Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật hoạt chất quinalphos lên moina dubia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989.34 KB, 49 trang )

i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN





DƯƠNG QUỲNH CHI

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Chuyên ngành Khoa Học Môi Trường


ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
HOẠT CHẤT QUINALPHOS LÊN Moina dubia


Cán bộ hướng dẫn

NGUYỄN VĂN CÔNG











Tháng 12/2013
ii

PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG

Luận văn kèm theo sau đây với tên đề tài là “Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực
vật hoạt chất Quinalphos lên Moina dubia”, do sinh viên Dương Quỳnh Chi thực
hiện và báo cáo được hội đồng phê duyệt phê duyệt thông qua.
Cần Thơ, ngày 27 tháng 12 năm 2013
Cán bộ hướng dẫn
PGS. TS. Nguyễn Văn Công
Cán bộ phản biện Cán bộ phản biện
PGS. TS. Bùi Thị Nga ThS. Dương Trí Dũng
iii

LỜI CẢM TẠ


Con kính dâng lời biết ơn sâu sắc đến Cha Mẹ đã luôn bên con trong thời
gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Cần Thơ, Khoa Môi Trường &
Tài Nguyên Thiên Nhiên và Bộ môn Khoa Học Môi Trường đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho em thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Văn Công đã tận tình hướng dẫn,
cung cấp tài liệu, truyền đạt những ý kiến quý báu và giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong bộ môn Khoa Học Môi
Trường đã tạo điều kiện, hướng dẫn em hoàn thành đề tài. Tôi xin cảm ơn tất cả các
bạn lớp Khoa Học Môi Trường khóa 36 đã luôn giúp đỡ, động viên tinh thần để tôi

hoàn thành tốt đề tài.


Xin chân thành cảm ơn!





Dương Quỳnh Chi
iv

TÓM TẮT

Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật hoạt chất Quinalphos lên Moina
dubia được thực hiện nhằm xác định giá trị LC50-48 giờ của Quinalphos đối với
Moina dubia. Moina dubia được phân lập và nuôi tại phòng thí nghiệm khoa Môi
trường và Tài nguyên thiên nhiên. Thí nghiệm xác định giá trị LC50 được thực hiện
theo phương pháp nước tĩnh, không thay nước trong 48 giờ. Kết quả cho thấy
Quinalphos rất độc đối với Moina dubia, LC50-48 giờ là 0,86 µg/L.
Từ khóa: Moina dubia, Quinalphos, LC50.


























v

MỤC LỤC

PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG ii
LỜI CẢM TẠ iii
TÓM TẮT iv
MỤC LỤC v
DANH SÁCH BẢNG vii
DANH SÁCH HÌNH viii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 Tổng quan về thuốc BVTV 3
2.1.1 Khái niệm thuốc BVTV 3

2.2 Phương pháp xác định LC50 5
Một số khái niệm liên quan 5
2.3 Sử dụng thuốc BVTV trong canh tác nông nghiệp 7
2.4 Giới thiệu về hoạt chất Quinalphos 9
2.4.1 Đặc điểm hóa và lý học 9
2.4.2 Cơ chế gây độc và độc tính 9
2.4.3 Các sản phẩm thương mại và công dụng 10
2.6 Sơ lược về Moina dubia dùng trong nghiên cứu 10
2.6.1 Phân loại 10
2.6.2 Phân bố 10
2.6.3 Đặc điểm hình thái 11
2.6.4 Khả năng thích ứng môi trường 12
2.6.5 Tính ăn và dinh dưỡng 13
2.6.6 Sinh trưởng 13
2.6.7 Sinh sản 13
2.7 Giá trị trong chuỗi thức ăn 14
2.8 Những ứng dụng trong nuôi thủy sản 15
2.9 Một số nghiên cứu liên quan 16
vi

CHƯƠNG 3: VẬT TƯ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 19
3.2 Vật tư nghiên cứu 19
3.3 Sinh vật nghiên cứu 19
3.5 Phương pháp nuôi Moina dubia 19
3.6 Hóa chất dùng trong nghiên cứu 20
3.7 Nguồn nước sử dụng trong thí nghiệm 20
3.8 Phương pháp bố trí thí nghiệm 20
3.8.1 Thí nghiệm thăm dò xác định khoảng nồng độ Quinalphos gây độc cho
Moina dubia 21

3.8.2 Xác định nồng độ gây chết 50% Moina dubia 22
3.8.3 Chăm sóc và theo dõi thí nghiệm 22
3.9 Phương pháp xử lý số liệu 22
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 23
4.1 Khoảng gây độc của hoạt chất Quinalphos đối với Moina dubia 23
4.2 LC50-48 giờ của Quinalphos lên Moina dubia 23
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
vii

DANH SÁCH BẢNG

Bảng Tên bảng Trang
2.1 Phân loại thuốc BVTV theo độc tính 5
2.2 Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng trong Nông nghiệp
ở Việt Nam, năm 2013
7
2.3 Trung bình số lần sử dụng thuốc BVTV trên các mô hình canh
tác
8
2.4 Nồng độ Diazinon (µg/L) gây chết 50% sinh vật trong 96 giờ
phơi nhiễm
17
2.5 Giá trị LC50 của hoạt chất Imidacloprid và Fipronil đối với
một số loài giáp xác râu ngành (Cladocera)

18
4.1 Kết quả tỷ lệ chết của Moina dubia trong thí nghiệm xác định
khoảng gây độc
23

4.2 Giá trị LC50-48 giờ của Quinalphos đối với một số loài
Cladocera
26
4.3 Giá trị LC50 – 48 giờ của một số hóa chất đối với Moina dubia 26
4.4 Ước tính đơn vị gây độc (TU) của Quinalphos với Moina dubia
khi sử dụng Kinalux cho lúa
27
4.5 Ước tính hệ số rủi ro của Quinalphos với Moina dubia ở các
dạng thủy vực khác nhau ở Hậu Giang
28





















viii

DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tên hình Trang
2.1 Công thức hóa học của hoạt chất Quinalphos 9
2.2 Hình thái Moina dubia 11
2.3 Chuỗi thức ăn trong thủy vực 15
4.1 Tỷ lệ chết của Moina dubia theo thời gian 24
4.2 Giá trị LC50 của hoạt chất Quinalphos lên Moina dubia theo
thời gian
25




