PHÒNG GD&ĐT NGỌC LẶC
TRƯỜNG THCS NGỌC LIÊN
Số: /KH- THCSNL
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ngọc Liên, ngày tháng 8 năm 2014
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁO DỤC
NĂM HỌC 2014 – 2015
- Căn cứ Luật giáo dục ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi bổ sung một số điều
của Luật giáo dục ngày 25/11/2009 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam;
- Căn cứ Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT Ban hành kèm theo Điều lệ
trường Trung học cơ sở; trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có
nhiều cấp học;
- Căn cứ Quyết định số 2630/QĐ-UBND ngày 22/7/2014 của Chủ tịch
UBND huyện Ngọc Lặc, về việc Ban hành kế hoạch, thời gian năm học 2014 -
2015 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
- Thực hiện công văn số 385/GD&ĐT ngày 21/8/2014 của Trưởng phòng
GD&ĐT, về việc Hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục THCS năm học 2014 - 2015.
PHẦN I: TÌNH HÌNH CHUNG
I. Thuận lợi- Khó khăn:
1. Về phía địa phương:
- Đảng uỷ, HĐND-UBND xã Ngọc Liên đã tạo điều kiện và quan tâm sâu
sắc đến phong trào GD của toàn xã.
- Nhân dân đã nhận thức được vai trò của giáo dục đối với sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương, ngày càng quan tâm hơn đến sự nghiệp
giáo dục.
- Mặt bằng dân trí tương đối cao so với các vùng lân cận.
- Xã Ngọc Liên còn một số thôn đặc biệt khó khăn, đời sống của một số ít
nhân dân còn gặp khó khăn dẫn đến việc chăm lo cho con em mình còn hạn chế.
- Một bộ phận trình độ dân trí thấp, nhận thức về giáo dục còn sai lệch.
2. Về phía nhà tưrờng:
- Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên năng động nhiệt tình với công
tác, bám trường, bám lớp được chính quyền địa phương và nhân dân tin tưởng.
- Học sinh nhà trường hầu hết ngoan, chăm chỉ và ham học hỏi.
1
- Phòng máy tính của nhà trường đã hư hỏng nhiều.
II. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2013 - 2014:
1. Về xây dựng đội ngũ:
1.1. Số lượng và trình độ chuyên môn.
- Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 36 người.
Trong đó:
- Đại học: 24 người
- Cao đẳng: 9 người
- Trung cấp: 1 người
1.2. Chất lượng công tác:
- Hồ sơ: 25/39 đạt loại tốt, 14/39 đạt loại khá.
- Giảng dạy: 100% giáo viên dự giờ đều đạt Khá, Giỏi.
- SKKN cấp huyện: 07 người, trong đó có 01 SKKN được gửi đi HĐKH
tỉnh đánh giá.
2. Chất lượng giáo dục:
2.1. Chất lượng đại trà:
TT Lớp
Tổng
số
học
sinh
Hạnh kiểm Học lực
Tốt Khá T.Bình Yếu Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
S
L
%
1 6 70 65 92.9 5 7.1 0 0 0 0 3 4.3 36 51.4 30 42.9 1 1.4 0 0
2 7 64 61 95.3 3 4.7 0 0 0 0 5 7.8 19 29.7 40 62.5 0 0.0 0 0
3 8 63 59 93.7 4 6.3 0 0 0 0 2 3.2 28 44.4 33 52.4 0 0.0 0 0
4 9 60 55 91.7 5 8.3 0 0 0 0 4 6.7 27 45.0 28 46.6 1 1.7 0 0
Cộng 257 240 93.4 17 6.6 0 0 0 0 0 5.4 110 42.8 13
1
51.0 2 0.8 0 0
2.2. Chất lượng mũi nhọn:
- Số lượng học sinh đạt giải qua các kỳ thi cấp huyện, tỉnh:
+ Cấp tỉnh: 01 giải khuyến khích.
+ Cấp huyện: 11 giải (trong đó: 1 giải nhì, 1 giải ba và 9 giải khuyến
khích).
- Học sinh thi vào lớp 10: 55 em đạt 92%, trong đó 55/55 học sinh đều đỗ
vào THPT.
3. Kết quả xây dựng CSVC - trường chuẩn quốc gia:
- Ban giám hiệu nhà trường đã chủ động, sáng tạo chỉ đạo công tác xây
dựng trường chuẩn quốc gia. Kết quả là đã tham mưu cho chính quyền địa
phương, hội phụ huynh học sinh xây dựng các công trình cơ sở vật chất cho nhà
trường. Các cơ sở vật chất xây dựng được trong năm học qua là:
2
+ Hệ thống đường đi trong trường được bê tông hóa hoàn toàn.
+ Nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, có khu riêng cho giáo viên và học sinh, nam
và nữ.
+ Vườn Địa lí - Lịch sử, vườn Sinh học phục vụ cho việc giảng dạy và
học tập.
