Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

KẾ HOẠCH CHỈ đạo THỰC HIỆN NHIỆM vụ GIÁO dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.03 KB, 15 trang )

UBND HUYỆN .
TRƯỜNG THCS .
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
., ngày 18 tháng 9 năm 2015
KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁO DỤC
NĂM HỌC 2015-2016
NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
- Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng; Nghị
quyết số 12-NQ/TU của ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh; Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ huyện . lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015-2020; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
xã . lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2015-2020; Nghị quyết Đại hội chi bộ trường THCS .
nhiệm kỳ 2014-2016;
- Chỉ thị số 3131/CT-BGDĐT ngày 25/8/2015 của Bộ GD&Đ về nhiệm vụ
trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và
giáo dục chuyên nghiệp năm học 2015-2016;
- Quyết định số 862/QĐ-UBND ngày 11/8/2015 của chủ tịch UBND tỉnh
Bắc Ninh ban hành khung thời gian năm học 2015-2016;
- Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 01/9/2015 về nhiệm vụ trọng tâm của giáo
dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên
nghiệp Bắc Ninh năm học 2015-2016;
- Phương hướng nhiệm vụ năm học 2015-2016 của toàn ngành và của từng
cấp học;
- Kết luận chỉ đạo của chủ tịch UBND Huyện ( tại Hội nghị tổng kết năm
học 2014-2015; phương hướng nhiệm vụ năm học 2015-2016 ngày 26/8/2015 );
- Công văn số 562/HD-PGD ngày 11/9/2015 và công văn số 572
/PGD&ĐT/KH-THCS ngày 15/9/2015 của Phòng GD&ĐT . về hướng dẫn xây
dựng kế hoạch và nhiệm vụ năm học 2015-2016;
- Chủ đề năm học 2015-2016: “ Tiếp tục Đổi mới phương pháp dạy học và
cải cách hành chính toàn ghành”;
- Căn cứ vào tình hình địa phương: Chính trị ổn định, Kinh tế phát triển.


Lãnh đạo xã quan tâm tập trung đầu tư XD CSVC trường học. Phụ huynh HS tâm
huyết ủng hộ giáo dục. Hội khuyến học các cấp đã hoạt động có hiệu quả.
- Căn cứ vào tình hình nhà trường: Thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2014-
2015. Các điều kiện cho năm học 2015-2016 tương đối tốt, riêng bàn ghế học sinh
rất cũ, kém về chất lượng, không đồng đều về kích cỡ.
Phần một: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
NĂM HỌC 2014-2015
V. ĐÁNH GIÁ CHUNG.
1. Ưu điểm
- Tập thể đoàn kết, có ý thức xây dựng tập thể cao, luôn vui vẻ hòa hợp, có
tinh thần dám nghĩ và dám làm chất lượng thực chất, nỗ lực phấn đấu và đạt thành
tích cao.
- Tổ chức các phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp, thiết thực trong suốt
năm học và đến tất cả mọi người. Phối hợp, tham gia tốt các phong trào của địa
phương, được địa phương đánh giá, ghi nhận tốt.
- Tập trung thực hiện xuất sắc chủ đề năm học: Làm đẹp trường và sáng tạo,
hiệu quả trong đổi mới phương pháp dạy học.
- Chất lượng giáo dục toàn diện đạt được độ thực chất và khá cao, chất
lượng đồng đều hơn mọi năm.
- Chất lượng mũi nhọn giáo viên giỏi, học sinh giỏi: cao và ổn định.
- Công tác xã hội hóa giáo dục tiến bộ, thiết thực, kinh phí lớn và mang tính
toàn diện cao. Công nghệ thông tin luôn là đơn vị mạnh. CSVC được quan tâm,
đầu tư đáng kể, khá kịp thời phục vụ cho hoạt động dạy và học.
2. Nhược điểm
- Đội ngũ thiếu nhiều trong thời gian dài; tỷ lệ giáo viên mới, giáo viên dạy
hợp đồng cao nên kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy còn hạn chế, tâm lý đôi khi
còn chưa thực sự yên tâm, không đủ điều kiện dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện
nên ảnh hưởng rất lớn đến xếp thi đua của nhà trường,
- Về kinh phí cho các hoạt động đặc biệt công tác mũi nhọn mới chỉ là tiếp
thu ý kiến của mọi người và đáp ứng được một phần nhỏ, hoàn toàn chưa cân xứng