1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU


Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất nông nghiệp trọng
điểm của cả nước. Theo số liệu thống kê năm 2011 thì diện tích trồng lúa trong
vùng khoảng 4,09 triệu ha, chiếm 53,45% diện tích đất nông nghiệp (Niên giám
thống kê, 2011). Trong canh tác nông nghiệp không thể tránh khỏi việc sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) (Nguyễn Trọng Hồng Phúc, 2009). Theo Phạm Văn
Biên et al., (2005) nông dân thường sử dụng thuốc BVTV ở liều lượng cao gấp 8 –
10 lần so với khuyến cáo nên không những làm tăng chi phí trong sản xuất mà còn

làm ô nhiễm môi trường.
Theo Cục Bảo Vệ Thực Vật (2008), trong các loại thuốc BVTV đang được
lưu hành ở nước ta thì có hơn 40% thuốc chứa gốc lân hữu cơ. Nhóm này được sử
dụng nhiều trên các đồng ruộng ở ĐBSCL, trong đó thuốc trừ sâu Kinalux 25EC
chứa hoạt chất Quinalphos được sử dụng khá phổ biến (Chebbi et al., 2009 trích bởi
Nguyễn Quang Trung và Đỗ Thị Thanh Hương, 2012). Theo Quách Hải Lợi (2013),
chỉ riêng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã có khoảng 77 tên thương mại thuốc BVTV
với khoảng 64 hoạt chất thuộc 31 nhóm thuốc đang được sử dụng; trong đó
Quinalphos là một trong những hoạt chất thuốc được sử dụng phổ biến để diệt các
loài sâu rầy. Dư lượng hoạt chất Quinalphos được phát hiện trong nước trên ruộng
lúa, kênh và sông; trong đó ở vụ Đông Xuân nồng độ phát hiện trên ruộng lúa lên
đến 0,776µg/L, trên kênh nội đồng 0,137µg/L và trên sông là 0,030µg/L; ở vụ Hè
Thu thì nồng độ phát hiện trên ruộng 0,018µg/L, trên kênh nội đồng là 0,580µg/L
và trên sông là 0,117µg/L (Quách Hải Lợi, 2013).
Một số nghiên cứu cho thấy giá trị LC50 – 48 giờ của Quinalphos đối với
Daphnia magna là 0,586 µg/L, Daphnia longispina là 0,197 µg/L (Universidade de
Aveiro, 2005), cá chép Cyprinus carpio (LC50-96 giờ) là 0,76 mg/L (Nguyễn
Quang Trung và Đỗ Thị Thanh, 2012), cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
giống là 0,133 mg/L (Nguyễn Thị Quế Trân et al., 2011), đối với cá mè vinh
(Barbodes gonionotus) là 0,856 mg/L (Trần Thiện Anh et al., (2012). Qua đó cho
thấy Quinalphos rất độc đối với các loài thủy sinh vật. Nồng độ Quinalphos phát
hiện trên sông rạch Hậu Giang (Quách Hải Lợi, 2013) đã cao hơn LC50-48 giờ của
Daphnia magna và Daphnia longispina.
Moina dubia thuộc bộ phụ giáp xác râu ngành (Cladocera) phân bố ở nhiều
thủy tự nhiên như ao, hồ nước ngọt, mương rãnh có dòng nước chảy chậm hoặc
đầm lầy nơi có chất hữu cơ đang phân hủy (Dương Trí Dũng, 2009). Những dạng
thủy vực này thường phân bố xen kẻ trong hệ thống canh tác nông nghiệp (vườn
2

cây, ruộng lúa) ở vùng ĐBSCL. Do đó Moina dubia có nhiều nguy cơ bị ảnh hưởng

do việc sử dụng thuốc BVTV trong canh tác nông nghiệp. Mặc khác, Moina dubia
là một mắc xích quan trọng, có giá trị trong chuỗi thức ăn tự nhiên, cung cấp nhiều
dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của các sinh vật ở bậc dinh dưỡng kế tiếp.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của Quinalphos đến Moina dubia vẫn chưa được rõ. Do đó
đề tài “Ảnh hưởng thuốc bảo vệ thực vật hoạt chất Quinalphos lên Moina
dubia” được đặt ra.
Mục tiêu
Xác định nồng độ thuốc trừ sâu Kinalux 25EC hoạt chất Quinalphos gây chết
50% Moina dubia và là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo.
Nội dung nghiên cứu
 Phân lập và nuôi thuần loài Moina dubia;
 Xác định khoảng gây độc của hoạt chất Quinalphos đối với Moina
dubia.
 Xác định giá trị LC50-48 giờ đối với loài thí nghiệm.







3

CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Tổng quan về thuốc BVTV
2.1.1 Khái niệm thuốc BVTV
Thuật ngữ “thuốc bảo vệ thực vật” được dùng như “hóa chất bảo vệ thực
vật” hay “chất trừ vật hại hay dịch hại” hoặc như người nông dân quen gọi “thuốc
trừ sâu” là tên gọi chung cho cả thuốc trừ sâu, bệnh cây, thuốc trừ mốc, mọt, kiến

mối,… dùng trong ngành nông nghiệp nước ta. Thuật ngữ này cũng bao gồm cả các
chất dùng để điều hòa sinh trưởng của cây trồng, chất làm rụng lá, chất hút ẩm, tác
nhân làm thưa quả hoặc tác nhân phòng ngừa rụng quả do chín sớm, chất dùng
trong hoặc sau khi thu hoạch phòng ngừa hư hỏng trong khi lưu kho hoặc vận
chuyển (Hoàng Văn Bính, 2002).
Hóa chất BVTV là một sản phẩm kỹ thuật, thường chứa hoạt chất chính là
hóa chất trừ sâu (là chất có hiệu lực với sinh vật gây hại) và các chất phụ gia. Các
chất phụ gia thường dùng là các dung môi hữu cơ như cacbontetraclorua và
clorofom, dầu khoáng nhẹ, chất nhũ hóa, các loại bột đất sét, cao lanh, … đóng vai
trò là các chất mang (chất độn), là những thành phần “trơ” không có hại cho sức
khỏe (WHO, 1994).
2.1.2. Phân loại thuốc BVTV
Có nhiều cách để phân loại thuốc BVTV. Tuy nhiên, tùy theo mục đích
người ta có thể phân thuốc BVTV thành nhiều loại khác nhau.
- Trong phân loại theo nguồn gốc, thuốc BVTV bao gồm các loại thuốc
BVTV có nguồn gốc vô cơ, hữu cơ và sinh học (Lê Huy Bá, 2008).
+ Vô cơ
Hỗn hợp Bordeaux: thuốc trừ bệnh thành phần gốc đồng (Cu) bao gồm
tetracupric sulfate và pentacupric sulfate. Được sử dụng ức chế các enzyme khác
nhau của nấm cho cây trái và rau màu.
Hợp chất arsen: thuốc trừ sâu chứa thạch tín (arsen) bao gồm trioxic
arsenic, natri arsenat. Thuốc diệt cỏ (Paris xanh, arsenat chì, arsenat canxi).
+ Hữu cơ
Clo hữu cơ: Các clo hữu cơ là những hợp chất hydrocacbon clo hóa trong
phân tử có gốc aryl, cacboncylic, heterocylic và có phân tử lượng 291 – 545 đvC.
Các clo hữu cơ chia làm 4 loại chính: DDT và các chất liên quan; HCH
(hexeclocyclohecxan); Cyclodiens và các chất tương tự; Polychorterpen.
Do hầu hết các thuốc clo hữu cơ: bền vững trong môi trường sống, tích lũy
và phóng đại sinh học trong chuỗi thực phẩm nên đã bị cấm sử dụng nhiều nước
trên thế giới. Ở Việt Nam vẫn còn sử dụng một số nhưng bị hạn chế như dicofol,

