Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng, giống đậu tương vụ xuân và hè tại huyện trấn yên tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (846.66 KB, 105 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





NGUYỄN TUẤN ANH




NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ DÒNG, GIỐNG ĐẬU TƢƠNG VỤ XUÂN VÀ VỤ HÈ
TẠI HUYỆN TRẤN YÊN TỈNH YÊN BÁI

Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 606201




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP







Thái Nguyên, 2010




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN TUẤN ANH



NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ DÒNG, GIỐNG ĐẬU TƢƠNG VỤ XUÂN VÀ VỤ HÈ
TẠI HUYỆN TRẤN YÊN TỈNH YÊN BÁI

Chuyên ngành: Trồng trọt

Mã số: 606201




LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Luân Thị Đẹp




Thái Nguyên, 2010




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi
trong suốt thời gian từ tháng 1/2009 – 5/2010. Các số liệu trong đề tài là trung
thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào. Mọi trích dẫn đều có
nguồn gốc rõ ràng.



Tác giả luận văn





Nguyễn Tuấn Anh


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian nghiên cứu tôi luôn nhận đƣợc sự chỉ dẫn, giúp đỡ
nhiệt tình của cô giáo hƣớng dẫn. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới cô:
PGS.TS. Luân Thị Đẹp, Trƣởng khoa Nông học - Trƣờng Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa Sau đại học, khoa
Nông học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, giúp đỡ quý báu cuả tập thể thầy
cô giáo khoa Nông học, Bộ môn cây trồng, Di truyền giống.
Tôi xin cảm ơn Trạm khuyến nông huyện Trấn Yên đơn vị nơi tôi công
tác đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
đề tài.
Tôi xin cảm ơn UBND xã Minh Tiến huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái đã
tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi tổ chức triển khai, tổng kết, đánh giá kết quả

mô hình.
Tôi xin cảm ơn tẩt cả bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin cảm ơn bố mẹ, vợ và ngƣời thân trong gia đình đã giúp đỡ động
viên cho tôi về tình thần và vật chất trong thời gian học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.

HỌC VIÊN
Nguyễn Tuấn Anh


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC

Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục ảnh
Phụ lục


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2.Mục đích, mục tiêu của đề tài 2
2.1 Mục đích 2

2.2 Mục tiêu 3
3. Ý nghĩa của đề tài 3
3.1 Ý Nghĩa khoa học 3
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
4. Cơ sở khoa học của đề tài 3
4.1 Cơ sở khoa học 3
4.2 Cơ sở thực tiễn 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1 Tình hình sản xuất đậu tƣơng trên thế giới và Việt Nam 5
1.1.1 Tình hình sản xuất đậu tƣơng trên thế giới 5
1.1.2 Tình hình sản xuất đậu tƣơng ở Việt Nam 7
1.2 Yêu cầu sinh thái của cây đậu tƣơng 9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
1.2.1 Yêu cầu về nhiệt độ 9
1.1.2 Yêu cầu về ánh sáng 10
1.2.3 Yêu cầu về nƣớc 11
1.2.4 Yêu cầu về đất 11
1.3 Tình hình nghiên cứu đậu tƣơng trên thế giới và Việt Nam 12
1.3.1 Tình hình nghiên cứu đậu tƣơng trên thế giới 12
1.3.2 Tình hình nghiên cứu đậu tƣơng ở Việt Nam 17
1.4 Hƣớng nghiên cứu đậu tƣơng ở Việt Nam trong những năm tới 30
1.4.1 Hƣớng phƣơng pháp 30
1.4.2 Định hƣớng chọn tạo giống 30
1.4.3 Nghiên cứu chọn tạo giống đậu tƣơng cho các tỉnh miền núi 31
1.5 Điều kiện tự nhiên của huyện Trấn Yên 33
1.5.1 Điều kiện địa lý 33
1.5.2 Địa hình 33

1.5.3 Đất đai 33
1.5.4 Thời tiết khí hậu 34
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 35
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 36
2.3 Nội dung nghiên cứu 36
2.3.1 Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm 36
2.3.2 Quy trình kỹ thuật 37
2.4 Các chỉ tiêu theo dõi và phƣơng pháp theo dõi 38
2.4.1 Các chỉ tiêu về sinh trƣởng, phát triển 38
2.4.2 Đánh giá khả năng chống chịu 39
2.4.3 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 41
2.5 Sử lý số liệu 42

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
2.6 Xây dựng mô hình trình diễn 42
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43
3.1 Tình hình thời tiết khí hậu Trấn Yên năm 2009 43
3.2 Các giai đoạn sinh trƣởng phát triển của đậu tƣơng 44
3.3 Đặc điểm thực vật học của các dòng, giống đậu tƣơng 48
3.4 Khả năng sinh trƣởng các dòng, giống đậu tƣơng thí nghiệm 50
3.5 Tình hình sâu bệnh hại chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận 54
3.5.1 Tình hình sâu hại các dòng, giống đậu tƣơng thí nghiệm 54
3.5.1 Tình hình bệnh hại và khả năng chống chịu với điều kiện ngoại
cảnh của các dòng, giống đậu tƣơng thí nghiệm 57
3.6 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất đậu tƣơng của các
dòng giống đậu tƣơng thí nghiệm 60
3.7 Kết quả xây dựng mô hình dòng, giống có triển vọng 66

CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC: 74






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
DANH MỤC VIẾT TẮT









DANH MỤC BẢNG


Bảng Trang
1.1 Tình hình sản xuất đậu tƣơng trên thế giới 5
Bộ NN&PTNN:
CS:
CTV:

Cv:
GMO
LSD:

NSLT:
NSTT:
P1000 hạt:
RCB

TGST
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Cộng sự
Cộng tác viên
Hệ số biến động (Coeficien of variation)
Genetic Modified Organism
Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa (least significan
difference)
Năng suất lý thuyết
Năng suất thực thu
Khối lƣợng 1000 hạt
Bố trí thí nghiệm theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn
(Ramdomized Complete Block Design – RCB)
Thời gian sinh trƣởng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
1.2. Diện tích, năng suất và sản lƣợng đậu tƣơng của một số quốc gia trên thế
giới năm 2008 6
1.3 Tình hình sản xuất đậu tƣơng ở Việt Nam từ năm 2005 – 2008 8

1.4 Số lƣợng mẫu giống đậu tƣơng nhập nội giai đoạn 2001 – 2005 20
1.5 Các giống đậu tƣơng chọn tạo bằng phƣơng pháp lai hữu tính 25
1.6. Tình hình sản xuất đậu tƣơng tại Yên Bái 34
2.1 Nguồn gốc giống đậu tƣơng sử dụng làm vật liêu nghiên cứu 35
3.1 Các giai đoạn sinh trƣởng phát triển của đậu tƣơng thí nghiệm 45
3.2 Đặc điểm hình thái các giống đậu tƣơng tham gia thí nghiệm 53
3.3 Đặc điểm sinh trƣởng các dòng, giống đậu tƣơng thí nghiệm 51
3.4 Tình hình sâu hại các dòng giống đậu tƣơng thí nghiệm 55
3.5 Tình hình bệnh hại và khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh của
các dòng, giống đậu tƣơnng thí nghiệm 58
3.6 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng, giống đậu
tƣơng thí nghiệm năm 2009 61
3.7 Kết quả xây dựng mô hình năm 2010 66







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Năng suất thực thu của các dòng giống đậu tƣơng tham gia
thí nghiệm vụ xuân 2009.
Biểu đồ 3.2 Năng suất thực thu của các dòng giống đậu tƣơng tham gia
thí nghiệm vụ hè 2009.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đậu tƣơng (Glycine max (L) Merr) còn gọi là cây đậu nành là một cây
công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Khó có thể tìm thấy một loại cây
trồng nào có tác dụng nhiều mặt nhƣ ở cây đậu tƣơng: cung cấp thực phẩm
cho con ngƣời, thức ăn cho gia súc, là nguyên liệu cho công nghiệp và cây
làm tốt đất. Từ 5000 năm lại đây châu Á đã coi cây đậu tƣơng là “cây vào
hàng cốc ngọc thực nuôi sống con người” và là nguồn cung cấp protein quan
trọng nhất (Ngô Thế Dân và Cs, 1999) [13].
Hạt đậu tƣơng có thành phần dinh dƣỡng cao, hàm lƣợng protein trung
bình khoảng từ 38 – 40%, lipít 18 – 20%, giàu nguồn sinh tố và muối khoáng.
Đậu tƣơng là loại hạt duy nhất mà giá trị của nó đƣợc đánh giá đồng thời cả
protein và lipit. Protein của đậu tƣơng có phẩm chất tốt nhất trong số các protein
của thực vật cao hơn cả ở cá, thịt và cao hơn gấp hai lần hàm lƣợng protein có
trong các loại đỗ khác, trong hạt đậu tƣơng có rất nhiều loại vitamin nhƣ:
vitamin B1, B2, PP, A, D, C. Chính vì vậy, từ hạt đậu tƣơng ngƣời ta đã chế biến
ra hàng trăm loại thức ăn khác ăn khác nhau có giá trị dinh dƣỡng cao nhƣ: đậu
phụ, bột, tƣơng, xì dầu, thịt nhân tạo … (Phạm Văn Thiều, 2006) [32].
Cây đậu tƣơng có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc, nhƣng nó đã
đƣợc trồng ở Việt Nam từ lâu đời [13]. Tuy nhiên, diện tích gieo trồng đậu
tƣơng ở Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế, diện tích gieo trồng đậu tƣơng
năm cao nhất là năm 2005 mới chỉ đạt 204.100 ha, năng suất thấp (14,3 tạ/ha )
thấp hơn nhiều so với bình quân của thế giới 23,2 tạ/ha (FAO, 2010) [21].
Đậu tƣơng đƣợc gieo trồng trong tất cả 7 vùng sinh thái của nƣớc ta.
Vùng miền núi phía Bắc là một trong những vùng sản xuất chính. Trong
những năm trở lại đây diện tích gieo trồng đậu tƣơng ở vùng trung du và miền


