Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp liên doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.9 KB, 29 trang )

Lời Cảm Ơn
Xin chân thành cảm ơn thầy Hồ Văn Phú-giáo viên hướng dẫn-người cung
cấp cho em những thông tin quý báu và đã tận tình giúp đỡ em thực hiện đề tài.
Cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ giảng dạy khoa luật kinh tế- đại học phương
đông cùng các cán bộ của toà án nhân dân huyện thanh trì và gia đình, bạn bè đã
tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Do thời gian và trình độ có hạn và lại phải xử lý một khối lượng những
thông tin có liên quan. Mặc dù đã được hoàn thành song khó có thể tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến, chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn để nâng cao nhận thức và tiếp tục
nghiên cứu, hoàn thiện đề tài khi có điều kiện.
2
Lời Nói Đầu
Trong thời đại ngày nay, không một quốc gia nào trên thế giới dù đó
là quốc gia phát triển lại có thể tiếp tục phát triển hoặc các quốc gia đang
phát triển muốn phát triển mà lại đứng biệt lập, tách rời quan hệ kinh tế với
các nước khác. Xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới là một trong những
xu hướng vận động chủ yếu trong đời sống kinh tế quốc tế hiện nay. Xu thế
quốc tế hoá đời sống kinh tế là một yếu tố khách quan, bắt nguồn từ sự
khác biệt về điều kiện địa lý tự nhiên giữa các quốc gia trên thế giới và sự
phát triển không đồng đều của lực lượng sản xuất dẫn đến sự mở cửa để hội
nhập với các nền kinh tế quốc tế trở thành điều kiện bắt buộc để phát triển.
Như vậy thì các quốc gia trên thế giới muốn tồn tại và phát triển thì không còn
cách nào khác là phải tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế.
Việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế là yêu cầu rất cấp bách để xây
dựng nền kinh tế phát triển nhanh ở nước ta. Muốn phát triển nền kinh tế
lạc hậu, thiếu vốn, thiếu những kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước
ngoài thì đầu tư nước ngoài đã trở nên một vấn đề quan trọng và cần thiết
để phát triển nền kinh tế. Thông qua đầu tư nước ngoài thì nước tiếp nhận
đầu tư có thể tranh thủ huy động được nguồn vốn, công nghệ, kỹ thuật hiện
đại của nước ngoài, tiếp thu được những kinh nghiệm quản lý tiên tiến của


nước ngoài. Không những thế đầu tư nước ngoài còn là cơ hội để tìm kiếm
thị trường bên ngoài, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới.
Nắm bắt được tình hình thực tế đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VI (tháng 12 năm 1986) đã đề ra những chính sách hết sức đúng đắn, đánh
dấu bước chuyển biến quan trọng, xoá bỏ hoàn toàn cơ chế quan liêu bao
cấp cũ. Một trong những bước chuyển biến lớn trong định hướng đổi mới
kinh tế, thể chế hoá đường lối của Đại hội VI là việc ban hành luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam năm 1987.
Từ khi được ban hành, luật đầu tư nước ngoài của nước ta đã được
các nhà đầu tư coi là hấp dẫn, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo cơ sở pháp
lý thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên để
phù hợp với thực trạng đầu tư ở từng giai đoạn, Luật đầu tư nước ngoài đã
được sửa đổi bổ sung lần thứ nhất năm 1990 và lần thứ hai năm 1992, mặc
dù vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Để thu hút có hiệu quả nguồn vốn
đầu tư trực tiếp của nước ngoài với quy mô lớn, chất lượng cao hơn phục vụ
mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì Nhà nước ta đã ban hành luật
3
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 thay thế cho các văn bản luật về
đầu tư nước ngoài từ trước tới nay.
Trong nội dung của đề tài này chúng ta chỉ đề cập đến địa vị pháp lý
của doanh nghiệp liên doanh, là một trong ba hình thức của đầu tư trực tiếp
nước ngoài.
Chuyên đề này đã được trình bày như sau:
Chương I - Khái niệm doanh nghiệp liên doanh theo luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam.
Chương II - Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp liên doanh
theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Chương III - Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp liên doanh.
4
Chương I

