Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Bước đầu nghiên cứu phân loại họ hoa sói (chloranthaceae r br ex linld 1821) ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 50 trang )






TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

======


NGUYỄN THỊ THƠM


BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU
PHÂN LOẠI HỌ HOA SÓI
(CHLORANTHACEAE R. Br. ex Linld. 1821) Ở
VIỆT NAM


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Thực vật học


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. HÀ MINH TÂM
TS. ĐỖ THỊ XUYẾN







HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn và giúp
đỡ của TS. Hà Minh Tâm và TS. Đỗ Thị Xuyến. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Dƣơng Đức Huyến cùng tập thể cán bộ
phòng Thực vật – Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận đƣợc sự giúp đỡ của
nhiều tổ chức và cá nhân trong và ngoài trƣờng. Nhân dịp này tôi xin trân
trọng cảm ơn Phòng Tiêu bản thực vật – Viện Dƣợc liệu; Phòng Tiêu bản
thực vật – Trƣờng ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội; Ban chủ
nhiệm khoa Sinh _ KTNN – Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2; đặc biệt là
sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian tôi học tập và
nghiên cứu.

Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!

ĐHSP Hà Nội 2, ngày 6/ 05/ 2015

Sinh viên

Nguyễn Thị Thơm






LỜI CAM ĐOAN

Để đảm bảo tính trung thực của khóa luận, tôi xin cam đoan:
Khóa luận “Bƣớc đầu nghiên cứu phân loại họ Hoa sói
(Chloranthaceae R. Br. ex Lindl. 1821) ở Việt Nam” là công trình nghiên
cứu của cá nhân tôi, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Hà Minh
Tâm và TS. Đỗ Thị Xuyến. Các kết quả trình bày trong khóa luận là trung
thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào trƣớc đây.


ĐHSP Hà Nội 2, ngày 6/ 05/ 2015

Sinh viên

Nguyễn Thị Thơm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Trên thế giới 3
1.2. Ở Việt Nam 5
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 7
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 7

2.2. Phạm vi nghiên cứu 7
2.3. Thời gian nghiên cứu 7
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 7
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 11
3.1. Hệ thống phân loại họ Hoa sói (Chloranthaceae R. Br. ex Lindl. 1821) ở Việt
Nam 11
3.2. Đặc điểm phân loại họ Hoa sói (Chloranthaceae R. Br. ex Lindl. 1821) ở Việt
Nam 12
3.2.1. Dạng sống 12
3.2.2. Lá 12
3.2.3. Cụm hoa 12
3.2.4. Hoa 12
3.2.5. Quả và hạt 13
3.3. Khoá định loại các loài thuộc họ Hoa sói (Chloranthaceae R. Br. ex Lindl.
1821) ở Việt Nam 16
3.4. Đặc điểm phân loại các chi, loài thuộc họ Hoa sói (Chloranthaceae R. Br. ex
Lindl. 1821) ở Việt Nam 16
3.4.1.CHLORANTHUS SW. 1787 - HOA SÓI, SÓI 16
3.4.1.1. Chloranthus erectus (Buch Ham.) Verdcourt, 1985- Sói đứng 17
3.4.1.2. Chloranthus spicatus (Thunb.) Makino, 1902- Sói gié 20
3.4.1.3. Chloranthus japonicus Sieb. 1829 – Sói nhật 22
3.4.2. SARCANDRA GARDN. 1845 – SÓI LÁNG, SÓI RỪNG 24
3.4.2.1. Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai, 1930- Sói rừng 24
3.4.3. HEDYOSMUM SW. 1788. – MẬT HƢƠNG 28
3.4.3.1. Hedyosmum orientale Merr. & Chun, 1940 - Mật hƣơng 28
3.5 Giá trị tài nguyên của các loài thuộc họ Hoa sói (Chloranthaceae R. Br. ex
Lindl. 1821) ở Việt Nam 30
3.5.1. Giá trị khoa học 30
3.5.2. Giá trị sử dụng 30
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
PHỤ LỤC 1: DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ 35
PHỤ LỤC 2. BẢN ĐỒ PHÂN BỐ CÁC LOÀI TRONG HỌ (Chloranthaceae R. Br.
ex Lindl. 1821) Ở VIỆT NAM 37
PHỤ LỤC 3. BẢNG PHÂN BIỆT CÁC ĐẶC ĐIỂM HỌ HOA SÓI
(Chloranthaceae R. Br. ex Lindl. 1821) Ở VIỆT NAM 38
PHỤ LỤC 4. KÝ HIỆU VIẾT TẮT CÁC PHÕNG TIÊU BẢN 39
PHỤ LỤC 5. BẢNG TRA TÊN KHOA HỌC 40
PHỤ LỤC 6. BẢNG TRA TÊN VIỆT NAM 41


DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Một số dạng lá 14
Hình 3.2. Vị trí của cụm hoa 15
Hình 3.3. Chloranthus erectus 19
Hình 3.4. Chloranthus spicatus (Thunb.) Makino. 21
Hình 3.5. Chloranthus japonicus Sieb. 1829 23
Ảnh 1: Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai, 1930 26
Hình 3.6. Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai. 27
Hình 3.7. Hedyosmum orientale Merr. & Chun. và bản đồ phân bố 29
Ảnh 2: Chloranthus erectus (Buch Ham.) Verdcourt, 1985. 42
Ảnh 3. Chloranthus japonicus Sieb. 43
Ảnh 4. Hedyosmum orientale Merr. & Chun. 44







1
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Thế giới thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Trên thế giới cũng nhƣ
ở Việt Nam đã có rất nhiều chuyên ngành khoa học nghiên cứu về thực vật.
Trong đó, chuyên ngành Phân loại thực vật đóng vai trò nền tảng. Nghiên cứu
phân loại thực vật một cách chính xác là vấn đề rất cần thiết vì đó là cơ sở
khoa học cho các lĩnh vực khác nhƣ sinh thái học, sinh lý thực vật, tài nguyên
thực vật, y học, dƣợc học….
Họ Hoa sói (Chloranthaceae) thuộc bộ Long não (Laurales) gồm 3 chi:
chi Sói (Chloranthus Sw. 1787), chi Mật hƣơng (Hedyosmum Sw. 1788) và
chi Sói rừng (Sarcandra Gardn. 1845). Ở Việt Nam tuy là một họ nhỏ nhƣng
chúng có mặt nhiều trong các hệ sinh thái rừng thứ sinh, trảng cây bụi. Cho
đến nay tất cả các loài đều đƣợc sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Một số loài
đƣợc trồng làm cảnh, lấy hoa… Cho nên, bên cạnh giá trị về khoa học, họ này
còn có giá trị về kinh tế.
Để chuẩn bị cho việc nghiên cứu một cách toàn diện về phân loại họ Hoa
sói ở Việt Nam và góp phần cung cấp dữ liệu cho việc nhận biết, sử dụng các
loài thuộc họ này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Bƣớc đầu
nghiên cứu phân loại họ Hoa sói (Chloranthaceae R. Br. ex Lindl. 1821) ở
Việt Nam”.
Mục đích nghiên cứu
Hoàn thành công trình khoa học về phân loại họ Hoa sói ở Việt Nam một
cách có hệ thống, làm cơ sở cho việc nghiên cứu bộ Long não (Laurales),
phục vụ cho việc biên soạn Thực vật chí Việt Nam và cho những nghiên cứu
có liên quan.


2
Nội dung nghiên cứu

– Phân tích các hệ thống phân loại họ Hoa sói trên thế giới, từ đó lựa
chọn hệ thống phù hợp để sắp xếp các chi và các loài thuộc họ Hoa sói ở Việt
Nam.
–Xây dựng bản mô tả các loài thuộc họ Hoa sói ở Việt Nam.
–Xây dựng khoá định loại các chi, loài thuộc họ Hoa sói ở Việt Nam.
– Tìm hiểu giá trị tài nguyên các loài thuộc họ Hoa sói ở Việt Nam.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
– Ý nghĩa khoa học: Cung cấp tài liệu phục vụ cho việc viết Thực vật chí
Việt Nam về bộ Long não ở Việt Nam; bổ sung kiến thức cho chuyên ngành
phân loại thực vật và cơ sở dữ liệu cho những nghiên cứu sau này về họ Hoa
sói ở Việt Nam.
– Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ cho các ngành ứng dụng
và sản xuất lâm nghiệp, y dƣợc, sinh thái và tài nguyên sinh vật,…
Điểm mới của đề tài
Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam tiến hành phân loại về họ Hoa sói
ở Việt Nam một cách đầy đủ và có hệ thống.
Tác giả đã công bố một bài báo khoa học tại Hội nghị sinh viên nghiên
cứu khoa học các trƣờng Đại học Sƣ phạm toàn quốc lần thứ VII.
Bố cục của khóa luận:
Gồm 44 trang, 7 hình vẽ, 10 ảnh, 1 bản đồ, 1 bảng đƣợc chia thành các
phần chính nhƣ sau: Mở đầu (2 trang), chƣơng 1 (Tổng quan tài liệu: 4 trang),
chƣơng 2 (Đối tƣợng, phạm vi, thời gian và phƣơng pháp nghiên cứu: 4
trang), chƣơng 3 (Kết quả nghiên cứu: 24 trang), kết luận và kiến nghị: 2
trang), tài liệu tham khảo: 22 tài liệu; bảng tra tên khoa học và tên Việt Nam,
phụ lục khác.