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
núi phía Bắc chiếm khoảng 36% diện tích của cả nƣớc (73.000 ha), nhƣng
năng suất lại rất thấp khoảng 10 tạ/ha. Các tỉnh miền núi phía Bắc có tập quán
gieo trồng đậu tƣơng hè.
Huyện Trấn Yên với tổng diện tích đất tự nhiên 62.859,53 ha chiếm
9,1% tổng diện tích đất tự nhiên tỉnh Yên Bái, diện tích đất dành cho sản xuất
nông nghiệp là 8.358,08 ha trong đó diện tích đất trồng cây hàng năm là
725,14 ha (Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái, 2009) [29]. Trong cơ cấu cây
trồng đậu tƣơng là cây trồng ngắn ngày có vai trò quan trọng trong sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn huyện. Đậu tƣơng là cây trồng truyền thống lâu đời
của địa phƣơng, tuy nhiên đến nay sản xuất đậu tƣợng trên địa bàn huyện còn
nhỏ lẻ, manh mún, diện tích trồng đậu tƣơng hàng năm 100- 150 ha, năng suất
thấp 12 tạ/ha [41], ngƣời dân thƣờng có tập quán sử dụng giống địa phƣơng
năng suất thấp.
Mặc dù huyện Trấn Yên có nhiều chính sách hỗ trợ ngƣời dân phát triển
mở rộng diện tích cây đậu tƣơng thông qua các chƣơng trình 134, 135, chƣơng
trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất ruộng hạn kém hiệu quả. Song diện
tích và năng suất đậu tƣơng vẫn chƣa đƣợc cải thiện. Có nhiều nguyên nhân
hạn chế phát triển cây đậu tƣơng trên địa bàn huyện, nhƣng nguyên nhân cơ
bản nhất là thiếu bộ giống có năng suất cao, thích hợp với điều kiện sinh thái
của huyện. Xuất phát từ tình hình thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng, giống
đậu tương vụ xuân và hè tại huyện Trấn Yên - Tỉnh Yên Bái”.
2. Mục tiêu, mục đích của đề tài
2.1. Mục đích
Chọn đƣợc dòng, giống đậu tƣơng có năng suất cao hơn giống đang
dùng phố biến tại địa phƣơng (DT84), thích hợp với điều kiện sinh thái của
huyện Trấn Yên - tỉnh Yên Bái.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
2.2. Mục tiêu
Xác định đƣợc dòng, giống đậu tƣơng có năng suất cao phù hợp với
điều kiện sinh thái của huyện Trấn Yên - tỉnh Yên Bái. Góp phần mở rộng
diện tích trồng đậu tƣơng, nâng cao năng suất đậu tƣơng trên địa bàn huyện
Trấn Yên - tỉnh Yên Bái.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài là công trình nghiên cứu, đánh giá khả năng sinh trƣởng, phát
triển của một số dòng, giống đậu tƣơng mới tại huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái.
Các kết quả của đề tài góp phần mở rộng diện tích, tăng năng suất và sản
lƣợng đậu tƣơng tại huyện Trấn Yên.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu giúp cho ngƣời dân huyện Trấn Yên tiếp cận với
dòng, giống đậu tƣơng mới và lựa chọn đƣợc dòng, giống đậu tƣơng có năng
suất, thích nghi với điều kiện sinh thái trên địa bàn huyện.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng cho các huyện khác trên
địa bàn tỉnh Yên Bái.
4. Cơ sở khoa học của đề tài
4.1. Cơ sở khoa học
- Cây đậu tƣơng là cây trồng ngắn ngày có giá trị kinh tế cao, là cây
trồng quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
- Trên cơ sở yêu cầu sinh thái của cây đậu tƣợng, căn cứ vào điều kiện
đất đai và khí hậu của huyện Trấn yên - tỉnh Yên Bái. Cây đậu tƣơng có khả
năng sinh trƣởng, phát triển tốt và cho năng suất cao trên đất soi bãi và đất
ruộng hạn trồng lúa kém hiệu quả.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
- Trong những năm gần đây có nhiều giống đậu tƣơng mới đƣợc công
nhận, bộ giống này có năng suất khá cao và ổn định ở vùng trung du Bắc bộ.
Tuy nhiên các bộ giống này vẫn chƣa đƣợc trồng thử nghiệm tại huyện Trấn
Yên (Trần Đình Long và Cs, 2005)[25].
- Năng suất đậu tƣơng của một vùng có thể tăng lên một cách đáng kể
nếu chọn đƣợc giống có tiềm năng cho năng suất cao và ổn định phù hợp với
điều kiện sinh thái của từng vùng (Lui X.B, Jin,J, Wang G.H. and herbert
S.J,2008) [48].
4.2. Cơ sở thực tiễn
Đậu tƣơng là cây trồng ngắn ngày có giá trị kinh tế cao, trong cơ cấu
luân canh cây trồng đậu tƣơng có vai trò quan trọng.
Diện tích đất ruộng hạn trồng lúa kém hiệu quả trên địa bàn huyện Trấn
Yên cần đƣợc chuyển đổi sang trồng đậu tƣơng để cải tạo đất và nâng cao
hiệu quả kinh tế.
Những giống đậu tƣơng đang đƣợc sử dụng trên địa bàn huyện trồng là
giống có năng suất trung bình, thích hợp trong vụ hè do đó việc lựa chọn
giống có năng suất ổn định trong cả 2 vụ, thích ứng với điều kiện sinh thái sẽ
giúp ngƣời dân huyện Trấn Yên lựa chọn đƣợc giống tốt, góp phần tăng năng
suất đậu tƣơng.