4

endosulfan… Phần lớn clo hữu cơ khó phân hủy và tích lũy trong mô mỡ của động
vật
Lân hữu cơ: Lân hữu cơ là những chất có ít nhất một nguyên tử photpho
trong cấu tạo. Các thuốc photpho hữu cơ có hai đặc tính nổi bật: thường độc đối với
động vật có xương sống hơn là thuốc clo hữu cơ và không tồn lưu lâu (dễ phân hủy
trong môi trường có pH>7) và ít hoặc không tích lũy trong mô mỡ động vật. Các
thuốc photpho hữu cơ gây độc chủ yếu thông qua gây ức chế enzyme
acetylcholinesterase làm tích lũy quá nhiều acetylcoline tại vùng synap làm cho cơ
bị giật mạnh và cuối cùng bị tê liệt (Stenerson, 2004 trích bởi Lê Huy Bá, 2008).
Carbamate: Các carbamate là dẫn xuất của axit carbamic, tác dụng như lân
hữu cơ ức chế enzyme cholinesterase (Stenerson, 2004 trích bởi Lê Huy Bá, 2008).
Thuốc có 2 đặc tính tốt là ít độc (qua da và miệng) đối với động vật có vú và có khả
năng tiêu diệt côn trùng rộng rãi. Nhiều carbamate là chất lưu dẫn dễ hấp thu qua lá,
rễ, mức độ phân giải trong cây thấp, tiêu diệt tuyến côn trùng mạnh mẽ. Nhìn chung
nhóm này có độc chất thấp nhất so với hai nhóm trên, cơ thể cũng có khả năng phục
hồi cao hơn nếu bị nhiễm độc. Ngoại lệ các nitrosomethyl là chất gây đột biến mạnh
mẽ.
Cúc tổng hợp: Nhóm thuốc tương tự pyrethrum (thuốc diệt côn trùng xưa
nhất, trích ly từ cây hoa thủy cúc trồng ở Nam Phi và Châu Á, độc tính qua đường
miệng LD
50
= 1500 mg/kg, giá đắt và không bền với ánh sáng). Pyrethorid được
tổng hợp bền vững với ánh sáng, sử dụng rộng rãi với liều lượng thấp, tuy độ độc
cao với loài chân đốt song không hại cho động vật máu nóng. Độ độc chia làm 2
loại tùy thuộc vào nhiệt độ cao hay thấp. Các pyrethroid có 4 thế hệ thuốc: Allethrin
(Pyamin); Tetremethrin (Neo-pyamin) (1965); Fenvalerate (Pydrin, Tribute),
Permethrin (Ambush, Dragnet, Pouce, Pramex), Torpedo (1973); thế hệ 4 có nhiều
vượt trội, hiệu lực tiêu diệt với nồng độ chỉ bằng 1/10 thuốc thế hệ thứ 3, bền với

ánh sáng, ít bay hơi.
+ Thuốc BVTV sinh học
Thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học là các loại thuốc chiết xuất từ những
nguyên liệu tự nhiên như động vật, thực vật, vi khuẩn và một số khoáng chất nhất
định. Cuối 2001, đã có khoảng 195 nguyên liệu thuốc BVTV sinh học đăng ký
thành phần và 780 sản phẩm, bao gồm 3 nhóm thuốc chính: thuốc vi khuẩn, chất
bảo vệ thực vật kết hợp, thuốc sinh hóa.
- Phân loại theo độc tính
Độc tính của thuốc được đánh giá dựa vào nồng độ hay liều lượng gây chết
50% sinh vật (LC50 hay LD
50
) trong khoảng thời gian xác định. Theo Tổ chức y tế
Thế Giới (WHO) chia làm 5 nhóm khác nhau: Nhóm Ia (rất độc), Ib (độc cao),
nhóm II (độc trung bình), nhóm III (ít độc) và nhóm IV (rất ít độc). Ở Việt Nam, độ
độc thuốc BVTV được phân chia làm 4 nhóm: Ia - Độc mạnh, Ib - Độc, III – Độ ít
5

và nhóm IV. Theo hệ thống phân loại trên tôm, cá thì độc tính của thuốc trừ sâu
chia làm 4 nhóm (Bảng 2.1).
Bảng 2.1: Phân loại thuốc BVTV theo độc tính
Xếp hạng độc tính Độ độc LC50 (mg/L)
I Cực độc <1
II Độc cao 1-10
III Độc trung bình 10 - 100
IV Độc ít 10-100
(Nguồn: Koesoemadinata và Djajadirectdja, 1976)
- Phân loại theo khả năng tích lũy
Dựa vào chu kỳ bán rã (DT
50
: Disappear Time) của hóa chất và thời gian

phân hủy 50% chất độc. DT
50
<1 tháng có nồng độ bền vững thấp, DT
50
từ 1 đến 6
tháng có độ bền vững trung bình, DT
50
từ 6 đến 12 tháng thuộc nhóm có độ bền
vững cao, DT
50
> 1 năm có độ bền vững rất cao.
2.2 Phương pháp xác định LC50
Một số khái niệm liên quan
Độc cấp tính là một khái niệm được sử dụng để đánh giá độc tính tức thời
của một hóa chất. Đó là độc tính gây ra cho một nhóm sinh vật sau khi tiếp xúc với
chất độc ở một hoặc nhiều nồng độ khác nhau trong một khoảng thời gian xác định
và ở điều kiện có kiểm soát. Thời gian xác định độ độc cấp tính thường là 24, 48, 72
và 96 giờ. Giá trị LC50 (Median lethal concentration) là nồng độ của chất gây hại
gây chết 50% sinh vật thí nghiệm sau một khoảng thời gian nhất định (đơn vị tính là
µg/L hay mg/L). Giá trị LC50

thường được sử dụng để đánh giá độ độc của một
chất trong môi trường nước hay nồng độ hơi hoặc bụi trong môi trường không khí.
Tùy theo mục đích và điều kiện thí nghiệm, thời gian thí nghiệm thường được thực
hiện trong vòng 12 – 96 giờ. Cùng thời gian thí nghiêm, giá trị LC50 của một chất
nào đó đối với sinh vật càng nhỏ thì tính độc của chất đó đối với sinh vật càng cao
và ngược lại.
Độc mãn tính của một chất là độc tính gây ra do sinh vật tiếp xúc với nó ở
nồng độ dưới ngưỡng gây chết (nồng độ thấp) một cách liên tục hay lặp đi lặp lại
nhiều lần. Đôi khi sinh vật tiếp xúc với chất độc ở nồng độ cao nhưng trong thời

gian ngắn cũng không gây độc cấp tính nhưng có thể gây những ảnh hưởng mãn
tính thường không biểu hiện rõ rệt sau khi tiếp xúc. Do đó rất khó phát hiện và là
nguy cơ gây tác hại cho quần thể hay hệ sinh thái.
- Nồng độ cao nhất có thể chấp nhận được (MATC) là giới hạn nồng độ cao
nhất của chất độc mà không gây hại đến sức sản xuất (khả năng sinh sản) của sinh
6

vật. Nồng độ này được xác định bằng cách bố trí thí nghiệm trong một thời gian dài
hoặc một giai đoạn đặc biệt của vòng đời sinh vật.
- Nồng độ thấp nhất thấy ảnh hưởng (LOEC) đây là giới hạn nồng độ thấp
nhất của một chất có thể gây ảnh hưởng xấu đến sinh vật (sai khác có ý nghĩa thống
kê so với đối chứng).
- Nồng độ không thấy ảnh hưởng (NOEC) là nồng độ cao nhất của chất độc
mà ở đó không gây ảnh hưởng xấu đến sinh vật.
Để xác định LC50 của một hóa chất phải tiến hành qua 2 bước (APHA,
1998).
Xác định khoảng gây độc
Khoảng gây độc của một hóa chất là khoảng nồng độ hay liều lượng mà chất
đó gây chết từ 10 – 90% sinh vật. Ngưỡng trên của khoảng gây độc là nồng độ thấp
nhất gây chết khoảng 90% sinh vật sau thời gian tiếp xúc xác định. Ngưỡng dưới
của khoảng gây độc là nồng độ cao nhất bắt đầu gây chết không quá 10% sinh vật
sau thời gian tiếp xúc xác định. Tiến hành xác định khoảng gây độc bằng cách cho
sinh vật tiếp xúc với chất ô nhiễm ở nhiều mức nồng độ hay liều lượng khác nhau.
Thí nghiệm này thường tiến hành trong 24 giờ và có thể kéo dài hơn nếu chất độc
có tác dụng chậm đối với sinh vật.
Xác định nồng độ gây chết 50% sinh vật
Nồng độ hay liều lượng cấp tính được xác định gây độc cấp tính được xác
định bằng cách ước tính giá trị LC50 dựa trên kết quả tỷ lệ chết sau khi sinh vật tiếp
xúc với hóa chất trong một khoảng nồng độ hay liều lượng gây độc ở một thời gian
xác định. Độ độc cấp tính thường được xác định ở các thời điểm khác nhau tùy theo

