Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và vật liệu đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (742.97 KB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN
NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG VÀ VẬT LIỆU ĐỒNG NAI
NGUYỂN KHÁNH LINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỂN KHÁNH LINH
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN
NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG VÀ VẬT LIỆU ĐỒNG NAI
Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Người hướng dẫn: TH.S NGUYỄN THỊ BÌNH MINH
Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2013
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Một Số Giải Pháp
Nhằm Hoàn Thiện Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Xây Dựng và Vật Liệu Đồng Nai (DNC)” do Nguyễn Khánh Linh, sinh viên khoá 36,
ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày ……………….
Nguyễn Thị Bình Minh
Người hướng dẫn
Ngày tháng năm


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư kí hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm Ngày tháng năm
LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cha mẹ tôi,
người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng tôi, tạo điều kiện cho tôi được học tập để
có kiến thức làm hành trang bước vào đời.
Cám ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
cùng toàn thể các thầy cô giáo Khoa Kinh Tế đã dạy dỗ, truyền đạt cho tôi những kiến
thức bổ ích cả về chuyên môn và cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Bình Minh – người đã tận tình hướng
dẫn, cho tôi những lời khuyên thật hữu ích, giúp đỡ và động viên tôi để tôi có thể hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Cám ơn Ban Giám Đốc Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng và Vật Liệu
Đồng Nai (DNC) cùng toàn thể các anh chị nhân viên đã giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian tôi thực tập tại đây. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn ông Trương Cường – Phó Giám đốc
công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng và Vật Liệu Đồng Nai (DNC) đã cho tôi cơ hội
được thực tập tại công ty và giúp đỡ tôi rất nhiều. Kế đến tôi muốn gửi lời cảm ơn anh
Nguyễn Thanh Sơn – nhân viên phòng nhân sự đã trực tiếp chỉ dẫn cho tôi tiếp cận
thực tế các hoạt động tổ chức phòng nhân sự cũng như nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc
thu thập số liệu và cho tôi lời khuyên hữu ích. Kế đến nữa, tôi xin gởi lời cảm ơn chân
thành đến các anh chị trong phòng kinh doanh của công ty đã luôn thân thiện và cung
cấp cho tôi những số liệu cần thiết để tôi có thể hoàn thành đề tài.
Cuối cùng tôi xin gởi lời cảm ơn đến bạn bè tôi – những người đã đồng hành
cùng tôi trong suốt 3 năm đại học, đã chia sẻ với tôi những niềm vui, nỗi buồn trong
học tập và cuộc sống.
Tp, Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Khánh Linh
NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN KHÁNH LINH, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí

Minh, Tháng 07 năm 2013. “Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nhân sự tại Công
Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng và Vật Liệu Đồng Nai (DNC)”
NGUYEN KHANH LINH, Faculty of Economics, Nong Lam University – Ho Chi
Minh City, June 2013. “Some Solutions Improving the human resource management
in the Dong Nai Material And Building Invesment Joint - Stock Company (DNC)”
Thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta thời gian qua đã cho thấy trong
điều kiện nền kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh gay gắt thì công tác quản lý
nguồn nhân lực trong mỗi tổ chức, đã có một vị trí rất quan trọng, nó quyết định sự tồn
tại và phát triển của tổ chức đó.
Trước đây, sự cạnh tranh giữa các tổ chức sản xuất kinh doanh, thậm chí cả
giữa các quốc gia ban đầu, chỉ là cạnh tranh về quy mô vốn, sau đó chuyển sang yếu tố
công nghệ. Ngày nay, với xu thế khu vực hóa toàn cầu hóa thì sự cạnh tranh gay gắt
nhất, mang tính chiến lược giữa các quốc gia là cạnh tranh về yếu tố con người.
Khóa luận nghiên cứu thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ Phần
Đầu Tư Xây Dựng và Vật Liệu Đồng Nai (DNC). thông qua việc phân tích tình hình
áp dụng các chính sách về quản trị nguồn nhân lực, tình hình triển khai thực hiện các
chức năng của quản trị nguồn nhân lực và các kết quả thu được thể hiện qua các số
liệu báo cáo…
Trên cơ sở tập trung nghiên cứu, đánh giá tình hình nguồn nhân lực tại công ty
Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng và Vật Liệu Đồng Nai (DNC), nhằm phát hiện ra những
mặt yếu cần phải khắc phục, phát huy những mặt mạnh, đưa ra những định hướng phát
triển trong thời gian tới.
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC CÁC BẢNG x
DANH MỤC CÁC HÌNH xi
DANH MỤC PHỤ LỤC xiii
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu . 2
1.3.1. Phạm vi không gian 2
1.3.2. Phạm vi thời gian 2
1.4. Cấu trúc của khóa luận. 4
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN 5
2.1. Khái quát về Công ty 5
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty 5
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 5
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty: 7
2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty 7
2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty 9
2.2.1. Sơ đồ tổ chức 9
2.2.2. Chức năng của các phòng ban 9
2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 12
2.4. Những thuận lợi, khó khăn của công ty 13
2.4.1. Thuận lợi 13
2.4.2. Khó khăn 13
v
2.5. Định hướng phát triển của công ty 14
CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1. Nội dung nghiên cứu 16
3.1.1. Khái niệm về quản trị nguồn nhân lực 16
3.1.2. Vai trò và ý nghĩa của quản trị nguồn nhân lực 17
3.1.3. Quá trình phát triển của quản trị nguồn nhân lực 18