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình sản suất đậu tƣơng ở trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình sản xuất trên thế giới
Cây đậu tƣơng là cây trồng lấy dầu quan trọng nhất trên thế giới, đứng
ở vị trí thứ 4 trong những cây lƣơng thực và thực phẩm sau lúa mì, lúa nƣớc,
và ngô. Hơn nữa đậu tƣơng còn là cây có giá trị dinh dƣỡng, kinh tế cao, khả
năng thích ứng rộng, đặc biệt cây đậu tƣơng có khả năng cải tạo đất rất tốt.
Vì vậy mà cây đậu tƣơng đƣợc trồng ở khắp mọi nơi trên thế giới, nhƣng tập
trung nhiều nhất ở châu Mỹ chiếm trên 70% diện tích, tiếp đến là châu Á.
Tình hình sản xuất đậu tƣơng trên thế giới trong những năm gần đây đƣợc
thể hiện trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất đậu tƣơng trên thế giới từ năm 2005 -2009
Năm
Diện tích
(Triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
2005
92,5
23,2
214,3
2006
95,2
22,9
218,4

2007
95,1
23,8
219,5
2008
96,9
23,8
230,6
2009
98,8
22,5
222,3
(Nguồn: FAO, 2010 [21]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Số liệu ở bảng 1.1 cho thấy trong vòng 5 năm qua diện tích trồng đậu
tƣơng trên thế giới đã tăng 6,3 triệu ha, năng suất đậu tƣơng ổn định, biến
động trong khoảng 22,5 – 23,8 tạ/ha. Tuy nhiên do diện tích trồng đậu tƣơng
không ngừng đƣợc mở rộng từ năm 2005 -2009, do đó sản lƣợng đậu tƣơng
năm 2009 tăng thêm 8 triệu tấn so với năm 2005.
Các nƣớc trồng nhiều đậu tƣơng trên thế giới là Mỹ, Biaxin,
Achentina,Trung Quốc và Ấn Độ.
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lƣợng của một số quốc gia sản
xuất đậu tƣơng trên thế giới năm 2009
Tên nƣớc
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất

(tạ/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
Mỹ
30,9
29,5
91,4
Braxin
21,7
26,2
56,9
Achentina
16,7
18,4
30,9
Trung Quốc
8,8
16,4
14,5
Ấn Độ
9,6
10,6
10,2
(Nguồn: FAO, 2010)[21]
Theo thống kê của FAO, Mỹ là quốc gia có diện tích và sản lƣợng đậu
tƣơng lớn nhất trên thế giới, năm 2009 diện tích đậu tƣơng của Mỹ là 30,9
triệu ha chiếm 31,2 % diện tích đậu tƣơng của toàn thế giới, sản lƣợng là 91,4
triệu tấn. Đứng thứ hai sau Mỹ là Braxin diện tích năm 2009 là 21,7 triệu ha
sản lƣợng 56,9 triệu tấn, đứng thứ 3 là Achentina diện tích 16,7 triệu ha, sản
lƣợng 30,9 triệu tấn, đứng thứ 4 là Ấn Độ (9,6 triệu ha) và đứng thứ 5 là

Trung Quốc ( 9,1 triệu ha). Năm 2007 Ấn Độ vƣợt qua Trung Quốc để trở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
thành quốc gia có diện tích trồng đậu tƣơng đứng thứ 4 trên thế giới. Diện tích
trồng đậu tƣơng của 5 quốc gia này chiếm 89,4 % diện tích trồng đậu tƣơng
của toàn thế giới (FAO, 2010 )[21].
Braxinvà Mỹ là hai nƣớc có năng suất đậu tƣơng cao nhất thế giới, năm
2009 năng suất đậu tƣợng của hai quốc gia này là 26,2 tạ/ha và 29,5 tạ/ha,
đứng thứ 3 thế là Achentina, năm 2009 năng suất đậu tƣơng là 18,4 tạ/ha. Ấn
Độ là nƣớc có diện tích trồng đậu tƣơng lớn hơn Trung Quốc, tuy nhiên năng
suất đậu tƣơng của Ấn Độ đạt thấp năm, 2009 năng suất chỉ là 10,6 tạ/ha, do
đó sản lƣợng đậu tƣơng của Ấn Độ đứng thứ 5 trên thế giới sau Trung Quốc.
Mỹ là quốc gia xuất khẩu đậu tƣơng hàng đầu thế giới, năm 2007 Mỹ
xuất khẩu 29,84 triệu tấn, đứng thứ 2 Braxiln năm 23,73 triệu tấn, đứng thứ 3
là Achentina 11,84 triệu tấn. Ba quốc gia Nam Mỹ này xuất 65,41 triệu tấn
chiếm 87,91 % lƣợng đậu tƣơng xuất khẩu thế thới (FAO, 2009) [21]. Mặc dù
Trung Quốc là nƣớc có diện tích trồng đầu tƣơng lớn trên thế giới nhƣng vẫn
là quốc gia nhập khẩu đậu tƣơng lớn nhất thế giới năm, 2007 Trung Quốc
nhập khẩu 33,15 triệu tấn đậu tƣơng, Hà Lan nhập khẩu 4,19 triệu tấn, Nhật
Bản nhập khẩu 4,16 triệu tấn.
1.1.2. Tình hình xản suất đậu tương của Việt Nam
Ở Việt Nam cây đậu tƣơng phát hiện từ rất sớm, đƣợc nhân dân trồng
và sử dụng cách đây hàng nghìn năm, tuy nhiên đến nay diện tích trồng đậu
tƣơng ở nƣớc ta còn hạn chế chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ.
Trƣớc cánh mạng tháng 8 năm 1945, diện tích đậu tƣơng của cả nƣớc
32.200 ha, năng suất thấp 4,1 tạ/ha. Sau khi đất nƣớc thống nhất diện tích đậu
tƣơng cả nƣớc tăng lên 39.954 ha năng suất 5,2 tạ/ha (Ngô Thế Dân và Cs)[13].
Cả nƣớc đã hình thành 6 vùng sản xuất đậu tƣơng. Năm 1993, vùng