3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Trên thế giới
Họ Hoa sói (Chloranthaceae R. Br. ex Lindl. 1821) thuộc bộ Laurales,

trên thế giới có khoảng 5 chi với khoảng 80 loài, phân bố chủ yếu ở vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, số ít phân bố ở châu Mỹ. Ở Việt Nam có 3
chi với 5 loài.
Ngƣời đầu tiên đề cập đến họ này là Robert Brown (1820), tác giả đã đặt
tên là Chloranthaceae và chỉ ra thuộc bộ Hồ tiêu (Piperales). Tuy nhiên tác giả
đã công bố không hợp lệ nên tên này không đƣợc thừa nhận và quan điểm xếp
vào bộ Piperales cũng gặp phải sự phản đối kịch liệt của rất nhiều tác giả.
Năm 1821, Lindlay công bố hợp pháp tên Chloranthaceae cho họ này
trong công trình nổi tiếng Collectanea Botanica và đồng ý với Robert Brow
họ này thuộc bộ Piperales. Sau đó nhiều tác giả đã đề cập đến họ này nhƣ:
De Candolle (1874), trong “Prodromus Systematis Naturalis Regni
Vegetabilis” đã chuyển họ này sang bộ Laurales, tác giả cũng mô tả đặc điểm
của chi Chloranthus Sw.
Bentham & Hooker (1880) [12] khi xây dựng hệ thống phân loại cho
ngành hạt kín trong công trình “Genera Plantarum” đã xếp họ vào bộ Long
não (Laurales) giống với De Candolle (1874) và công bố 3 chi: Chloranthus,
Ascarina, Hedyosmum. Tác giả đã xây dựng khóa định loại các chi, chỉ ra 3
loài ở chi Chloranthus là: Euchloranthus, Tricercandra, Sarcandra đồng thời
cung cấp một số thông tin về danh pháp, phân bố.
Trái với quan điểm trên A. C. Smith (1972) và Leroy (1983) khi xây
dựng hệ thống phân loại cho ngành hạt kín, xếp họ Chloranthaceae vào bộ
Chloranthales. Các hệ thống Engler (1894), Swamy (1953), A. Takhtaian
(1997)…lại có quan điểm giống Bentham & Hooker (1880), De Candolle
(1874) xếp họ thuộc bộ Long não (Laurales).
4
Các nƣớc lân cận Việt Nam, có một số công trình nghiên cứu về họ
Chlorathaceae dƣới dạng các công trình thực vật chí, nhƣ:
Wu Kuo- Fang (1982), khi nghiên cứu hệ thực vật Trung Quốc trong
công trình “Flora Reipublicae Popularis Sinicae [Fl. Reip. Pop. Sin.]” [18],
đã xếp họ này thuộc bộ Laurales và chỉ ra họ gồm 3 chi: Sarcandra,

Chloranthus, Hedyosmum. Trong đó chi Sarcandra gồm 2 loài: Sarcandra
glabra, Sarcandra hainanensis; chi Chloranthus gồm 13 loài và chi
Hedyosmum gồm 1 loài duy nhất. Đồng thời tác giả cũng cung cấp đặc điểm
mô tả, khóa định loại sơ bộ chi, loài kèm hình ảnh. Tuy nhiên trong công trình
này tác giả chƣa nêu giá trị sử dụng của từng loài.
Verd court B. (1986) khi nghiên cứu hệ thực vật vùng lãnh thổ Mailaixia
công bố trong công trình “Flora Malesiana” [16], tác giả đồng ý với Wu Kuo-
Fang (1982) là xếp họ thuộc bộ Laurales nhƣng ở đây tác giả chỉ ra họ này
có thêm 1 chi nữa là Ascarina. Ở đây họ gồm 4 chi với khoảng 9 loài và 2
phân loài là: C. erectus, C. henryi, C. spicatus, Sarcandra glabra (với 2 phân
loài spp. Brachystachys và spp. Glabra), A. philippinensis, A. maheshwarri,
A. subsessilis, A. diffusa, Hedyosmum orientale. Tác giả cũng đã mô tả đặc
điểm của chi, loài, cung cấp các thông tin cơ bản về danh pháp, đặc điểm
phân bố, sinh thái, giá trị sử dụng, hình ảnh của các loài.
Năm 1992, Verd court B. khi nghiên cứu hệ thực vật Thái Lan công bố
trong công trình “Flora of Thailand” [17] tác giả cũng đồng ý với quan điểm
của Wu Kuo- Fang (1982) là không có chi Ascarina và chỉ ra họ này gồm 2
chi: Chloranthus, Sarcandra với 4 loài là: C. erectus, C. spicatus, C.
nervosus, Sarcandra glabra. Ở đây tác giả chủ yếu dựa trên các đặc điểm:
dạng sống, hình dạng lá, bao phấn, quả để phân loại.
Liu Tang- Shui (1993), trong công trình “Flora of Taiwan” [14] đã mô
tả và xếp họ này vào bộ Laurales dựa trên đặc điểm: cây bụi, lá mọc đối hay
5
vòng, hoa trần, nhị 3 hoặc 1. Trong công trình này tác giả đã mô tả cụ thể đặc
điểm của họ Chloranthaceae, xây dựng khóa định loại các chi, loài, cung cấp
các thông tin về danh pháp, đặc điểm phân bố, sinh thái, giá trị sử dụng của
các loài.
1.2. Ở Việt Nam
Hiện nay các công trình nghiên cứu họ Hoa sói nói chung và các chi
thuộc họ này nói riêng ở Việt Nam còn rất ít. Ngƣời đầu tiên đề cập đến họ