3.1.4. Các chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực 27
3.2. Phương pháp nghiên cứu 37
3.2.1. Thu thập thông tin 37
3.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 38
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
4.1. Phân tích tình hình lao động chung của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và vật
liệu Đồng Nai (DNC) 39
4.1.1. Đặc điểm Nguồn Nhân lực của công ty 39
4.1.2. Cơ cấu nguồn lao động của công ty 40
4.1.3. Đánh giá chung về tình hình lao động của công ty qua 2 năm 2011 – 2012
44
4.2 Thực trạng thu hút nguồn nhân lực của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và vật
liệu Đồng Nai (DNC). 44
4.2.1 Hoạch định nguồn nhân lực 44
4.2.2 Phân tích công việc 45
4.2.3 Tuyển dụng 46
4.3. Thực trạng hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty 53
4.3.1. Hoạt động đào tạo nhân sự tại công ty 53
4.3.2. Phát triển nhân sự trong công ty 56
4.4. Thực trạng duy trì nguồn nhân lực tại Công ty 58
4.4.1. Hệ thống tiền lương cho nhân viên trong công ty 58
4.4.2. Các chính sách phụ cấp, khen thưởng, phúc lợi cho người lao động 59
4.4.3. Quan hệ giữa người lao động và Công ty 62
vi
4.4.4. Môi trường làm việc và điều kiện làm việc 64
4.5. Đánh giá chung công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty 65
4.5.1. Ưu điểm 65
4.5.2. Khuyết điểm 66
4.6. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại

Công ty 67
4.6.1. Giải pháp hoạch định nguồn nhân lực 67
4.6.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực 67
4.6.3. Giải pháp thực hiện việc bố trí công việc phù hợp với nhân viên. 68
4.6.4. Giải pháp thực hiện chế độ trả lương, thưởng, phụ cấp, phúc lợi cho nhân
viên một cách hợp lý 69
4.6.5. Giải pháp hoàn thiện mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa nhân
viên và nhân viên trong công ty. 71
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
5.1. Kết luận 73
5.2. Kiến nghị 73
5.2.1. Đối với công ty 73
5.2.2. Đối với Nhà nước 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC 84
PHỤ LỤC 1 84
PHỤ LỤC 2 86
PHỤ LỤC 3 89
PHỤ LỤC 4 93
vii
viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGĐ Ban giám đốc.
CP Cổ Phần
CĐ Cao đẳng
DN Doanh nghiệp.
ĐVT Đơn vị tính
ĐH Đại học

