Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NHNN&PTNT VIỆT NAM – CHI NHÁNH THANH XUÂN6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.96 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................1
CHƯƠNG I: NHỮNG THÔNG TIN CHUNG VỀ NGÂN HÀNH NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH
THANH XUÂN................................................................................................2
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân Hàng Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn Việt Nam- chi nhánh Thanh Xuân.....................2
2.2. Cơ cấu tổ chức của NHNN&PTNN chi nhánh Thanh Xuân............3
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NHNN&PTNT VIỆT
NAM – CHI NHÁNH THANH XUÂN..........................................................6
2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh chung.............................................6
2.2. Kết quả hoạt động của ngân hàng từ năm 2006 đến nay..................7
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ CHUNG..........................................................11
1
CHƯƠNG I: NHỮNG THÔNG TIN CHUNG VỀ NGÂN
HÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH XUÂN
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân Hàng Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn Việt Nam- chi nhánh Thanh Xuân
Nhằm thực hiện chủ trương đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, ngành Ngân hàng đã có
những bước chuyển biến tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước,
từng bước đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, sánh vai
cùng các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.
Bước chuyển biến đầu tiên lớn nhất của hệ thống Ngân hàng Việt Nam
phải kể đến đó là sự chuyển đổi từ hệ thống Ngân hàng một cấp sang hệ thống
Ngân hàng hai cấp với sự phân biệt rõ ràng giữa hai chức năng; quản lý và
kinh doanh tiền tệ. Sự chuyển biến này đánh dấu bước ngoặt trong quá trình
hoạt động của hệ thống Ngân hàng, tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương
mại hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn góp phần vào sự phát triển chung
của các Ngân hàng thương mại.


NHNo&PTNT Hà Nội ra đời cùng với Quyết định số 59/QĐ quyết định
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vào tháng 08/1988 chuyển hệ thống
Ngân hàng một cấp thành hai cấp và thành lập 4 Ngân hàng Thương mại
Quốc doanh, trụ sở chính tại số 77 Lạc Trung - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Xuất phát từ nhu cầu mở rộng mạng lưới hoạt động nhằm đáp ứng nhu
cầu của nền kinh tế, ngày 01/04/1996 Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt
2
Nam ký Quyết định số 18/NHN-02 thành lập chi nhánh NHNo&PTNT quận
Thanh Xuân, địa chỉ giao dịch tại 106 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội.
Ngày 03/07/1996, Ngân hàng khai trương và chính thức đi vào hoạt
động với tư cách là một Ngân hàng cấp 4. Sau một thời gian hoạt động, ngày
01/01/1999 NHNo&PTNT quân Thanh Xuân được nâng lên thành Ngân hàng
cấp 3, loại 2. Sau một năm hoạt động NHNo & PTNT quận Thanh Xuân được
nâng lên thành Ngân hàng cấp 2 loại 4, trực thuộc NHNo&PTNT Chi nhánh
Thành phố Hà Nội
Ngày 29/11/2007 theo quyết định của số 1292/QĐ/HĐQT-TCCB đã đổi
đơn vị trực thuộc và đổi tên chi nhánh thành NHNN&PTNT- chi nhánh
Thanh Xuân trực thuộc NHNN&PTNT VIỆT NAM.
2.2. Cơ cấu tổ chức của NHNN&PTNN chi nhánh Thanh Xuân
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của NHNN&PTNN
3
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kinh doanh
Phòng kế toán và ngân
quỹ
Cơ cấu bao gồm các bộ phận, phòng ban sau:
* Ban giám đốc bao gồm:
Giám đốc: Phụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo phòng kinh doanh, tổ
hành chính tổng hợp.

Phó giám đốc: Được sự uỷ quyền của giám đốc phụ trách phòng kế toán
và ngân quỹ.
* Các phòng chức năng:
- Phòng kinh doanh bao gồm 10 người: Trong đó có hai phó phòng kinh
doanh.
+ Chủ yếu đảm nhiệm nghiệp vụ tín dụng, có chức năng quản lý điều
hành chỉ đạo thực hiện các chủ trương về công tác tín dụng.
+ Trực tiếp đi thẩm định các dự án có quy mô sản xuất vừa và lớn, tập
trung các thông tin đã thu thập được để từ đó phân tích, đưa ra những phương
hướng thực hiện công tác tín dụng tháng tới, cả năm và năm tới.
+ Đề xuất ý kiến cho vay hay không cho vay đối với các dự án thuộc
quyền hạn của mình.
+ Cố vấn cho Ban Giám đốc trong quá trình đưa ra quyết định cho vay
hay không cho vay các dự án vượt quá quyền hạn của mình.
- Phòng kế toán và ngân quỹ bao gồm 18 người: Trong đó có một trưởng
phòng, một phó phòng và bốn trưởng phòng giao dịch đảm nhiệm cả hai việc:
kế toán nội bộ và kế toán giao dịch.
+ Kế toán nội bộ:
- Thực hiện công tác kế toán và quản lý chi tiêu nội bộ như: chi trả
lương cho cán bộ công nhân viên, chi phí và công tác hành chính.
4
* Báo cáo tổng hợp thu - chi hàng tháng, hàng quý và cả năm với Ban
Giám đốc.
+ Kế toán giao dịch:
- Xử lý các nghiệp vụ như: nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, tổ chức
kinh tế và cá nhân.
- Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền và thanh toán cho khách hàng.
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt như: Uỷ
nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc chuyển khoản.
- Tổ chức ghi chép phản ánh một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời từng

nghiệp vụ kinh tế phát sinh về các hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn.
- Tổ chức thanh toán bù trừ và thanh toán liên hàng.
- Lập bảng cân đối ngày, tuần, tháng, quý và cả năm.
- Hàng tháng tổng hợp báo cáo gửi lên Ngân hàng cấp trên
5

×