khả năng giảm tính độc của chất ô nhiễm theo thời gian. Kết quả nghiên cứu độ độc
cấp tính sẽ chỉ ra mối liên quan giữa tỷ lệ chết của sinh vật và nồng độ ô nhiễm ở
các thời điểm khác nhau. Để ước tính nồng độ hóa chất gây chết 50% sinh vật cần
phải thí nghiệm bằng cách cho sinh vật tiếp xúc với 5 mức nồng độ chất ô nhiễm
nằm trong khoảng gây độc đã xác định.
Phương pháp probit (Finey, 1971) thường được áp dụng để ước tính LC50.
Ngoài ra, các giá trị này có thể được ước đoán dựa vào mối tương quan giữa nồng
độ tiếp xúc và tỷ lệ chết. Độ độc cấp tính thường được xác định ở các thời điểm
khác nhau tùy theo tốc độ giảm tính độc của chất ô nhiễm theo thời gian. Kết quả
nghiên cứu độ độc cấp tính sẽ chỉ ra mối liên quan giữa tỷ lệ chết của sinh vật và
nồng độ chất ô nhiễm ở các thời điểm khác nhau.
Theo Nguyễn Văn Công (2012) LC50 còn có thể được ước tính bằng cách
lập phương trình tương quan hồi qui tuyến tính giữa tỷ lệ sinh vật chết và nồng độ
tiếp xúc. Phương trình có dạng:
Y = aX + b (1). Với:
 Y = arcsin(tỷ lệ chết),
7

 X=log(nồng độ chất thí nghiệm),

n
X
X
n
YX
YX
a
2
2
)(

.








,

XaYb 
.
 Do đó
a
bArc
LC


5.0sin
)50log(

Từ đó có thể tính được
a
bArc
LC


5.0sin
1050


Trường hợp sinh vật nghiệm thức đối chứng chết ở mức <10% tổng số sinh
vật trong nghiệm thức thì phải sử dụng công thức sau để hiệu chỉnh tỷ lệ chết trong
tất cả các nghiệm thức thí nghiệm:
Trong đó:
P=tỷ lệ chết sau khi hiệu chỉnh
P*=tỷ lệ chết thực tế ở từng nghiệm thức
C= tỷ lệ chết ở nghiệm thức đối chứng
2.3 Sử dụng thuốc BVTV trong canh tác nông nghiệp
Trung bình mỗi năm nước ta sử dụng 15.000 - 25.000 tấn thuốc BVTV. Gần
100% diện tích đất canh tác nông nghiệp đều có sử dụng thuốc BVTV, áp dụng cho
tất cả các loại cây trồng. Các hóa chất BVTV hiện nay có một số nhóm chính như
phospho hữu cơ, chlor hữu cơ, carbamat, pyrethroid và một số chất khác như
aldicarb, camphechlor… với hàng trăm tên thương mại và nguồn gốc xuất xứ khác
nhau dẫn đến nhiều khó khăn trong việc sử dụng và quản lý ().
Mỗi năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều ban hành danh mục các loại
thuốc được phép, hạn chế và cấm sử dụng ở Việt Nam, cụ thể trong Bảng 2.3.

Bảng 2.2: Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng trong Nông nghiệp ở Việt Nam năm
2013
Thuốc Hoạt chất Tên thương phẩm
Thuốc trừ sâu 745 1662
Thuốc trừ bệnh 552 1229
Thuốc trừ cỏ 217 664
Thuốc trừ chuột 10 22
Thuốc điều hòa sinh trưởng 52 139
Chất dẫn dụ côn trùng 8 9
Thuốc trừ ốc 25 134
Chất hỗ trợ (chất trải) 5 6
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số: 21/2013/TT-BNNPTNN)

C


1
C *P
P



8

Theo những nghiên cứu ở ĐBSCL thì chỉ vụ lúa đông xuân năm 1996 – 1997
nông dân đã sử dụng 79 loại thuốc BVTV khác nhau trong đó có 17 loại thuốc diệt
cỏ, 30 loại thuốc trừ sâu, 28 loại thuốc trừ nấm bệnh (Dung và Dung, 1999). Cụ thể
hơn trong nghiên cứu ở huyện Châu Thành, Long Mỹ và Phụng Hiệp tỉnh Hậu
Giang (Phạm Hoàng Giang, 2010) đã có tới 139 loại thuốc với 28 nhóm hóa học
khác nhau được sử dụng. Trong đó, thuốc trừ cỏ có 25 loại, thuốc trừ côn trùng là
46 loại , thuốc trừ nấm bệnh là 51 loại, thuốc kích thích sinh trưởng là 6 loại, thuốc
trừ ốc là 8 loại và thuốc diệt chuột là 3 loại tổng số thuốc BVTV khảo sát từ nông
dân canh tác lúa.
Những năm gần đây liều lượng thuốc mỗi ngày một tăng lên. Năm 1990 có
khoảng 20.000 tấn thuốc BVTV được sử dụng, đến năm 1994 đã tăng lên 30.000
tấn. So với năm 2002 thì năm 2007 số tên hoạt chất thuốc trừ sâu tăng 2,15 lần và
thuốc điều hòa sinh trưởng tăng 2,1 lần, trừ bệnh tăng 2,4 lần, trừ cỏ tăng 1,5 lần.
Theo Trần Quang Hùng (1999), bình quân lượng thuốc sử dụng trên một ha gieo
trồng 0,4 – 0,5 kg hoạt chất. Nhưng theo Berg (2001), người dân ở Cần Thơ và Tiền
Giang sử dụng trung bình khoảng 1,8 kg hoạt chất/ha đối với ruộng độc.
Bên cạnh liều lương, tần suất sử dụng thuốc là một vấn đề cần quan tâm;
theo thống kê tần suất sử dụng thuốc ở ĐBSCL là cao nhất, trung bình năm 1994
thuốc trừ sâu được sử dụng là 5,7 lần/vụ và tăng lên 8,2 lần/vụ vào năm 1999 (Berg,