LĐ Lao động
NXB Nhà xuất bản.
PGS. TS Phó Giáo Sư – Tiến Sĩ
VNĐ Việt Nam Đồng.
QĐ Quyết định
QTNNL Quản Trị Nguồn Nhân Lực
QTKD Quản Trị Kinh Doanh
TC Trung Cấp
TNHH Trách Nhiệm Hữu Hạn
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh.
XD Xây dựng
SX Sản xuất
SXKD Sản xuất kinh doanh
UBND Ủy Ban Nhân Dân
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công ty Cổ Phần Đầu Tư
Xây Dựng và Vật Liệu Đồng Nai. 12
Nguồn: Phòng kế toán 12
Bảng 3.1. Các Yếu Tố Thúc Đấy Và Duy Trì Công Nhân Làm Việc 26
Bảng 4.1. Cơ cấu nhân lực theo khối trực tiếp và gián tiếp qua các năm 40
Bảng 4.2. Trình Độ Học Vấn Của CBCNV Công Ty Năm 2011 Và Năm 2012 41
Bảng 4.3. Cơ Cấu Lao Động theo Giới Tính Năm 2011 và Năm 2012 của Công Ty 42
Bảng 4.4. Tình hình cơ cấu nhân lực theo độ tuổi của công ty năm 2011 và năm 2012
43
Bảng 4.5 Tình hình lao động của công ty qua 2 năm 2011 – 2012 44
Bảng 4.6 Nguồn tuyển dụng của Công ty năm 2011-2012 47
Bảng 4.7. Chi Phí Tuyển Dụng Năm 2011-2012 Của Công Ty. 50
Bảng 4.8. Tình hình tuyển dụng nhân sự công ty năm 2011-2012 51

Bảng 4.9. Tình hình nghỉ việc của công ty năm 2011-2012 52
Bảng 4.10 Nội Dung và Số Người Tham Dự các Khóa đào Tạo 54
Bảng 4.11 Chi phí đào tạo nhân viên qua hai năm 2011-2012 54
Bảng 4.12 Tình hình thu nhập bình quân của công nhân viên trong công ty 59
Bảng 4.13 .Bảng Phúc Lợi của Nhân Viên trong Công ty năm 2011-2012. 60
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
1
5
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Của Công Ty 9
Một số học thuyết liên quan 19
Thuyết X: 19
Thuyết Y: 19
Thuyết Z: 20
Hình 3.1. Tháp Nhu Cầu Của Maslow 22
Hình 3.2. Sơ Đồ Ích Lợi của Phân Tích Công Việc 28
Hình 3.3. Sơ Đồ Quá Trình Tuyển Chọn Nhân Viên 29
Hình 3.4. Cơ Cấu Hệ Thống Trả Công Trong Các Doanh Nghiệp 36
Hình 3.5. Mô Hình Quản Trị Nguồn Nhân Lực 37
39
Hình 4.1. Tình Hình Nhân Sự qua Các Năm từ 2010 đến Năm 2012 39
Hình 4.2. Tỉ Lệ Trình Độ Học Vấn Của CBCNV Công Ty Năm 2011 và Năm 201241
Hình 4.3 Quá trình tuyển dụng Nhân sự của Công ty. 48
Hình 4.4. Tổng Số Lao Động Nghỉ Việc Và Tuyển Dụng Qua Các Năm 2011- 201253
Hình 4.5. Tỷ Lệ Đánh Giá Về Chính Sách Đào Tạo của Công Ty năm 2012. 55
Hình 4.6. Tỷ Lệ Đánh Giá Của Nhân Viên Về Tình Hình Phát Triển Nhân Sự Trong
Công Ty năm 2012. 57
Hình 4.7. Tỷ Lệ Đánh Giá của Nhân viên Về chế độ Trợ Cấp, Phúc Lợi của Công Ty
năm 2012. 61

Hình 4.8. Tỷ Lệ Đánh Giá của NLĐ Về Mối Quan Hệ Giữa Các Đồng Nghiệp 62
Hình 4.9. Tỷ Lệ Đánh Giá Về Mối Quan Hệ Của Người LĐ Với Nhà Lãnh Đạo Năm
2012. 62
Hình 4.10. Biểu Đồ Đánh Giá Của CNV Về Cách Bố Trí Công, Sắp Xếp Công Việc63
Hình 4.11. Biểu Đồ Đánh Giá Của Người LĐ Về Môi Trường Và Điều Kiện Làm Việc
Năm 2012 65
xi
73
xii
DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC PHÒNG KINH DOANH
PHỤ LỤC 2: BẢN ĐÁNH GIÁ CỦA NHÂN VIÊN TRONG CÔNG TY
PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA NHÂN VIÊN TRONG CÔNG TY
PHỤ LỤC 4: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG VÀ VẬT LIỆU ĐỒNG NAI
xiii
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Thế kỉ XXI mở ra cho nước ta cơ hội to lớn để phát triển và từng bước hòa
nhập, sánh vai với các cường quốc năm châu, đồng thời đây cũng là thách thức vô
cùng khó khăn đòi hỏi dân tộc ta phải cố gắng cải tiến và sáng tạo không ngừng để đi
đến thành công.
Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần phải chú ý đến việc nâng cao
năng lực cạnh tranh của mình. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp,
ngoài những giải pháp truyền thống như đổi mới công nghệ, tăng cường vốn, giá cả,
chất lượng…. nhưng trên hết, yếu tố chủ yếu đứng đằng sau mọi cuộc cạnh tranh là
con người. Đối với công ty và các nhà doanh nghiệp tài sản lớn nhất của họ không
phải là nhà xưởng, máy móc mà nó nằm trong vỏ não của nhân viên. Sự nghiệp thành
hay bại đều do con người, rõ ràng nhân tố con người đặc biệt là chất xám của con