+ Mô hình địa hình catter kiêm đài phun nước phục vụ học tập và yêu cầu
thẩm mĩ của nhà trường.
+ Hệ thống nước sạch sử dụng cho học tập và sinh hoạt của học sinh.
- Kết quả: nhà trường đã được công nhận là trường chuẩn quốc gia năm 2014.
4. Những tồn tại cơ bản, nguyên nhân và cách khắc phục:
4.1. Tồn tại:
- Giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh tương đối nhiều song học sinh
giỏi cấp tỉnh còn ít.
- Học sinh giỏi nhiều song chưa hầu hết ở tất cả các môn mà mới chỉ tập
trung ở một số môn thế mạnh lâu nay.
4.2. Nguyên nhân:
- Một số bộ phận học sinh chưa thực sự chú trọng phát triển toàn diện mà
chỉ tập trung yêu thích một số môn cơ bản, bên cạnh đó một số giáo viên chưa
thực sự nhiệt tình đầu tư cố gắng vận động học sinh và ôn thi cho các em.
4.3. Bài học rút ra:
- Phải tăng cường công tác quản lí, yêu cầu tất cả giáo viên ở các bộ môn
đều phải đầu tư, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh mũi nhọn để chất lượng giáo
dục mũi nhọn có ở hầu hết các môn.
PHẦN II
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2014 - 2015
I. QUY MÔ PHÁT TRIỂN:
1. Về học sinh:
- Tổng số lớp, số học sinh: 8 lớp/273 học sinh.
+ Khối 6: 2 lớp/76 học sinh.
+ Khối 7: 2 lớp/70 học sinh.
+ Khối 8: 2 lớp/65 học sinh.
+ Khối 9: 2 lớp/63 học sinh.
Trong tổng số:
- Học sinh dân tộc: 211 học sinh.
- Học sinh nữ: 136 học sinh.
3
(Có phụ lục 1 kèm theo)
* So sánh:
- So với kế hoạch được giao: số lớp không thay đổi, số học sinh tăng 1
học sinh.
- So với năm học trước: số lớp không thay đổi, số học sinh tăng 17 học sinh.
- Dự kiến năm học sau: số lớp không thay đổi, số học sinh tăng 12 học sinh.
2. Về đội ngũ:
- Tổng số CBQL,GV,NV: 34 người.
Trong đó:
+ Cán bộ quản lý: 2 người.
+ Giáo viên: 30 người.
+ Nhân viên: 2 người.
- Trình độ chuyên môn: (CBQL,GV,NV)
+ Đạt chuẩn: 11 người đạt tỷ lệ 32%
+ Trên chuẩn: 23 người đạt tỷ lệ 68%
+ Dưới chuẩn: 0 người đạt tỷ lệ 0 %
- CBGV-NV nữ: 17 người, dân tộc 12 người; đảng viên 17 người.
(Có phụ lục 2 kèm theo)
3. Về cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ dạy học:
- Tổng số phòng học: 23 phòng. Trong đó: kiên cố 20 phòng; cấp 4: 3 phòng.
- Tổng số phòng học bộ môn: 4 phòng.
- Tổng số máy vi tính: 23 cái. Trong đó: Được cấp: 21 cái; tự mua sắm 2 cái.
- Tổng số máy chiếu: 1
- Tổng số đồ dùng được cấp 2 bộ.
(Có phụ lục 3 kèm theo)
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM:
1. Tổ chức thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự
học và sáng tạo”; phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”, đưa nội dung cuộc vận động và phong trào thi đua thành các hoạt
động thường xuyên, bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiện
thực tế, gắn với việc đổi mới phương thức giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính
trị, đạo đức lối sống của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường.
2. Triển khai dạy học các chủ đề tích hợp; tăng cường các hoạt động nhằm
giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn;
4
mở rộng, nâng cao chất lượng Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh
THCS năm học 2013 -2014.
3. Thực hiện đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và giáo dục, đổi mới
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh; tạo ra sự chuyển
biến tích cực, rõ nét về chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục THCS.
4. Nâng cao năng lực quản lý, năng lực chuyên môn của CBGV nhà
trường; thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, công tác chủ
nhiệm lớp; vai trò của tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán nhà trường; nâng
cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của tổ
chuyên môn trong nhà trường; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp
trong việc quản lí , phối hợp giáo dục toàn diện học sinh.
5. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực
quản trị nhà trường của cán bộ quản lý trường học.
6. Duy trì danh hiệu trường chuẩn quốc gia.
III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ - CHỈ TIÊU VÀ GIẢI PHÁP:
1. Thực hiện kế hoạch giáo dục:
a. Chỉ tiêu:
- 100% CBGV thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục phổ thông của
Bộ, phân phối chương trình của Sở, các quy định về chuyên môn của phòng
GD&ĐT; đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của cấp học.
