Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của cây sưa (dalbergia tonkinensis prain) được trồng trong gia đình tại ngọc thanh, phúc yên, vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844.97 KB, 44 trang )





TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN





NGUYỄN THỊ HUỆ



ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG
PHÁT TRIỂN CỦA CÂY SƢA
(DALBERGIA TONKINENSIS PRAIN
)
ĐƢỢC TRỒNG TRONG GIA ĐÌNH TẠI
NGỌC THANH, PHÚC YÊN, VĨNH PHÚC


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Kỹ thuật nông nghiệp

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. Dƣơng Tiến Viện





Hà Nội, tháng 5 năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đã nhận đƣợc
nhiều sự giúp đỡ quý báu của các đơn vị, cá nhân. Qua đây, tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Dƣơng Tiến Viện – ngƣời đã tận tình hƣớng
dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa
luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Hà
Nội 2 cùng các thầy cô khoa Sinh – KTNN đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập và tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình anh Hoàng Hai ở Ngọc Thanh,
Phúc Yên, Vĩnh Phúc, đã giúp đỡ, tạo điều kiên cho tôi thực hiện đề tài trong
thời gian qua.
Ngoài ra, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cha mẹ, những ngƣời
thân và bạn bè của tôi đã hết lòng chia sẻ, giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi
vƣợt qua khó khăn để hoàn thành khóa luận này.
Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2015


Nguyễn Thị Huệ



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu, kết quả trong khóa luận là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong
bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Sinh viên


Nguyễn Thị Huệ













MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Yêu cầu của đề tài 2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Lịch sử nghiên cứu trên thế giới 3
1.2. Lịch sử nghiên cứu trong nƣớc 5
1.2.1. Tên gọi và phân loại 5

1.2.2. Nghiên cứu về giá trị của cây Sƣa 6
1.2.3. Nghiên cứu về phƣơng pháp nhân giống 11
1.2.4. Nghiên cứu hình thái, giải phẫu về cây Sƣa 11
1.2.5. Phân bố địa lý 12
1.2.6. Gây trồng và sinh trƣởng 13
1.2.7. Về đặc điểm lâm học 14
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 16
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 16
2.3. Nội dung nghiên cứu 16
2.4. Dụng cụ 16
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 16
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20
3.1. Hình thái của cây Sƣa 20
3.2. Động thái tăng trƣởng 22
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28



DANH LỤC BẢNG

Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái quả và hạt cây Sƣa 21
Bảng 3.2. Đƣờng kính, chiều cao, của cây Sƣa 5 năm tuổi trồng trong
vƣờn gia đình tại Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc
(9/2013-9/2014) 23
Bảng 3.3. Đƣờng kính, chiều cao, của cây Sƣa (2 năm tuổi) trồng trong
vƣờn gia đình tại Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc (9/2013
- 9/2014) 25







1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đƣợc coi là một nƣớc giàu tài nguyên rừng, nhƣng trong
nhiều năm qua rừng tự nhiên đã bị thu hẹp về diện tích và giảm sút chất
lƣợng. Năm 1943 nƣớc ta có 14,3 triệu ha rừng, độ che phủ 43%, đến năm
1990 chỉ còn 9,17 triệu ha rừng,độ che phủ 27,8%.Từ năm 1990 cả nƣớc thực
hiện chƣơng trình trồng rừng, đến năm 1999 toàn quốc có 10,91 triệu ha rừng,
trong đó có 9,4 triệu ha rừng tự nhiên và 1,5 triệu ha rừng trồng che phủ
tƣơng ứng 33,2% (Ban chỉ đạo kiểm kê rừng Trung ƣơng, 1999) [2]. Trƣớc
tình hình đó, vấn đề phục hồi rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc là nhiệm vụ to
lớn của nƣớc ta. Chọn loài cây trồng thích hợp cho từng vùng sinh thái, từng
địa phƣơng là việc làm thiết thực.
Xu hƣớng ngày nay là trồng rừng hỗn giao, chú trọng những loài cây
bản địa, rừng hỗn giao có tính ổn định cao, cây bản địa có sự thích nghi cao
với điều kiện sinh thái tại chỗ, dễ chủ động nguồn giống, cải tạo và trồng
thành những quần thể bền vững, hƣớng theo hình thức mô phỏng tự nhiên.
Vì vậy nghiên cứu cây bản địa đáp ứng nguyên tắc “ đất nào cây ấy” và
“mục đích kinh doanh” là một trong những điều kiện tiên quyết cho sự thành
công của công tác trồng rừng.
Sƣa (Dalbergia tonkinensis Prain) hay sƣa Bắc Bộ, trắc thối, huê mộc
vàng, đây là loài cây gỗ nhỡ đa tác dụng, gỗ đẹp có giá trị sử dụng trong nƣớc
và xuất khẩu. Gỗ quý, bền, gỗ trắc có màu sắc và vân đẹp, không bị nứt nẻ,
mối mọt. Gỗ đƣợc dùng đóng đồ đạc cao cấp trong gia đình (bàn, ghế,

giƣờng, tủ, ), làm đồ mỹ nghệ và điêu khắc rất có giá trị [19].
Vì là loại gỗ quý nổi tiếng nên đã bị nhân dân khai thác rất mạnh, diện
tích bị thu hẹp, số lƣợng cá thể giảm đến mức báo động, những cá thể trƣởng
thành có kích lớn rất hiếm gặp. Khu phân bố bị chia cắt lại bị nạn khai thác,

2

phá rừng nên nơi cƣ trú bị xâm hại nghiêm trọng. Loài đƣợc ghi trong Sách
Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "sẽ nguy cấp" (Bậc V) và Danh mục
Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 2) của Nghị định số
32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử
dụng vì mục đích thƣơng mại. Là đối tƣợng bảo vệ không những chỉ ở trong
các vƣờn quốc gia, các khu bảo tồn mà ở ngoài các khu bảo tồn cũng là đối
tƣợng cấm khai thác. Cần thu hồi nguồn giống để đƣa vào trồng [6].
Từ những thách thức trên tôi đã chọn đề tài: Đánh giá khả năng sinh
trƣởng phát triển của cây Sƣa (Dalbergia tonkinensis Prain) đƣợc trồng
trong vƣờn gia đình tại Ngọc Thanh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu các đặc điểm sinh học của cây Sƣa đƣợc trồng trong vƣờn
gia đình tại Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc qua các mùa trong năm, để
nhận biết cây Sƣa với các cây khác trong khu vực.
- Đánh giá đƣợc mức độ sinh trƣởng, phát triển của cây Sƣa qua các
mùa để làm cơ sở cho việc thực hiện biện pháp chăm sóc cây cho năng suất
cao, chất lƣợng tốt, chống chịu tốt, phục vụ sản xuất.
3. Yêu cầu của đề tài
- Mô tả đƣợc các đặc điểm hình thái của cây Sƣa tại vƣờn trồng ở gia
đình tại Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc qua các mùa trong năm.
- Đánh giá đƣợc khả năng sinh trƣởng của cây Sƣa đƣợc trồng trong
vƣờn gia đình sau thời gian nghiên cứu.