người ngày một quan trọng. Chất xám của con người có những đặc trưng riêng mà ta
không thể đo lường theo cách thông thường, khi xử dụng chúng có thể cho ta kết quả
rất cao và ngược lại chẳng có kết quả gì.
Điều này đặc biệt đúng trong điều kiện của các doanh nghiệp Việt Nam hiện
nay. Khi mà các nguồn lực tài chính và công nghệ không phải là ưu điểm của các
doanh nghiệp Việt Nam. Vậy các doanh nghiệp phải làm gì để tập thể công nhân viên
của mình từ cấp quản trị đến cấp thừa hành có thể hoàn thành tốt công việc được giao,
1
cũng như thực hiện chiến lược dài hạn mà công ty đã đề ra, mặt khác làm sao để họ
yên tâm cống hiến sức lao động tích cực sáng tạo, làm việc lâu dài ở doanh nghiệp.
Vì nhận rõ được tầm quan trọng và sự cần thiết phải có công tác quản trị
nguồn nhân lực trong bất cứ doanh nghiệp nào nên em đã lựa chọn làm luận văn:
“Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công Ty Cổ
Phần Đầu Tư Xây Dựng và Vật Liệu Đồng Nai (DNC)” để làm khóa luận tốt nghiệp
Đại Học nhằm giúp Công ty có cái nhìn tổng quát về thực trạng công tác quản trị
nguồn nhân lực hiện tại, từ đó đề ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ
chức, quản trị nguồn nhân lực cho sự phát triển của Công ty trong thời gian tới.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, do phạm vi thời gian có hạn, trình độ và kinh
nghiệm bản thân còn thiếu sót, sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì
vậy. tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn của các anh chị trong công ty và những ý kiến
đóng góp chân thành từ quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Khóa luận tập trung nghiên cứu công tác quản trị nguồn nhân lực Công Ty Cổ
Phần Đầu Tư Xây Dựng và Vật Liệu Đồng Nai (DNC) và từ đó đề ra một số biện pháp
hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu tình hình nhân sự chung của công ty qua 2 năm 2011 – 2012;
Phân tích thực trạng về công tác QTNNL của công ty.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo - phát triển và duy trì

nguồn nhân sự.
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo - phát triển và duy
trì nguồn nhân lực tại công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu .
1.3.1. Phạm vi không gian
Khóa luận được thực hiện tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng và Vật Liệu
Đồng Nai (DNC). Địa chỉ: Số 138, đường Nguyễn Ái Quốc, phường Trảng Dài, thành phố
Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
1.3.2. Phạm vi thời gian
2
Khóa luận được thực hiện trong thời gian từ tháng 3/2013 đến tháng 7/2013.
Số liệu nghiên cứu được giới hạn trong 2 năm 2011 và 2012.
3
1.4. Cấu trúc của khóa luận.
Khóa luận gồm 5 chương:
Chương I: Mở Đầu: Đặt vấn đề nêu ra sự cần thiết của khóa luận, giới hạn của
khóa luận, mục đích, phạm vi không gian, thời gian và cấu trúc nghiên cứu của khóa
luận.
Chương II: Tổng quan về công ty, khái quát chung về các hoạt động của Công
ty, Lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, tình hình hoạt động của các phòng
ban, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Chương III: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Tìm hiểu về khái niệm,
vai trò, quá trình phát triển nguồn nhân lực. Vận dụng kiến thức, vận dụng lý luận và
nêu ra phuơng pháp nghiên cứu cụ thể. Từ đó áp dụng những lý thuyết này để nghiên
cứu tình hình quản trị nguồn nhân lực tại Công ty.
Chương IV: Kết quả nghiên cứu và thảo luận, chương này chủ yếu đề cập đến
công tác quản trị, các chính sách và đánh giá hoạt động quản trị của Công ty. Từ đó
nêu ra một số giải pháp và đề xuất để giúp công tác quản trị nguồn nhân lực trong
Công ty ngày càng hoàn thiện.
Chương V: Kết luận về kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị đối với