Hoa sói là nhà thực vật ngƣời Tây Ban Nha- Loureiro (1790) [15] trong công
trình Thực vật chí Nam Bộ “Flore Cochinchinensis”, tác giả đã công bố 1 chi
và ghi nhận 1 loài.
Gagnepain (1910) [13] khi nghiên cứu về hệ thực vật Đông Dƣơng, công
bố trong công trình Thực vật chí đại cương Đông Dương (Flore Générale de
l'.Indo-Chine) do H. Lecomte chủ biên, đã mô tả đặc điểm của 1 chi Chloranthus,
xây dựng khóa định loại và mô tả 4 loài có ở Đông Dƣơng là: C. officinalist, C.
inconspicuous, C. brachystachys, C. japonicus, đồng thời cung cấp một số
thông tin về danh pháp, đặc điểm phân bố, kèm hình ảnh sơ bộ của 4 loài.
Nguyễn Tiến Bân (1997) [3] tác giả “Cẩm nang tra cứu và nhận biết các
họ thực vật hạt kín (Magnoliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam”, chỉ ra họ
Hoa sói thuộc bộ Long não (Laurales) gồm 3 chi Sarcandra, Chloranthus,
Hedyosmum với 5-6 loài, đồng thời cung cấp một số thông tin về đặc điểm
nhận biết, phân bố.
Năm 1997, Võ Văn Chi trong công trình “Từ điển thực vật thông dụng”,
tập 1 [8], tác giả đã tóm tắt đặc điểm nhận biết, đặc điểm sinh thái, công dụng,
phân bố, kèm một số hình ảnh của chi Chloranthus với 3 loài C. erectus, C.
japonicas, C. spicatus.
Trong công trình Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (2000) [10], tác
giả đã tóm tắt đặc điểm nhận biết của 5 loài cùng hình ảnh sơ bộ kèm theo.
6
Tuy nhiên công trình này có nhiều hạn chế nhƣ danh pháp không có tài liệu
trích dẫn, không có mẫu nghiên cứu. Nhƣng cho đến nay, đây vẫn là tài liệu
quan trọng cho việc định loại sơ bộ những loài thực vật có ở Việt Nam.
Lê Kim Biên (2003) [4] đã thống kê sự có mặt của 3 chi với 5 loài thuộc
họ Hoa sói ở Viêt Nam, đồng thời cung cấp một số thông tin về phân bố, giá
trị sử dụng.
Năm 2007 trong cuốn Sách đỏ Việt Nam [6], phần thực vật cũng đã mô
tả đặc điểm, chỉ ra đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố, giá trị, tình trạng của
1 loài Hedyosmum orientale thuộc chi Hedyosmum ở Việt Nam.

Trong số các công trình nêu trên, công trình của Gagnepain (1910) và
Phạm Hoàng Hộ (2000) đƣợc coi là công trình có giá trị nhất về phân loại họ
Hoa sói ở Việt Nam. Tuy nhiên, công trình của Gagnepain (1910) đã đƣợc
xuất bản cách đây 100 năm, cho đến nay, danh pháp một số loài không còn
phù hợp, các dẫn liệu vẫn chƣa đầy đủ, nhất là các thông tin về phân bố, sinh
thái Ngoài ra, công trình này viết bằng tiếng Pháp, nên không thuận lợi cho
việc tra cứu; bên cạnh đó các công trình của Phạm Hoàng Hộ chỉ nêu tóm tắt
đặc điểm nhận biết các loài. Chính vì vậy, công trình nghiên cứu: “Bƣớc đầu
nghiên cứu phân loại họ Hoa sói (Chloranthaceae R. Br. ex Lindl. 1821) ở
Việt Nam” của chúng tôi sẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách đầy
đủ và có hệ thống về phân loại họ Hoa sói (Chloranthaceae) ở Việt Nam.




7
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các loài thuộc họ Hoa sói (Chloranthaceae) ở Việt Nam, dựa trên cơ sở
mẫu vật và tài liệu.
Tài liệu: Các tài liệu về phân loại họ Hoa sói (Chloranthaceae) trên thế
giới và của Việt Nam, nhất là các chuyên khảo.
Mẫu vật: Các mẫu vật thực vật thuộc họ Hoa sói (Chloranthaceae) ở Việt
Nam, hiện đƣợc lƣu giữ ở các phòng tiêu bản thực vật Viện Sinh thái và Tài
nguyên Sinh vật (HN), phòng tiêu bản thực vật trƣờng Đại học Khoa học Tự
nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU), phòng tiêu bản thực vật, Viện Dƣợc
liệu, Hà Nội (HNIP).
Tổng số mẫu nghiên cứu là 70 số hiệu với gần 170 tiêu bản. Việc phân
tích mẫu vật đƣợc tiến hành tại phòng tiêu bản thực vật (Viện Sinh thái và Tài