3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Lịch sử nghiên cứu trên thế giới
Thạc sĩ Đặng Vân là ngƣời từng du học ở Việt Nam, tại trƣờng Đại
học Khoa Học Xã hội và Nhân Văn Hà Nội, hiện đang công tác ở thành phố
Trùng Khánh.Theo bà, loại gỗ quý nhất với ngƣời Trung Quốc là gỗ Sƣa Hải
Nam, có tên khoa học là Dalbergia odorifera T.chen, dịch ra tiếng Việt là
hoàng hoa lê [13].
Ngƣời Trung Quốc vẫn thƣờng nói với nhau về câu chuyện gỗ Sƣa.
Họ kể rằng, trong những lần khai quật mộ vua chúa khi xƣa, thì nhận thấy
quan tài đƣợc làm bằng gỗ Sƣa. Vật dụng trong nhà dành cho hoàng thân
quốc thích cũng thƣờng đƣợc sử dụng bằng loại gỗ này.
“Trắc thối Giao Chỉ” có từ thời Hán, Ngô. Nhƣng nó chỉ cực quý từ
Thịnh Đƣờng.
Từ thời Đƣờng, loại gỗ này đã đƣợc vua chúa ƣa chuộng, làm đủ các
loại giƣờng, tủ, bàn ghế. Thời đó, ngoài vàng bạc châu báu thì vùng đất Giao
Chỉ thƣờng cống nạp cho triều đình gỗ hoàng hoa lê. Chiêm Thành, Chân Lạp
cũng thƣờng cống nạp cho triều Đƣờng loại gỗ này[13].
Cuốn “Trung dƣợc đại từ điển” viết rằng, gỗ Sƣa có tác dụng cầm máu,
giảm đau, chống cao huyết áp, bệnh đƣờng ruột.
Cuốn “Bản thảo cƣơng mục” liệt kê tác dụng của gỗ Sƣa: nhuận khí,
không độc, có thể cầm máu, chữa bệnh tim.
Từ Hải (cuốn từ điển lớn nhất Trung Quốc) ghi: gỗ Sƣa có tác dục hoạt
huyết, giảm đau. Các sách này cũng nói rằng, gỗ Sƣa chỉ dùng phối hợp với
các loại dƣợc liệu khác mới có tác dụng, nhƣng lại không thấy sách nào mô tả
cách chế biến. Tuy nhiên, theo báo chí Trung Quốc, ngƣời buôn bán gỗ Sƣa
thƣờng nhấn mạnh rằng, gỗ Sƣa có nhiều tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là


4

những bệnh nan y, thậm chí trị đƣợc “bệnh âm” khi sử dụng đồ dùng gỗ Sƣa,
nhằm nâng cao tính huyền bí và giá trị của nó.
Khoa học hiện đại của Trung Quốc đã khẳng định gỗ Sƣa không hề có
tác dụng chữa bệnh.
Theo Từ Vũ, sở dĩ gỗ Sƣa đỏ ở Trung Quốc đắt nhƣ vậy, là vì loại gỗ
này thƣờng đƣợc vua chúa, quan lại ngày xƣa ƣa chuộng. Chỉ những ngƣời có
công lao lớn, đƣợc phong tƣớc, mới đƣợc thƣởng đồ làm từ gỗ này. Do đó,
trong tâm thức ngƣời Trung Quốc, sản phẩm từ gỗ này sẽ nâng cao vị thế cho
chủ nhân [13].
Ở Trung Quốc hiện nay một số bộ bàn ghế bằng gỗ Sƣa đỏ của các vua
chúa nhà Đƣờng, nhà Minh, nhà Thanh còn sót lại là những tài sản vô giá, nếu
đƣợc định giá thì giá trị của nó có thể lên đến hàng triệu đô la. Gỗ Sƣa có tác
dụng tốt đối với sức khỏe con ngƣời, truyện kể rằng ở Hải Nam Trung Quốc
có nhiều ông cụ già khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, râu tóc bạc phơ có tuổi thọ
trung bình cả trăm tuổi sống trong những ngôi nhà bằng gỗ Sƣa đỏ, khi
nghiên cứu về sự bí ẩn này ngƣời ta thấy có sự liên quan giữa gỗ Sƣa và sức
khỏe con ngƣời. Quần áo đƣợc để trong tủ bằng gỗ Sƣa đỏ khi mặc sẽ có mùi
thơm thoang thoảng dễ chịu làm cho tinh thần sảng khoái và phấn chấn vô
cùng [9].
Những cây Sƣa đỏ có tuổi đời lớn hàng trăm năm tuổi đã tích tụ một
năng lƣợng cực lớn từ vũ trụ, khi con ngƣời tiếp xúc thƣờng xuyên với gỗ Sƣa
đỏ năng lƣợng này có thể làm khai thông kinh mạch huyệt đạo, lƣu thông khí
huyết, hoạt huyết lên lão làm tăng trí nhớ, giảm các cơn đau đầu, trống rụng
tóc, tóc bạc sớm. hoạt huyết lên mặt, đến các chi làm căng da, làm giảm các
nếp nhăn da trên mặt, chống não hóa và làm cho da hồng hào [9].
Ngoài ra, gỗ Sƣa đỏ lâu năm còn phát tán ra môi trƣờng xung quanh nó
một loại khí gọi là “khí mộc dƣỡng”, loại khí này có tác dụng làm tỉnh táo, an