với sự nhiệt tình, công sức, chất xám cống hiến của giáo viên.
* Nguyên nhân
- Địa phương: Quê hương có truyền thống hiếu học. Tình hình an ninh
chính trị ổn định, kinh tế phát triển, nhận thức, đời sống vật chất tinh thần của nhân
nhân ngày càng được nâng lên
- Có sự quan tâm, chỉ đạo, đầu tư của PGD&ĐT ., Đảng ủy, HĐND,
UBND xã Sự quan tâm, phối hợp, giúp đỡ của các lực lượng giáo dục đặc biệt
của PHHS, BĐD PHHS
- Nhà trường được đầu tư CSVC mạnh khang trang hiện đại từ nhiều năm
nay và vẫn thường xuyên được đầu tư, tu bổ. Nhà trường có truyền thống dạy tốt
học tốt. Đội ngũ cán bộ giáo viên đoàn kết, nhiệt tình, chăm chỉ, năng động, có
trách nhiệm với nhà trường, trách nhiệm cao trong công việc
Phần hai: MỤC TIÊU NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2015-2016
I. Mục tiêu chung
Một là: Tiếp tục xây dựng và giữ gìn khối đoàn kết trong tập thể cán bộ
giáo viên, học sinh, PHHS; giữ vững kỷ cương nề nếp, xây dựng môi trường giáo
dục lành mạnh, cảnh quan nhà trường đẹp, được công nhận lại trường chuẩn Quốc
gia vào năm 2016.
2
Hai là: Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường
nhiều hoạt động thiết thực, phong phú, bổ ích. Đặc biệt chú trọng giáo dục tư
tưởng, tình cảm, lối sống cao đẹp và tinh thần ham học cho học sinh.
Ba là: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Giữ vững chất lượng giáo
dục mũi nhọn giáo viên giỏi, học sinh giỏi. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục,
duy trì tốt ngày truyền thống 18/11 hàng năm.
II. - Nhiệm vụ trọng tâm nổi trội có tính đột phá
1. Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cảnh quan sư phạm, thực hiện
có hiệu quả về cải cách hành chính.
2. Nâng cao chất lượng văn hóa đại trà một cách thực chất, tiếp tục nâng

cao chất lượng đầu vào THPT.
III. Nhiệm vụ cụ thể
A. Chỉ tiêu, nhiệm vụ
Nhiệm vụ I: Tiếp tục Đổi mới nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý.
1.Công tác tham mưu
a- Những nội dung tham mưu
- Tiếp tục tham mưu làm đổi mới nhận thức của các cấp, các ngành, các lực lượng
tgiáo dục rong xã hội hiểu sâu hơn về vị trí và vai trò của giáo dục, về “ Đổi mới
căn bản toàn diện giáo dục đào tạo”.
- Tham mưu về xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất cho công nhận lại trường chuẩn
Quốc gia vào năm 2016.
- Tham mưu về đầu tư kinh phí cho các hoạt động, cho công tác thi đua khen
thưởng
b - Các giải pháp để đạt được.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền
- Tranh thủ sự ủng hộ và lợi thế của địa phương để thực hiện kế hoạch huy động
xây dựng cơ sở vật chất trường học và quỹ khuyến học, khuyến tài.
- Phối hợp tốt với các lực lượng giáo dục
- Coi trọng công tác sơ tổng kết, đảm bảo sự minh bạch trong công tác xã hội hoá
c- Thực hiện mối quan hệ công tác theo Quyết định 223/2013/QĐ-UBND ngày
21/6/2013 của UBND tỉnh Bắc Ninh
- Nội dung: Như trong quyết định
- Biện pháp: Nghiên cứu kỹ, nếu cần có thể trao đổi hoặc hỏi cấp trên để áp dụng
đúng văn bản.
2- Công tác quản lý:
3
2.1. Chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học ( đại trà và mũi nhọn ):
- Công tác tư tưởng
+ Làm tốt công tác tư tưởng, nhận thức tầm quan trọng của nhiệm vụ này trong
đội ngũ, chuyển trách nhiệm làm chất lượng của nhà trường cho từng cán bộ giáo

viên, đặc biệt tinh thần, thái độ làm chất lượng là nhiệt tình, trách nhiệm, sáng tạo,
tự giác, chủ động và cũng vì danh dự của cá nhân, nhà trường và tương lai của học
sinh.
+ Đồng thời giáo dục học sinh về tầm quan trọng đặc biệt của yêu cầu học tập
trong lứa tuổi của các em.
- Công tác chuyên môn
+ Phân loại học sinh thành các lớp có trình độ gần nhau để giảng dạy có hiệu quả
hơn, phân loại trình độ học sinh sớm ngay từ hè, có điều chỉnh vào 2 kỳ trong
năm học theo sự tiến bộ của học sinh
+ Bồi dượng học sinh giỏi sớm, liên tục, bằng nhiều hình thức linh hoạt, với thời
lượng bồi dưỡng lớn. Phụ đạo học sinh yếu cũng như vậy.
+ Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh học thêm tự nguyện
+ Các giờ dạy đều phải có đồ dùng dạy học của cả giáo viên và học sinh, được
thống kê theo từng tuần, được xếp thứ vào cuối kỳ, cuối năm học. Giáo viên kiểm
tra đồ dùng và đề nghị trang bị thêm nếu cần.
+ Tăng cường chất lượng bài soạn, chuẩn bị bài lên lớp
+ Tăng cường kiểm tra, đổi mới kiểm tra đánh giá
+ Khai thác, ứng dụng tối đa về CNTT, các phòng thực hành, phòng học thông
minh.
+ Tăng cường công tác bồi dưỡng đặc biệt về chuyên môn, nghiệp vụ: Nghiên cứu
nâng cao kiến thức bằng nhiều hình thức, nghiên cứu bài dạy, dự giờ, trao đổi
chuyên môn, Coi trọng công tác dự giờ, rút kinh nghiệm
+ Quan trọng nhất là chất lượng giờ lên lớp.
- Công tác phối hợp
+ Có hình thức thưởng học sinh học tốt theo tuần theo từng môn học để học sinh
càng hăng hái, thi đua học tập, học tốt từng đơn vị kiến thức thì cả kỳ cả năm kiến
thức kỹ năng sẽ vững chắc thành thục.
+ Mọi hoạt động của học sinh ở trường, đặc biệt về đạo đức, thái độ học tập, kết
quả học tập đều được trao đổi hai chiều đến PHHS theo từng tháng.
2.2. Công tác cải cách hành chính