nguyên Sinh vật). Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo 45 mẫu tiêu bản ở phòng
tiêu bản thực vật thuộc trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên–Đại học Quốc gia
Hà Nội (HNU), một số mẫu tiêu bản ở Viện Dƣợc liệu (HNIP) và các mẫu thu
thập đƣợc trong khi điều tra thực địa và ảnh chụp mẫu vật trên internet.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Khắp cả nƣớc
2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 7/2013 - 5/2015
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu phân loại họ Hoa sói (Chloranthaceae), chúng tôi sử dụng
phƣơng pháp Hình thái so sánh [11]. Đây là phƣơng pháp cổ điển nhƣng cho
tới nay vẫn là phƣơng pháp chính và phổ biến nhất trên thế giới và phù hợp
với điều kiện nghiên cứu ở nƣớc ta. Phƣơng pháp này dựa trên đặc điểm cấu
8
tạo bên ngoài các cơ quan của thực vật, quan trọng nhất là cơ quan sinh sản vì
đặc điểm của nó liên quan chặt chẽ với bộ mã di truyền và ít biến đổi bởi tác
động của môi trƣờng. Việc so sánh dựa trên nguyên tắc chỉ so sánh các cơ
quan tƣơng ứng với nhau trong cùng một giai đoạn phát triển (cây trƣởng
thành so sánh với cây trƣởng thành, nụ so sánh với nụ, hoa so sánh với
hoa, ).
Để làm tốt phƣơng pháp nghiên cứu hình thái so sánh, cần tiến hành
đồng thời cả 2 công tác là ngoại nghiệp và nội nghiệp.
Công tác ngoại nghiệp: Đƣợc thực hiện trong các chuyến đi thực địa
nhằm thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu
ở trạng thái tƣơi, quan sát về phân bố, môi trƣờng sống và các đặc điểm khác.
Công tác nội nghiệp: Xử lý và bảo quản mẫu vật. Việc nghiên cứu các
mẫu vật khô đƣợc tiến hành tại các phòng thí nghiệm.Tại đây, các mẫu vật
đƣợc phân tích, chụp ảnh, vẽ hình và mô tả, sau đó dựa vào các bản mô tả gốc
và mẫu vật chuẩn (nếu có), các chuyên khảo, các bộ thực vật chí (nhất là của
Việt Nam và các nƣớc lân cận) để phân tích, so sánh và định loại.

Việc nghiên cứu phân loại họ Hoa sói (Chloranthaceae) đƣợc tiến hành
theo các bƣớc nhƣ sau:
Bƣớc 1: Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nƣớc về họ Hoa
sói (Chloranthaceae).Từ đó lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp với việc
phân loại họ này ở Việt Nam.
Bƣớc 2: Phân tích, định loại các mẫu vật thuộc họ Hoa sói
(Chloranthaceae) hiện có.
Bƣớc 3: Tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để thu thêm
mẫu, tìm hiểu thêm về sinh thái học, sự phân bố và các thông tin có liên quan
khác.
9
Bƣớc 4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu, mô tả các đặc điểm chung của họ,
xây dựng khoá định loại, mô tả các chi và các loài, chỉnh lý phần danh pháp
theo luật danh pháp quốc tế và cuối cùng hoàn chỉnh các nội dung khoa học
khác của đề tài.
– Soạn thảo họ và các chi, loài dựa theo quy ƣớc quốc tế về soạn thảo
thực vật và quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam, thứ tự nhƣ sau:
Thứ tự soạn thảo họ, chi: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả
công bố tên gọi, tên Việt Nam thƣờng dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố
tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và các tài
liệu ở Việt Nam đề cập đến, các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác
(nếu có), mô tả, loài typ của chi, ghi chú (nếu có).
Thứ tự soạn thảo loài và dƣới loài: Tên khoa học chính thức kèm theo
tên tác giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thƣờng dùng, trích dẫn lại tên tác
giả công bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu
chính và các tài liệu ở Việt nam đề cập đến, tên đồng nghĩa gốc (nếu có), các
tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, địa điểm thu mẫu
chuẩn (Loc. class.), mẫu vật chuẩn (Typus) kèm theo nơi bảo quản (theo quy
ƣớc quốc tế), sinh học và sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu, giá trị sử dụng,
ghi chú (nếu có).