5

thần, khi thƣờng xuyên tiếp xúc nó còn có khả năng phục hồi và tăng cƣờng
chức năng của các tạng phủ trong cơ thể, tăng chức năng của thận làm cho
thận khỏe hơn, thận khỏe sẽ làm cho mọi tạng phủ khác trong cơ thể cũng
khỏe mạnh theo, làm bệnh tật tan biến hết [9]. Với những ngƣời thƣờng xuyên
tiếp xúc với gỗ Sƣa đỏ đều có khí sắc rất tốt, hai mắt có hồn hơn, da dẻ căng
hồng sức sống, xƣơng khớp chắc khỏe, trí nhớ tốt hơn.
Để đƣợc thƣờng xuyên tiếp xúc với gỗ Sƣa các đại gia Trung Quốc
thƣờng làm nhà bằng gỗ Sƣa, ngồi bàn ghế gỗ Sƣa, giƣờng chiếu bằng gỗ
Sƣa, bát đũa ăn cơm bằng gỗ Sƣa, ấm chén uống nƣớc bằng gỗ Sƣa, vòng
tràng hạt gỗ Sƣa, tƣợng phật gỗ Sƣa…[9]
1.2. Lịch sử nghiên cứu trong nƣớc
1.2.1. Tên gọi và phân loại
Tên thông thƣờng: Sƣa
Tên khác: Trắc thối, huê mộc vàng, trắc hoa trắng, Sƣa Bắc Bộ, Hoàng
hoa lý, Hoàng hoa lê ,hay Huỳnh Đàn tên này thƣờng đƣợc dùng ở miền trung
và miền nam Việt Nam.
Tên khoa học: Dalbergia Tonkinensis Prain thuộc họ đậu.
Tên khác: Dalbergia rimosa Roxb. var. tonkinensis (Prain) Phamh.; D.
boniana Gagnep [16].
Danh pháp
Giới (regnum): Plantae
Bộ (ordo): Fabales
Họ (familia): Fabaceae
Phân họ (subfamilia): Faboideae
Tông (tribus): Dalbergieae
Chi (genus): Dalbergia
Loài (species): D. tonkinensis [10].


6

Có hai loài Sƣa chính là Sƣa trắng và sƣa đỏ. Sƣa trắng (còn gọi là thàn
mát) cho hoa trắng muốt, tỏa hƣơng thơm mát, quả to và đốt không có mùi.
Sƣa đỏ thân sần sùi hơn sƣa trắng, quả kết thành từng chùm và đốt lên có mùi
thối nên sƣa đỏ còn đƣợc gọi là Sƣa trắc thối. Các nhà vƣờn phân biệt hai loài
Sƣa này bằng cách quan sát lá: Sƣa trắng 2 lá mọc đối nhau, Sƣa đỏ 2 lá mọc
so le với nhau [8]. Sƣa trắng cho hoa đẹp quả to đốt không có mùi nhƣng giá
trị gỗ không bằng Sƣa đỏ, Sƣa đỏ trông gần giống sƣa trắng quả thành từng
chùm đốt lên có mùi thối.
1.2.2. Nghiên cứu về giá trị của cây Sưa
Tài liệu cổ nhất của Việt Nam đã ghi chép từ thời các Vua chúa
Nguyễn cách đây hàng trăm năm đã sử dụng và coi gỗ Sƣa đỏ là báu vật mà
các địa phƣơng phải cống nộp cho nhà vua và chỉ trong cấm thành kinh đô
mới đƣợc sử dụng, thời ấy gỗ Sƣa đã có giá đắt nhƣ vàng. Những sản phẩm
gỗ Sƣa đỏ đƣợc sử dụng trong kinh đô nhà vua khi ấy cụ thể nhƣ: ngai vàng,
vỏ ấn kiếm, Long sàng, các đồ thờ tự trong văn miếu và các đồ ngự dụng của
vua nhƣ ghế, giƣờng nằm, gƣơng soi….[15].
Đây là loại gỗ cực kỳ quý hiếm, hiện nay cây mọc hoang trên rừng rất
ít, hầu nhƣ là đã bị khai thác hết. Do ngƣời dân săn lùng loại gỗ này ráo riết
với mong muốn đổi đời. Mỗi cây Sƣa 20 năm tuổi trở lên đều có giá hàng
chục tỷ đồng “gỗ sƣa trăm tỷ”, một số lƣợng nhỏ cây sƣa đỏ nằm trong các
công viên, nhà chùa,… đƣợc trông coi cẩn thận, nhƣng vẫn phải đối mặt với
“sƣa tặc” bất cứ lúc nào. Cách đây một thời gian, từ sau nhiều vụ trộm chặt gỗ
Sƣa bán sang Trung Quốc, một phái đoàn gồm các nhà khoa học lâm nghiệp
Việt Nam sang Trung Quốc tìm hiểu thực hƣ về cây sƣa cùng giá trị của nó,
nhƣng chuyến đi thất bại hoàn toàn. Sau một thời gian tìm hiểu thì đáp án vẫn
chƣa có câu trả lời đúng.