- Tuyên truyền về cải cách hành chính trong ngành
- Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính
4
- Ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong công việc, trong các hoạt động
- Cải cách tài chính công: Chi phí cho công tác hành chính phải tiết kiệm, hiệu quả.
- Cải cách hành chính trong các hoạt động giáo dục: Hội họp, sinh hoạt tổ nhóm
chuyên môn, giờ lên lớp, hồ sơ sổ sách của cán bộ giáo viên,…
- Cải cách về các thủ tục hành chính:
+ Thái độ, cử chỉ, hành vi trong tiếp công dân lịch sự, đúng mức, tuyệt đối không
gây phiền hà cho công dân, PHHS.
+ Thông báo lịch, trực và hướng dẫn công dân chu đáo trong tiếp xúc và giải quyết
những công việc liên quan như: cấp phát bằng, chuyển trường, xác nhận, chế độ
chính sách của học sinh,
+ Rà soát và thực hiện đúng các mẫu đơn, mẫu tờ khai, niêm yết công khai,
+ Giao việc rõ ràng, dứt khoát tránh chồng chéo, đùn đẩy.
- Cải cách về thể chế hành chính: Đúng về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản,
Bên cạnh đó phải chú ý hiểu đúng về cải cách hành chính mà không coi nhẹ các nề
nếp.
2.3. Vai trò chủ động gắn với trách nhiệm người đứng đầu
- Xác định đúng trách nhiệm của người Hiệu trưởng: Chịu trách nhiệm về toàn bộ
hoạt động của nhà trường.
- Phương châm của người quản lý là tích cực đổi mới, chủ động, sáng tạo, dám
nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm.
- Mạnh dạn thực hiện phân cấp quản lý cho các bộ phận chuyên môn và giúp việc.
Coi trọng việc thực hiện dân chủ trong nhà trường và hiệu quả trong công việc.
- Coi trọng phân công công tác, khi phân công công tác cần chú ý đến năng lực,
nguyện vọng, tinh thần tự học, tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân.
- Tăng cường thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm (theo Nghị định 43/
2.4. Thực hiện " 3 công khai" " 4 kiểm tra"
- Phổ biến đến cán bộ giáo viên và các lực lượng giáo dục nội dung, ý nghĩa, tầm

quan trọng của nội dung " 3 công khai", " 4 kiểm tra".
- Thực hiện công khai trong nhà trường, Phụ huynh học sinh, HĐND, UBND xã
theo định kỳ và theo quy định.
- Tạo điều kiện tốt nhất cho kiểm tra giám sát của các cấp, các ngành có thẩm
quyền và của cán bộ giáo viên, phụ huynh học sinh.
2.5. Công tác xã hội hóa giáo dục ( Trình bày tại mục 4, nhiệm vụ IV )
2.6. Công tác quản lý tài chính và tổ chức thực hiện thu và quản lý sử dụng các
khoản thu trong trường học
5
- Làm tốt khâu tuyên truyền, kiên trì giải thích thuyết phục để đạt được sự đồng
thuận cao một cách tự nguyện
- Thực hiện tốt về công khai, dân chủ, đảm bảo tính vừa sức, đảm bảo hiệu quả cao
trong sử dụng các nguồn kinh phí
- Thực hiện đúng quy định về quản lý tài chính, đúng quy trình
2.7. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin
- Chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất. Thành lập nhóm Ban CNTT.
- Kiểm tra đánh giá thường xuyên và đưa vào đánh giá thi đua.
2.8. Đổi mới tuyên truyền xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện,
an toàn ( trong cả giáo viên và học sinh )
- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, trước hết trong đội ngũ
giáo viên và học sinh tinh thần các cuộc vận động. Coi trọng giáo dục lối sống, đạo
đức và pháp luật.
- Tăng cường kỷ cương nề nếp.
- Thành lập ban chỉ đạo các cuộc vận động và phong trào thi đua. Tổ chức cho
cán bộ giáo viên và học sinh ký cam kết thực hiện, đánh giá trong các đợt thi đua
các kỳ thi, đánh giá xếp loại cuối kỳ và cuối năm học.
2.9. Công tác thi đua, Chỉ đạo trọng tâm, trọng điểm nhân rộng.
- Coi trọng công tác thi đua, đảm bảo sự công tâm, công khai, dân chủ, khách quan,
minh bạch, làm cho mọi người phấn khởi, muốn làm tốt hơn, đạt được thành tích
cao hơn nữa.