2001).
Bảng 2.3: Trung bình số lần sử dụng thuốc BVTV trên các mô hình canh tác
Trung bình số lần sử dụng
Vụ canh tác
Lúa 3 vụ Lúa 2 vụ Lúa–thủy sản
Đông xuân 5,7±1,1 5,8±1,4 5,6±1,2
Hè thu 5,8±1,2 5,9±1,4 5,5±1,3
Thu đông 5,8 ±1,1 5,6±1,3
(Nguồn: Phạm Hoàng Giang, 2010)
Thực tế cho thấy, ở Hậu Giang, trung bình nông dân sử dụng thuốc BVTV
dao động trong khoảng 5,5 – 5,9 lần/vụ, trong đó ở vụ hè thu trên mô hình Lúa 2 vụ
người nông dân đã phun thuốc gần 7 lần trên 1 vụ. Không chỉ phun nhiều lần trên
vụ mà trong khi phun thuốc, nông dân có khuynh hướng pha với nồng độ cao hơn
mức hướng dẫn để đảm bảo có hiệu quả lập tức. Trung bình có khoảng 20 – 30% hộ
phun với liều lượng cao hơn khuyến cáo của nhà sản xuất. Bên cạnh đó, nông dân
thường pha trộn thuốc BVTV trong khi phun nhằm ngăn ngừa dịch bệnh và tiết
kiệm công, chi phí phun thuốc và có đến 80% tỷ lệ nông dân phối trộn thuốc BVTV
trong mô hình lúa 3 vụ (Phạm Hoàng Giang, 2010).
Theo kết quả khảo sát của Quách Hải Lợi (2013), nhìn chung trong mỗi vụ
nông dân phun thuốc chủ yếu từ 7 - 8 lần/vụ chiếm 56,7 % và phun từ 5 - 6 lần/vụ
chiếm 31,1%. Số lần phun xịt này bao gồm các mục đích trừ cỏ, trừ ốc, trừ sâu, trừ
9

bệnh và thuốc dưỡng cho cây lúa Tuy nhiên có một số hộ nông dân phun thuốc từ 9
lần trở lên chiếm tỷ lệ 11,5%, nguyên nhân là do phun ngừa sâu bệnh và rầy. Để
yên tâm phòng trừ dịch hại, nông dân phải phun xịt với tần suất cao và bất chấp
những quy định trong hướng dẫn trên nhãn thuốc. Việc phun xịt thuốc với liều
lượng và tần suất dày đặc trên ruộng lúa là nguyên nhân làm tồn dư hóa chất BVTV
trong thủy vực.
2.4 Giới thiệu về hoạt chất Quinalphos

2.4.1 Đặc điểm hóa và lý học
Theo Tomlin (1994), Quinalphos có một số đặc điểm và tính chất sau:
Tên hóa học: 0,0-diethyl 0–2 quinoxalin phosphorothioate.
Nhóm hóa học: Lân hữu cơ (Organophosphorus)
Công thức phân tử: C12H15N2O3PS
Công thức hóa học:





Hình 2.1: Công thức hóa học của hoạt chất Quinalphos

Khối lượng phân tử: 298,297861 g/mol.
Tính chất: ở thể rắn, dễ cháy ở nhiệt độ 31 – 32oC, điểm sôi 142oC. Ít tan
trong nước 17,8 mg/L (22 - 23
o
C), tan nhiều trong dung môi hữu cơ như như
hexane, toluene, ethyl acetate, acetone, methanol, ethanol, ổn định trong acid,
alkli,…(Biotech, 1991).
Hoạt chất Quinalphos có tỷ trọng 1,235 mg/L ở 20
o
C lớn hơn tỷ trọng của
nước. Thời gian bán phân rã: DT50 (25
o
C) 23 ngày ở pH=3; 39 ngày ở pH=6 và ở
26 ngày ở pH=9.
2.4.2 Cơ chế gây độc và độc tính
Hoạt chất Quinalphos thuộc nhóm độc II, LD50 qua đường miệng là 71
mg/kg. Cơ chế tác động của hoạt chất này là tiếp xúc, vị độc, thấm sâu.

Các con đường gây nhiễm độc Quinalphos ở người qua da, tiếp xúc với mắt,
qua đường hô hấp, qua đường tiêu hóa (Fred and Paul, 1999). Khi vào cơ thể thì
thuốc trừ sâu lân hữu cơ ức chế men ChE trong cơ thể sinh vật, làm tê liệt quá trình
dẫn truyền kích thích thần kinh. Quá trình này được gọi quá trình photphorin hoá,
với carbamate là quá trình cabamil hoá men AchE. Khi dẫn truyền kích thích thần
kinh, ở đầu mút dây thần kinh sản sinh ra chất acetin cholin. Sau khi làm xong
nhiệm vụ dẫn truyền qua các đầu mút thần kinh, acetin cholin được phân thuỷ phân
10

nhờ men AchE. Men này lại dễ bị ức chế bởi thuốc lân hữu cơ. Khi AchE bị ức chế,
acetin cholin không bị thủy phân sẽ tích lũy lại với lượng lớn làm cho dây thần kinh
bị tổn thương và đứt đoạn, sự kích thích thần kinh bị rối loạn và tê liệt, côn trùng sẽ
chết. Đối với người và động vật khác thuốc lân hữu cơ cũng tác động theo cơ chế
tương tự.
Nhóm thuốc trừ sâu này có thời gian bán phân hủy lâu, độc tính cao đối với
con người và động vật. Hiện nay, nhóm thuốc trừ sâu này vẫn còn được sử dụng
rộng rãi bên cạnh các nhóm thuốc trừ sâu khác.
2.4.3 Các sản phẩm thương mại và công dụng
Theo danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam (2013) thì
hoạt chất Quinalphos có nhiều tên thương mại khác nhau do các công ty trong và
ngoài nước sản xuất như Aquiphos 40EC, Faifos 5GR, 25EC, Kinalux 25EC,
Methink 25 EC, Obamax 25EC, Peryphos 25 EC,… Theo WHO (2004) thì thuốc
BVTV được chia làm 5 nhóm độc là nhóm Ia (rất độc), Ib (độc cao), nhóm II (độc
trung bình), nhóm III (ít độc), nhóm IV (rất ít độc) và hoạt chất Quinalphos có độc
tính thuộc nhóm II.
Thuốc BVTV Kinalux 25EC chứa 25% hoạt chất Quinalphos là thuốc trừ sâu
được sử dung trong nghiên cứu này, nằm trong danh sách các loại thuốc BVTV
được phép sử dụng do Công ty Cổ phần BVTV An Giang sản xuất. Là thuốc sử
dụng khá phổ biến ở Việt Nam và ĐBSCL, thuốc trừ được nhiều loại sâu hại như
nhện gié, sâu phao đục bẹ, sâu cuốn lá trên lúa, sâu khoang trên đậu phộng, sâu ăn

tạp trên đậu nành, rệp sáp trên cà phê, sâu đục ngọn trên điều.
Qui cách: Kinalux 25EC 100 mL, 480 mL.
2.6 Sơ lược về Moina dubia dùng trong nghiên cứu
2.6.1 Phân loại
Moina dubia thuộc
Ngành : Arthropoda
Lớp : Branchiopoda
Bộ : Diplostraca (Gerstaecker, 1866)
Bộ phụ : Cladocera (Latreille, 1829)
Họ : Moinidae (Goulden, 1958)
Giống : Moina (Baird, 1850)
Loài : Moina dubia
2.6.2 Phân bố
Là loài rộng nhiệt, chiếm ưu thế ở những thủy vực giàu dinh dưỡng tạm thời
và chiếm trên 90% trong tổng sinh khối động vật thủy sinh có trong thủy vực đó.
Đây là loài phân bố rộng, từ vùng nhiệt đới đến vùng cực nhưng thường xuất hiện
11

chủ yếu trong các ao, hồ, vũng nước, mương tạm thời có dòng chảy chậm và đầm
lầy nơi có nhiều vật chất hữu cơ đang phân hủy. Chúng đặc biệt tập trung ở những
vùng nước ấm nơi có đầy đủ điều kiện để phát triển, thường phát triển tăng cao mật
độ trong môi trường nước có xác bã thực vật nhưng chỉ trong một thời gian ngắn
(Huỳnh Trường Giang (2009) trích dẫn Rottmanm, 1992).
2.6.3 Đặc điểm hình thái
Cơ thể chia hai phần : đầu và thân (ngực + bụng); toàn bộ cơ thể được phủ
bởi vỏ giáp, hình dẹp và không phân đốt.
Hình 2.2: Moina dubia