- 100% giáo viên sử dụng có hiệu quả phương tiện, đồ dùng dạy học theo
quy định. Đặc biệt là các môn có thí nghiệm, thực hành.
- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về ra đề, kiểm tra, đánh giá
học sinh. Đảm bảo tính khách quan, công bằng, chính xác.
- 100% học sinh học đủ, đúng chương trình Tiếng Anh theo quy định:
- Tổ chức dạy nghề- hướng nghiệp; giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống.
Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật.
- Thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo;
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học
và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; ứng
phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; hướng dẫn tổ chức
tham quan, học tập thông qua di sản, tại các cơ sở sản xuất, theo hướng dẫn của
Bộ GD&ĐT.
b. Giải pháp:
* Đối với giáo viên:
- Giáo viên có đầy đủ hồ sơ theo quy định, hồ sơ sạch đẹp có chất lượng
tránh việc sao chép, dùng lại hồ sơ năm qua. Tăng cường áp dụng các phương
5
pháp dạy học tích cực, có hiệu quả cao đồng thời có kỹ năng kiến thức để ứng
dung các công nghệ tiên tiến để bài dạy thêm sinh động và đạt hiệu quả tối ưu.
- Giáo viên lên lớp phải có đầy đủ giáo án, dạy theo đúng phân phối
chương trình của bộ môn quy định, có đầy đủ đồ dùng dạy học. Có kế hoạch
giảng dạy, cho hàng tháng, hàng kỳ và cả năm học. Giáo án của giáo viên phải
được trao đổi, thống nhất trong tổ, nhóm bộ môn.
- Trong giờ kiểm tra giáo viên không được thả nỗi cho học sinh tự do
quay cóp, trao đổi bài.
- Có kế hoạch chấm chữa bài theo theo đúng quy định, cho điểm sát đúng
đối tượng, chính xác rõ ràng và có lời phê cụ thể chỉ ra được ưu khuyết điểm của
học sinh trong làm bài.
- Trong quá trình làm hồ sơ sổ sách hạn chế tối đa những sai sót, khiếm
khuyết Nếu bị sai sót giáo viên phải chủ động báo cáo kịp thời và xin ý kiến
chỉ đạo của ban giám hiệu, sửa chữa đúng quy định.
* Đối với tổ chuyên môn:
- Lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn ngay từ đầu năm học, có kế hoạch
chỉ đạo chuyên môn cho các thành viên trong tổ.
- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, thăm lớp dự giờ, chuyên đề
khoa học nhằm tăng cường vốn tri thức cho giáo viên.
- Tham mưu, giúp việc cho Ban giám hiệu công tác duyệt hồ sơ sổ sách
vào thứ 2 hàng tuần và bố trí chuyên môn hợp lí cho từng đối tượng giáo viên
nhằm phát huy được tối đa năng lực sở trường của từng người.
* Đối với ban giám hiệu:
- Tổ chức tốt công tác để CBGV tham gia các lớp tập huấn chuyên đề.
- Khuyến khích việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
- Tạo điều kiện tốt cho các giáo viên tham gia các lớp đào tạo chuyên môn
trên chuẩn và lý luận chính trị tại các trung tâm và các trường đại học theo kế
hoạch.
- Thực hiện tốt những nhiệm vụ được phân công… Hồ sơ có đầy đủ các
chủng loại theo quy định của Phòng giáo dục, của Sở GD&ĐT. Hồ sơ, sổ sách
được xếp loại tốt
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn sinh hoạt đều đặn, tổ chức thao giảng, thăm
lớp dự giờ hàng tuần để nâng cao hất lượng giảng dạy, lấy cơ sở chọn giáo viên
giỏi thi huyện.
- Giao ban hàng tháng theo sự chỉ đạo của Phòng GD, chỉ đạo các tổ có
tham luận, tham gia hội thảo, viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cưu khoa học.
2. Chất lượng giáo dục:
a. Chỉ tiêu:
6
- Chất lượng GD đạo đức: Học sinh xếp hạnh kiểm khá, tốt: 97,1 %; trung
bình: 3,0%.
- Chất lượng văn hóa: Học sinh xếp học lực giỏi: 6,9%; khá: 39,4%; TB:
50,4%; yếu 3,3 %
- Đạt giải các kỳ thi cấp huyện: 50 em.
- Đạt giải các kỳ thi cấp tỉnh: 7 em.
- Lên lớp đạt: 97 %.
- Tốt nghiệp lớp 9 đạt 100%
- Thi vào lớp 10: 96% số học sinh tốt nghiêp lớp 9 của trường dự thi đỗ
vào lớp 10 các trường THPT, TTGDTX, dạy nghề, điểm thi bình quân 5,1
điểm/môn và không có điểm liệt.
+ Đối với giáo viên:
- Giáo dục tư tưởng đạo đức 100% không có CBGV vi phạm pháp luật,
ATGT, sa vào tệ nạn xã hội.