- Chỉ đạo trọng tâm:
+ Đoàn kết nội bộ: Nâng cao nhận thức đội ngũ, làm việc theo pháp luật song cũng
luôn quan tâm giúp đỡ lẫn nhau
+ Công nhận lại trường chuẩn Quốc gia: Trang bị thêm 6 phòng thực hành bộ môn,
200 bộ bàn ghế học sinh hai chỗ ngồi và giữ vững các tiêu chí khác về trường
chuẩn Quốc gia
+ Đổi mới phương pháp dạy học, cảnh quan sư phạm, cải cách hành chính: Thực
hiện theo kế hoạch.
+ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, mũi nhọn, đặc biệt đầu vào THPT:
Nâng cao chất lượng giờ lên lớp, dạy thêm học thêm nghiem túc theo kế hoạch, bồi
dưỡng ngay từ đầu năm học cho nhóm học sinh giỏi, học sinh yếu bằng nhiều hình
thức
+ Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục: Đảm bảo tính thiết thực, khả thi, công
khai, dân chủ, minh bạch và sử dụng tốt biện pháp tham mưu, tuyên truyền, thuyết
phục
6
- Chỉ đạo trọng điểm nhân rộng: Tiếp tục nhân rộng về phong trào bồi dưỡng học
sinh giỏi ( Lớp A ), bồi dưỡng học sinh thi vào THPT ( Khối 9 ), phong trào tự
nguyện làm đẹp cảnh quan sư phạm trường học ( toàn trường ), Phong trào làm nền
nếp, nội vụ ( 6A ), quỹ phát triển giáo dục,…
2.10. Công tác tự đánh giá, đánh giá ngoài và đánh giá theo chuẩn:
- Tổ chức học tập các văn bản đánh giá, thống nhất marem thi đua, thống nhất
quy trình và phương châm đánh giá theo chuẩn.
- Công tác tự đánh giá, đánh giá ngoài: Phải làm thường xuyên, làm tốt cả về chất
lượng các hoạt động giáo dục cả về hồ sơ lưu.
- Đánh giá theo chuẩn:
+ Hiệu trưởng thực hiện tốt theo 23 tiêu chí ( Phó Hiệu trưởng 20 tiêu chí ) của
thông tư 30; giáo viên phấn đấu tốt 25 tiêu chí theo thông tư 30; Học sinh phấn
đấu theo thông tư 58 của Bộ GD&ĐT.
+ Các tiêu chí được cụ thể hóa dưới dạng manem thi đua của nhà trường, được

đánh giá theo kỳ I và cả năm học
+ Các minh chứng về hoạt động hoặc kết quả công việc của cán bộ giáo viên
được theo dõi, lưu trữ trong suốt một năm học.
2.11. Công tác kiểm tra; thực hiện dân chủ.
- Xây dựng quy chế dân chủ. Lập kế hoạch kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng trong
đó sử dụng các hình thức kiểm tra như: kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm
tra hoạt động sư phạm, kiểm tra chuyên đề, có danh sách kiểm tra cụ thể ở từng
thời điểm.
- Có phòng tiếp dân ( Phòng công đoàn ). Tiếp dân khi người dân có việc đến trao
đổi liên hệ. Ngoài ra tổ chức duy trì thành nền nếp lịch tiếp dân hàng tháng ( Vào
15 hàng tháng, nếu ngày 15 trong tháng rơi vào ngày chủ nhật thì sẽ được chuyển
sang ngày liền sau đó.
2.12. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho giáo viên và học sinh.
- Xác định Công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ giáo viên học sinh là
công việc quan trọng, cần thiết.
- Công tác phổ biến giáo dục pháp luật phải làm thường xuyên, có sự cập nhật kịp
thời, có sự tích hợp trong các môn học , các hoạt động giáo dục, các lực lượng giáo
dục, thể hiện bằng nhiều hình thức giáo dục phong tưphú, cuốn hút, bổ ích.
Nhiệm vụ II: Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục.
1. Nhiệm vụ chung: Tiếp tục triển khai có hiệu quả, sáng tạo các cuộc vận động,.
các phong trào thi đua. Thực hiện nghiêm túc kế hoạch giảng dạy đã xây dựng và
được duyệt. Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo tinh thần phát huy tính
tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh. Thực hiện tốt các hoạt động giáo dục
7
khác
2. Nhiệm vụ cụ thể:
2.1. Qui mô trường lớp, công tác phổ cập giáo dục.
a. Qui mô trường lớp.
+ Số lớp: 16
+ Số học sinh: 545