Phần đầu: là một khối chắc chắn và kín. Có 2 đôi râu (A1 và A2), râu A1
nhỏ, dính ở cạnh bụng gần mép sau của đầu, nằm dưới chủy, ngắn, không phân đốt

nhưng có tơ cảm nhận mùi. Phần đầu của râu A1 có chức năng cảm giác nên có một
túm lông; râu A2 lớn rất phát triển, đây là cơ quan vận động gồm phần gốc và ngọn,
phần ngọn có nhánh lưng (trên) và nhánh bụng (dưới), râu này chắc khỏe, phân đốt,
râu này vận động làm co giật, di chuyển, đây là phương tiện chính trong hoạt động
bơi lội và có liên quan đến cách lấy thức ăn.
Phần thân: là bộ phận chính chứa các cơ quan quan trọng và được bao bằng
lớp vỏ giáp do 2 mảnh phải trái hợp thành liên kết ở phần lưng, hở phần bụng. Vỏ
giáp chia làm 2 tầng: tầng ngoài cứng có tác dụng bảo vệ, tầng trong mỏng có
nhiệm vụ trao đổi khí. Trên lưng của con cái có túi ấp trứng mở, nhỏ là nơi trứng và
phôi phát triển. Khi trưởng thành con đực có kích thước (0,6 - 0,9 mm) nhỏ hơn con
cái (1 - 1,5 mm) (Delbare and Dhert, 1996 trích bởi Huỳnh Trường Giang, 2009).
Các loài Moina dubia có sự biến đổi kích thước đáng kể giữa con non và con trưởng
thành, Moina dubia mới nở nhỏ hơn 400 μm, Moina dubia trưởng thành (700 - 1000
μm) bằng phân nửa chiều dài cực đại của Daphnia dubia và gần gấp đôi ấu trùng
Artemia (500 μm).
12

2.6.4 Khả năng thích ứng môi trường
 Nhiệt độ
Moina dubia có sức chịu đựng với nhiệt độ khắc nghiệt và dễ dàng chống lại
sự thay đổi nhiệt độ hàng ngày, biên độ thích nghi của chúng từ 5 – 31
o
C và nhiệt
độ thuận lợi từ 24 – 31
o
C. Nhiệt độ thấp sẽ làm giảm năng suất nuôi, nhiệt độ cao
hay thấp cũng ảnh hưởng đến thời gian thành thục, thời gian sinh sản, tỷ lệ nở của
Moina dubia, chúng chỉ có thể chịu đựng nhiệt độ cao hơn 32
o
C trong một thời gian

ngắn. Tuy nhiên, nhiệt độ thấp khiến chúng sinh sản chậm lại (Rottmann et al,
1992).
 pH
Giá trị pH môi trường sống có ảnh hưởng đến sự phát triển của Moina dubia.
Khi pH lớn hơn 9,5 có thể hạn chế sự phát triển của Moina dubia và vì thế cần duy
trì pH ở mức từ 7 – 8 bằng cách bón vôi khi pH thấp và dùng giấm công nghiệp
CH
3
COOH khi pH cao (Dean Delbare and Philipe Dhert, 1996).
 Ánh sáng
Moina dubia được khuyến cáo nuôi trong điều kiện ánh sáng khuếch tán và
bóng râm trên bề mặt của bể. Với những bể lớn, độ sâu tối đa từ 0,4 – 0,5 m là điều
kiện thuận lợi để thực vật phù du quang hợp tốt. Việc giảm từ 50 – 80% ánh sáng
mặt trời là lý tưởng cho Moina dubia phát triển (Rottmann et al, 1992).
 Nguồn nước
Tuy sống ở môi trường rất bẩn và nghèo oxy nhưng Moina dubia lại là đối
tượng cực kỳ nhạy cảm với các chất hóa học và kim loại như đồng, kẽm là những
chất thường xuất hiện trong nước máy, bột giặt, chất tẩy và những chất độc hại khác
có trong nguồn nước. Nguồn nước tự nhiên là lý tưởng nhất, nước mưa để nuôi
Moina cũng rất tốt nếu được hứng từ vùng không bị ô nhiễm không khí. Nước đã
qua xử lý lọc cũng có thể sử dụng đển nuôi Moina dubia (Rottmann et al, 1992). Vì
vậy, khi nuôi Moina dubia ta phải hạn chế tối đa các chất nhạy cảm này.
 Oxy
Moina dubia đặc biệt thích nghi với sự biến đổi của nồng độ oxy và thường
sinh sôi với số lượng lớn trong môi trường nước ô nhiễm ở cống rãnh. Moina dubia
hoàn toàn thích nghi với nguồn nước kém chất lượng, Moina dubia sống được nơi
có hàm lượng oxy bằng 0 nhờ vào sự tổng hợp của huyết cầu tố. Trong những ao
thiếu oxy vào lúc sáng sớm, Moina dubia tập trung lên tầng mặt để lấy oxy, chúng
có thể sống sót trong môi trường nghèo oxy nhờ vào khả năng tổng hợp
hemolobine, sự hình thành hemolobine phụ thuộc vào mức độ oxy hòa tan trong

nước thông qua nhiệt độ và mật độ của Moina dubia (Đặng Ngọc Thanh, 1976).
13

 Sục khí
Sục khí không những giúp cung cấp oxy hào tan vào nước cho Moina dubia
sống mà còn làm trộn đều thức giúp gia tăng mật độ Moina dubia khi nuôi. Khi
nuôi Moina dubia duy trì một dòng chảy nhỏ trong bể cũng giúp gia tăng sự sinh
sản. Khi sục khí cần tránh điều chỉnh bọt thật mịn vì bọt mịn có thể chui vào vỏ
giáp của Moina dubia làm cho chúng nổi lên trên mặt nước và chết (Rottmann et al,
1992).
2.6.5 Tính ăn và dinh dưỡng
Kết hợp với sự vận động của chân ngực có tơ cứng, vật chất trong nước sẽ đi
vào vỏ. Các cử động sẽ đưa phần thức ăn lọc được đi vào mép bụng cổ gốc chân,
lúc này nó sẽ lôi cuốn thức ăn đi vào miệng.
Thức ăn chính của Moina dubia là tảo và nguyên sinh động vật. Tuy nhiên
Moina dubia cũng có thể ăn những thức ăn khác như chất hữu cơ đang phân hủy
(detritus) các loại. Thực tế cho thấy với phần thức ăn có kích cỡ thích hợp sẽ được
đưa vào ống tiêu hóa mà không cần sự lựa chọn nào nhưng thức ăn có kích thước
lớn khi đưa vào miệng thì nó sẽ bị đẩy ra ngoài (Dương Trí Dũng, 2009).
2.6.6 Sinh trưởng
Các chi rận nước (Daphnia) và bo bo (Moina dubia ) có quan hệ họ hàng gần
với nhau xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới và thường được gọi dưới tên chung là
Daphnia. Moina dubia có kích thước nhỏ hơn và hàm lượng protein cao hơn
Daphnia. Moina trưởng thành có kích thước từ 700 - 1000 µm trong khi con non
dài khoảng 400 µm. Kích cỡ của Daphnia trưởng thành có thể khác nhau tùy theo
điều kiện sống. Daphnia với hàm lượng Hemoglobin cao sẽ là thức ăn tốt cho cá.
Có sự khác biệt đáng kể về kích thước giữa các chi. Bo bo có kích thước tối
đa chỉ bằng một nửa rận nước. Bo bo trưởng thành (700 – 1000 μm), bo bo mới nở
(nhỏ hơn 400 μm). Bo bo ăn các loại vi khuẩn, men bia, vi tảo và mùn bã hữu cơ
(thối rữa). Vi khuẩn và nấm men có giá trị dinh dưỡng cao. Số lượng bo bo phát