- Xếp loại giờ dạy: giỏi 70,0%, khá: 30,0%.
- Xếp loại hồ sơ: tốt 76,7%, khá: 23,3%.
- Quản lý, khai thác sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ tin học
trong dạy học
- Tham gia nghiên cứu khoa học, viết SKKN, làm đồ dung dạy học; tham
gia hướng dẫn, ôn tập, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh NCKH,KT đầy đủ và
đạt chất lượng cao.
- Tham gia bồi dưỡng thường xuyên qua Website, diễn đàn; tự bồi dưỡng
có hướng dẫn; bồi dưỡng tập trung đầy đủ, đảm bảo chất lượng.
- Tham gia tất cả các hoạt động ngoài giờ, công tác đoàn thể, công tác xã hội.
(Có phụ lục 4 kèm theo)
b. Giải pháp:
* Đối với học sinh
- Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên, Nhi đồng.
- Phát huy tích cực công tác Đoàn, Đội. Nâng cao tác dụng và hiệu quả
động của đội Cờ đỏ. Thông qua các giờ học, sinh hoạt thứ hai hàng tuần, các
buổi sinh hoạt chủ đề, sinh hoạt 15 phút để giáo dục học sinh. Thực hiện thật tốt
các chủ đề HĐNGLL.
- Học sinh phải chuẩn bị bài kĩ trước khi đến lớp, làm đầy đủ các bài tập
do giáo viên bộ môn giao. Thực hiện phong trào "Vào lớp thuộc bài – Ra lớp
hiểu bài "
- Tích cực xây dựng bài trên lớp, tự giác làm bài kiểm tra, phê phán các
biểu hiện tiêu cực thiếu lành mạnh, gian lận trong học tập và trong thi cử.
7
* Đối với giáo viên:
- Không ngừng học tập, trau dồi kiến thức nâng cao trình độ lý luận cho
bản thân. Để mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
- Phải thường xuyên rèn luyện, thực hiện tốt nề nếp kỷ cương, tình
thương, trách nhiệm trong cơ quan trường học. Có ý thức xây dựng khối sư
phạm đoàn kết, thống nhất.
- Có hồ sơ giáo án đầy đủ, có chất lượng. Sử dụng hiệu quả các phương
pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng mũi nhọn cũng như đại trà.
- Sắp xếp cho giáo viên có điều kiện được bồi dưỡng học tập để đạt trên
chuẩn về chuyên môn, song vẫn phải đảm bảo công tác giảng dạy ở nhà trường.
- Thông qua hoạt động sư phạm, mỗi giáo viên phấn đấu giỏi về chuyên
môn, tinh thông về nghiệp vụ.
- Có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ đầu năm học, Tháng
9/2011 tổ chức thi học sinh giỏi cấp trường, tháng 10/2011 trở đi tập trung ôn
luyện ở từng môn học. Xây dựng quy chế khen thưởng của nhà trường đối với
giáo viên có học sinh giỏi các câp.
- Động viên các gia đình có con em học lực Khá, Giỏi tạo thêm điều kiện
cho con em mình tiếp cận với các nguồn kiến thức nâng cao.
3. Quy hoạch trường lớp; sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị
dạy học; đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia:
a. Chỉ tiêu:
- Công tác quản lý tài chính đúng theo quy định của luật Tài chính; quản
lí tài sản; cơ sở vật chất trường học đúng theo quy định.
- Đẩy mạnh công tác tham mưu xã hội hóa giáo dục, tạo nguồn vốn xây
dựng CSVC, mua sắm trang thiết bị cơ sở vật chất cho nhà trường để trường
được công nhận là trường chuẩn quốc gia năm 2013.
b. Giải pháp:
- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc đề án xây dựng trường chuẩn quốc gia đã
được các cấp quản lí phê duyệt.
- Thực hiện nghiêm túc luật Tài chính và Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà
trường.
- Tiếp tục có kế hoạch ngay từ đầu năm học tham mưu cho các cấp quản
lí, chính quyền địa phương, hội cha mẹ học sinh tiếp tục đầu tư các công trình cơ
sở vật chất cho nhà trường.
4. Duy trì, nâng cao kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở:
a. Chỉ tiêu:
- Tỷ lệ phổ cập THCS đạt 90% trở lên.
- Hồ sơ sổ sách đảm bảo đầy đủ, đúng quy định, cập nhật thông tin.
8
- Duy trì sỹ số học sinh đảm bảo tỉ lệ bỏ học dưới 1%.
b. Giải pháp:
- Làm tốt công tác tuyển sinh lớp 6, huy động hết số HS hoàn thành
chương trình TH vào lớp 6.
- Duy trì tốt sĩ số, chống việc HS bỏ học.
- Bố trí GV phụ trách các thôn, bản làm tốt việc điều tra đối tượng trong độ
tuổi PC, phối hợp với cán sự thôn bản nắm chắc đối tượng, vận động các em đi học.