- Khối 6 : 4 lớp = 141 học sinh - Khối 7 : 4 lớp = 131 học sinh
- Khối 8 : 4 lớp = 140 học sinh - Khối 9 : 4 lớp = 133 học sinh
Phấn đấu duy trì sĩ số : 99,6%
2.2. Phổ cập giáo dục : Bậc THCS đạt; bậc THPT: Làm tốt công tác điều tra đủ
hồ sơ, số liệu chính xác
- Duy trì sĩ số: Phối hợp các lực lợng giáo dục do trưởng ban phổ cập ( PHT ) chịu
trách nhiệm vận động học sinh bỏ học ra lớp; Phối hợp các lực lượng giáo dục do
giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm chính trong việc giữ sĩ số học sinh lớp mình
trong suốt năm học.
- Thành lập Ban phổ cập chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác phổ cập trong suốt
năm học đặc biệt khâu điều tra, thống kê, báo cáo, đầu năm học
- Tuyền truyền và báo cáo cấp uỷ Đảng chính quyền địa phương về trách nhiệm
của địa phương trong công tác phổ cập của xã.
2.3. Kỷ cương nề nếp:
- Kỷ cương nền nếp phải có trước và song hành với nâng cao chất lượng giáo dục,
được xây dựng từ chính nguyện vọng, ý thức của tập thể sư phạm nhà trường dựa
trên những văn bản quy phạm pháp luật, các nội quy quy định và yêu cầu của cấp
trên, cấp học.
- Kỷ cương của trường vừa được thể hiện bằng văn bản như ma nem thi đua, nội
quy học sinh, quy chế dân chủ, song cũng có những phần không được quy định
trong văn bản nhưng vẫn được tôn trọng và thực hiện tốt.
- Việc chấp hành kỷ cương nền nếp được theo dõi, đánh giá theo từng tuần, tháng,
kỳ, năm học
2. 4. Nâng cao chất lượng giáo dục
a - Nâng cao chất lượng công tác Giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, pháp
luật
- Giáo dục học sinh theo hướng “ kỷ luật tích cực” và phẩm chất con người mới có
đủ bản sắc của con người Việt Nam và truyền thống quê hương. Không có học sinh
mắc phải các tệ nạn xã hội; Không vi phạm pháp luật
- Tăng cường công tác chủ nhiệm, hoạt động của tổ chức đội TNTPHCM. Lồng

ghép hoạt động ngoài giờ lên lớp, xây dựng tốt nền nếp tự quản, tạo môi trường
8
thân thiện, tích cực.
- Cụ thể hoá, văn bản hoá các nội quy, quy định chung về nền nếp.
- Làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục, đặc biệt với BĐD CMHS
và gia đình trong việc quản lý, giáo dục học sinh. Hàng tháng đều gửi thông báo
tình hình học tập tu dưỡng của từng học sinh mỗi lớp trên cùng một tờ giấy khổ A3
về gia đình và nhận thông tin ngược từ gia đình học sinh.
- Coi trọng công tác thi đua khen thưởng, nhằm chuyển loại nhanh chóng đối tượng
từ yếu -> Trung bình -> Khá -> tốt
b - Nâng cao chất lượng văn hóa.
- Bố trí sử dụng đội ngũ đảm nhiệm các môn/ khối hợp lý. Chỉ đạo thực hiện
nghiêm túc chương trình, thời khóa biểu, kỷ cương, nền nếp, quy chế trong chuyên
môn.
- Tăng cường hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn. Tích cực dự giờ theo chuyên
đề các dạng bài, dự chuyên đề cụm. Thực hiện tinh thần công văn chỉ đạo chuyên
môn của phòng GD&ĐT
- Quán triệt thật tốt cuộc vận động “ hai không” trong giáo dục, coi trọng công tác
kiểm tra chuyên môn, đổi mới kiểm tra chất lượng, cho điểm và đánh giá học sinh
theo hướng thực chất.
- Thực hiện chuyên đề “ Bàn tay nặn bột” cho các môn học, đặc biệt với 3 môn vật
lý, hóa học, sinh học. Dạy học theo chủ đề tích hợp,…
- Khai thác mạng Internet, ứng dụng mạnh CNTT trong giảng dạy.
- Phân loại đối tượng HS để có phương pháp dạy phù hợp ( Ngay từ trung tuần
tháng 8/2015 đã tổ chức khảo sát phân loại lực học học sinh một cách thực chất và
triệt để để có kế hoạch dạy học và thống nhất phối hợp với PHHS ngay trong buổi
họp đầu năm học ). Bố trí mỗi khối có một lớp chất lượng cao để có điều kiện tập
trung bồi dưỡng học sinh giỏi. Phụ đạo học sinh yếu.
- Tham mưu với hội đồng giáo dục, hội CGC, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể ,
hội phối hoạt động đồng bộ có hiệu quả. Tham mưu thống nhất phong trào kiểm tra

