữ được giọng văn uy- mua, các chi
tiết đắt giá cùng những tình huống giàu kịch tính (Bài học tuổi thơ, Người bạn lính,…). Chính
những đặc trưng ấy đã giúp tác phẩm của ông “có khả năng chịu đựng sự thử thách khắc nghiệt
của thời gian để còn gây được xúc cảm thẩm mĩ cho thế hệ mai sau”.
Trong các bài viết tổng hợp về truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng, đáng chú ý nhất là bài
nghiên cứu trong cuốn Truyện ngắn Việt Nam hiện đại -Lịch sử - Thi pháp - Chân dung (Phan Cự
Đệ chủ biên). Với dung lượng gần chục trang sách, tác giả Lý Hoài Thu đã triển khai súc tích hai
nội dung quan trọng:
- Nguyễn Quang Sáng và những bước đi của truyện ngắn: tóm tắt lại đặc điểm hai chặng đường
sáng tác truyện ngắn của ông (từ 1956- 1975, từ 1975 đến nay)
- Vài nét về phong cách truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng: một nhà văn ưa “chơi bố
cục” và tình huống, nhà văn của những chi tiết “biết nói và ám ảnh”, ngôn ngữ văn phong
mang đậm chất Nam Bộ.
Không dừng lại ở tính chất “đọc sách, điểm sách”, tác giả đưa ra cái nhìn toàn diện và
tổng quát hơn cả về truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng. Thấu suốt cả chặng đường dài sáng tác
của nhà văn; chừng mực nhưng cũng không kém phần chính xác, tinh tế khi đưa ra nhận định
là nét nổi bật của bài phê bình. Công trình này cũng cho chúng ta thấy một văn phong phê
bình mới khi bước đầu có hướng tiếp cận truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng từ góc độ thi
pháp. Có thể nói, đây chính là những gợi ý rất quý báu cả về nội dung và phương pháp cho
luận văn của chúng tôi.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu tổng quát về các chặng đường truyện ngắn Nguyễn
Quang Sáng, chúng tôi còn bắt gặp những bài viết tập trung tìm hiểu sâu một truyện ngắn tiêu
biểu của nhà văn Nam bộ này. Có thể kể đến lời nhận xét của Tô Hoài khi đọc Vểnh râu, của
Trần Đăng Khoa khi đọc Một chuyện vui hay của Vũ Tú Nam khi biểu dương Con mèo
Foujita… Hay các bài viết về truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Lộc, Phạm Văn Nam; về
Quán rượu người câm của Trọng Khanh; về Bông cẩm thạch của Liên Phương Có thể nói,
những bài viết trên đã đưa lại cho chúng tôi cái nhìn cụ thể nhưng không kém phần đa dạng về
đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng.
Cuối cùng không thể không nhắc đến một số khoá luận nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn
Quang Sáng như: Truyện Nguyễn Sáng (Nguyễn Thu Hà, 1976), Hình ảnh con người Nam Bộ
trong truyện ngắn Nguyễn Sáng (Nguyễn Thị Việt Hoa, 1982), Một số đặc điểm thi pháp
6
truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng (Phạm Minh Phú, 1993), Nghệ thuật xây dựng cốt truyện
trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng (Vũ Thị Kim Ngân, 2007). Tiếc rằng, các công trình
này hoặc chọn hướng tiếp cận xã hội học hoặc mới chỉ dừng lại ở mức khởi điểm về mặt lý
luận thi pháp.
Như vậy, đề tài Đặc điểm thi pháp truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng vẫn còn để ngỏ
nhiều hướng nghiên cứu mới cho người đi sau. Các bài nghiên cứu trên sẽ là những gợi mở
cho chúng tôi tiếp cận truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng một cách hệ thống dưới ánh sáng của
thi pháp học.
III. Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu
1. Tiếp nối con đường còn để ngỏ của những người đi trước, chúng tôi trong luận văn
này lấy “thi pháp truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng” làm đối tượng nghiên cứu. Luận văn sẽ
đi vào nghiên cứu những yếu tố hình thức mang tính nội dung, mang tính quan niệm của
truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng để có được cái nhìn hệ thống về đặc điểm truyện ngắn của
ông, qua đó khẳng định phong cách nhà văn.