7


Cây sƣa chính là “trắc thối Giao Chỉ”, một thứ gỗ cực quí từ cổ La Hy.
Không phải làm bùa ngải ƣớp xác hay gì cả. Gỗ sƣa không cứng, nhƣng
không mối mọt và thơm rất lâu, mùi thơm rất quí tộc. Gọi là thối vì quả nó
đốt lên thối um, chính là “cây quả thối”. Phần quý chỉ là lõi gỗ trong của cây,
phần dát cũng nhƣ dát lim, không giá trị. Nhƣng lái buôn không dám lấy lõi
bỏ dát, vì sợ phạm lõm cái lõi quý, nên mua cả, đem về thợ lành nghề mới
phá lấy lõi[10]. Đồ cổ làm bằng Trắc thối vẫn đƣợc dân đồ cổ Hà Nội sƣu tầm
mấy chục năm nay, cực đắt.
Đầu thế kỷ 20, Hồng Kông vẫn nhập gỗ Sƣa ở Việt Nam về với giá
cao nhƣng cũng không cực phẩm nhƣ Thịnh Đƣờng. Vì vậy, các cụ trồng
nhiều ở những vùng đất buôn bán, nhiều lái buôn “siêu” đi nhiều hiểu sâu nhƣ
Vĩnh Tƣờng, Tam Đảo để phúc cho con cháu.
Gỗ Sƣa có độ bền cực kỳ cao, ngâm trong bùn, trong nƣớc nhiều năm
vẫn không hề bị thấm nƣớc hay mục nát lại không bay mùi hƣơng, đặt ngoài
nắng cũng không hề co nứt. Bởi vì thế mà từ xƣa, ở Trung Quốc ngƣời ta đã ƣa
chuộng. Ngƣời ta còn quan niệm rằng, gia đình dù giàu có đến mấy, cuộc sống
có vƣơng giả đến mấy mà trong nhà không có vật dụng làm bằng gỗ Sƣa thì
cũng chƣa đạt đến đẳng cấp thƣợng lƣu [10]. Trắc thối, nhiều ngƣời phát cuồng
lên vì nó. Kẻ thì nhờ nó mà phất lên thành tỷ phú, nhƣng cũng có ngƣời vừa
nghe nhắc đến đã đổ bệnh vì… tiếc của. Ngƣời ta săn lùng, tận diệt nó chẳng
khác gì trầm kỳ và cơn sốt trắc thối dƣờng nhƣ chƣa có điểm dừng [15].
Cơn sốt gỗ Sƣa đỏ bắt đầu âm ỉ từ cách đây gần 20 năm nhƣng phải
đến đầu năm 2004 thì nó mới bùng phát dữ dội, tại thời điểm này gỗ Sƣa đỏ
đƣợc bán theo kg, 1kg lõi gỗ Sƣa đỏ loại đẹp có giá dao động từ 5 - 7 triệu
đồng, các thƣơng lái Trung Quốc tràn sang Việt Nam lùng sục khắp nơi để
thu mua. Vậy gỗ Sƣa đỏ có tác dụng gì mà lại có giá trị cao đến nhƣ vậy?


8


Giá trị kinh tế của gỗ cây Sƣa đỏ
- Chƣa có một loại cây lấy gỗ nào đƣợc giá bán đƣợc tính theo kg nhƣ
Sƣa đỏ.
- Cách đây chục năm, cây trắc thối chỉ nhỉnh hơn cẩm lai, hƣơng, gõ…
một chút thì bây giờ đã sánh tựa trầm kỳ với mức giá tăng đến chóng mặt.
- Giá thu mua hiện nay rất cao, lên đến 13 triệu đồng/kg. Một số nơi
còn cao hơn.
- Ngày 12/05/2012 tại tỉnh Quảng Bình đã đấu giá khúc gỗ sƣa nặng 58
kg, khoảng 0,061 m3 gỗ với giá khởi điểm 750 triệu đồng. Tƣơng đƣơng 13
triệu/kg [17].
-Từ hàng chục năm gần đây, do thƣơng lái săn lùng nhiều gỗ Sƣa ngày
càng hiếm, ít đi, giá trị của cây Sƣa đƣợc thu mua từ cành cây, thân gỗ, thậm
chí đào cả rễ cây, 1 kg gỗ Sƣa (tính cả vỏ) hiện nay có giá 20 triệu việt nam
đồng, nếu đem ra nƣớc ngoài có giá 1500 USD/ 1 kg. Cây Sƣa đỏ trồng sau
10 năm là cho giá trị gỗ (bắt đầu xuất hiện lõi đỏ), trung bình 1 cây sau 10
năm cho khoảng 200-300 kg gỗ, càng để lâu càng có giá trị lớn, nếu cây vài
chục năm hay hàng trăm năm, trị giá sẽ vô cùng lớn, đã có cây Sƣa bị đốn hạ
và đƣợc trả giá hàng nghìn tỷ VND. Còn bình thƣòng giá thành 1 cây thƣờng
từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng [14].
Giá trị tâm linh
Theo quan niệm của nhiều ngƣời thì đồ gia dụng nhƣ tủ, ghế, bàn
đƣợc làm từ gỗ Sƣa đỏ thì gia chủ sẽ làm ăn phát tài phát lộc.
- Cây Sƣa thƣờng gắn với các điển tích của Phật giáo, do đó ngày nay
ngƣời ta làm những xâu tràng hạt với giá vài nghìn USD.
- Cây Sƣa dùng để làm đồ dùng cao cấp, tƣợng phật, đồ phong thủy [17].
- Gỗ Sƣa đỏ đã đƣợc chứng minh có tác dụng trừ tà khí, và kị ma quỷ
rất cao, cụ thể, nếu dùng gỗ Sƣa đỏ làm bàn thờ và đồ thờ, trừ sạch tà khí, mạt

9


mùn gỗ Sƣa đỏ ngƣời Trung quốc từ lâu dùng để ƣớp xác ngƣời quyền quý,
có tác dụng giữ xác lâu dài, không hƣ thối. Các thầy cúng thƣờng lùng gỗ Sƣa
đỏ để làm thanh kiếm trừ tà ma rất mạnh, hay dùng mạt gỗ Sƣa cho vào cốt
bát hƣơng, lõi tƣợng phật, làm tràng hạt, để trấn yểm, ngƣời nào đêm ngủ hay
bị bóng đè, ma tà dựng giƣờng… chỉ cần mang một khúc gỗ Sƣa nhỏ để đầu
giƣòng là yên, trẻ con khóc đêm do bị tà quấy nhiễu thì gối cành Sƣa đỏ dƣới
gối sẽ hết, ngƣời kinh doanh nếu để một tƣợng thần tài bằng gỗ Sƣa đỏ dù chỉ
nhỏ bằng ngón tay bên ngƣời hay văn phòng thì luôn gặp may mắn trong ký
kết hợp tác làm ăn với bạn hàng vv [19]. Ngƣời ta quan niệm nếu chết đƣợc
chôn bằng quan tài hoặc đƣợc ƣớp bằng bột trắc thối thì linh hồn ngƣời chết
dễ đƣợc siêu thoát, đem lại điều may mắn cho gia đình[15]
Về giá trị thực sử dụng
Gỗ Sƣa đứng đầu bảng, ngay dòng gỗ qúi nhƣ Lim, Gụ, Táu, Sến cũng
không sánh bằng, gỗ Sƣa đỏ có màu đỏ sẫm, sáng bóng nhƣ ngà voi, đỏ rực
nhƣ đá rubi, vân gỗ nổi lên đẹp mê hồn, nhƣ sóng mây, tuổi thọ gỗ gần nhƣ
vĩnh cửu, có những khúc gỗ Sƣa chôn vùi ngoài thiên nhiên hàng trăm năm,
khi phát hiện vẫn không bị mục nát, bất chấp mƣa nắng, gỗ không bị nứt nẻ
cong vênh, độ bền chắc, cứng, chịu nhiệt gấp hàng chục lần gỗ Lim, nên một
bộ đồ gia dụng bằng gỗ sƣa tuy nhỏ cũng phải có giá trị hàng chục ngàn USD.
Các loại xế hộp khủng muốn khẳng định đẳng cấp cũng phải có nội thất làm
từ gỗ Sƣa đỏ. Gỗ Sƣa càng để lâu càng bóng đẹp, bền, chắc cùng thời
gian[14]. Từ những năm 90 của thế kỉ XX, giá trị thƣơng phẩm của gỗ Sƣa
trên thế giới tăng đột biến do nhiều ngƣời Trung Quốc đổ xô săn lùng gỗ Sƣa
đóng quan tài hoặc ƣớp xác nhƣ các vị hoàng đế Trung Quốc trƣớc đây.
Ngƣời ta cho là quan tài đóng bằng gỗ trắc thối có khả năng giữ đƣợc xác lâu,
không bị phân hủy.[15]