học tối, kiểm tra góc học tập của học sinh.
- Tổ chức làm, sử dụng và bảo quản tốt đồ dùng hiện có, tổ chức tham quan học tập
những đơn vị có điển hình tốt.
c. Chất lượng các cuộc thi
- Tham gia đầy đủ các cuộc thi theo quy định, phấn đấu xếp từ thứ 1-5/toàn huyện
- Có kế hoạch sớm, chi tiết, khả thi cho các cuộc thi ( Từ đầu năm học )
2.5. Chỉ tiêu chất lượng giáo dục toàn diện ( Có bảng đăng ký kèm theo )
Đăng ký theo mức của Tập thể lao động xuất sắc
9
2.6. Thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá; đổi mới phương pháp dạy học, giảm
tỷ lệ học sinh yếu kém.
- Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học:
+ Đổi mới phương pháp dạy- học theo hướng phát huy tính tích cực, tư duy sáng
tạo của học sinh. Chú trọng cho học sinh làm việc cá nhân, làm việc nhóm,…
+ Đổi mới phương pháp dạy học phải tiến tới đạt được chuyến mạnh quá trình
giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm
chất người học.
+ Áp dụng các chuyên đề mới trong dạy học, hướng dẫn học sinh như: chuyên đề “
Bàn tay nặn bột”, “ dạy học theo chủ đề tích hợp cho giáo viên trung học”, “ vận
dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống thực tiễn cho học sinh trung học”
+ Tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học (soạn giáo án trên máy, dạy trình
chiếu).
+ Coi trọng yêu cầu của các tiết dạy chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng, vận dụng làm
bài tập, các tiết thực hành, các phần thực nghiệm của học sinh.
+ Tăng cường hướng dẫn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho học
sinh.
+ Thực hiện xoá giờ giảng không có đồ dùng dạy học, chống lối dạy theo kiểu đọc
chép; không cứng nhắc trong đánh giá giờ dạy; chú trọng xem học sinh học như
thế nào, tiếp thu bài như thế nào,…
+ Rèn các kỹ năng cơ bản của từng môn đặc biệt là kỹ năng vận dụng thực hành

vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
+ Quan tâm giáo dục đạo đức tư tưởng, tình cảm, ý thức chấp hành pháp luật cho
học sinh thông qua từng bài giảng.
+ Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên và học sinh trong các giờ học.
- Thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá:
+ Đổi mới kiểm tra đánh giá trong cả đội ngũ giáo viên và học sinh. Kiểm tra, đánh
giá theo hướng thực chất. Coi trọng công tác tư vấn sau kiểm tra; tránh ác cảm,
nặng nề sau kiểm tra.
+ Tăng cường kiểm tra đột xuất bên cạnh hình thức kiểm tra theo kế hoạch.
+ Kiểm tra: Kết hợp nhuần nhuyễn giữa các hình thức kiểm tra; Qua kiểm tra quan
trọng hơn là xem học sinh học thế nào, phải dạy thế nào.
+ Coi trọng mối quan hệ giữa đổi mới phương pháp và đổi mới kiểm tra đánh giá.
- Giảm tỷ lệ học sinh yếu kém bằng nhiều cách:
+ Thực hiện đồng bộ giữa đổi mới phương pháp dạy học và đổ mới kiểm tra đánh
giá.
10
+ Thực hiện phụ đạo cho lượng học sinh yếu theo từng môn, từng khối trong toàn
trường
+ Quan tâm đặc biệt đến học sinh yếu trong các tiết học, sau tiết học song trách
căng thẳng làm học sinh sợ và lúc đầu có thể hạ thấp yêu cầu cho học sinh dễ tiếp
thu và tạo tâm lý thích học.
2.7. Thực hiện đề án dạy Tin học, ứng dụng CNTT.
- Thực hiện dạy tin học: Dạy theo phân phối chương trình 2 tiết/tuần/lớp. Dạy theo
chương trình dự án, có thu tiền chi cho sửa chữa, bảo dưỡng máy tính. Thu tiền từ
phụ huynh học sinh có học sinh tham gia học tin học theo phương thức tự nguyện
và hạch toán thu chi theo nguyên tắc tài chính, tài chính công khai.
- Ứng dụng CNTT trong: Chỉ đạo, điều hành, tuyên truyền, quản lý, phục vụ hoạt
động dạy và học, thông tin liên lạc, công tác bồi dưỡng,
2.8. Thực hiện dạy tự chọn, chuyên đề “ Bàn tay nặn bột”
- Tiếp tục thực hiện chuyên đề “ bàn tay nặn bột” trong toàn thể hội đồng, trong