Để làm được điều đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thi pháp truyện ngắn Nguyễn
Quang Sáng ở những phương diện sau:
- Quan niệm nghệ thuật về con người
- Không gian nghệ thuật và Thời gian nghệ thuật
- Kết cấu - Giọng điệu và Ngôn ngữ
2. Nguyễn Quang Sáng là cây bút viết truyện ngắn rất đều tay từ những năm 60
của thế kỉ XX cho đến nay. Bởi vậy, để có được cái nhìn hệ thống về sáng tác của ông,
chúng tôi sẽ nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng ở cả hai thời kì (trước và sau
1975), tập trung vào 5 tập truyện chính:
- Con ma da- Chiếc lược ngà
- Người bạn lính
- Nó và tôi – Quán rượu người câm
- Dân chơi- Tôi thích làm vua
- Cánh đồng hoang và các truyện chuyển thể qua phim
IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp hệ thống
Phương pháp hệ thống là một phương pháp giúp người nghiên cứu có thể xâu chuỗi
những hiện tượng văn học đơn lẻ trong mối quan hệ biện chứng để có cái nhìn toàn diện, hệ
7
thống về đối tượng nghiên cứu. Do đó, phương pháp này sẽ giúp chúng tôi trong việc khái
quát một số phương diện thi pháp truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng
2. Phương pháp thống kê
Khảo sát thống kê là phương pháp nghiên cứu đặc trưng của thi pháp học. Thông qua
việc khảo sát thống kê tần số xuất hiện của những kiểu nhân vật, kiểu thời gian, không gian
nghệ thuật, kiểu ngôn ngữ…chúng tôi có thể rút ra những kết luận khách quan, chính xác về
thi pháp truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng. Luận văn khảo sát trên hai cấp độ: tác phẩm và
toàn bộ sáng tác truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng
3. Phương pháp so sánh đối chiếu
Trong quá trình nghiên cứu thi pháp truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng, chúng tôi tiến
hành so sánh đối chiếu truyện ngắn của ông ở cấp độ đồng đại và lịch đại để thấy được những
kế thừa, sáng tạo cũng như những đóng góp của ông.
V. Cấu trúc của luận văn
Luận văn được bố cục 3 phần: Mở đầu, Nội dung và Kết luận. Phần nội dung của luận
văn được trình bày thành 3 chương:
Chương 1: Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Quang Sáng
Chương 2: Không gian nghệ thuật và Thời gian nghệ thuật
Chương 3: Kết cấu - Giọng điệu và Ngôn ngữ
References
1. Nguyễn Hoa Bằng (2000), Thi pháp truyện ngắn Nam Cao, Luận án tiến sĩ Ngữ Văn,
Viện Văn học, Hà Nội.
2. Nam Cao (2005), Truyện ngắn chọn lọc, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
3. Nguyễn Minh Châu (2006), Tuyển tập truyện ngắn, NXB Văn học, Hà Nội.
4. Nguyễn Duy (1987), Mẹ và em, NXB Thanh Hóa, Thanh Hóa.
5. Lê Tiến Dũng, Con mèo của Foujita, những suy tư về cuộc đời,
10/10/1993.
6. Trần Bạch Đằng (chủ biên) (1996), Địa chí Đồng Tháp Mười: Công trình kỉ niệm 300
năm Nam Bộ, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2007), Truyện ngắn Việt Nam: Lịch sử- thi pháp- chân dung,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX:
Những vấn đề lịch sử và lý luận, NXB Giáo dục, Hà Nội.
8
9. Anh Đức (2002), Truyện ngắn và bút kí, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
10. Hà Minh Đức (2004), Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
11. Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ (1997), Nhà văn Việt Nam hiện đại, NXB Hội nhà văn,
Hà Nội.
12. Hà Minh Đức (chủ biên) (1993), Lí luận văn học, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
13. Phạm Văn Đồng (1973), Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ,
NXB Văn học, Hà Nội.
14. Bảo Định Giang, Hà Huy Giáp, Hoàng Trung Thông (1972),
Mười năm văn học chống Mỹ, NXB Giải phóng, Hà Nội.
15. Trần Vệ Giang, Nhà văn Nguyễn Quang Sáng: Đậm sâu một phong cách Nam Bộ,
15/1/2004.
16. Hà Huy Giáp (1970), Hiện thực cách mạng và văn học nghệ thuật, NXB Văn học,
Hà Nội.