Công ty và đối với Nhà nước.
4
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Khái quát về Công ty
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty
Tên gọi: Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng và Vật Liệu Đồng Nai .
Tên tiếng Anh: Dong Nai Material And Building Invesment Joint - Stock Company.
Tên viết tắt: DNC
Địa chỉ trụ sở chính: 138, đường Nguyễn Ái Quốc, phường Trảng Dài, TP Biên Hoà,
tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại: 061. 3899886 Fax: 061.3997894
Website:
Email:
Vốn Điều lệ hiện tại: 88.340.000.000 đồng
Số lượng cổ phiếu đăng ký niêm yết: 883.400 cổ phiếu
Mã số thuế: 36000259352
Phương châm hoạt động: Chất lượng ổn định – Phương thức phục vụ tốt -
Giá cả hợp lý.
Logo Công ty:
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Bất kỳ công ty nào dù còn non trẻ hay đã trưởng thành cũng đều có một nguồn
cội, một điểm bắt đầu để xuất phát. Đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Vật
liệu Đồng Nai cũng vậy.
5
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Vật liệu Đồng Nai mang tiền thân là Xí
nghiệp khai thác cát Đồng Nai được thành lập từ tháng 09/1983 trực thuộc Sở Xây
dựng Đồng Nai và hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản là cát.
Ngày 27/12/1996 theo quyết định số 6157/ Quyết định (QĐ) - Ủy ban Tỉnh
(UBT) của Chủ tịch ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai về việc hợp nhất 03 đơn

vị là : Xí nghiệp Khai thác cát Đồng Nai; Xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Vĩnh
An và Công ty Xây dựng và sản xuất vật liệu Long Thành, thành Công ty Khai thác
cát Đồng Nai với tổng vốn điều lệ là 7.579.443.803 đồng. Ngành nghề kinh doanh của
Công ty là khai thác kinh doanh cát, đất, đá và thi công san lắp mặt bằng.
Năm 1998 Công ty đầu tư một trạm trộn sản xuất kinh doanh bê tông thương
phẩm với công suất 60m
3
/h với mức vốn đầu tư trên 15 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty còn
mở rộng thêm lĩnh vực kinh doanh nhà đất tại các khu quy hoạch nhà ở Trảng Dài,
Hóa An (Biên Hòa) và khu quy hoạch nhà ở thị trấn Long Thành.
Năm 2000 Công ty tiến hành đầu tư nhà máy ngói màu, với sản phẩm là Gạch
màu và Ngói màu. Ngói màu được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến hiện
đại được nhập về từ Italy. Tổng mức đầu tư là 7 tỉ đồng.
Thực hiện theo quyết định 1842/QĐ - CT - UBT, ngày 12/05/2005 của UBNN
tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty Khai thác cát Đồng
Nai thành Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Vật liệu Đồng Nai. Ngày 29/09/2005
Công ty chính thức đi vào hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần với tổng vốn điều
lệ là 134 tỷ đồng.
Sau khi đi vào cổ phần hóa, lĩnh vực Khai thác cát đã phải ngưng hoạt động vì
giấy phép khai thác cát hết hạn. Để tiếp tục lĩnh vực Khai thác, Công ty tiến hành liên
doanh, liên kết với các đơn vị tại Bà Rịa Vũng Tàu như góp 50% vốn với Công ty
trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Hoàng Linh để thành lập công ty liên doanh Cát Hoàng
đồng thời liên kết với Công ty xây dựng công trình giao thông 610 thành phố Hồ Chí
Minh để liên kết khai thác tại mỏ đá Phước Tân.
Xí nghiệp khai thác đất Vĩnh Cửu được thành lập theo Quyết định số 31/QĐ -
DNC/2007, ngày 26/02/2007 của Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng
và Vật liệu Đồng Nai.
6
Khi Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Vật liệu Đồng Nai được thành lập,
trong những năm đầu, với số vốn còn ít ỏi khiến công ty gặp không ít khó khăn trong