10


Giá trị dƣợc liệu
- Dầu ép từ gỗ Sƣa còn dùng để chế hƣơng liệu cho ngành sản xuất
nƣớc hoa hảo hạng.
- Bột gỗ Sƣa đỏ là một loại dƣợc liệu rất quý trong điều trị bệnh xƣơng
khớp, ngƣời bị bệnh về xƣơng khớp dùng bột gỗ Sƣa đỏ hòa với dấm sau đó
đắp vào khớp xƣơng bị đau sẽ có tác dụng rất hiệu quả, thậm chí ngƣời có
hàm răng bị xỉn màu, ố vàng khi tiếp xúc thƣờng xuyên với gỗ Sƣa đỏ răng có
thể trắng trở lại. Về sau gỗ Sƣa đỏ đã khan hiếm nên ngƣời ta đã mua cả
những đồ nội thất bằng gỗ Sƣa để nghiền thành bột làm dƣợc liệu chữa bệnh,
đây cũng là lý do giải thích vì sao đồ nội thất bằng gỗ Sƣa đỏ không còn sót
lại nhiều cho đến ngày nay [9].
Về góc độ khoa học
Các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh gỗ Sƣa đỏ có tác dụng
chữa một số bệnh về phóng xạ, ngăn sóng phóng xạ, gỗ Sƣa đỏ còn đƣợc sử
dụng trong công nghệ tên lửa và vũ trụ, vì tính chịu nhiệt cao, ngăn sóng bức
xạ, độ ổn định cao, chống từ trƣờng và tia tử ngoại… nên hiện nay trong các
ngành khoa học cũng rất cần gỗ Sƣa đỏ để phục vụ nhu cầu khoa học[8].
Ngoài ra gỗ Sƣa đỏ phát ra 1 loại vƣợng khí có uy lực cực mạnh, mùi
rất thơm rất tốt cho sức khoẻ, ở đâu trồng gỗ Sƣa thì khu vƣờn đó sẽ không
còn cỏ dại hay côn trùng có hại nào dám đến gần. Nếu trong nhà có đồ gỗ Sƣa
nhƣ bàn, ghế… thì sẽ không còn có một con muỗi hay ruồi, gián, nhện ở trong
nhà nữa. Ngƣời sống trong nhà luôn thƣ thái, dễ chịu, khoẻ khoắn, lạc
quan…[14]
Vì những lý do trên, trắc thối đã bị tận diệt thảm khốc. Ngƣời ta triệt hạ
cả những cây non, đào từng cái rễ trắc thối. Không chỉ trên rừng mà ngƣời ta
còn “truy sát” nó đến từng nhà. Với mức giá quá hấp dẫn nhƣ vậy nên nhiều

11


ngƣời sẵn sàng khuân bàn thờ, tủ áo quần, bàn ghế và thậm chí cả cái chày giã
ớt đem đi bán[15].
1.2.3. Nghiên cứu về phương pháp nhân giống
Theo một nghiên cứu mới đây của ThS. Phạm Thanh Loan và Trần
Huy Thái, giống cây Sƣa D. Tonkinensis có thể nhân giống bằng hai phƣơng
pháp là gieo hạt và giâm hom cành [5].
1.2.4. Nghiên cứu hình thái, giải phẫu về cây Sưa
Cây gỗ nhỡ, cao 15 m, đƣờng kính thân 50 cm. Vỏ ngoài màu vàng nâu
nhạt. Tán xoè rộng, phân cành thấp. Cành dài, khi non màu xám xanh [3]
Còn Sách Đỏ Việt Nam thì mô tả sƣa là cây gỗ to, thƣờng xanh (rất ít khi
rụng lá), cao 25 - 30m, đƣờng kính thân đến 0,6m hay hơn nữa. Vỏ ngoài màu
vàng nâu, nút dọc, có khi bong từng mảng lớn.
Lá kép lông chim lẻ, một lần, dài 15 - 30 cm, mang 7 - 17 lá chét, mọc
cách. Lá chét hình trái xoan, lá kèm nhỏ sớm rụng [3]. Hoa hình ngù hoặc
xiên chùy ở nách lá. Lá bắc sớm rụng. Đài hợp ở phía dƣới, nhẵn, có 5 cánh
hợp thành 2 môi. Tràng hoa 5, màu trắng, cánh có móng thẳng. Nhị 10, hợp
thành 2 bó [3].
Quả dạng quả đậu hình trứng thuôn dài, dẹt, rộng 20 - 23 mm, dài gấp 2
hoặc 3 lần rộng, mang 1 - 2 hạt, hình thận nổi rõ ở vỏ quả. Khi chín quả
không tự nứt [3].
Theo Đỗ Văn Bản, gỗ Sƣa thuộc loại nặng, cứng, có vân đẹp, mùi
thơm đặt biệt. Lỗ mạch có hai kích thƣớc, phân bố, phân tán, vòng và nửa
vòng, có chất chứa màu nâu đỏ đến nâu vàng. Tia nhỏ và hẹp, sắp xếp, thành
tầng. Trong tế bào mô mềm dọc thƣờng có tinh thể oxalat. Cấu tạo của gỗ sƣa
có một số, điểm khác biệt so với gỗ trắc và cẩm lai.
Kết quả nhƣ sau:
- Cấu tạo thô đại