- Cập nhật số lượng hồ sơ trên cơ sở điều tra, thống kê từ thôn bản.
5. Đổi mới công tác quản lý giáo dục trung học:
a. Chỉ tiêu:
- Xây dựng kế hoạch năm học chi tiết, thiết thực, sát với thực tiễn, khả thi cao.
- Bố trí đội ngũ hợp lí, phát huy được sức mạnh của mỗi cá nhân và tập thể.
- Thực hiện đúng, đủ kế hoạch chuyên môn do ngành quy định.
- Duy trì có hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ.
- Sử dụng thu chi ngân sách nhà nước đúng luật định.
- Quản lí dạy thêm, học thêm đúng quy định của ngành.
- Phối hợp có hiệu quả với gia đình học sinh và các tổ chức xã hội.
b. Giải pháp:
- Từ đầu năm học Ban giám hiệu kết hợp với các tổ chức trong nhà trường
đánh giá lại kết quả năm học trước để rút ra những bài học kinh nghiệm, nghiên
cứu các đặc điểm tình hình của nhà trường trong năm học tiếp theo, nghiên cứu
cụ thể kế hoạch năm học của Phòng GD&ĐT từ đó đề ra phương án xây dựng
kế hoạch năm học hợp lí, chi tiết, sát với thực tiễn nhà trường. Đề ra chỉ tiêu hợp
lí, đưa ra những giải pháp khả thi.
- Thực hiện đúng quy trình bố trí nhân sự trong nhà trường, sắp xếp công
việc đúng người, đúng việc. Giúp cho mỗi cá nhân đều phát huy hết được những
năng lực của bản thân. Sắp xếp sự liên kết làm việc hiệu quả để phát huy cao
năng lực công tác của tập thể.
- Ban giám hiệu nghiên cứu kĩ quy chế hoạt động chuyên môn của ngành
từ đó chỉ đạo các tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả. Hoạt động sinh hoạt
chuyên môn, thao giảng, thăm lớp dự giờ phải diễn ra đúng quy định và có hiệu
quả chất lượng cao.
- Thành lập Ban kiểm tra nội bộ nhà trường ngay từ đầu năm học. Xây
dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể, chi tiết. Thực hiện kiểm tra đúng quy định.
- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ ngay từ đầu năm học, thông qua toàn
thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Mọi chi tiêu trong nhà trường đều
được công khai theo đúng quy định của pháp luật.
9
- Đăng kí dạy thêm trong nhà trường và hướng dẫn giáo viên trong trường
đăng kí theo quy định của ngành.
- Có kế hoạch phối hợp với cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị, xã hội
trong và ngoài địa phương nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Đẩy
mạnh giáo dục đạo đức học sinh và xây dựng các cơ sở vật chất trong nhà trường.
6. Công tác xã hội hóa giáo dục:
a. Chỉ tiêu:
- Vận động công tác xã hội hóa giáo dục đến toàn thể nhân dân trên địa bàn.
- Quỹ xã hội hóa giáo dục dành cho nhà trường đạt: 74 triệu.
b. Giải pháp:
- Xin ý kiến chỉ đạo của Đảng ủy, sự ủng hộ của UBND, HĐND xã.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kết hợp chặt chẽ với hội cha mẹ học
sinh, tranh thủ sự đóng góp, ủng hộ của các nhà hảo tâm.
7. Công tác thi đua - khen thưởng:
a. Chỉ tiêu:
- Thực hiện đúng luật thi đua khen thưởng. Đăng kí thi đua ngay từ đầu
năm học theo đúng quy định của UBND huyện.
b. Giải pháp:
- Nghiên cứu kĩ luật thi đua khen thưởng và các văn bản hướng dẫn của
các cấp có thẩm quyền. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đăng kí danh hiệu thi
đua gửi Hội đồng thi đua, khen thưởng nhà trường. Hội đồng thi đua, khen
thưởng nhà trường họp xét và lập Đăng kí gửi Hội đồng TĐKT cấp trên.
Đăng ký danh hiệu thi đua
+ Học sinh:
- Tập thể lớp tiên tiến: 03 lớp
- Cá nhân tiên tiến: 127 học sinh.
+ CBGV:
- Lao động giỏi, quản lý giỏi: 02 người
- Chiến sỹ thi đua: 01 người
- Tổ chuyên môn: 02 tổ đạt LĐXS
- Tập thể nhà trường đạt: trường tiên tiến cấp huyện.
- Công đoàn: công đoàn tiên tiến cấp huyện.
- Chi đoàn: chi đoàn tiên tiến cấp huyện.