các môn học; bàn sâu hơn trong tổ khoa học tự nhiên đặc biệt 3 môn Vật lý, Hóa
học, sinh học; không đặt nặng vấn đề đánh giá xếp loại các tiết dạy áp dụng
phương pháp dạy học “ bàn tay nặn bột”.
- Thực hiện dạy chủ đề tự chọn nghiêm túc theo kế hoạch từ đầu năm học
2.9. Thực hiện chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp:
- Duy trì có hiệu quả tiết chào cờ đầu tuần lồng ghép với các hoạt động về văn hóa,
văn nghệ, thể dục thể thao, môi trường, kỹ năng sống,
- Phối hợp với tổ chức đoàn trên địa bàn dân cư tổ chức cho học sinh sinh hoạt,
vui chơi, tham gia các hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, vệ sinh đường làng
ngõ xóm 1 lần/tháng, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ. Thông qua đó nâng cao hiểu biết
về mọi mặt; giáo dục những phẩm chất tốt cho học sinh.
- Thực hiện tích hợp giữa HĐGDNGLL, HĐGDHN, GDCD và phong trào “ Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
2.10. Sử dụng Sổ liên lạc điện tử, Sổ điểm điện tử theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT
Bắc Ninh
- Tích cực khâu tuyên truyền cho nội dung sổ liên lạc điện tử và sổ điểm điện tử.
2.11. Xây dựng trường chuẩn quốc gia, “ trường học thân thiện, học sinh tích
cực”
- Phổ biến, tuyên truyền về kế hoạch xây dựng Xây dựng trường chuẩn quốc gia, “
trường học thân thiện, học sinh tích cực”
- Về trường chuẩn quốc gia công nhận lại vào năm 2016 cần bổ sung thêm điều
kiện về xây dựng 6 phòng học chức năng và trang bị thêm 200 bộ bàn ghế học
sinh.
11
2.12. Chỉ tiêu hoàn thành việc tự đánh giá. Đánh giá ngoài.
- Hàng năm phấn đấu giữ và nâng cao các tiêu chí quy định về đánh giá ngoài, đặc
biệt hàng năm đều phải làm báo cáo và lưu giữ các minh chứng theo quy định.
Nhiệm vụ III: Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
1. Đối với cán bộ quản lý:
- Nội dung bồi dưỡng:

+ Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, nghiệp vụ quản lý nhất là về quản lý tài chính.
+ Bồi dưỡng thường xuyên.
- Nội dung đổi mới: Đổi mới phương pháp dạy hoc; Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của học sinh, cải cách hành chính.
- Thực hiện chế độ chính sách: chính sách về giáo dục; nhà giáo, nhà trường, cán
bộ giáo viên và học sinh.
- Chỉ tiêu phân loại theo chuẩn Hiệu trưởng: Xếp loại xuất sắc: 2/2=100%
2. Xây dựng đội ngũ:
a/ Nội dung, yêu cầu.
- Tình hình đội ngũ: Tổng số: 47, Nữ: 39. Trình độ chuẩn: 100%. Trình độ trên
chuẩn: 77%.
- Bồi dưỡng đội ngũ: Bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, chuyên môn nghiệp vụ.
Phấn đấu 100% cán bộ giáo viên đạt yêu cầu về bồi dưỡng thường xuyên; Nhóm
giáo viên tin học và Ngữ văn nâng cao kiến thức và chất lượng giảng dạy trên mặt
bằng chung toàn huyện.
- Chỉ tiêu phân loại về đội ngũ theo chuẩn: Xuất sắc: 40/47= 85,1%; Hoàn thành
nhiệm vụ trở lên: 7/47=14,9%
b. Biện pháp:
- Xây dựng tập thể thành một khối đoàn kết nội bộ vững chắc, phát huy hiệu quả
tinh thần làm chủ tập thể.
- Tăng cường công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.
- Bố trí, sử dụng, phân công đội ngũ hợp lý, hiệu quả.
Nhiệm vụ IV. Công tác kế hoạch, tài chính, cơ sở vật chất, xã hội hóa.
1. Công tác kế hoạch:
- Kế hoạch năm học 2015-2016:
+ Công tác xây dựng kế hoạch: Xây dựng kế hoạch có tầm nhìn, khả thi, phù hợp
với khả năng đào tạo của giáo viên, chất lượng từng môn ở từng khối lớp trên cơ
sở bàn bạc thống nhất trong từ cá nhân nhóm, tổ chuyên môn đến nhà trường.
+ Triển khai và thực hiện kế hoạch: Cơ bản theo kế hoạch, bên cạnh đó cũng cân
12