Đông Nam Bộ có diện tích lớn nhất (26,2%) diện tích đậu tƣơng của cả nƣớc,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
miền núi Bắc Bộ chiếm 24,7% diện tích, đồng bằng sông Hồng chiếm 17,5%
diện tích, đồng bằng sông Cửu Long chiếm 12,4%. Còn lại là Đồng bằng ven
biển và Tây Nguyên. Trong đó đậu tƣơng trồng vụ xuân chiếm 14,2% diện
tích, vụ hè thu là 31,3%, vụ mùa là 2,68%, vụ thu đông 22,1%, vụ đông xuân
là 29,7%.
Ở vùng núi Bắc bộ, khu 4 cũ, Đồng bằng sông Cửu Long vụ đông xuân là
chính vụ (59,8 – 83,5%), ở Đồng bằng Sông Hồng, trung du Bắc bộ vụ xuân (60,6
– 65,6%), ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ vụ hè thu và thu đông (60 – 77%).
Về sản lƣợng, 3 vùng Đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng Sông Cửu
Long, Đông Nam Bộ chiếm 63,8% sản lƣợng đậu tƣơng của cả nƣớc. Đặc biệt
Đồng Bằng Sông Cửu Long chỉ chiếm 12,7% diện tích nhƣng lại chiếm 20,7%
sản lƣợng đậu tƣơng của cả nƣớc, năng suất bình quan cao nhất 16 tạ/ha. Tại Đại
hội Đảng lần thứ V, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nêu “đậu tƣơng cần phát triển
mạnh mẽ để tăng nguồn đạm cho con ngƣời, cho gia súc, cho đất đai và trở
thành một loại hàng hoá xuất khẩu chủ lực ngày càng quan trọng”
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất đậu tƣơng ở Việt Nam từ năm 2005 - 2009
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(nghìn tấn)
2005
204,1

14,3
292,7
2006
185,6
13,9
258,2
2007
187,4
14,7
260,5
2008
191,5
14,0
268,1
2009
146,2
14,6
213,6
(Nguồn: FAO, 2010) [21]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Bảng 1.3 cho thấy diện tích trồng đậu tƣơng của nƣớc ta có sự biến
động qua các năm, diện tích đậu tƣơng năm 2005 là 204,1 nghìn ha, năm
2006 diện tích giảm xuống còn 185,6 nghìn ha, đến năm 2008 diện tích tăng
lên 191,5 nghìn ha, đến nay diện tích đậu tƣơng cả nƣớc chỉ còn 146,2 nghìn
ha. So với các nƣớc có diện tích trồng đậu lớn trên thế giới thì diện tích trồng
đậu tƣơng của nƣớc ta còn rất nhỏ. Diện tích gieo trồng đậu tƣơng năm cao
nhất là năm 2004 mới chỉ đạt 204,1 nghìn ha. Năng suất đậu tƣơng của nƣớc