10
PHẦN III: KẾT LUẬN
Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo chuyên môn của ngành, của Sở
GD&ĐT, phòng GD&ĐT, mỗi CBGV nêu cao tinh thần ý thức tập thể, tất cả vì
học sinh thân yêu, vì tương lai của đất nước. Không ngừng học tập, rèn luyện
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Có
vậy mới đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành, của đất nước. Ban giám hiệu tiếp
tục làm tham mưu cho đảng uỷ chính quyền địa phương, các cấp các ngành tạo
điều kiện cho nhà trường làm tốt công tác dạy và học, xứng đáng với danh hiệu
Trường chuẩn Quốc gia ./.
Ngọc Lặc, ngày … tháng 8 năm 2014
XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ
HIỆU TRƯỞNG
PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG GD&ĐT
Ngọc Lặc, ngày … tháng 9 năm 2014
TRƯỞNG PHÒNG
11
Phụ lục 1: Tình hình trường lớp học sinh năm học 2014 - 2015
Thời điểm thống kê: Ngày 25/8/2014
1. Số lượng:
Khối
Số lớp
Số HS (So kế hoạch với số
thực hiện)
HS Nữ
HS Nam
HS dân tộc
HS dân tộc nữ
HS con
TBLS
HS mồ côi
HS Vùng
ĐBKK
HS khuyết tật
HS bỏ học năm
trước
KH TH KH TH Tăng (+,-)
Mắt
Trí tuệ
V. động
6 2 2 76 76 38 38 58 28 0 0 6 0 0 0 0
7 2 2 70 70 39 31 53 33 0 0 7 0 0 0 0
8 2 2 64 65 +1 24 41 49 15 0 0 7 0 0 0 0
9 2 2 63 63 35 28 51 29 0 0 6 0 0 0 0
Cộng 8 8 273 274 +1 136 138 211 105 0 0 26 0 0 0 0
2. Cơ cấu dân tộc:
Khối
Phân loại dân tộc học sinh nam Phân loại dân tộc học sinh nữ
Kinh
Mường
Thái
Dao
K.me
H. mông
Hoa
DT khác
Tổng
Kinh
Mường
Thái
Dao
K.me
H. mông
Hoa
DT khác
Tổng
6
8 30 0 0 0 0 0 0 38 10 27 0 0 0 0 0 1 38
7
11 20 0 0 0 0 0 0 31 6 33 0 0 0 0 0 0 39
8
7 34 0 0
0
0 0 0 41 9 14 0 0 0 0 0 1 24
9
6 22 0 0 0 0 0 0 28 6 29 0 0 0 0 0 0 35
Cộng
32 106 0 0 0 0 0 0 138 31 103 0 0 0 0 0 2 136
3. Độ tuổi:
Khối
Phân loại độ tuổi học sinh nam Phân loại độ tuổi học sinh nữ
10 11 12 13 14 15 16 17 Tổng 10 11 12 13 14 15 16 17 Tổng
6
0 38 0 0 0 0 0 0 38 0 38 0 0 0 0 0 0 38
7
0 0 22 5 2 2 0 0 31 0 0 31 6 2 0 0 0 39
8
0 0 0 38 3 0 0 0 41 0 0 0 23 1 0 0 0 24
9
0 0 0 0 23 2 3 0 28 0 0 0 0 29 3 3 0 35
Cộng
0 38 22 43 28 4 3 0 138 0 38 31 29 32 3 3 0 136
12
Phụ lục 2: Tình hình cán bộ giáo viên, nhân viên năm học 2014 - 2015
Thời điểm thống kê: Ngày 25/8/2014
1. Số lượng:
Chức danh, nhiệm
vụ
Số
lượng
Nữ Dân tộc DT nữ
Đảng
viên
Đảng
viên nữ
Trình độ chuyên môn
Ghi chú
Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung cấp
Hiệu trưởng 1 1 1 1
Phó hiệu trưởng 1 1 1 1
Giáo viên 30 16 9 6 15 5 22 8
Nhân viên 2 1 1 1 1 1 1 1
Cộng 34 17 12 7 18 6 24 9 1
2. Cơ cấu: (Chỉ tính giáo viên):
SL
Phân loại
Văn Sử Địa GD Toán Lý Hóa Sinh CN Tin TA TD Nhạc MT Đội
30 7 2 1 2 7 1 1 1 1 1 2 3 1
3. Cân đối thừa, thiếu so với định biên và nhu cầu: (Chỉ tính giáo viên):