triển nhanh nhất khi lượng vi khuẩn, men bia và vi tảo dồi dào. Bo bo là một trong
những sinh vật phù du có thể tiêu thụ tảo xanh Microcystis aeruginosa. Cả bã hữu
cơ động lẫn thực vật đều cung cấp năng lượng cho sự tăng trưởng của bo bo. Chất
lượng của mùn bã hữu cơ phụ thuộc vào nguồn gốc và độ tuổi của chúng.
2.6.7 Sinh sản
Hình thức sinh sản đơn tính xuất hiện trong suốt quá trình sống và xuất hiện
quanh năm, với hình thức này chỉ sinh ra con cái. Các noãn nguyên bào được giảm
phân một lần trong buồng trứng và sau đó theo ống dẫn trứng đi vào buồng phôi.
Buồng phôi là một khoang trống nằm ở phần lưng, nó được đóng hay mở nhờ vào
đuôi bụng. Tùy theo loài và điều kiện môi trường sống mà trong buồng phôi có từ
14

2-40 trứng thường thì chỉ có 10-20 trứng. Trứng trinh sản và nở trong buồng phôi
này và sẽ đưa ra ngoài khi chúng trưởng thành.
Hình thức sinh sản hữu tính xuất hiện khi môi trường có con đực. Số lượng
con đực chỉ chiếm khoảng 5% trong quần thể nhưng có khi cũng lên đến 50%. Yếu
tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện con đực được nhiều nhà nghiên cứu nhưng có lẽ là
kết quả của sự tác động của các nhân tố môi trường. Sự xuất hiện con đực là cách để
giảm đi mật độ con cái và phần chất thải; thích hợp cho môi trường có lượng thức
ăn giảm; chống chịu điều kiện nhiệt độ thay đổi quá mức chịu đựng và cuối cùng là
chịu cường độ ánh sáng quá lớn. Nếu các yếu tố này kéo dài thì hiện tượng sinh sản
hữu tính xuất hiện. Trứng này vẫn giống với trứng sinh sản đơn tính nhưng con cái
chỉ sinh ra 1 hay 2 trứng mà thôi, chúng được gọi là trứng nghĩ (cyst). Trứng thụ
tinh đi vào buồng phôi và tạo vỏ dày và sẫm. Khi sinh ra trứng nghĩ có thể chìm
xuống đáy ao, bám vào giá thể hay nổi trên mặt nước. Nhờ vỏ dày mà trứng có thể
chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt như nhiệt độ, môi trường khô ráo và kể cả sự
chịu tác động của men tiêu hóa trong ruột cá (Dương Trí Dũng, 2009) và chúng sẽ
nở thành con cái khi điều kiện môi trường thuận lợi.
Nhìn chung vòng đời Moina dubia có thể chia làm 4 giai đoạn chính: trứng,
ấu trùng, lột xác và thành thục. Trứng thoát khỏi buồng phôi sẽ phân đốt và tạo

ngay con non đến con trưởng thành khoảng 2 ngày, thời gian lột xác dài hay ngắn
tùy thuộc vào nhiệt độ và dinh dưỡng (Trần Ngọc Hải và Trần Thị Thanh Hiền,
2000).
2.7 Giá trị trong chuỗi thức ăn
Theo quá trình chuyển hóa thì sinh vật phía trước trong chuỗi (hay mạng) thức
ăn sẽ là nguồn cung cấp năng lượng cho sinh vật bậc kế tiếp, nếu mất đi một mắc
xích thì chu trình không được hoàn chỉnh và gây ra tình trạng mất cân bằng cho hệ
sinh thái trong thủy vực.
Thật vậy, nếu trong môi trường có tồn dư hàm lượng nông dược sẽ gây ảnh
hưởng đến các loài sinh vật nhạy cảm trong đó có bộ phụ Cladocera sẽ mất đi, trực
tiếp làm mất đi nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho các loài động vật lớn hơn và gián
tiếp gây ảnh hưởng đến năng lượng của toàn chuỗi thức ăn.
15



Hình 2.3: Chuỗi thức ăn trong thủy vực
(Nguồn: Dương Trí Dũng, 2009)
Với Moina dubia đây là loài sinh vật bơi chậm cung cấp khá đầy đủ các acid
amin cũng như các enzyme cần thiết cho sự phát triển của các loài thủy sinh khác
trong giai đoạn còn non. Do đó, khi loài này bị mất đi trong thủy vực sẽ tạo nên khó
khăn trong việc tìm mồi đối với các sinh vật khác.
Một số phương pháp nuôi Moina
Phương pháp nuôi theo lứa: Sử dụng một loạt các bể nuôi liên tiếp, khi tất cả tế
bào nấm, vi khuẩn, tảo đã chết hết, khoảng 5 – 10 ngày sau khi cấy, tiến hành thu
hoạch Moina sau đó nuôi lại.
Phương pháp nuôi liên tục: Đây là hình thức duy trì khoảng 2 tháng hoặc nhiều
hơn bằng cách thu hoạch từng đợt, thay nước và cho ăn đúng quy trình sẽ giữ quần
thể Moina ở trạng thái tăng trưởng nhanh hơn.
Phương pháp nuôi riêng lẻ: bể nuôi tảo và nuôi Moina dubia được giữ riêng, có

thể dẫn nước vào bể nuôi Moina dubia . Năng suất từ việc nuôi này thuận lợi nhưng
cần diệ tích lớn. khi nuôi riêng lẻ, bể nuôi vi tảo được đặt sao cho nó chảy vào bồn
Moina dubia. Sản xuất từ những bể riêng biệt có điểm bất lợi là cần nhiều diện tích
để nuôi vi tảo. tuy nhiên cũng có điểm thuận lợi là ít có khả năng lây bệnh, quản lý
tốt hơn và thu hoạch được nhiều Moina dubia hơn, Moina dubia có thể nuôi kết hợp
với thức ăn của chúng hay nuôi riêng lẻ. nuôi kết hợp đơn giản hơn nhưng nuôi
riêng lẻ lại cho kết quả tốt hơn. Ngoài ra có thể nuôi Moina dubia chung với nuôi
cấy tảo, phương pháp này đơn giản hơn nuôi riêng lẻ nhưng năng suất thấp hơn.
2.8 Những ứng dụng trong nuôi thủy sản
Moina dubia được sử dụng nhiều trong nghiên cứu làm thức ăn cho một số
loài thủy sản và là loài giá trị cung cấp dinh dưỡng khá cao, ảnh hưởng đến chất
lượng và số lượng cá giống.
16

