Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Đề thi HKII lớp 8 môn Ngữ Văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.96 KB, 1 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - Năm học 2010-2011
Môn : Ngữ văn – Lớp 8 ( Thời gian làm bài 90 phút ).
I. Trắc nghiệm : (2,5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn chữ
cái đứng trước câu trả lời đúng.
1. Văn bản “Chiếu dời đô ”của Lý Công Uấn được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
A.Tự sự B.Thuyết minh. C.Biểu cảm D.Lập luận .
2. Văn bản “Nước Đại Việt ta “được trích từ tác phẩm nào?
A.Chiếu dời đô. B.Bình Ngô đại cáo. C.Hịch tướng sĩ. D.Bàn luận về phép học.
3. Nguyễn Trãi hiệu là :
A.Thanh Hiên B.Bạch Vân cư sĩ C.Ức Trai D.Hải Thượng lãn ông.
4. Tác phẩm “Hịch tướng sĩ” được viết vào thời kì nào ?
A.Thời kỳ nước ta chống quân Tống . B.Thời kỳ nước ta chống quân Thanh.
C.Thời kỳ nước ta chống quân Nguyên. D.Thời kỳ nước ta chống quân Minh.
5. Nhận xét nào đúng trong các nhận xét sau ?
A.Hịch được viết bằng văn xuôi . B. Hịch được viết bằng văn vần.
C.Hịch được viết bằng văn biền ngẫu. D. Hịch được viết bằng văn xuôi, văn vần.
6. Trong bài thơ “ Nhớ rừng ” của Thế Lữ, những chi tiết nào dưới đây diễn tả cảnh núi
rừng đại ngàn, lớn lao, dữ dội, phi thường ?
A.Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.
B. Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc.
C.Cảnh sơn lâm bóng cả, cây già, với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi.
D.Tất cả đều đúng.
7. Kiểu hành động nói nào được sử dụng trong đoạn trích sau:
“Như nước đại Việt ta từ trước - Vốn xưng nền văn hiến đã lâu – Núi sông bờ cõi đã
chia – phong tục Bắc Nam cũng khác ”
A. Hành động trình bày. B. Hành động hỏi.
C. Hành động bộc lộ cảm xúc. D. Hành động điều khiển.
8. Câu : “ Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc ” là kiểu câu gì ?
A.Câu cảm thán. B. Câu nghi vấn. C. Câu cầu khiến . D.Câu phủ định .
9. Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết câu phủ định ?
A. Là câu có những từ ngữ cảm thán như: biết bao, ôi, thay,


B. Là câu có ngữ điệu phủ định.
C. Là câu có những từ ngữ phủ định như :không, chẳng, chưa,
D. Là câu có sử dụng dấu chấm than .
10. Trật tự từ của câu nào nhấn mạnh đặc điểm của sự vật ?
A. Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.(Tố Hữu)
B. Quê hương anh nước mặn đồng chua.(Chính Hữu)
C. Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội.(Nguyễn Đình Thi)
D. Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.(Quang Dũng )
II. Tự luận : (7,5 điểm).
Câu 1.(1,5 điểm) Trình bày sơ đồ lập luận của văn bản Bàn luận về phép học của La Sơn
Phu Tử - Nguyễn Thiếp ?
Câu 2. (6,0 điểm) Thiên nhiên là người bạn tốt của con người. Con người cần yêu mến và
bảo vệ thiên nhiên. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

×