12


Gỗ sƣa có dác và lõi phân biệt. Gỗ dác có màu xám vàng nhạt. Gỗ lõi
có nhiều màu sắc, từ đỏ vàng đến nâu hồng, nâu hơi tím, thƣờng có sọc màu
sẫm tạo thành vân rất đẹp cả trên 3 mặt cắt. Vòng sinh trƣởng thƣờng không
rõ ràng, rộng 1- 2mm. Mặt gỗ mịn. Mạch gỗ đơn đến kép ngắn, có hai loại
kích thƣớc, thƣờng phân bố không đều, từ phân tán đến nửa vòng và vòng.
Trong mạch thƣờng có chất chứa màu nâu đỏ, nâu vàng. Gỗ ở phần gốc hoặc
gỗ để lâu ngày, chất chứa thƣờng chuyển dần thành màu đen. Mô mềm dính
mạch không đều, có khi phát triển thành hình cánh, hình cánh nối tiếp, hình
dải rộng hẹp khác nhau, lƣợn sóng hoặc lệch, đôi khi làm thành với tia hình
mạng lƣới. Mô mềm không dính mạch phân tán và tụ hợp. Trong mô mềm ở
phần gỗ lõi thƣờng chứa chất hữu cơ màu nâu vàng, nâu đỏ. Tia gỗ nhỏ và
hẹp, có cấu tạo tầng. Chiều hƣớng thớ lệch. Gỗ rất cứng và rất nặng. Khối
lƣợng thể tích ở độ ẩm 12%: 0,790 – 0,910-1,003g/cm
3
. Gỗ có mùi thơm rất
đặc biệt. Trên mặt cắt ngang phần gỗ lõi vừa mới cắt ra thƣờng thấy có vết
nhựa màu nâu đùn ra[1].
- Cấu tạo hiển vi
Mạch gỗ hình tròn, bầu dục, đơn và kép 2-3. Số lƣợng mạch /mm2 ít
đến trung bình (3 đến 7 lỗ mạch). Đƣờng kính lỗ mạch nhỏ trung bình dƣới
100 µm, đƣờng kính lỗ mạch lớn đến 210 µm [1]. Lỗ thông mạch đơn. Lỗ
thông ngang trên vách mạch nhỏ. Tia gỗ nhỏ và hẹp, gồm 1-2 hàng tế bào
(chủ yếu là 2 hàng), tế bào tia thƣờng chứa nhiều chất hữu cơ màu nâu đỏ đến
nâu vàng. Tia cao trung bình 186µm, rộng trung bình 21- 25µm. Trong tế bào
mô mềm dọc thƣờng có tinh thể oxalat xếp thành dãy dọc[1].
1.2.5. Phân bố địa lý
Nhiêu thông tin dẫn liệu cho biết Sƣa phân bố tự nhiên ở các tỉnh Bắc
Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hòa Bình… [3]

13


Ngoài ra Sƣa còn phân bố ở các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam (Hiên , Giàng,
Phƣớc Sơn), Kontum (Đắk Tô, Sa Thầy), Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình
Dƣơng, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang.
Đây là loài thực vật sống trên nhiều loại đất khác nhau nhƣ: đất đồi có độ dốc
trung bình, đất đỏ, đất thịt nhẹ, đất pha cát và đất đồi đá sỏi [19].
1.2.6. Gây trồng và sinh trưởng
Sƣa đƣợc gieo trồng rải rác ở một số nƣớc nhƣ Thái Lan, Việt Nam,
Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Cây Sƣa đang đƣợc gây trồng theo hình thức tự phát khá rộng rãi trên
nhiều điều kiện lập địa, quy mô, phƣơng thức trồng và quản lý khác
nhau.Trong đó hình thức trồng phân tán trong hộ gia đình là chủ yếu.
Cây Sƣa trong điều kiện gây trồng và chăm sóc bình thƣờng có tốc độ
tăng trƣởng đƣờng kính và chiều cao từ trung bình đến nhanh, nhất là tuổi cấp
đầu.Trong khoảng ba đến chín năm tuổi, lƣợng tăng trƣởng bình quân dao
động trong khoảng từ 1,3-1,8cm /năm, bình quân chung là 1,5cm/năm [4].
Cho đến thời điểm hiện tại chƣa thấy có một loại gỗ nào có thể sánh
ngang với gỗ Sƣa đỏ cả về giá trị kinh tế và giá trị sử dụng của nó, gỗ Sƣa đỏ
đƣợc xếp vào nhóm 1A thuộc loại cực quý hiếm cần phải đƣợc bảo tồn và
nhân rộng. Tuy nhiên trong suốt nhiều năm qua tệ nạn Sƣa tặc chặt phá ở
khắp các vùng có cây Sƣa làm cho số lƣợng những cây Sƣa đỏ cổ thụ lâu năm
sụt giảm nghiêm trọng, số lƣợng những cây Sƣa đỏ lâu năm đã không còn
nhiều [9].
Hy vọng tất cả mọi ngƣời dân hiểu biết về giá trị của những cây Sƣa đỏ
cổ thụ còn sót lại để có những biện pháp bảo vệ hiệu quả trƣớc tệ nạn sƣa tặc
đang rình rập suốt ngày đêm nhằm đốn hạ những cây Sƣa đỏ quý hiếm này,
bên cạnh bảo tồn chúng ta cần trồng thêm nhiều những cây Sƣa nữa để cho
thế hệ sau vẫn còn có cơ hội đƣợc tận mắt nhìn loại cây “đệ nhất gỗ” này[9].