Khái niệm doanh nghiệp liên doanh theo luật
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
1 - Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp liên doanh trước
khi có luật đầu tư năm 1987.
Theo điều lệ về đầu tư của nước ngoài ở nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thì chưa đưa ra khái niệm doanh nghiệp liên doanh mà chỉ
nên ra hình thức đầu tư là: xí nghiệp hoặc Công ty hỗn hợp. Hình thức
này chính là tiền đề cho sự ra đời của xí nghiệp liên doanh được quy định
trong luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987.
Về hình thức xí nghiệp hoặc Công ty hỗn hợp luôn phải có hai loại
chủ thể là bên nước ngoài và bên Việt Nam. Bên nước ngoài có thể là xí
nghiệp, Công ty, tổ chức tư nhân, tổ chức Nhà nước, tổ chức quốc tế hoặc
từng cá nhân. Bên Việt Nam là một tổ chức kinh tế quốc doanh Việt Nam.
Hai bên hùn vốn lập một xí nghiệp hoặc Công ty hỗn hợp dưới hình thức
Công ty vô danh hoặc Công ty trách nhiệm có hạn.
Xí nghiệp hoặc Công ty hỗn hợp là một pháp nhân, thành lập theo
luật pháp Việt Nam, hoạt động theo các điều khoản của hợp đồng hợp
doanh và điều lệ của xí nghiệp hoặc Công ty hỗn hợp.
- Hình thức xí nghiệp hoặc Công ty hỗn hợp quy định phần vốn do
bên nước ngoài đầu tư góp vốn vào xí nghiệp hoặc công ty hỗn hợp là ít
nhất phải bằng 30% và nhiều nhất không quá 49% tổng số vốn. Việc quy
định phần vốn góp của bên nước ngoài tối đa không quá 49% là rất phi thực
tế bởi vì các doanh nghiệp quốc doanh Việt Nam trong thời kỳ này rất thiếu
vốn không thể nào góp được đến 51% tổng số vốn. Việc quy định như vậy
đã trực tiếp cản trở đầu tư theo hình thức xí nghiệp hoặc Công ty hỗn hợp.
Trong thời kỳ này Điều lệ về đầu tư nước ngoài năm 1977 ra đời chủ
yếu là kêu gọi sự đầu tư của những nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa
cho nên có rất nhiều hạn chế. Trong điều lệ quy định chủ thể tham gia hình
thức xí nghiệp hoặc Công ty hỗn hợp chỉ bó hẹp trong các thể nhân và
pháp nhân nước ngoài với tổ chức kinh tế quốc doanh Việt Nam. Đồng thời

việc quy định thời hạn đầu tư ngắn từ 10 15 năm.
Quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài không được bảo đảm thêm vào
đó Nhà nước lại can thiệp sâu sắc vào các hoạt động sản xuất kinh doanh.
5
Điều lệ đầu tư nước ngoài năm 1977 lại là văn bản dưới luật vì vậy nó
không đảm bảo được tính có hiệu lực của nó.
Vì vậy, trong suốt 10 năm (từ 1977 1987) kể từ khi ban hành Điều
lệ về đầu tư nước ngoài năm 1977 thì không có một dự án đầu tư nào được
thực hiện dưới hình thức đầu tư xí nghiệp hoặc Công ty hỗn hợp.
2 - Sau khi có luật đầu tư năm 1987 cho đến nay.
2.1. Theo luật đầu tư nước ngoài năm 1987 thì hình thức đầu tư xí
nghiệp hoặc Công ty hỗn hợp đã được chuyển thành hình thức xí nghiệp
hoặc Công ty liên doanh, gọi chung là xí nghiệp liên doanh.
Xí nghiệp liên doanh là xí nghiệp do bên nước ngoài và bên Việt
Nam hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng kinh doanh hoặc
hiệp định ký giữa chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với chính
phủ nước ngoài.
Trong luật đầu tư nước ngoài năm 1987 đã quy định Bên Việt Nam
là một bên gồm một hoặc nhiều tổ chức kinh tế Việt Nam có tư cách pháp
nhân; các tư nhân Việt Nam có thể chung vốn với tổ chức kinh tế Việt Nam
thành bên Việt nam để hợp tác kinh doanh với bên nước ngoài. Đối với
Bên nước ngoài là một bên gồm một hoặc nhiều tổ chức kinh tế có tư
cách pháp nhân hoặc cá nhân nước ngoài. Như vậy ta có thể thấy chủ thể
của bên Việt Nam tham gia xí nghiệp liên doanh đã được mở rộng một cách
đáng kể nó không chỉ bó hẹp là các tổ chức kinh tế quốc doanh Việt Nam mà
bất cứ tổ chức kinh tế nào có tư cách pháp nhân đều có thể tham gia hợp tác đầu
tư với nước ngoài.
Hai bên tức là bên Việt Nam và bên nước ngoài được hợp tác với
nhau để thành lập xí nghiệp liên doanh. Xí nghiệp liên doanh có tư cách
pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.

Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 quy định phần góp vốn của bên
nước ngoài vào vốn pháp định của xí nghiệp liên doanh không bị hạn chế về
mức cao nhất theo sự thoả thuận của hai bên nhưng mức thấp nhất là không
được dưới 30% tổng số vốn.
2.2. Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi bổ sung năm 1990 nên khái niệm
xí nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác
thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký
giữa chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với chính phủ nước
6
ngoài hoặc là xí nghiệp mới do xí nghiệp liên doanh hợp tác với tổ chức, cá
nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
Từ khái niệm trên ta có thể thấy luật đầu tư sửa đổi, bổ sung năm 90
đã thừa nhận mọi tổ chức kinh tế Việt Nam có tư cách pháp nhân được hợp
tác kinh doanh với tổ chức cá nhân nước ngoài hay nói một cách khác là
luật đã cụ thể hoá chủ thể đầu tư phía Việt Nam bằng cách quy định đó là
các pháp nhân. Ngoài ra luật còn đề cập đến vai trò của doanh nghiệp tư
nhân các tổ chức kinh tế tư nhân Việt Nam được hợp tác kinh doanh với tổ
chức cá nhân nước ngoài trong lĩnh vực điều kiện do Hội đồng bộ trưởng
quy định có thể nói việc quy định mở rộng các đối tượng của bên Việt
Nam được tham gia hợp tác đầu tư đã làm cho nhà đầu tư nước ngoài dễ
dàng tìm kiếm đối tác để tiến hành liên doanh.
Về hình thức liên doanh nhiều bên thì luật đầu tư sửa đổi bổ sung
năm 1990 đã thừa nhận hình thức liên doanh nhiều bên là bên Việt Nam và
các bên Việt Nam hoặc là các bên nước ngoài và các bên Việt Nam.
Ngoài ra luật cũng đã cụ thể hoá hình thức liên doanh mới là xí
nghiệp liên doanh được hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài để thành
lập xí nghiệp liên doanh mới tại Việt Nam.
Như vậy hợp đồng liên doanh là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc
nhiều bên về việc thành lập xí nghiệp liên doanh với tổ chức, cá nhân nước
ngoài để thành lập xí nghiệp liên doanh mới tại Việt Nam.

2.3. Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi bổ sung năm 1992 vẫn giữ
nguyên khái niệm xí nghiệp liên doanh theo luật đầu tư nước ngoài sửa đổi
bổ sung năm 1990. Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 1992 chỉ có quy
định lại về chủ thể Bên Việt Nam là một bên gồm một hoặc nhiều doanh
nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế.
Như vậy, luật sửa đổi 92 đã mở rộng hơn nữa cho các đối tượng có
địa vị pháp lý độc lập được phép hợp tác đầu tư với bên nước ngoài. Với
quy định này thì các doanh nghiệp tư nhân cũng được coi là chủ thể chính
thức của luật đầu tư.
3 - Khái niệm doanh nghiệp liên doanh.
Điều 2, khoản 7: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996:
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp
tác thành lập tại Việt Nam trên bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại
Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa chính phủ
7
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước ngoài hoặc
doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh
nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư
nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại Việt
Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa Bên hoặc các Bên Việt Nam
với Bên hoặc các Bên nước ngoài để đầu tư, kinh doanh tại Việt nam.
Bên Việt Nam là một bên gồm một hoặc nhiều hoặc nhiều nhà đầu
tư nước ngoài.
Doanh nghiệp liên doanh mới là doanh nghiệp được thành lập giữa
doanh nghiệp liên doanh đã được phép hoạt động tại Việt Nam với nhà đầu
tư nước ngoài hoặc với doanh nghiệp Việt Nam hoặc với doanh nghiệp liên
doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã được phép hoạt động tại Việt
Nam.
Trong trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp liên doanh có thể được