17. Trần Thanh Giao, Chi tiết trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng,
28/1/2009.
18. Đoàn Giỏi (2004), Đất rừng phương Nam, NXB Văn học, Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Thu Hà (1976), Truyện Nguyễn Sáng, Khoá luận
tốt nghiệp, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội.
20. Việt Hà, Thùy Dung, Quốc Định (2006), Trò chuyện với 100 nhà văn Việt Nam,
NXB Văn hóa Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh.
21. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn học,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
22. Lê Thị Đức Hạnh, Chu Nga, Phong Lê (1977), Tác giả văn xuôi Việt Nam hiện đại:
Từ sau 1945, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
23. Nguyễn Thị Ngọc Hải, Nguyễn Quang Sáng: Khắc khoải miền Tây, t-
studies.info/, 16/4/2009.
24. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
25. Nguyễn Thị Việt Hoa (1977), Hình ảnh con người Nam Bộ trong truyện ngắn
Nguyễn Sáng, Khoá luận tốt nghiệp, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội.
26. Nguyễn Thái Hoà (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
9
27. Phan Hoàng, Văn học là con đường càng đi càng xa, đi mãi không dừng…,
5/4/2010.
28. Phan Hoàng, Nhà văn Nguyễn Quang Sáng không như tôi hình dung,
31/7/2008.
29. Phạm Thị Thu Hương (1993), Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn
Thạch Lam, Văn học, (số 3), tr. 30-33.
30. Hoàng Hường, Văn học cuối cùng vẫn là viết về trái tim con người,
8/1/2010.
31. Hoàng Hường, “Văn học vết thương” cần được rộng đường hơn,
9/1/2010.
32. Nguyễn Khang, Nhà văn Nguyễn Quang Sáng: Miền Tây day dứt,
21/01/2009.
33. Ma Văn Kháng, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Hồng Thái (1998),
Tác phẩm được giải Cây bút vàng 1996- 1998, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
34. Ma Văn Kháng (2006), 50 truyện ngắn chọn lọc, NXB Văn hóa Sài Gòn, Thành phố
Hồ Chí Minh.
35. Lê Khánh, Nguyễn Đắc Tường, Nguyễn Quang Sáng (1984), Truyện ngắn Đồng Tháp
Mười, NXB Đồng Tháp, Đồng Tháp.
36. Thạch Lam (1999), Truyện ngắn chọn lọc, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
37. Phạm Hồng Lan (2009), Không gian và thời gian trong tiểu thuyết hiện thực 1930-
1945, Luận án tiến sĩ Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
38. Tôn Phương Lan (2002), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội.
39. Phong Lê (1972), Mấy vấn đề văn xuôi Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
40. Phong Lê (2005), Phác thảo văn học giải phóng miền Nam 1960- 1975, Nghiên cứu văn
học, (số 5), tr.67-71.
41. Lê Lựu (2002), Thời xa vắng, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
42. Trần Hiếu Minh (1965), Cửu Long cuộn sóng, NXB Văn học, Hà Nội.
43. Sương Nguyệt Minh, Viết về người lính thời bình- sự thách đố các nhà văn,
27/3/2009.
44. Sơn Nam (1996), Hương rừng Cà Mau, NXB Trẻ Tp. Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ
Chí Minh.
45. Vũ Thị Kim Ngân (2007), Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong truyện ngắn
Nguyễn Quang Sáng, Khoá luận tốt nghiệp, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
10
Hà Nội, Hà Nội.
46. Lã Nguyên (1995), Diện mạo văn học Việt Nam 1945- 1975 nhìn từ giác độ thi
pháp, Tác phẩm mới, (số 8), tr. 15-19.
47. Vương Trí Nhàn (2001), Sổ tay truyện ngắn, NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí
Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
48. Hoàng Phê (chủ biên) (2001), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.
49. Phạm Minh Phú (1993), Một số đặc điểm thi pháp truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng,
Khoá luận tốt nghiệp, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội.
50. Nguyễn Văn Quân, Nhà văn Nguyễn Quang Sáng: Tôi là người ham vui,
12/10/2003.
51. Thanh Quế, Thái Bá Lợi, Đoàn Xoa (1994), Hai người trở lại trung đoàn: Tập truyện
viết về chiến tranh, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.