– Cách mô tả: Mô tả liên tục những đặc điểm cơ bản theo nguyên tắc
truyền tin ngắn gọn, theo trình tự từ cơ quan dinh dƣỡng (dạng sống, cành,
lá, ) đến cơ quan sinh sản (cụm hoa, cấu trúc của hoa, quả, hạt).
Để xây dựng bản mô tả cho một loài, chúng tôi tập hợp các số liệu đã
phân tích về loài đó sau đó so sánh với tài liệu gốc, các chuyên khảo và mẫu
typ (nếu có),từ đó xác định các tiêu chuẩn và dấu hiệu định loại cho loài. Bản
mô tả chi đƣợc xây dựng trên cơ sở tập hợp các bản mô tả của các loài trong
chi. Nếu bản mô tả này có sự khác biệt so với tài liệu gốc và các tài liệu khác
10
(thƣờng do số loài trong chi ở mỗi tài liệu khác nhau), chúng tôi sẽ có những
ghi chú bổ sung.
– Xây dựng khoá định loại: Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi lựa
chọn cách xây dựng khoá lƣỡng phân kiểu zic-zắc, cách làm đƣợc tiến hành
nhƣ sau: Từ tập hợp các đặc điểm mô tả cho các taxon, chọn ra cặp các tập
hợp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm (các đặc điểm đƣợc chọn
phải ổn định, dễ nhận biết và thể hiện tính chất phân biệt giữa các
taxon).Trong mỗi nhóm, lại tiếp tục chọn ra cặp đặc điểm đối lập và xếp
chúng vào hai nhóm khác, cứ tiếp tục nhƣ vậy đến khi phân biệt hết các
taxon.
Danh pháp của các taxon đƣợc chỉnh lý theo luật danh pháp quốc tế hiện
hành và theo Quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam.

11
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hệ thống phân loại họ Hoa sói (Chloranthaceae) ở Việt Nam
Sau khi phân tích các hệ thống phân loại họ Hoa sói, tham khảo các
công trình thực vật chí ở các nƣớc gần Việt Nam và các công trình nghiên cứu
về họ Hoa sói ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy hệ thống phân loại của họ
Chloranthaceae là tƣơng đối đồng nhất ở hầu hết các tác giả nghiên cứu, còn
về vị trí của họ có 3 quan điểm khác nhau:

+ Quan điểm 1: Cho rằng họ Chloranthaceae thuộc vào bộ Hồ tiêu
(Piperales). Đi theo quan điểm này có Robert Brown (1821), Hutchinson
(1973), Cronquist (1981).
+ Quan điểm 2: Xếp họ Chloranthaceae vào bộ Hoa sói
(Chloranthales). Đi theo quan điểm này có A. C. Smith (1972), Leroy (1983).
+ Quan điểm 3: Xếp họ Chloranthaceae vào bộ Long não (Laurales). Đi
theo quan điểm này là hầu hết các tác giả khác nhƣ Bentham & Hooker
(1883), Engler (1894), Swamy (1953), A. Takhtajan (1997),…
Trong khi nghiên cứu họ Chloranthaceae ở Việt Nam, chúng tôi dựa
vào quan điểm của hầu hết các tác giả nhƣ Bentham & Hooker (1880),
Engler (1894), Swamy (1953), A. Takhtajan (1997),…thống nhất xếp họ
Chloranthaceae vào bộ Long não (Laurales)
Trên cơ sở hệ thống này họ Hoa sói (Chloranthaceae) ở Việt Nam có 3
chi và 5 loài, đƣợc xếp vào bộ Long não (Laurales), lớp Mộc lan
(Magnoliopsida) hay còn gọi là lớp Hai lá mầm (Dicotyledons), ngành Mộc
lan (Magnoliophyta) hay còn gọi là ngành Hạt kín (Angiospermae).

12
3.2. Đặc điểm phân loại họ Hoa sói (Chloranthaceae) ở Việt Nam
3.2.1. Dạng sống (ảnh 7)
Cây bụi, nửa bụi (Sarcandra glabra) hay thân thảo một hoặc nhiều năm
(C. erectus, Hedyosmum orientale). Thân cây mọc đứng, phân nhánh lƣỡng
phân, có chia thành các gióng và mấu, có các gờ nhỏ chạy dọc thân (C.
japonicus, Hedyosmum orientale) hay nhẵn (C. erectus, C. spicatus,
Sarcandra glabra).
3.2.2. Lá (hình 3.1)
Lá đơn, mọc đối (C. erectus, C. spicatus, Sarcandra glabra) hay mọc
vòng 4 lá (C. japonicus); phiến lá màu xanh, sáng bóng, hình bầu dục (C.
erectus), trứng ngƣợc (C. japonicus, Sarcandra glabra) hay mác thuôn dài
(Hedyosmum orientale); chóp và gốc lá nhọn, mép có răng cƣa ở 2/3 phía