14


1.2.7. Về đặc điểm lâm học
Cây Sƣa là cây gỗ lớn, gỗ cao 25m[4]. Là cây ƣa sáng, ƣa đất sâu, dày,
độ ẩm cao. Phân bố ở đai độ cao tuyệt đối dƣới 500m. Trong tự nhiên tìm
thấy trong rừng mƣa nhiệt đới và rừng mƣa nhiệt đới gió mùa [11].
Cây Sƣa có tốc độ sinh trƣởng trung bình nhƣng ở tuổi 1 – 2 sinh
trƣởng rất nhanh, cây vƣơn dài tới 4-5m và uốn cong nhƣ cần câu, đến cuối
tuổi 3 sang tuổi 4 cây tự vƣơn thẳng.
- Theo kinh nghiệm thì cây nào càng cong thì sinh trƣởng càng mạnh.
- Cây Sƣa rất dẻo và dai, chống chịu bão gió rất tốt, cành sƣa không bao
giờ bị gẫy do gió bão, gốc sƣa bị gió bão xô đổ nghiêng sau lại tự vƣơn thẳng
đƣợc[18].
Cây Sƣa đỏ trồng không khó, hay nói chính xác hơn là dễ trồng hơn
nhiều loại cây và không có yêu cầu bắt buộc nào để có thể trồng [17].
- Cây Sƣa đỏ trồng xen với nhiều loại cây trồng cây công nghiệp, cây
ăn quả, cây cảnh, cây thuốc…
- Cây Sƣa phát triển tốt dƣới tán vải, keo, bạch đàn… nên không cần
chặt bỏ cây trồng hiện tại, có thể trồng cây Sƣa hỗn giao với keo tai tƣợng,
cây dƣợc liệu…
- Cây Sƣa ít tán nên không cạnh tranh ánh sáng với cây trồng.
- Không cạnh tranh chất dinh dƣỡng của các cây khác, có thể tận dụng
mọi nơi có đất trống để trồng.
- Trong thời gian chờ thu hoạch, trồng cây bất kỳ xen dƣới gốc, ví dụ
hồ tiêu, sa nhân… cho thu nhập hàng năm.
- Trồng làm hàng rào, cây cách cây 1.5 – 3 mét.
- Trồng làm cây cảnh, vừa đẹp vừa có thu nhập [18].
Cây Sƣa phát triển tốt dƣới tán cafe, vải, keo, bạch đàn Sau khi lớn
không chiếm nhiều ánh sáng nên có thể trồng cây sƣa hỗn giao với cây công
nghiệp, cây dƣợc liệu


15

- Không khó tính nhƣ Trầm
- Không cần nƣớc nhƣ Cà phê
- Không kén đất nhƣ cây Tiêu
- Không đòi hỏi khí hậu nhƣ cây Điều
- Không chọn độ cao nhƣ Cao su
- Không hại đất nhƣ cây Xoan
- Không lâu năm nhƣ Cẩm, Xà cừ…
- Hoa Sƣa đẹp nên dùng làm cây cảnh, cây phong thủy [17]
Tóm lại: Các tài liệu tham khảo cho biết Sƣa là loài cây đa mục đích,
cho gỗ tốt có nhiều giá trị, đã bị khai thác mạnh, cần đƣợc bảo vệ và gây trồng.
Ở Việt Nam Sƣa phân bố từ các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng
Ninh, Ninh Bình, Hòa Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam (Hiên, Giàng, Phƣớc
Sơn), Kontum (Đắk Tô, Sa Thầy), Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình
Dƣơng, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang.
Ngoài ra còn đƣợc phân bố ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Hải Nam
Trung Quốc…
Sƣa sống đƣợc trên nhiều loại đất, phát triển trên nhiều loài đá mẹ khác
nhau và dễ trồng.
Về kỹ thuật gieo ƣơm, nhiều tác giả quan tâm đến các phƣơng pháp
gieo trồng nhƣ gieo hạt thẳng, trồng bằng hom …vv.



16

CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Giống cây sƣa đỏ đƣợc trồng trên địa bàn Ngọc Thanh, Phúc Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 9/2013 – 1/2015
- Địa điểm: Xã Ngọc Thanh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu về hình thái
Hình thái lá, thân , cành, quả, hạt.
- Nghiên cứu đặc điểm lâm học.
Khả năng sinh trƣởng, phát triển, mức tăng trƣởng bình quân/năm của
cây về các chỉ tiêu theo dõi.
2.4. Dụng cụ
Thƣớc kẹp, thƣớc sào, sơn đánh dấu, thƣớc dây
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Dựa trên nguyên tắc kết hợp giữa điều tra khảo sát với nghiên cứu thực
nghiệm và phân tích trong phòng.
- Nghiên cứu tài liệu: Kế thừa các kết quả về thông tin, số liệu và
những tƣ liệu, kết quả có liên quan đến đề tài và các công trình nghiên cứu đã
báo cáo tổng kết công khai, đăng tải trên các phƣơng tiện thông tin chính thức
để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
- Phƣơng pháp điều tra thực địa
Đƣợc thực hiện trong các lần đi thực địa nhằm thu thập các dữ liệu về
đặc điểm hình thái, thu thập số liệu về đƣờng kính, chiều cao của cây Sƣa tại
vƣờn trồng gia đình ở Ngọc Thanh –Phúc Yên –Vĩnh Phúc.

17

Chọn 2 địa điểm để quan sát đó là vƣờn cây Sƣa 2 năm tuổi và vƣờn
Sƣa 5 năm tuổi tại vƣờn trồng gia đình ở Ngọc Thanh – Phúc Yên – Vĩnh
Phúc, trong đó vƣờn Sƣa 5 năm tuổi có diện tích là 46 ha đƣợc trồng xen với