52. Nguyễn Hữu Quý, Đề tài chiến tranh trong văn học hiện nay: Thiếu hụt lực lượng và tác
phẩm, 28/2/2009.
53. Nguyễn Quang Sáng (2005), Cánh đồng hoang và các truyện chuyển thể qua phim,
NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
54. Nguyễn Quang Sáng (2005), Con ma da- Chiếc lược ngà, NXB Hội nhà văn, Hà
Nội.
55. Nguyễn Quang Sáng (2005), Dân chơi- Tôi thích làm vua, NXB Hội nhà văn, Hà
Nội.
56. Nguyễn Quang Sáng (2005), Dòng sông thơ ấu, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
57. Nguyễn Quang Sáng (2005), Đất lửa, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
58. Nguyễn Quang Sáng (2002), Mùa gió chướng, NXB Kim Đồng, Hà Nội.
59. Nguyễn Quang Sáng (2008), Nhà văn về làng, NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí
Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
60. Nguyễn Quang Sáng (2005), Nhật kí người ở lại, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
61. Nguyễn Quang Sáng (2005), Nó và tôi- Quán rượu người câm,
NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
62. Nguyễn Quang Sáng (2005), Người bạn lính, NXB Hội nhà văn,
Hà Nội.
63. Nguyễn Quang Sáng (1960), Người quê hương, NXB Văn học,
Hà Nội.
64. Nguyễn Quang Sáng (1990), Paris- Tiếng hát Trịnh Công Sơn,
11
NXB Tác phẩm mới, Hà Nội.
65. Nguyễn Quang Sáng (1997), Vểnh râu, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
66. Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, Viễn Phương (1995), Mười bảy truyện ngắn thành
phố Hồ Chí Minh, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
67. Nguyễn Quang Sáng, Lê Văn Thảo, Đoàn Bạch Biền (2010),
Chung một con đường: Tuyển tập văn - thơ - chân dung nghệ sĩ đồng hành với tuổi
trẻ, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
68. Phạm Văn Sĩ, Diệp Minh Tuyền, Chu Nga, Vũ Tiến Quỳnh (1998), Anh Đức-
Nguyễn Quang Sáng- Nguyên Ngọc- Đoàn Giỏi, NXB
Văn nghệ TP.Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
69. Phạm Văn Sĩ (1976), Văn học giải phóng miền Nam 1954- 1970, NXB Đại học và
trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
70. Hồ Huy Sơn, Nhà văn Nguyễn Quang Sáng: Vẫn miệt mài lao động,
15/7/2010.
71. Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Quang Sáng - Nhà văn chịu chơi,
28/12/2006
72. Trần Đình Sử (1998), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
73. Trần Đình Sử (2004), Tự sự học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
74. Trần Đình Sử, Nguyễn Thanh Tú (2001), Thi pháp truyện ngắn trào phúng Nguyễn
Công Hoan, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
75. Vân Thanh (1975), Truyện ngắn Nguyễn Sáng, Văn học, (số 2),
tr. 40-45.
76. Ngô Thảo (1994), Chiến trường sống và viết, NXB Hội nhà văn,
Hà Nội.
77. Lê Văn Thảo (1985), Đêm Tháp Mười, NXB Đồng Tháp, Đồng Tháp.
78. Bùi Việt Thắng, Nguyễn Thị Năm Hoàng (2006), Anh Đức về tác gia và tác phẩm,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
79. Bùi Việt Thắng (1996), Lời giới thiệu in trong Tuyển tập Nguyễn Quang Sáng, NXB
Văn học, Hà Nội.
80. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn: Những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
81. Nguyễn Thi (1996), Truyện ngắn chọn lọc, NXB Hội nhà văn,
Hà Nội.
12
82. Lưu Khánh Thơ (2007), Văn học Việt Nam hiện đại- Tác giả, tác phẩm, NXB Đại học
Sư phạm, Hà Nội.
83. Lý Hoài Thu (2003), Thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám 1945: Thơ thơ và
Gửi hương cho gió, NXB Giáo dục, Hà Nội.
84. Hoàng Trung Thông, Phong Lê, Vũ Tuấn Anh (1979), Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu
nước, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
85. Dương Tùng (1993), Cảm nhận ban đầu khi đọc Con mèo của Foujita, Cộng sản, (số
12), tr. 28-29.