thành lập trên cơ sở hiệp định ký kế giữa chính phủ Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam với chính phủ nước ngoài.
Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức Công ty trách
nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam; mỗi bên
liên doanh chịu trách nhiệm đối với bên kia, với doanh nghiệp liên doanh
trong phạm vi phần vốn góp của mình vào vốn pháp định.
4 - So sánh doanh nghiệp liên doanh với các hình thức đầu tư khác.
4.1. Doanh nghiệp liên doanh với hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Giống nhau:
- Cả hai hình thức doanh nghiệp liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh
doanh đều là những hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài được quy định
trong luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996.
- Cả hai hình thức doanh nghiệp liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh
doanh đêù có sự hợp tác giữa hai bên hoặc nhiều bên có quốc tịch khác
nhau trên cơ sở cùng góp vốn, cùng tham gia quản lý, cùng phân phối lợi
nhuận và cùng chia sẻ rủi ro.
Khác nhau:
- Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều
bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc
hiệp định ký giữa chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
8
chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên
doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức Công ty trách
nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. Mỗi bên
liên doanh chịu trách nhiệm đối với bên kia, với doanh nghiệp liên doanh
trong phạm vi phần vốn góp của mình vào vốn pháp định.
Doanh nghiệp liên doanh là một mối liên kết lâu dài giữa các bên để
cùng thực hiện các hoạt động kinh doanh với thời hạn kéo dài hàng chục năm.

Các cam kế trong doanh nghiệp liên doanh chặt chẽ hơn cả về mặt
kinh doanh lẫn về mặt pháp lý.
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc
nhiều bên để tiến hành hoạt động đầu tư mà không thành lập pháp nhân.
Trong việc hợp doanh, các bên cùng nhau tiến hành nội dung hợp doanh,
các bên thoả thuận trách nhiệm và phân bố kết quả kinh doanh tuỳ theo khả
năng của mỗi bên. Bên nước ngoài thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ
tài chính khác theo luật đầu tư nước ngoài. Bên Việt nam thực hiện nghĩa vụ
thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo các quy định của pháp luật áp dụng
đối với doanh nghiệp trong nước.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh do đại diện có thẩm quyền của các bên
hợp doanh ký.
Trong hợp đồng hợp tác kinh doanh các bên thoả thuận với nhau
mềm dẻo hơn do các bên tham gia vẫn giữ nguyên tư cách của mình.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là một mối quan hệ bạn hàng ngắn hạn
diễn ra có tính chất tức thời để thực hiện các hoạt động kinh doanh đơn lẻ, nhỏ hẹp.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh nhiều khi được gọi là liên doanh theo vụ việc.
4.2. Doanh nghiệp liên doanh với doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước
ngoài.
Giống nhau:
Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước
ngoài đều là những pháp nhân của nước Việt Nam và chịu sự quản lý của hệ
thống pháp luật nước Việt Nam.
Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước
ngoài đều được thành lập theo hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư
cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.
Khác nhau:
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở
hữu của nhà đầu tư nước ngoài do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt
9

Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh trong khuôn
khổ pháp luật nước sở tại.
Doanh nghiệp liên doanh có sự tham gia quản lý của bên nước sở tại.
Các bên tham gia của nước sở tại trong doanh nghiệp liên doanh có quyền
ra quyết định theo tỷ lệ góp vốn vào vốn pháp định tức là quyền lực của bên
nước ngoài bị chia sẻ cho bên nước sở tại trong doanh nghiệp liên doanh.
10
Chương II
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp liên doanh
theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996.
I - Vấn đề thành lập, giải thể, thanh lý, phá sản
doanh nghiệp liên doanh
1. Vấn đề thành lập của doanh nghiệp liên doanh.
1.1. Thủ tục thành lập:
Doanh nghiệp liên doanh được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở các
bên tham gia liên doanh thoả thuận ký kết hợp đồng liên doanh. Nội dung
của hợp đồng liên doanh phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
- Quốc tịch, địa chỉ, đại diện có thẩm quyền của các bên liên doanh.
- Mục tiêu và phạm vi kinh doanh.
- Vốn đầu tư, vốn pháp định, tỷ lệ góp vốn pháp định, phương thức,
tiến độ góp vốn và tiến độ xây dựng doanh nghiệp.
- Sản phẩm chủ yếu, tỉ lệ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
- Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Sửa đổi và chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng, điều kiện
kết thúc, giải thể doanh nghiệp.
- Giải quyết tranh chấp.
Hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư: Sau khi ký kết hợp đồng liên doanh
thì các bên hoặc một trong các bên hoặc nhà đầu tư nước ngoài gửi cho cơ
quan cấp Giấy phép đầu tư hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư. Hồ sơ xin cấp

Giấy phép đầu tư gồm có:
- Đơn xin cấp Giấy phép đầu tư.
- Hợp đồng liên doanh.
- Điều lệ doanh nghiệp liên doanh.
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các bên
tham gia liên doanh.
- Giải trình kinh tế - kỹ thuật.
- Các hồ sơ khác có liên quan.
Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ thì
chậm nhất trong thời hạn 60 ngày phải xem xét và quyết định cho nhà đầu
11
tư. Quyết định chấp thuận được thông báo dưới hình thức Giấy phép đầu tư.
Giấy phép đầu tư là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Trong hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư phải có điều lệ của doanh
nghiệp liên doanh cho nên các bên tham gia liên doanh phải lập điều lệ của
doanh nghiệp liên doanh. Điều lệ của doanh nghiệp liên doanh phải có
những nội dung chủ yếu sau:
- Quốc tịch, địa chỉ, đại diện có thẩm quyền của các bên liên doanh,
tên, địa chỉ của doanh nghiệp.
- Mục tiêu và phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp.
- Vốn đầu tư, vốn pháp định, tỷ lệ góp vốn pháp định, phương thức và
tiến độ góp vốn pháp định.
- Số lượng, thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn và nhiệm kỳ của Hội
đồng quản trị, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc và các phó Tổng
giám đốc của doanh nghiệp.
- Đại diện của doanh nghiệp trước toà án, trọng tài và cơ quan Nhà
nước Việt Nam.
- Các nguyên tắc về tài chính.
- Tỷ lệ phân chia lãi và lỗ cho các bên liên doanh.
- Thời hạn hoạt động, kết thúc và giải thể doanh nghiệp.

- Quan hệ lao động trong doanh nghiệp, kế hoạch đào tạo cán bộ
quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ, và công nhân.
- Thủ tục sửa đổi điều lệ doanh nghiệp liên doanh.
Như vậy doanh nghiệp liên doanh được thành lập và hoạt động kể từ
ngày được cấp Giấy phép đầu tư. Sau khi được cấp Giấy phép đầu tư thì
doanh nghiệp liên doanh phải công khai hoá hoạt động của doanh nghiệp
bằng cách là phải bố cáo trên báo Trung ương và địa phương những thông
tin chính được quy định trong Giấy phép đầu tư.
1.2. Bộ máy quản lý của doanh nghiệp liên doanh:
Doanh nghiệp liên doanh khi đi vào hoạt động thì phải tổ chức bộ
máy quản lý của doanh nghiệp bao gồm:
- Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo của doanh nghiệp liên doanh.
Hội đồng quản trị bao gồm đại diện của các bên tham gia liên doanh, chủ
tịch hội đồng quản trị do các bên thoả thuận cử ra, các thành viên khác của
Hội đồng quản trị là đại diện của các bên tham gia liên doanh cử ra theo tỷ
lệ tương ứng với phần vốn góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp liên

×