Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Góp phần nghiên cứu tác dụng sinh học của vị thuốc xạ can (belamcanda chinensis, iridaceae) trong điều trị bệnh viêm họng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 52 trang )

Bộ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
s o C Q o s

PHẠM THỊ BÍCH THẢO
GÓP PHẤN NGHIÊN c ứ u TÁC DỤNG SINH HỌC
CỦA VI THUÔC XẠ CAN (Belamcanda Chỉnensỉs, Iridaceaè)
TRONG ĐIỀU T R Ị BỆNH VIÊM HỌNG
• • •
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ ĐẠI HỌC KHOÁ 2002 - 2007)
Người hướng dẫn : GVC. Nguyễn Duy Thiệp
Nơi thực hiện Bộ môn Sinh hoá
Bộ môn Vi sinh và sinh học
Trường Đại học Dược Hà nội
Thời gian thực hiện : Từ 2/2007 - 5/2007
HÀ NỘI - 5/2007
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết Ơ1Ì sâu sắc tôi xỉn chân thành cảm ơn thầy giáo GVC.
Nguyễn Duy Thiệp người thầy đáng kính đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi
hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, chủ nhiêm Bộ
môn Sinh hoá, TS. Nguyễn Văn Rư, các thầy luôn quan tâm, động viên và giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô, các chị kỹ thuật viên của Bộ môn
Sinh hoá đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô của
Trường Đại học Dược Hà nội đã dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong suốt năm năm học
vừa qua.
Tôi vô cùng biết ơn gia đình người thân và bạn bè, những người đã luôn
giúp đỡ, động viên tôi trong qua trình học tập và nghiên cứu.
Hà nội, ngày 20 tháng 5 năm 2007


Sinh viên
Pham Thi Bích Thảo
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
PHẦN I: TỔNG QUAN 3
1.1 BỆNH VIÊM HỌNG

.
3
1.1.1 Giải phẫu sinh lý họng 3
1.1.2 Bệnh sinh của viêm họng 4
1.2 XẠ CAN 11
1.3 ENZYM CÓ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM 14
PHẦN II: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 17
2.1 NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúư 17
2.1.1 Nguyên liệu 17
2.1.2 Hoá chất thí nghiệm 17
2.1.3 Thiết bị, dụng cụ 17
2.1.4 Chủng vi khuẩn và môi trường dinh dưỡng 18
2.1.5 Động vật thí nghiêm 18
2.1.6 Phương pháp nghiên cứu 19
2.1.7 Phương pháp xử lý số liệu 24
2.2 KẾT QUẢ THỰC NGHỆM VÀ NHÂN XÉT 25
2.2.1 Sơ bộ xác định thành phần hóa học 25
2.2.2 Thử tác dụng giảm ho trên chuột 25
2.2.3 Thử tác dụng ức chế vi khuẩn 26
2.2.4 Thử tác dụng chống viêm trên chuột 28
2.3 BÀN LUẬN 38
KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT 41
A.KẾT LUẬN 41

B. ĐỀ XUẤT 42
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
(+)
: Dương
a-CT : a-chymotrypsin
A/G : Albumin / Globulin
BC : Bạch cầu
DCXCC : Dịch chiết xạ can trong cồn
DC XCN : Dịch chiết xạ can trong nước
DCXC : Dịch chiết xạ can
DĐVN : Dược điển Việt nam
EtOH : Ethanol
MT/TP : Môi trường/ thành phần
NXB
: Nhà xuất bản
PL : Pha loãng
V.A
: Végetation Adénoides
VSVKĐ : Vi sinh vật kiểm định
x c : Xạ can
YHCT : Y học cổ truyền
Đ ặ T V ắ R S Ề
Viêm họng là một bệnh rất phổ biến ở nước ta, cũng như nhiều nước trên thế
giới. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới, mọi nơi, mọi mùa nhất là trong giai đoạn
chuyển mùa. Viêm họng có nhiều nguyên nhân, phần lớn do virus (chiếm tới 80%)
như Adenovirus, Rhinovirus, virus hợp bào đường thở, virus cúm, sởi Chỉ có
khoảng 20% trường hợp do vi khuẩn đó là các loại liên cầu, tụ cầu, phế cầu,
Haemophilus influenzae Nguy hiểm hơn cả là liên cầu tan huyết nhóm A vì nó là