Chúng được sử dụng dưới hai dạng: dạng tươi sống và dạng đông lạnh phục
vụ cho việc ương nuôi nhiều loài cá bột. Hàm lượng protein trung bình chiếm 50%
trọng lượng khô, những con trưởng thành thường có hàm lượng chất béo cao hơn so
với những con còn nhỏ; đối với con trưởng thành tổng lượng chất béo trên trọng
lượng khô chiếm từ 20 – 27% và từ 4 – 6 % đối với con nhỏ (Rottmann et al., 1992.
trích bởi Huỳnh Trường Giang, 2009). Ngoài ra chúng còn chứa nhiều acid amin
(alanine, glycire methyonin, …)và enzyme (Manred Grabner et al., 1981 trích bởi
Huỳnh Trường Giang, 2009 ). Do đó nó cung cấp cho cá và các loài thủy sinh vật
khá đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Moina dubia bơi lội chậm, vì vậy ấu trùng tôm cá dễ dàng được sử dụng làm
thức ăn. Việc sử dụng Moina tươi sống trong ương nuôi cá măng cho thấy cá con có
tốc độc tăng trưởng cao hơn khi cho ăn bằng Brachiunus plicatilis (Villegas et al.,
1990). Sử dụng động vật phiêu sinh dưới dạng đông lạnh đã đạt hiệu quả khi ương
nuôi cá chẽm. Sinh khối của chúng sả xuất ra được sử dụng một cách thành công
trong nuôi ấu trùng cá mú sọc và cá nhiệt đới. Sinh khối Moina dubia dưới dạng
ướp đông đã được sử dụng để nuôi trên 60 loại cá nước ngọt và nước mặn. Một số

nghiên cứu khác sử dụng Moina dubia để thay thế Artemia trong nuôi ấu trùng tôm
càng xanh Macrobrachium rosenberii. Ngoài các giá trị sử dụng trên Moina còn
góp phần trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường (Phạm Thị Kim Oanh, 2007).
Việc sử dụng nước thải sau ủ biogas để nuôi Moina dubia là một ví dụ điển hình
không chỉ góp phần xử lý các chất thải trong chăn nuôi mà còn cung cấp dinh
dưỡng cho các loài thủy sản (Huỳnh Trường Giang, 2009).
2.9 Một số nghiên cứu liên quan
Các thông tin thử nghiệm độ độc cấp tính đối với động vật không xương
sống và cá là rất hữu ích trong quá trình tiến hành đánh giá độ độc. Cá có ngưỡng
độc cao hơn động vật không xương sống từ 2 – 6 lần, chẳng hạn như giá trị LC50 –
96 giờ của methyl parathion đối với cá vàng là 9000 µg/L, cá chép 7130 µg/L, cá
mang xanh là 4380 µg/L. Trong khi đó ở Simocephalus, Daphnia magna, Technura
có giá trị LC50 – 96 giờ của methyl parathion lần lượt là 0,37 µg/L; 0,14 µg/L; 33
µg/L (Johnson và Fimley, 1980 được trích dẫn bởi Nguyễn Đel, 2009 ).
Diazinon khá độc đối với các loài thủy sinh vật. Nồng độ gây độc cấp tính
của Diazinon (LC50 hoặc EC50) đối với đa số loài thủy sinh vật thường nhỏ hơn 1
mg/L. Giá trị LC50 của Diazinon đối với các nhóm giáp xác bậc thấp như nhóm
giáp xác râu ngành nhỏ hơn các nhóm tôm và cá (Bảng 2.5); nồng độ Diazinon
trong nước trên ruộng lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long sau một giờ phun cao hơn
giá trị LC50 của các nhóm giáp xác bậc thấp nhiều lần. Qua đó cho thấy ở nồng độ
thấp dù chưa gây chết tôm, cá nhưng đã làm chết các nhóm giáp xác bậc thấp vốn là
17

thức ăn cho các loài tôm, cá. Như vậy, Diazinon đã gây ảnh hưởng gián tiếp đến các
loài tôm, cá có giá trị thưc phẩm hay kinh tế cho con người.
Bảng 2.4: Nồng độ Diazinon (µg/L) gây chết 50% sinh vật trong 96 giờ phơi nhiễm
Loài thủy sinh vật LC50 – 96 giờ Loài thủy sinh vật LC50 – 96 giờ
Ceriodaphnia dubia
(Cladocera)
0,493 Channa striata 230

Daphnia magna
(Cladocera)
1,02 Oncorhynchus mykiss 839
Acartia tonsa
(Copepod)
2,57 Cyprinus carpio 2490
Penaeus aztecus
(Tôm nước lợ)
28 Tubifex 3160
Macrobrachium
rosenbergii
390 Carassius auratus 9000

Hàm lượng oxy hòa tan khác nhau cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, sinh
trưởng và sinh sản của một số loài phiêu sinh động vật. Các loài Daphnia magna,
Daphnia pulex, Hyalella azteca, và Gammarus lacustris khi tiếp xúc với điều kiện
oxy hòa tan thấp trong phòng thí nghiệm, kết quả cho thấy có hai giá trị LC50 - 48
giờ đối với loài Daphnia magna là 0,6 và 0,7 mg/L, khi hàm lượng oxy hòa tan từ
0,6-0,9 mg/L đã gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của Daphnia magna. Đối với
loài Daphnia pulex, giá trị LC50 48 giờ là 0,5 mg/L, LC50 96 giờ có hai giá trị là
0,4 và 0,7 mg/L. Hàm lượng oxy hòa tan từ 1,6 – 2,1 mg/L đã gây ảnh hưởng đến
khả năng sinh sản. Tương tự đối với Hyalella azteca giá trị LC50-96 giờ và 30 ngày
< 0,3 mg/L và với loài Gammarus lacustris giá trị LC50 7 ngày là < 0,2 mg/L
(Nebeker et al., 1992) (
Theo Pablo et al., 2008, sự nhạy cảm của tất cả các loài thuộc bộ phụ
Cladocera bao gồm Ceriodaphnia dubia, Daphnia carinata và Moina australiensis
trong thí nghiệm độc học với thuốc trừ sâu hoạt chất Chlorpyrifos là tương tự nhau
với giá trị LC50 nằm trong khoảng 0,07 – 0,10 µg/L. Giá trị LC50 của Chlorpyrifos
đối với C. cf. dubia, D. carinata và Moina australiensis lần lượt là 0,09; 0,07 và
0,10 µg/L, nhận thấy rằng độc tính của Chlorpyrifos đối với C. cf. dubia là cao nhất,

tiếp đến là D. carinata và cuối cùng là Moina australiensis. Như vậy nếu trong
thủy vực có dư lượng chất ô nhiễm Chlorpyrifos thì Ceriodaphnia dubia là loại bị
tác động trước nhất và sẽ mất đi nguồn thức ăn cho các sinh vật khác trong thủy
vực.
Một nghiên cứu khác của Hayasaka et al (2012) thì kết quả độc cấp tính
EC50–48 giờ của Imidacloprid và Fipronil đối với 5 loài thuộc bộ phụ Cladocera
được thê hiện trong Bảng 2.5.

×