ta trong 5 năm qua đã đƣợc cải thiện, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn nhiều so với
năng suất trung bình của thế giới, năm 2007 đạt năng suất cao nhất mới chỉ
đạt 14,7tạ/ha, trong khi năng suất bình quân trên thế giới là 23,8 tạ/ha.
Theo Lê Quốc Hƣng, 2007 [24] nƣớc ta có tiềm năng rất lớn để mở rộng
diện tích trồng đậu tƣơng cả 3 vụ xuân, hè và đông, diện tích có thể đạt 1,5
triệu ha trong đó phân bố ở các vùng: Vùng Đồng bằng sông Hồng có thể mở
rộng diện tích lên tới 600 nghìn ha đậu tƣơng trên đất 2 vụ lúa, miền núi phía
Bắc 400 nghìn ha trên các loại đất dốc, Bắc Trung bộ 300 nghìn ha và Tây
Nguyên 100 nghìn ha. Quỹ đất đang có này là một lợi thế không nhỏ để nƣớc ta
phát triển sản xuất đậu tƣơng đảm bảo nhu cầu sử dụng đậu tƣơng trong nƣớc.
1.2. Các yêu cầu sinh thái của cây đậu tƣơng
1.2.1. Yêu cầu nhiệt dộ
Cây đậu tƣơng có nguồn gốc ôn đới nhƣng không phải là cây chịu đƣợc
rét. Tổng tích ôn của cây đậu tƣơng biến động trong khoảng 1700-2700
0
C.
Đậu tƣơng có thể sinh trƣởng trong phạm vi nhiệt độ từ 10 - 40
0
C. Phạm Văn
Thiều [32] cho rằng nhiệt độ tối thích cho thời kỳ nảy mầm là từ 18-26
0
C (6-7
ngày đã mọc mầm) nếu ở nhiệt độ từ 10-12
0
C muốn mọc mầm phải cần từ 15-
16 ngày, ngƣợc lại nhiệt độ cao hơn 40
0
C hạt cũng không mọc mầm đƣợc.
Thời kỳ cây con, từ khi cây ra lá đơn đến khi cây đƣợc 3 lá thật cây đậu tƣơng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
có khả năng chịu rét tốt. Thời kỳ còn lá đơn có thể chịu nhiệt độ dƣới 0
0
C
trong thời gian ngắn. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trƣởng là từ 22-27
0
C,
nhiệt độ dƣới 17
0
C sẽ trở ngại cho sự sinh trƣởng thân lá. Thời kỳ ra hoa kết
quả cây cần nhiệt độ từ 28-37
0
C, nếu gặp nhiệt độ thấp ảnh hƣởng xấu cho
việc ra hoa, kết quả. Nhiệt độ lên trên 38
0
C thì ảnh hƣởng xấu đến tốc độ hình
thành đốt, phát triển lóng, phân hoá hoa cũng nhƣ vận chuyển các chất dinh
dƣỡng về hạt làm cho chất lƣợng của hạt kém. Nhiệt độ bình quân trong một
ngày có lợi cho sự sinh trƣởng và phát triển của đậu tƣơng là từ 18-20
0
C.
1.2.2. Yêu cầu về ánh sáng
Đậu tƣơng là loại cây ngắn ngày điển hình, nên ánh sáng là yếu tố ảnh
hƣởng mạnh đến cây này. Với cây đậu tƣơng thì ánh sáng không chỉ là yếu tố
quyết định sự quang hợp mà còn ảnh hƣởng đến hoạt động cố định đạm của
các nốt sần nên ảnh hƣởng đến năng suất (Phạm Văn Thiều, 2006) [32]. Trần
Đình Long và Cs [13] cho biết ở Việt Nam cả giống chín sớm, chín trung bình
và chín muộn đều phản ứng với chu kỳ chiếu sáng, sự biến động của chu kỳ

chiếu sáng có ảnh hƣởng tới sinh trƣởng sinh thực cả trƣớc và sau hoa nở. Sự
tác động ngày ngắn mạnh nhất là vào giai đoạn trƣớc khi cây ra hoa, lúc này
ánh sáng ngày ngắn sẽ làm cho cây rút ngắn thời gian sinh trƣởng, giảm chiều
cao cây, số đốt cũng nhƣ độ dài của lóng. Cƣờng độ ánh sáng mạnh sẽ làm
cho cây sinh trƣởng khoẻ, cho năng suất cao. Trong thời kỳ ra hoa và hình
thành hạt, số giờ chiếu sáng thích hợp là từ 6-12 giờ, thời kỳ này nếu gặp điều
kiện chiếu sáng dài ngày, thời gian chiếu sáng trên 18 giờ/ngày thì cây sẽ
không ra hoa đƣợc. Tính mẫn cảm với chu kỳ chiếu sáng của cây đậu tƣơng
tuỳ thuộc vào đặc tính của giống. Các giống thuộc nhóm chín sớm thƣờng
mẫn cảm với nhiệt độ, còn các giống chín muộn lại mẫn cảm với chu kỳ chiếu
sáng (Phạm Văn Thiều, 2006) [32].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
1.2.3. Yêu cầu về nước
Tuy là cây trồng cạn song đậu tƣơng lại là cây cần nhiều nƣớc, vì vậy
nƣớc luôn là một trong những yếu tố hạn chế chủ yếu đến sản xuất đậu tƣơng.
Trong suốt cả quá trình sinh trƣởng từ khi gieo đến khi thu hoạch đậu tƣơng
cần ít nhất 300 mm.
Giai đoạn nảy mầm, đất đủ ẩm thì hạt mới có thể nảy mầm đƣợc. Độ
ẩm đất 50 % là thích hợp, nếu khô quá hạt không mọc đƣợc, hạt nằm lâu
trong đất sẽ bị thối. Ngƣợc lại ƣớt quá làm cho đất bí thiếu không khí, không
mọc đƣợc, hạt cũng sẽ bị thối. Nhu cầu về nƣớc tăng dần theo thời gian sinh
trƣởng của cây.
Giai đoạn ra hoa và bắt đầu hình thành quả, nếu thiếu nƣớc hoa có thể
bị rụng nhiều làm giảm số quả. Nếu nhƣ độ ẩm trong đất chỉ còn 35 – 40 % sẽ
làm cho năng suất giảm đến 2/3 (Phạm Văn Thiều, 2006) [32]. Theo Trần Thị
Trƣờng và Cs [36] thiếu nƣớc trong giai đoạn phát triển hạt, làm giảm năng
suất hạt hơn các giai đoạn trƣớc, kể cả giai đoạn ra hoa. Muốn đậu tƣơng đạt

năng suất cao, cần đảm bảo đủ ẩm trong suốt quá trình sinh trƣởng và phát
triển của cây, đặc biệt là thời kỳ ra hoa và thời kỳ qủa lớn.
1.2.4. Yêu cầu về đất
Cây đậu tƣơng không yêu cầu khắt khe lắm về đất trồng, nếu bón đủ
phân hữu cơ và vô cơ đất nào cũng có thể trồng đƣợc đậu tƣơng. Tuy nhiên
đất tốt, đất nhẹ thì vừa dễ làm ít tốn công dễ đạt đƣợc năng suất cao. Độ pH
thích hợp cho đậu tƣơng sinh trƣởng phát triển là từ 5,2 – 6,5. Ở nƣớc ta đậu
tƣơng có thể trồng trên nhiều loại đất nhƣ đất phù sông suối, đất đỏ ba zan đất
trồng lúa, đất đồi núi và nƣơng rẫy (Phạm Văn Thiều, 2006) [32].