SL
Phân loại
Văn Sử Địa GD Toán Lý Hóa Sinh CN Tin TA TD Nhạc MT Đội
Thừa 3 1 0 2 4 0 0 0 1 2
Thiếu
13
4. Danh sách Phân công nhiệm vụ CBQL, GV, NV:
TT Họ và tên
Chức vụ, chức
danh
TĐCM, môn đào tạo theo bằng
Được phân công nhiệm vụ
ĐK danh
hiệu thi
đua
Lần 1 Lần 2
1 Quách Văn Thực Hiệu trưởng CĐSP Sinh, kĩ ĐHSP Sinh - Hiệu trưởng
LĐTT cấp
huyện
2 Phạm Văn Bộ Hiệu phó 10+3 CĐSP Văn - Phó hiệu trưởng
LĐTT cấp
huyện
3 Trịnh Thị Thịnh Tổ trưởng tổ TN CĐSP Lí - Tổ trưởng; Lí 9, Lí 8
4 Nguyễn Văn Thành
TKHĐ
Tổ phó tổ TN
CĐSP Toán, Tin ĐHSP Toán
- Tổ phó- TKHĐ;- Nghề phổ thông 8- Hướng
nghiệp 9
LĐTT cấp
huyện
5 Nguyễn Thị Sinh CĐSP Lí, Toán, Hóa - Hóa 9- Hóa 8- Chủ nhiệm 9A2
6 Hoàng Thị Hương ĐH Sinh học - Sinh 9- Sinh 8
7 Bùi Văn Dũng CĐSP Sinh, Hóa - Chủ nhiệm 7A1- Sinh 7- Sinh 6
8 Lê Thị Tuyết THSP TDTT ĐHSP TDTT - Thể dục 8- Thể dục 7- Phó chủ nhiệm lớp 8A2
9 Bùi Văn Lộc ĐHSP TDTT - Thể dục 9- Thể dục 6- Phó chủ nhiệm 6A1
10 Đặng Ngọc Tuấn Tổng PT CĐSP TDTT - Tổng phụ trách đội
11 Lưu Đức Thỏa CĐSP Toán
- Chủ nhiệm 8A2- Toán 8A2
- Tự chọn 8A2- Công nghệ 7
12 Lê Thị Hà CĐSP Toán, Tin ĐHSP Toán - Toán 6A2- Chủ nhiệm 6A2- Tự chọn 6A2
13 Thiều Văn Quảng CĐSP Toán, Lí ĐHSP Toán
- Chủ nhiệm 7A2- Toán 7A2
- Lí 7- Tổ trưởng tổ điện
14 Nguyễn Đức Toàn CĐSP Toán, Lí ĐHSP Toán - Toán 7A1- Công nghệ 9- Tự chọn 7- Lí 6
15 Trịnh Đình Dũng CĐSP Toán, Lí ĐHSP Toán - Toán 9
16 Lê Huy Vũ ĐHSP Toán
- Phó chủ nhiệm 8A1- Toán 8A1
- Tự chọn 8A1- Phụ trách lao động học sinh
17 Nguyễn Ngọc Tuấn CĐSP Toán, Lí ĐHSP Toán - Công nghệ 8- Toán 6A1- Chủ nhiệm 6A1
18 Phạm Thị Dưng
Chủ tịch CĐ
Tổ phó tổ XH
CĐSP Sử, Chính trị - Sử 7- Sử 8- Tổ phó
19 Lê Thị Thúy CĐSP Mĩ thuật - Mỹ thuật 2 trường
20 Nguyễn Thị Thúy CĐSP Tiếng Anh
ĐHSP Tiếng Anh
- Tiếng Anh 8 - Tiếng Anh 7
21 Phạm Thị Thanh ĐHSP Tiếng Anh - Tiếng Anh 6- Tiếng Anh 9
14
22 Nguyễn Ngọc Đức Tổ trưởng tổ XH ĐHSP Lịch sử - Tổ trưởng- Sử 9- Phó chủ nhiệm 9A1
23 Quách Thị Lý
CĐSP Văn, Sử, GDCD ĐHSP Văn, Sử
- Văn 7A1- Công nghệ khối 6- PCN lớp 7A1
24 Hà Văn Lực
CĐSP Văn, Sử, GDCD
- GDCD 6,7,8- Phó chủ nhiệm 7A2
25 Lê Thị Thùy Hương
CĐSP Văn, Sử, GDCD ĐHSP Văn, Sử
- Chủ nhiệm 9A1- Văn 9A1- GDCD 9
26 Lương Thị Hiền CĐSP Văn, GDCD
ĐHSP Văn
- Biệt phái TT HT CĐ
27 Lê Thị Huệ CĐSP Văn, Sử, Địa
ĐHSP Văn, Sử
- Địa 6- Địa 7- Địa 8- Địa 9
28 Đào Thị Ngọc CĐSP Văn, GDCD
ĐHSP Văn, Sử
- Văn phòng- Tổ trưởng tổ phổ cập THCS
29 Lê Văn Sơn ĐHSP Văn - Văn 9A2- Tự chọn 9A2- Phó chủ nhiệm 9A2
30 Trần Văn Trường CĐSP Văn, GDCD ĐHSP Văn - Văn 8A1- Văn 8A2- Chủ nhiệm 8A1
31 Phạm Thị Châu ĐHSP Văn
- Văn 7A2- Văn 6A1- Phó chủ nhiệm 6A1- Tự
chọn 9A1
32 Lê Văn Thành THSP TBTN
- Phụ tá thí nghiệm, thư viện
- Thủ quỹ- Quản lí các phòng học chức năng.