nhắc, linh hoạt khi thực hiện kế hoạch nếu điều kiện có sự thay đổi hoặc có những
giải pháp hay, những sáng kiến mới.
+ Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm tiến độ, kết quả thực hiện
nhiệm vụ năm học phải làm thường xuyên nhất là cuối học kỳ, cuối năm học.
+ Kế hoạch tháng tuần: Lên theo từng tháng, có điều chỉnh ( nếu cần ), triển khai
chậm nhất vào sáng thứ hai của tuần.
- Xác định tầm nhìn đến năm 2020: Vẫn là trường lớn và phấn đấu xếp trong tốp
đầu của huyện
2. Công tác tài chính:
- Thực hiện tốt chế độ chính sách, chăm lo đời sống cán bộ giáo viên, học sinh.
Đảm bảo đúng, đủ, kịp thời chế độ, chính sách đối với cán bộ giáo viên và học
sinh, quản lý tài chính tài sản theo đúng quy định pháp luật và nguyên tắc quản lý
tài chính hiện hành.
- Chống lạm thu, lạm chi trong công tác quản lý và sử dụng các khoản thu trong
nhà trường. Thực hiện nghiêm túc “ 3 công khai”, “ 4 kiểm tra”. Mở rộng dân chủ,
làm tốt công tác tuyên truyền, công khai minh bạch. Thực hiện tốt chuyên môn
nghiệp vụ kế toán trong tham mưu, thanh quyết toán cho mọi người dễ nghe, dễ
hiểu, tránh thất thoát, nhầm lẫn.
- Mặt khác cũng phải huy động được nhiều nguồn lực về kinh tế đầu tư xây dựng
và hoạt động trong nhà trường.
3. Cơ sở vật chất:
- Tu sửa thường xuyên các công trình.
- Hoàn thiện công trình vườn hoa cây cảnh: 43 000 000 đồng, hoàn thành vào
tháng 10/2015
- Quản lý, sử dụng tốt và làm mới đồ dùng, trang thiết bị dạy học.
- Đảm bảo các tiêu chí về trường chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất.
4. Xã hội hóa:
- Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục cấc cấp, các lực lượng
giáo dục
- Các chương trình xã hội hóa giáo dục phải xây dựng khoa học, có sự tham khảo

chắc chắn, có mục tiêu rõ ràng, trong sáng, thiết thực và đảm bảo tính minh bạch,
khả thi.
- Chỉ tiêu cụ thể:
+ Tiếp tục xây dựng công trình bồn hoa cây cảnh: Trị giá 43 000 000đ
+ Xây dựng quỹ PHHS cho hoạt động giáo dục và phát thưởng: 54 000 000đ.
+ Phát triển và tăng cường quỹ phát triển giáo dục trường THCS .: 130 000 000
đồng
B. GIẢI PHÁP
1. Giải pháp chính.
13
1- Tuyên truyền dưới nhiều hình thức, làm cho toàn Đảng, toàn dân hiểu sâu hơn
về giáo dục. Tích cực tham mưu với cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương xây
dựng các điều kiện theo chủ trương “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào
tạo”, hoàn thiện các tiêu chí để công nhận lại trường chuẩn Quốc gia vào năm
2016.
2. Mỗi cá nhân đều tự cố gắng phấn đấu vươn lên; coi trọng hiệu quả công việc
cao; đề cao ý thức trách nhiệm, tinh thần hợp tác, cảm thông, đoàn kết, giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ. Mỗi bộ phận, mỗi tập thể đều làm tốt vai trò của mình, đều vì
xây dựng tập thể, vì thành tích chung của toàn trường.
3. Đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường sử dụng đồ dùng, ứng dụng công
nghệ thông tin trong từng giờ lên lớp, từng hoạt động giáo dục. Chú trọng công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên giỏi và dạy riêng cho nhóm học sinh yếu theo
lớp theo khối. Tích cực đổi mới cảnh quan sư phạm và cải cách hành chính.
4- Đổi mới công tác thi đua, Coi trọng hiệu quả đặc biệt chất lượng giáo dục và
thành tích cao. Thực hiện quy chế dân chủ trong trường học nhằm phát huy cao độ
tinh thần làm chủ tập thể của giáo viên và học sinh trong việc thực hiện có hiệu quả
các cuộc vận động, các phong trào thi đua.
5- Phối hợp chặt chẽ giữa GVCN, giáo viên bộ môn với đoàn đội, các đoàn thể,
BĐDCMHS. Làm tốt công tác XHHGD, khuyến học. Tiếp tục tăng cường công tác
chủ nhiệm. Nâng cao và gắn kết trách nhiệm của BGH, BCH công đoàn, CMHS,

UBND xã.
Phần ba: CÁC CHỈ TIÊU THI ĐUA
I. Chỉ tiêu thi đua
1. Danh hiệu trường
- Giữ vững danh hiệu: Tập thể lao động xuất sắc
2. Danh hiệu cá nhân
- Chiến sĩ thi đua cấp CS: 5
- Lao động tiên tiến: 40
3. Tổ chức, đoàn thể:
- Chi bộ: Giữ vững danh hiệu TSVM
- Công đoàn: Vững mạnh xuất sắc.
- Đội TNTPHCM: Vững mạnh xuất sắc
II. Đề xuất, kiến nghị với UBND huyện .
Phần bốn: CHƯƠNG TRÌNH HÓA KẾ HOẠCH HÀNG THÁNG
14

UBND XÃ . HIỆU TRƯỞNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
( Duyệt )
15

×