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
1.3. Tình hình nghiên cứu đậu tƣơng ở trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới
Do có vai trò và tác dụng nhiều mặt đối với đời sống con ngƣời nên
công tác nghiên cứu đậu tƣơng trên thế giới ngày càng đƣợc mở rộng với sự
tham gia của các tổ chức. Hiện nay nguồn gen đậu tƣơng đƣợc lƣu giữ chủ
yếu ở 15 nƣớc trên thế giới: Đài Loan, Australia, Trung Quốc, Pháp, Nigeria,
Ấn Độ, Inđônêxia, Nhật Bản, Triều Tiên, Nam Phi, Thụy Điển, Thái Lan, Mỹ
và Liên Xô (cũ) với tổng số 45.038 mẫu (Trần Đình Long, 1991) [26].
Những năm gần đây, nhiều trung tâm, viện nghiên cứu đã đƣợc thành lập
nhƣ: Viện nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới (The International Institute of
Tropical Agriculture TITA), Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu
châu Á (The Asian Vegetable Research and Development Center AVRDC),
Trung tâm đào tạo và nghiên cứu nông nghiệp cho vùng Đông Nam châu Á
(The Southeast Asian Regional Center for Graduate Stady and Research in
Agriculture SEARCA), Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), chƣơng trình hợp
tác nghiên cứu cây thực phẩm các nƣớc Trung Mỹ (PPCCMA) (Hoàng Văn

Đức, 1982) [15]. Qua đó cho thấy việc nghiên cứu chọn tạo giống đậu tƣơng
trên thế giới rất đƣợc quan tâm nhằm các mục đích sau:
- Nhập nội giống, tiến hành chọn lọc, thử nghiệm với điều kiện của các
vùng sinh thái khác nhau.
- Khảo nghiệm giống ở các vùng sinh thái khác nhau nhằm tìm ra các
giống có khả năng thích ứng với các vùng sinh thái đó.
- Tạo giống lai bằng phƣơng pháp lai hữu tính và dùng các tác nhân vật
lý, hoá học gây đột biến để tạo giống mới có nhiều đặc trƣng đặc tính tốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
- Thu thập nguồn vật liệu, tiến hành lai hữu tính sau đó chọn lọc ra
những giống tốt phục vụ cho sản xuất.
- Xác định các địa bàn trồng đậu tƣơng trên thế giới và các nƣớc trồng
đậu tƣơng đạt năng suất, sản lƣợng cao.
Để tạo giống đậu tƣơng mới ngƣời ta dùng nhiều phƣơng pháp khác
nhau nhƣ gây đột biến, lai hữu tính, gây đa bội thể nhằm tạo ra các kiểu gen
mới có nhiều ƣu điểm hơn bố mẹ và thông qua phƣơng pháp chọn lọc để chọn
ra các dòng giống mới.
Thí nghiệm quốc tế về đánh giá giống đậu tƣơng thế giới (isvex) lần thứ
nhất vào năm 1973 đã tiến hành thí nghiệm trong phạm vi từng vùng trên thế
giới với quy mô là 90 điểm thí nghiệm đƣợc bố trí ở 33 nƣớc đại diện cho các
đới môi trƣờng. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong phạm vi các địa điểm thí
nghiệm từ xích đạo đến vĩ tuyến 30
0
và độ cao dƣới 500 m, năng suất trung
bình và trọng lƣợng hạt giảm khi vĩ tuyến tăng. Tuy vậy, chiều cao cây không
đạt mức tối ƣu ở tất cả các đới. Mức đổ cây giảm khi vĩ tuyến tăng, mức tách
quả, rụng hạt đều không nặng ở tất cả các đới (Hoàng Văn Đức, 1982) [15].

Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu châu Á (The Asian
Vegetable Research and Development Center AVRDC) đã thiết lập hệ thống
đánh giá Soybean - Evaluation trial - Aset giai đoạn 1 đã phân phát đƣợc trên
20.000 giống đến 546 nhà khoa học của 164 nƣớc Nhiệt Đới và Á Nhiệt
Đới. Kết quả đánh giá giống của Aset với các giống đậu tƣơng là đã đƣa
vào trong mạng lƣới sản xuất đƣợc 21 giống ở trên 10 quốc gia (Nguyễn
Thị Út, 1994 [39].
Mỹ là quốc gia luôn đứng đầu về năng suất và sản lƣợng đậu tƣơng trên
thế giới. Ở Mỹ có trên 40 cơ quan nghiên cứu về đậu tƣơng, các nhà nghiên
cứu khoa học Mỹ đi theo hƣớng sử dụng tổ hợp lai phức tạp, đồng thời tiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
hành nhập nội và thuần hoá để biến chúng thành những giống thích nghi với
từng điều kiện sinh thái cụ thể, làm phong phú thêm nguồn gen của nƣớc
mình. Mục tiêu của các nhà chọn giống đậu tƣơng của nƣớc Mỹ là tạo ra
những giống có khả năng thâm canh cao, phản ứng trung tính với ánh sáng,
chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh, hàm lƣợng protein cao (Vũ Đình
Chính, 1995) [10]. Thí nghiệm đầu tiên của Mỹ đƣợc tiến hành vào năm 1804
tại bang Pelecibuanhia, đến năm 1893 Mỹ đã có trên 10.000 mẫu giống đậu
tƣơng thu thập từ các nƣớc trên thế giới. Ƣớc tính trong giai đoạn từ năm
1928 – 1932 trung bình một năm nƣớc Mỹ nhập nội khoảng 1190 dòng, giống
khác nhau và đã lai tạo ra một số giống có khả năng chống chịu bệnh tốt và có
khả năng thích ứng rộng nhƣ: Amsoy 71, Lec 36 , Clark 63, Herkey 63. Mục
tiêu của công tác chọn tạo giống đậu tƣơng của Mỹ là chọn ra những giống có
khả năng thâm canh, phản ứng với quang chu kỳ, chống chịu tốt với điều kiện
ngoại cảnh bất thuận, hàm lƣợng protein cao, dễ bảo quản và chế biến
(Johnson H.W. and Bernard R.L.,1976) [49].
Mỹ là quốc gia đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ sinh học

chuyển gen GMO (Genetic Modified Organism) trong nghiên cứu đậu
tƣơng, đây là một hƣớng nghiên cứu mới trong công tác chọn tạo giống đậu
tƣơng ở Mỹ và các nƣớc tiên tiến trên thế giới. Trong những cây trồng
chuyển gen thì đậu tƣơng chuyển gen đƣợc trồng với diện tích lớn nhất trên
toàn thế giới tới 60% diện tích. Thành tựu chủ yếu của ứng dụng công nghệ
chuyển gen là tạo ra các giống đậu tƣơng chống chịu thuốc diệt cỏ dại, làm
giảm thiệt hại do cỏ dại gây ra (Báo cáo tóm tắt ISAAA, 2007 [6]. Một số
gen chống chịu với thuốc diệt cỏ đã đƣợc xác định và phân lập nhƣ gen trội
Hb trên giống Clark 63 cho phản ứng chống chịu với Benard and Bentazon,
giống Hook có alen Hm mang tính chống chịu tốt với thuốc Metribuzin (Ngô
Thế Dân và cs, 1999) [13]. Các nhà chọn giống đậu tƣơng của nƣớc này đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
lai tạo thành công những giống đậu tƣơng có hàm lƣợng protein trên 45% và
hàm lƣợng dầu trên 25% đƣợc ứng dụng rộng rãi trong sản xuất.
Trung Quốc trong những năm gần đây đã tạo ra nhiều giống đậu tƣơng
mới. Bằng phƣơng pháp đột biến thực nghiệm đã tạo ra giống Tiefeng 18 do
xử lý bằng tia gama có khả năng chịu đƣợc phèn cao, không đổ, năng suất
cao, phẩm chất tốt. Giống Heinoum N
0
6, Heinoum N
0
16 xử lý bằng tia gama
có hệ rễ tốt, lóng ngắn, nhiều cành, chịu hạn, khả năng thích ứng rộng (Viện
khoa học kỹ thuật Việt Nam, 1995 ) [42].
Đài Loan bắt đầu chƣơng trình chọn tạo giống đậu tƣơng từ năm 1961 và
đã đƣa vào sản xuất các giống Kaoshing 3, Tai nung 3, Tai nung 4 cho năng
suất cao hơn giống khởi đầu và vỏ quả không bị nứt. Đặc biệt giống Tai nung

4 đƣợc dùng làm nguồn gen kháng bệnh trong các chƣơng trình lai tạo giống
ở các cơ sở khác nhau nhƣ trạm thí nghiệm Marjo (Thái Lan), Trƣờng Đại
học Philipine (Vũ Tuyên Hoàng và các cs, 1995 [22].
Năm 1963 Ấn Độ đã bắt đầu khảo nghiệm các giống địa phƣơng và nhập
nội tại trƣờng đại học tổng hợp Pathaga. Năm 1967 thành lập chƣơng trình
đậu tƣơng toàn Ấn Độ với nhiệm vụ lai tạo và thử nghiệm giống mới và đã
tạo ra đƣợc một số giống mới có triển vọng nhƣ: Birsasoil, DS 74-24-2, DS
73-16. Tổ chức AICRPS (The All India Coordinated Research Project on
Soybean) và NRCS (National Research Center for Soybean) đã tập trung
nghiên cứu về genotype và đã phát hiện ra 50 tính trạng phù hợp với khí hậu
nhiệt đới, đồng thời phát hiện những giống chống chịu cao với bệnh khảm
virus (Brown D.M., 1960) [50]. Bên cạnh đó Ấn Độ cũng nghiên cứu để tạo ra
những giống có khả năng chống chịu bệnh khảm virus và có khả năng cố định
đạm cao ở đậu tƣơng (Vũ Đình Chính, 1995) [10].

×