cây Dó bầu,mật độ trồng là cây cách cây 3m và hàng cách hàng 3m, 1 ha
trồng 1.100 cây. Còn vƣờn Sƣa 2 năm tuổi có diện tích là 50 ha đƣợc trồng
với hình thức trồng thuần. Mật độ là cây cách cây 2m, hàng cách hàng 3m, 1
ha trồng 1.660 cây.
Cây Sƣa đƣợc điều tra ngẫu nhiên tại một vƣờn cây, theo phƣơng pháp
5 điểm chéo góc, mỗi điểm 4 cây. Tiến hành đánh dấu các cây và đo đếm các
chỉ tiêu về kích thƣớc thân, cành, chiều cao cây, đƣờng kính thân, quả/chùm,
mật độ… theo dõi các chỉ tiêu sinh trƣởng, phát triển trên 20 cây Sƣa.
Tiến hành đo các chỉ tiêu sinh trƣởng của cây ở vƣờn trồng bằng các
dụng cụ điều tra qua các lần đo vào các tháng sau: tháng 9/2013, tháng
12/2013, tháng 4/2014, tháng 9/2014.
+Đo đƣờng kính gốc (Do) bằng thƣớc dây theo chu vi (sau đó quy đổi
ra đƣờng kính) có độ chia 1/10cm .
+ Đƣờng kính ngang ngực (D
1,3
) thân cây theo chu vi ở vị trí 1,3m bằng
thƣớc dây có độ chia 1/10cm.Đƣờng kính đƣợc tính qua chu vi.
+Đo chiều cao dƣới cành (H
dc
): đo chiều cao từ mặt đất đến cành còn
sống dƣới cùng bằng thƣớc dây có độ chia 1/10cm.
+ Chiều cao vút ngọn (H
vn
) của cây đƣợc đo từ gốc đến ngọn cây bằng
thƣớc sào khắc vạch đo trực tiếp.
+ Chu vi cây trƣởng thành đƣợc đo tại vị trí 1,3m bằng thƣớc dây có độ
chia 1/10cm (sau đó quy đổi ra đƣờng kính).
+ Đo đƣờng kính cành cấp một: Trên các cây đã đánh dấu tiến hành đo
đƣờng kính cành cấp một bằng thƣớc dây có độ chia 1/10cm (sau đó quy đổi
ra đƣờng kính).


18

+ Thời kỳ ra hoa, kết quả: Quan sát thời gian ra hoa, khi nào tạo quả.
+ Thời kỳ quả chín: Quan sát thời gian nào quả chín.
+ Quan sát số quả/chùm, sau đó lấy ngẫu nhiên 30 chùm quả để đếm số
lƣợng quả/chùm, tính số quả trung bình trên/chùm, ghi chép số liệu.
+ Kích thƣớc của quả và hạt: Lấy ngẫu nhiên 30 quả Sƣa để đo kích
thƣớc, sử dụng thƣớc kẹp để đo kích thƣớc quả, hạt, độ chính xác tới 0,05 mm.
- Phƣơng pháp xử lý số liệu:
Tính toán các thông số theo các thuật toán thống kê xác suất, để phân
tích, đánh giá kết quả, việc tính toán số liệu đƣợc thực hiện trên máy tính
bằng phần mềm Excel.
Tính các chỉ số: Giá trị trung bình ( 

), độ lệch chuẩn (SD), hệ số biến
thiên (CV).
Độ lệch chuẩn (SD) đo tính biến động của giá trị mang tính thống kê.
Nó cho thấy sự chênh lệch về giá trị của từng thời điểm đánh giá so với giá trị
trung bình Nếu sự chênh lệch không đáng kể thì độ lệch chuẩn và tính biến
động ở mức thấp. SD đƣợc tính trên Excel bằng cách chọn Tool  Data
Analysis  Descriptive Statistics sau đó khai báo hộp thoại. Kết quả thu
đƣợc giá trị trung bình và SD.
Hệ số biến thiên (CV) là một đại lƣợng thống kê mô tả dùng để đo
mức độ biến động của tƣơng đối của những tập hợp dữ liệu chƣa phân tổ
có giá trị bình quân khác nhau. Hệ số này đƣợc tính bằng cách lấy độ lệch
chuẩn chia cho giá trị trung bình (





*100%). Giữa 2 tập hợp dữ liệu, tập nào
có hệ số biến thiên lớn hơn là tập có mức độ biến động lớn hơn. Nhƣợc điểm
của hệ số biến thiên khi dùng để đo mức độ biến động là nếu giá trị bình quân
gần 0 thì chỉ một biến động nhỏ của giá trị bình quân cũng có thể khiến cho
hệ số này thay đổi lớn. Ƣu điểm của nó là có thể dùng để so sánh mức độ biến
động của 2 tập dữ liệu có giá trị bình quân khác nhau.

19

Mức tăng trƣởng bình quân chung ():
Tăng trƣởng là số lƣợng biển đổi đƣợc của một nhân tố điều tra cây
rừng trong một đơn vị thời gian.
Công thức tính tăng trƣởng thƣờng xuyên hằng năm
∆T = ∆T
a
-∆T
(a-1)
Trong đó: ∆T: tăng trƣởng bình quân chung
∆Ta: tăng trƣởng bình quân chung của nhân tố điều tra tại a
năm
∆T(a-1): tăng trƣởng bình quân chung của nhân tố điều tra
tại a-1 năm
Nhân tố điều tra có thể là đƣờng kính, chiều cao…














20

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Hình thái của cây Sƣa
Tổng hợp các tài liệu và kết quả điều tra khảo sát ngoài vƣờn trồng của
gia đình, mô tả cây trƣởng thành và phân tích hoa và quả cho thấy đặc điểm
hình thái của cây Sƣa nhƣ sau:
Cây gỗ nhỡ, cao 15 m, đƣờng kính thân 50 cm, thân tròn, thẳng. Vỏ
ngoài màu vàng nâu nhạt. Tán xoè rộng, phân cành thấp. Cành dài, khi non
màu xanh có đốm bì khổng màu trắng.
Lá kép lông chim lẻ, một lần, dài 15 - 30 cm, mang từ 7 - 15 lá chét,
cuống không lông, mọc so le, lá cuối to hơn. Lá chét hình trái xoan, lá có lông
mịn lơ thơ khi non, nhanh chóng chuyển thành không lông, gốc lá chét tròn,
nhọn mũi, lá kèm nhỏ sớm rụng, có lông nhỏ mịn và thƣa. Đầu mùa xuân thay
lá, khi đốt lá Sƣa thì có mùi khó ngửi.
Hoa hình ngù hoặc xiên chùy ở nách lá. Lá bắc sớm rụng. Đài hợp ở
phía dƣới, nhẵn, có 5 cánh hợp thành 2 môi. Tràng hoa 5, màu trắng, cánh có
móng thẳng. Nhị 10, hợp thành 2 bó. Hoa ra từ tháng 3 - 4.











×