kinh doanh và điều đáng lo ngại là đội ngũ nhân viên còn non trẻ chưa có nhiều kinh
nghiệm, cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhưng với sự lãnh đạo của Ban Giám đốc công
ty cùng với sự quyết tâm và nhiệt tình của cán bộ công nhân viên đã đưa công ty vượt
qua khó khăn phát triển không ngừng.
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Vật liệu Đồng Nai ngày càng đa dạng
hóa các lĩnh vực kinh doanh dần dần công ty đã mở thêm các loại hình dịch vụ đầu tư
tài chính và liên kết với các công ty khác trong tổ hợp Sonadezi. Với những định
hướng hiện có cũng như thực lực và sự quyết tâm của Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán
bộ công nhân viên thì trong tương lai không xa, Công ty có thể phát triển mạnh hơn
nữa và trở thành một trong những thương hiệu mạnh trong các lĩnh vực kinh doanh
của mình.
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty:
2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty
a. Chức năng:
Thi công và sửa chữa các công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, giao
thông, cấp thoát nước, hệ thống điện chiếu sáng trung hạ thế 35kv…
Tư vấn về quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật dân dụng, công nghiệp, giao
thông và thủy lợi.
7
• Khai thác, kinh doanh cát, đất, đá các loại.
• Sản xuất bê tông thương phẩm.
• Sản xuất gạch tuynel, gạch thủ công; Ngói xi măng màu.
• Mua bán, xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng.
• Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi. San lấp mặt
bằng công trình.
• Đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cư.
• Đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư, trung tâm thương mại, nhà hàng
cao ốc, văn phòng cho thuê.
• Đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện.
Thực hiện đầu tư xây dựng và kinh doanh các khu dân cư, khu đô thị, khu

thương mại, khu công nghiệp, khu du lịch…
Sản xuất gạch ngói, mua bán xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng.
b. Nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo hoạt động kinh doanh của Công ty
và các đơn vị trực thuộc theo quy chế hiện hành. Đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, bảo
tồn và phát triển nguồn vốn ngân sách hiện có, đảm bảo đúng mục đích kinh doanh.
-Thực hiện các nguyên tắc quản lý tài chính, quản lý vật tư, hàng hóa,…
Đảm bảo việc thực hiện nộp ngân sách Nhà nước. Xây dựng và thực hiện các chiến
lược, kế hoạch kinh doanh theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhằm
đạt hiệu quả kinh tế ngày càng cao.
-Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất kinh doanh.
-Nghiên cứu khả năng sản xuất và nhu cầu thị trường để thông qua hoạt động kinh
doanh đẩy mạnh quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư với đối tác và mở rộng thị
trường.
-Thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh phải đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi
trường, tuân thủ những quy định của Nhà nước về ngành nghề kinh doanh.
- Thực hiện đúng thỏa ước lao động tập thể giữa người lao động và người sử dụng lao
động.
c. Quyền Hạn:
Được chủ động giao dịch, đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng mua bán
ngoại thương, hợp đồng kinh tế và các văn bản về hợp tác liên doanh với các bạn hàng
trong và ngoài nước theo nội dung hoạt động của công ty.
Hợp tác liên doanh với các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế trong và
ngoài nước theo quy chế của pháp luật.
Được tham gia vào các hội chợ triển lãm, quảng cáo hàng hóa, tham giam các hội
nghị , hội nghị, hội thảo chuyên đề có liên quan đến hoạt động của công ty trong và
ngoài nước.
8
Được cử cán cán bộ của công ty đi công tác nước ngoài hoặc mời bên nước ngoài

vào Việt Nam để giao dịch, đàm phán, ký kết các vấn đề thuộc nội dung hoạt động của
công ty.
2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
2.2.1. Sơ đồ tổ chức
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Của Công Ty
Nguồn: Phòng Nhân Sự
2.2.2. Chức năng của các phòng ban
a) Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông trong công ty có những
chức năng và nhiệm vụ sau: Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại
được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần; Bầu,
9
miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát; Quyết định đầu
tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi
trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty.
b) Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có
toàn quyền nhân danh công ty để quyết định. Hội đồng Quản trị có các quyền và
nhiệm vụ: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh
doanh hằng năm của công ty; quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công
ty; giám sát, chỉ đạo Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc
kinh doanh hằng ngày của công ty; quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ
công ty; quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc
góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác; duyệt chương trình, nội dung tài liệu
phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến
để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định,Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng
năm lên Đại hội đồng cổ đông.
c) Ban kiểm soát: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức
độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế
toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo
cáo tài chính theo các định kỳ của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội
đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên. Thành viên Ban