thủ phạm gây nên biến chứng viêm họng dãn đến thấp tim, viêm khớp, viêm
thận Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ như: thay đổi thời tiết, lạnh quá, nóng quá,
hoá chất, bụi, khói thuốc cũng là nguyên nhân gây bệnh. Ngày nay, với sự phát
triển của Khoa học kĩ thuật, con người đã tìm ra được nhiều loại thuốc mới, các
phương pháp điều trị ngày càng hiệu quả, tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh viêm họng vẫn
đang còn rất cao, trong đó có nhiều trường hợp khó chữa khỏi.
Ở Việt Nam, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thời tiết thay đổi thất thường, không
khí ô nhiễm luôn là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh và phát triển. Vì vậy cách
tốt nhất để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm họng là cải thiện môi trường sống và
nâng cao nhận thức cho người dân về phòng bệnh.
Do tính chất của bệnh đa dạng nên thuốc tân dược chữa viêm họng rất phong
phú về cả chủng loại và dạng bào chế. Việc lựa chọn thuốc thích hợp và sử dụng
đúng cách, đủ liều để điều tri bệnh đang còn gặp nhiều khó khăn, tình trạng kháng
thuốc kháng sinh đã và đang xảy ra trên diện rộng. Chính vì vậy nhiều bài thuốc và
vị thuốc có nguồn gốc từ dược liệu đang được nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả
tốt. Kết quả từ nhiều công trình nghiên cứu cho thấy các hoạt chất hoặc nhóm hoạt
chất có trong dược liệu có tác dụng phòng, chữa bệnh viêm họng rất tốt. Xạ can là
một trong những vị thuốc quý chữa các bệnh về họng có phổ biến ở nước ta, đang
được quan tâm nghiên cứu nhiều.
1
Xuất phát từ tình hình và nhu cầu thực tiễn trên, chúng tôi đã tiến hành thực
hiện đề tài:
“ Góp phần nghiên cứu tác dụng sình học của vị thuốc xạ can
(Belamcanda chinensỉs, Idaceace) trong điều trị bệnh viêm họng ”
Với 3 mục tiêu sau:
1. Tìm hiểu tác dụng giảm ho của vị thuốc trên động vật thực nghiệm.
2. Nghiên cứu tác dụng của DC xc trên một số chủng vi khuẩn gây bệnh ở
họng.
3. Tìm hiểu cơ chế và tác dụng chống viêm của vị thuốc XC, đồng thời theo dõi
sự biến đổi một số chỉ số hoá sinh của động vật thực nghiệm trong quá trình

gây viêm.
2
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1 BỆNH VIÊM HỌNG
1.1.1 Giải phẫu sinh ỉý họng
❖ Giải phẫu hạng
Họng là ngã ba của đường tiêu hoá và đường hô hấp, nối liền với mũi ở phía
trên, với miệng ở phía trước, với thanh quản và thực quản ở phía dưới.
Họng được chia thành 3 phần:
+ Họng mũi: Là phần họng trên, tương ứng với hốc mũi ở phía trước, còn gọi
là vòm họng. Thành sau họng mũi hợp với thành trên và hai thành bên làm
thành hình vòm, trên nóc vòm có tổ chức sùi gọi là V.A (Végetation
adénoides). V.A ban đầu phát triển mạnh ở trẻ 2-5 tuổi, sau đó teo dần và mất
đi
+ Họng miệng: Là phần họng giữa, tương ứng với miệng ở phía trước. Hai
thành bén có amidan khẩu cái nằm trong hốc amidan. Hốc này được tạo bởi trụ
trước và trụ sau. Bao amidan phân cách với thành bên họng bởi lớp vỏ xốp dễ
bóc tách. Toàn bộ các ạmidan số I, II, III, IV cùng với các lympho nằm rải rác
dưới niêm mạc tạo thành vùng bạch huyết họng (vùng Waldeyer).
+ Họng thanh quản: Là phần họng dưới, thành sau liên tiếp với thành sau họng
miệng. Thành trước phía trên là đáy lưỡi, dưới là sụn thanh thiệt, hai sụn phễu
của thanh quản [2],[22],[27]
❖ Chức năng sinh lý của họng:
Họng tham gia vào các chức năng chính sau: nuốt, thở, phát âm, nghe, vị giác và
bảo vệ cơ thể.
- Chức năng thở: Không khí đi qua mũi xuống họng mũi, đi ra phía trước thanh
quản và khí quản để vào phổi.
- Chức năng nuốt: Khi thức ăn vào họng, tới gốc lưỡi, eo họng sẽ gây ra phản
xạ nuốt, khẩu cái mềm được đẩy lến, đóng phần họng mũi, cơ xiết họng co
lại, đẩy thức ăn xuống dưới, ngay lập tức nắp thanh quản đậy kín đường vào