trên; đầu răng cƣa nhọn và có tuyến nhỏ (Sarcandra glabra) hay nhọn thành
gai dài 1 mm (C. erectus), dài 0,5 mm (C. japonicus); gân lông chim, gân
chính nổi rõ, gân bên hình cung mờ với 4- 8 cặp (C. erectus, C. spicatus, C.
japonicus, Sarcandra glabra), 16- 18 cặp (Hedyosmum orientale); cuống lá
dài tới 2 cm, không có lông, tạo thành bẹ ôm mấu thân (Hedyosmum
orientale).
3.2.3. Cụm hoa (hình 3.2)
Cụm hoa mọc ở đỉnh cành hay nách lá; dạng bông đơn (C. japonicus),
hoặc kép; số lƣợng hoa trên cụm hoa thay đổi từ vài hoa (C. erectus,
Hedyosmum orientale) đến nhiều hoa (C. spicatus, Sarcandra glabra).
3.2.4. Hoa
Hoa trần (không có bao hoa), lƣỡng tính hoặc đơn tính khác gốc
(Hedyosmum orientale), không có cuống. Lá bắc hình trứng (C. erectus) hay
hình lòng thuyền (C. spicatus). Hoa màu vàng hoặc vàng xanh. Nhị 3, chỉ nhị
hợp thành dạng bản chia 3 thùy, thùy giữa mang 2 bao phấn, thùy bên mỗi
13
thùy mang 1 bao phấn (C. erectus, C. japonicus, C. spicatus). Nhị 1, bao phấn
2 ô hẹp dạng chùy (Sarcandra glabra). Nhị 1 bao phấn xếp dạng dải dài 2
mm; hoa cái xếp trong bông; ống đài ở hoa cái có 3 răng hàn liền với bầu, vòi
nhụy ngắn, núm nhụy không có cuống, sớm rụng (Hedyosmum orientale). Bộ
nhụy gồm 1 lá noãn tạo thành bầu thƣợng một ô, hình trứng hoặc thuôn,
mang 1 lá noãn, gần nhƣ không có vòi nhụy, núm nhụy cụt ngang (C. erectus,
C. japonicus, C. spicatus).
3.2.5. Quả và hạt
Quả hạch, hình trứng hoặc bầu dục (C. erestus, C. japonicus, C. spicatus)
hay hình elip (Hedyosmum orientale); màu vàng xanh đến đỏ nâu (C. erestus,
C. japonicus, C. spicatus) hay đỏ hoặc cam tƣơi, hiếm khi đen (Sarcandra
glabra); đƣờng kính 3-6mm (C. erestus, C. japonicus, C. spicatus), 4- 7 mm
(Sarcandra glabra); vỏ cứng và bóng, một phần đỉnh của lá bắc đính bên chặt
đƣợc kéo dài ra thành mỏ (Hedyosmum orientale). Hạt nhỏ, có nội nhũ (C.

erestus, C. japonicus, C. spicatus), màu vàng hoặc vàng kem (Sarcandra
glabra ).
Họ Hoa sói có 4 chi với khoảng 80 loài, phân bố chủ yếu ở các nƣớc
nhiệt đới, cận nhiệt đới châu Á, số ít phân bố ở châu Mỹ, Việt Nam hiện biết
có 3 chi với 5 loài, phân bố rải rác khắp cả nƣớc.







14
1
2
3
4
Hình 3.1. Một số dạng lá
1. Lá hình xoan rộng (C. japonicus); 2. Lá hình trứng ngƣợc (Sarcandra
glabra); 3. Lá hình bầu dục (C. erectus); 4. Lá hình mác thuôn dài
(Hedyosmum orientale).
(1, 3. theo Wu Kuo- Fang, 1982; 2. theo Phạm Hoàng Hộ, 2000;
4. theo B. Verdcourt, 1986)


15





1

2
Hình 3.2. Vị trí của cụm hoa

1. Cụm hoa dạng bông đơn (C. japonicus); 2. Cụm hoa dạng bông kép
(Sarcandra glabra).
(Hình vẽ theo Wu Kuo- Fang, 1982)





16
3.3. Khoá định loại các loài thuộc họ Hoa sói (Chloranthaceae R. Br. ex
Lindl. 1821) ở Việt Nam
1A.Hoa lƣỡng tính
2A. Nhị 3, bao phấn 4 ô. Quả màu vàng xanh hoặc đỏ nâu
3A. Lá mọc vòng 4 lá, cụm hoa dạng bông đơn 3. C. japonicus
3B. Lá mọc đối, cụm hoa dạng bông kép
4A. Phiến lá hình bầu dục, bầu hình trứng. Quả chín màu đỏ hoặc
đỏ nâu 1. C. erectus
4B. Phiến lá hình bầu dục rộng; bầu dạng trụ thuôn dài, chia 2 nửa.
Quả chín màu xanh hoặc vàng xanh 2. C. spicatus
2B. Nhị 1, bao phấn 2 ô hẹp dạng chùy. Quả màu đỏ hoặc cam tƣơi
………………………………………………………4. Sarcandra glabra
1B. Hoa đơn tính khác gốc……….…………………5. Hedyosmum orientale

3.4. Đặc điểm phân loại các chi, loài thuộc họ Hoa sói ở Việt Nam
3.4.1.CHLORANTHUS SW. 1787- HOA SÓI, SÓI

Sw. 1787. Phil. Trans. R. Soc. 77: 359
Đặc điểm chuẩn loại: Thân thảo, hoa lƣỡng tính, không có bao hoa, nhị
3.
Typus: C. inconspicus Sw.
Chi này trên thế giới có khoảng 20 loài, phân bố chủ yếu ở các nƣớc
nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á. Việt Nam hiện biết 3 loài.