kiểm soát không được giữ các chức vụ quản lý công ty.
d) Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Nguyễn Hữu Thực là đứng đầu hội
đồng quản trị kiêm tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trực tiếp xử lý các quyết định
trong lĩnh vực được phân công, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị.
e) Phó tổng giám đốc:
-Phó tổng giám đốc: Ông Trương Cường- phụ trách xí nghiệp khai thác cát, xí nghiệp
khai thác đất Vĩnh Cửu, xí nghiệp khai thác đá Phước Tân.
-Phó tổng giám đốc: Bà Vũ Thị Xuân Mai- phụ trách đầu tư xây dựng, kinh doanh
nhà.
-Phó tổng giám đốc: Ông Nguyễn Thế Phòng- phụ trách nhà máy ngói ITALY-DNC,
nhà máy gạch TUYNEL-LT, xí nghiệp bê tông, phân xưởng gạch Vĩnh An.
10
Phó tổng giám đốc: có quyền triển khai các quyết định của giám đốc , giúp giám đốc
điều hành công ty, tạo sự nhịp nhàng, thống nhất và chịu trách nhiệm trước giám đốc
và lập báo cáo định kỳ lên giám đốc.
f) Bộ phận hành chính nhân sự: gồm phòng nhân sự và phòng hành
chính.
• Phòng nhân sự: Kiểm soát, lưu giữ phân phối tài liệu nội bộ và tài liệu
bên ngoài, theo dõi và lập các hợp đồng lao động, theo dõi chấm công lao động trong
và ngoài giờ, ngày nghỉ phép, nghỉ ốm theo chế độ để phòng kế toán làm căn cứ tính
trả lương, trả thưởng theo quy định, báo cáo cho giám đốc điều hành tình hình thay
đổi nhân sự của công ty, kiểm tra bảo đảm đúng giờ làm việc của công nhân.
Nắm và giải quyết kịp thời những thắc mắc hay kiến nghị của nhân công, báo
cáo cho giám đốc khi cần thiết.
Trực tiếp điều hành, phân công và kiểm tra đội trực ban – bảo vệ trong bảo
quản tài sản.
• Phòng hành chính: Theo dõi quản lý hồ sơ, công văn, tổ chức đón tiếp
khách đến hội họp và làm việc, lý lịch cán bộ CNV trong công ty. Chịu trách nhiệm
về chế độ chính sách của công ty, về các sinh hoạt đời sống văn hóa tinh thần cho cán
bộ CNV, quản lý lực lượng tự vệ công tác an ninh trật tự quanh khu vực. Biên soạn

dự thảo các văn bản chỉ đạo của ban giám đốc
g) Bộ phận kế toán-tài chính: gồm phòng kế toán và thanh tra tài chính
• Phòng kế toán: tổng hợp sổ sách thu chi trong kỳ, kịp thời điều chỉnh
chỉ tiêu với từng bộ phận kinh doanh. Chịu trách nhiệm nguồn vốn, cân đối thu chi,
tài sản lưu động, tài sản cố định của công ty.
• Phòng thanh tra tài chính: có nhiệm vụ theo dõi, giám sát vấn đề tài
chính của công ty để kịp thời phát hiện những sai sót về thu chi, trình lên cấp trên
giải quyết nhằm tránh những ảnh hưởng lớn đến hoạt động của công ty.
h) Bộ phận kinh doanh: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
của công ty, hàng tuần hàng tháng hàng năm trên cơ sở kế hoạch được giao. Soạn
thảo các bảng chào giá, hợp đồng và các văn bảng có liên quan trong quá trình thực
hiện hợp đồng. Tìm kiếm khách hàng giới thiệu sản phẩm và đôn đốc các đơn vị về
tiến độ giao hàng. Nghiên cứu thị trường để đảm bảo tính cạnh tranh của công ty
trong việc tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng tiến độ sản xuất, tính toán định mức tiêu hao
11

×