Ca dao là lời hát tâm tình của người lao động là bài
ca về tình yêu quê hương đất nước
November 15, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THCS - Tác giả: Thu Huyền
Đề bài: Ca dao là lời hát tâm tình của người lao động, là
bài ca về tình yêu quê hương đất nước. Em hãy chứng
minh ý kiến trên.
Ai trong chúng ta lớn lên và trưởng thành trên mảnh đất quê hương cũng đều cảm nhận được cái hay
cái đẹp của Văn học dân gian ngay từ lúc còn nằm trong nôi qua lời ru của mẹ. Vì vậy, có ý kiến nhận
định rằng: “Ca dao và lời hát tâm tình của người lao động, là bài ca về tình yêu quê hương đất nước”.
Trải qua bốn nghìn năm lịch sử, chúng ta nhận thức được cái đẹp, cái toàn mĩ bằng tất cả trái tim nhân
hậu của mình. Rất mộc mạc và chân tình tha thiết đến xốn xang. Ta hãy nghe nỗi lòng người đi xa nhớ
quê hương!
“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ cà tát nước bèn đường hôm nao”.
Tình yêu quê hương đất nước trong ca dao đơn sơ nhưng đậm đà. Đây là bức tranh thủy mạc.
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Niềm tự hào về non sông đất nước được khơi gợi từ những địa danh ngọt ngào.
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc xem đền Ngọc Sơn
Đài nghiên tháp bút chưa mòn
Hỏi ai xây dựng nên non nước này? ,
Câu ca dao như tiếng gọi của chính quê hương, níu bước chân người ra đi, mời đón kẻ trở về, đất mẹ
mở rộng vòng tay đón những đứa con. Từ xa xôi một lần được trở lại quê hương, hay được viếng thăm
một miền đất “ngỡ lạ mà quen” ta chợt thấy tâm hồn mình như trải dài với bao tình cảm dạt dào tha
thiết nhất.
Đồng Tháp Mười cò bay, thẳng cánh
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm
Cũng một cánh cò trắng, chao liệng trên một khoảng không rộng mồ, nhưng thấm vào ta một cảm giác
mạnh mẽ mà rạo rực trước sự giàu đẹp của mảnh đất nổi tiếng miền. Tây Nam Bộ.
Ca dao là lời hát tâm tình của người lao động, là bài ca về tình yêu quê hương đất nước
Đến với ca dao là đến với tâm hồn Viêt Nam, với trái tim Viêt Nam. Mốt quê hương Việt Nam với
những cánh cò bay, dòng sông lặng lờ trôi, hoa bưởi trắng những đêm soi bóng nước, hay chiếc đò như
khúc nước, chiếc cầu tre lắt lẻo chênh vênh. Dường như mọi cảnh đẹp mà bình dị. Nhưng văn học khác
với hội họa hay âm nhạc nhờ ngôn ngữ rất riêng và độc đáo. Văn học còn thể hiện những khía cạnh
khác, lột tả một chiều sâu, chiều rộng trong cuộc sống mà các nghệ thuật khác không thể thay thế.
Chính vì vậy mà sức tồn tại của Văn học luôn được ví như một tòa nhà vững chắc cùng với thơ ca, ca
dao cũng góp phần không nhỏ trong việc khẳng định sự giàu đẹp của quê hương. Nó không chỉ khái
quát một vẻ đẹp đơn thuần mà từ đó đi sâu vào cuộc sống, đến với tâm hồn của mỗi con người. Chẳng
khó hiểu nếu như nói ca dao chính là cái nền vững chắc cho Văn học từ đó đi lên, cuộc sống đời
thường và cuộc sống tình cảm của con người luôn hòa quyện sóng đôi. Đến với cuộc sống là câu ca dao
đã đi đến với con người. Câu hát của người lao động luôn vang lên qua từng câu tha thiết:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
Có đổ giọt mồ hôi để làm ra vật chất, người ta mới thấu hiểu được giá trị của sức lao động. Và từ đó
biết trân trọng thành quả do mình hay người khác làm ra câu ca dao làm ta sực nhớ đến bài học ngày
còn tấm bé “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Nhưng những lời tâm sự của người phụ nữ dưới thời phong kiến khắc nghiệt vẫn là những nỗi đau làm
ta bật khóc.
“Em như con hạc đầu đình
Muốn bay không cất nổi mình mà bay”
Câu ca dao làm ta nhớ đến lời trách móc của người con gái đồng thời cũng tâm sự về số phận của mình.
“Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lòng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra”
Lễ giáo phong kiến tập tục khắc nghiệt là những gọng kềm trói chặt người phụ nữ.
“Thân em như tấm lụa đào
Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai”
Hay
“Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra luống cày”
Một cuộc sống ấm no là niềm mơ ước của người lao động, ước mơ giản dị mà hồn hậu vẫn để lại trong
tâm hồn ta một cảm xúc đẹp. Đó là mơ ước đời thường xuất phát từ tình yêu cuộc sống lao động. Trải
qua bao khó khăn thử thách và gian nan con người càng trân trọng hơn sự yên bình.
Một hạnh phúc bình dị mà họ mong chờ. Một ngôi nhà, một đồng ruộng, một con trâu và trên cả là một
chút bâng khuâng của thứ tình cảm ngọt ngào. Câu hát tâm tình của chàng trai cô gái rất tế nhị mà đáng
yêu:
“Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”
Thật tinh tế, mộc mạc mà đằm thắm. Tình yêu của họ làm đẹp thêm ngôn ngữ ca dao và ca dao góp
phần làm đẹp cuộc sống. Tất cả đều rộng mở và dâng tặng cho đời.
Read more: />ve-tinh-yeu-que-huong-dat-nuoc/#ixzz3mY6lf9wY