17
3.4.1.1. Chloranthus erectus (Buch Ham.) Verdcourt, 1985- Sói đứng
(Buch Ham.) Vercourt, Kew Bull. 1985. 40: 217; Gagnepain, 1910. Fl. Gen.
Indoch. 5: 93- 95; B. Verdcourt, Kew. 1986. Fl. Males. ser. I, 10 (2): 130-
132; B. Verdcourt, 1992. Fl. Thailand, 5 (4): 425- 426; N. T. Ban, 1997.
Checkl. Pl. Sp. Vietn.: 6; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 1: 287; L. K. Bien,
2003. Check. Pl. Sp. Vietn. 2: 72.
- C. erectus Sweet, 1818. Hort. Suburb. London.: 28, nom. nud
- Cryphaea erecta Buch Ham.1825. Edinb. J. Sc. 2: 11
- C. Officinalist Blume, 1827. Enum. Pl. Jav.: 79
- C. elatior Link, 1821. Enum. Pl. 1: 140
- C. inconspicuous (non Swartz) Blanco, 1845. Fl. Filip. ed. 2: 54
- C. salicifolius Presl, 1851. Epim. Bot.: 231
Thân thảo nhiều năm hoặc cây bụi thấp, cao khoảng 0,5-2,5 m. Thân
nhẵn, chia làm nhiều lóng, có mấu phình to, dễ nhận thấy. Lá đơn, mọc đối,
có cuống; phiến lá hình bầu dục, màu xanh tƣơi, kích thƣớc 10-14,5 x 4,5-7
cm, mỏng nhƣ giấy; chóp lá nhọn, thuôn dài đến đỉnh; mép lá xẻ răng cƣa 2/3
phía trên lá; đƣờng xẻ sâu, nhọn, khá thô, kéo dài đến tận đỉnh; đầu răng
nhọn thành gai dài 1 mm; gân lông chim, gân chính nổi rõ, gân bên mờ, hình
cung gồm 5-7 cặp; cuống lá dài 0,5-0,8(-1,4 cm), không có lông, màu tim tím.
Cụm hoa dạng bông kép ở ngọn hoặc nách lá (3-5 bông), dài 2,5-4 cm. Lá bắc
bao ngoài, dài 4cm, hình trứng, màu ngà, xẻ 3 thùy, mỗi thùy dài 1,2-1,6 mm.

Hoa nhỏ, lƣỡng tính, không có bao hoa. Nhị 3, chỉ nhị dính nhau, bao phấn
màu trắng hoặc tím trắng, trung tâm có 2 ô với 4 túi phấn, 2 bên mỗi bên một
ô với 3 túi phấn. Bầu ở nách lá bắc. Quả hạch, hình trứng hoặc elip, màu đỏ,
vỏ cứng, bóng, đƣờng kính 4-6 mm. Hạt nhỏ, màu trắng, nội nhũ ít.
(Hình 3.1 (3), Hình 3.3, ảnh 2)
18
Sinh học và sinh thái: Cây mọc rải rác trong rừng ở độ cao 300- 2100 m
so với mặt nƣớc biển. Mùa hoa tháng 4-6, mùa quả chín tháng 7-9.
Phân bố: Cao Bằng (Đông Khê, Thụy Hùng), Hòa Bình (Pà Cò, Mai
Châu), Vĩnh Phúc (Ngọc Thanh, Mê Linh), Lâm Đồng (Đá Chày, Lạc
Dƣơng), Gia Lai (K’ Bang) và KonTum. Ngoài ra còn có ở Ấn Độ, Trung
Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Inđônêxia, Malaixia.
Mẫu nghiên cứu: CAO BẰNG, VN 840 (HN). - HÕA BÌNH, Phƣơng
2369 (HN). -VĨNH PHÖC, Phƣơng 3011 (HN); Phƣơng 2716 (HN). - LÂM
ĐỒNG, VH 2638 (HN); VH 3083 (HN) GIALAI, VN 1603 (HN)
KONTUM, VH 945 (HN).
Giá trị sử dụng: Toàn thân cây đƣợc dùng làm thuốc trị cảm mạo, sản
hậu lƣu huyết, đòn ngã, vết thƣơng do dao chém, phong thấp tê liệt, viêm
xƣơng khớp, xƣng amygdal, gãy xƣơng. Lá và rễ có tác dụng làm ra mồ hôi.
Ở Ấn Độ ngƣời ta dùng làm thuốc trị sốt rét. Ở vùng Mã Lai có nơi dùng lá,
cũng có nơi dùng rễ làm trà uống cho ra mồ hôi, nhất là khi bị sốt và đau kèm
theo sốt, rễ đƣợc sắc uống hay giã đắp lên cơ thể khi bị sốt. Ở Malaixia và
Philippin dùng làm thuốc kích thích. Có nơi nhƣ ở Vân Nam cây còn đƣợc
dùng để trị sỏi niệu đạo và sa tử cung.
19

Hình 3.3. Chloranthus erectus
1. Cành mang hoa; 2. một phần cụm hoa non; 3. hoa non; 4. một phần cụm
hoa trƣởng thành; 5. hoa trƣởng thành; 6. bao phấn; 7. bầu; 8. bầu bổ dọc; 9.
cành mang quả; 10. quả

(Hình vẽ theo B. Verdcourt, 1986)

×