33 Trương Thị Sau CĐSP Văn, GDCD
ĐHSP Văn, Sử
- Văn 6A2; - Sử 6; Tự chọn 6A1
33 Bùi Kim Ngân Kế toán TH Kế toán ĐH Kế toán - Kế toán- Y tế học đường
34 Phạm Văn Huê Bảo vệ 7/10 - Bảo vệ
15
Phụ lục 3: Tình hình cơ sở vật chất trường học năm học 2014 - 2015
Thời điểm thống kê: Ngày 25/8/2014
1. Phòng học:
TT Chủng loại Tổng số
Trong đó dùng làm
Phòng học
Phòng thực
hành
Phòng đựng
(Kho)
Phòng vi tính Văn phòng Khác
1 Kiên cố 20 8 2 1 1 0 7
2 Bán kiên cố 1 0 0 0 0 1 0
3 Cấp 4 7 0 0 3 0 0 4
4 Phòng mựợn 0 0 0 0 0 0 0
Cộng 28 8 2 4 1 1 11
2. Đồ dùng dạy học được cấp:
TT Khối
Bộ
Trị giá đồng
VN
Thừa Thiếu Ghi chú
Các năm học trước Năm học 2014 - 2015
1 6 2 bộ 0 0 0
2 7 2 bộ 0 0 0
3 8 2 bộ 0 0 0
4 9 2 bộ 0 0 0
Cộng 2 bộ 0 0 0
3. Máy vi tính:
TT Khối
Bộ
Được cấp Tự mua Thiếu Ghi chú
Các năm học trước Năm học 2014 - 2015
1 23 0 21 2 0
4. Sách giáo khoa được cấp:
TT Khối
Bộ
Trị giá đồng VN Thừa Thiếu Ghi chú
Các năm học trước Năm học 2014 - 2015
1 6 0 0 0 0 0
2 7 0 0 0 0 0
3 8 0 0 0 0 0
4 9 0 0 0 0 0
Cộng 0 0 0 0 0
16
Phụ lục 4: Đăng ký chất lượng GV- HS cuối năm học 2014 - 2015
1. Học sinh:
- Hạnh kiểm:
Khối Số HS
Tốt Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
6
76 71 93.4 5 6.6 0 0.0 0 0
7
70 64 91.4 5 7.1 1 1.4 0 0
8
65 60 92.3 4 6.2 1 1.5 0 0
9
63 59 93.7 4 6.3 0 0.0 0 0
Cộng
274 254 90.5 18 6.6 2 3.0 0 0
- Học lực:
Khối Số HS
Giỏi Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
6
76 6 7.9 26 34.2 41 53.9 3 3.9
7
70 4 5.7 27 38.6 36 51.4 3 4.3
8
65 4 6.2 27 41.5 31 47.7 3 4.6
9
63 5 7.9 28 44.4 30 47.6 0 0.0
Cộng
274 19 6.9 108 39.4 138 50.4 9 3.3
- Giải qua các kỳ thi:
TT Tên kỳ thi
Huyện Tỉnh
Nhất Nhì Ba KK Tổng Nhất Nhì Ba KK Tổng
1 Học sinh giỏi Văn hóa lớp 9 0 1 2 9 12 0 0 0 2 2
2 Giao lưu Học sinh giỏi lớp 6, 7, 8 0 1 3 15 19 x x x x x
3
Học sinh giỏi Giải toán trên máy
tính cầm tay lớp 8, 9
0 0 0 2 2 0 0 0 0 0
4 Nghiên cứu KHKT 0 1 0 0 1 0 0 0 1 1
5
Vận dụng kiến thức liên môn để
giải quyết các vấn đề thực tiễn
0 1 0 0 1 0 0 0 1 1
6 Các cuộc thi khác 0 0 5 10 15 0 0 0 1 3
Cộng 0 4 10 36 50 0 0 0 5 7
17
2. Giáo viên:
- Hồ sơ:
Năm học
Tốt Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
2013 - 2014 21 70 9 30 0 0 0 0
2014 - 2015 23 76,7 7 23,3
- Giờ dạy:
Năm học
Giỏi Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
2013 - 2014 21 70 8 26,7 1 3,3 0
2014 - 2015 23 76,7 7 23,3 0 0
- Giải qua các kỳ thi:
TT Tên kỳ thi
Huyện Tỉnh
Nhất Nhì Ba KK Tổng Nhất Nhì Ba KK Tổng
1 GV dạy giỏi 0 2 4 0 6 x x x x x
2 Làm đồ dùng dạy học 0 0 1 1 2 0 0 0 0 0
3 Viết SKKN 1 1 2 3 7 0 0 0 1 1
4 Dạy học theo chủ đề tích hợp 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0
5 Các cuộc thi khác 0 0 0 2 2 0 0 0 0 0
Cộng 1 3 7 7 18 0 0 0 1 1
18