3
thanh auản, thanh môn đóng lại, thức ăn vào thực quản mà không bị rơi vào
khí quản.
- Chức năng phát âm: Họng kết hợp với các cơ quan như mũi, khoang miệng là
những cơ quan cấu thành tiếng nói.
- Chức năng bảo vệ: Dịch tiết từ mũi chảy xuống họng, họng phản xạ ho, đẩy
chất tiết ra ngoài. Tổ chức bạch huyết ở họng có tác dụng bảo vệ niêm mạc
họng, các bạch huyết sản xuất kháng thể tạo nên sức đề kháng tại chỗ (Ig G,
IgA).
- Chức năng nghe: Vòi Eustache nối liền họng mũi với thùng tai, nó có vai trò
quan trọng trong chức năng nghe.
- Chức năng vị giác: Niêm mạc miệng, họng tham gia một phần cảm nhận vị
giác [22],[27]
1.1.2 Bệnh sinh của viêm họng
Viêm họng có nhiều nguyên nhân nhưng thường do virus hoặc vi khuẩn ở vùng
lân cận như mũi, viêm xoang mặt làm dịch tiết chảy xuống họng, mang theo vi
khuẩn làm niêm mạc họng bị viêm hay do sâu răng, vi khuẩn từ đó lan đến họng.
Thứ hai là do yếu tố bụi, các loại hóa chất. Khi tiếp xúc với nhiều bụi trong một thời
gian dài hay nghiện thuốc lá gây hỏng niêm mạc họng, họng mất chức năng bảo vệ.
Các yếu tố nguy cơ gây viêm họng khác: thay đổi thời tiết, lạnh quá, nóng quá,
tác động của thức ăn, đồ uống: rượu, nước lạnh [22],[39]
1.1.2.1 Viêm họng cấp
Viêm họng cấp là viêm cấp tính niêm mạc họng, là bệnh rất hay gặp vào mùa
lạnh ở cả người ỉớn và trẻ em.
Do vi khuẩn (chiếm 20-30%): liên cầu tan huyết nhóm A, tụ cầu vàng, mô não
cầu, Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae Ngoài ra, viêm họng còn
do bạch hầu, vi khuẩn kị khí, xoắn khuẩn giang mai Do virus (chiếm 70 - 80%):
Virus lây qua đường hô hấp hay gặp nhất là: Adenovirus, Rhinovirus, Myxovirus,
Herpesvirus. Virus lây theo phân: virus Coxakievirus và Echovirus; virus hay gây
bệnh truyền nhiễm: sởi, thuỷ đậu, quai bị.

4
■ Triệu chứng lâm sàng nổi bật: Đau họng kèm theo cảm giác nóng rát, đặc biệt là
nuốt đau, kèm theo sốt, mệt mỏi.
❖ Viêm họng đỏ thông thường
Rất hay gặp vào mùa lạnh hoặc khi thay đổi thời tiết, dễ lây lan thành dịch. Do
virus: cúm, sởi; vi khuẩn: phế cầu, liên cầu hoặc các vi khuẩn khác sẩn có trong
họng.
■ Triệu chứng:
- Bắt đầu đột ngột, ớn lạnh, sốt cao 39-40°C, nuốt đau, rát họng, khát nước, đau
mình, kém ăn, kém ngủ và khản tiếng, Ở trẻ em: thường hay gặp sưng, đau
hạch ở cổ.
- Khám họng: toàn bộ niêm mạc họng đỏ rực, khô, hai amidan sưng to, đỏ.
■ Tiến triển và biến chứng: Nếu không có bội nhiễm bệnh sẽ khỏi hẳn sau 5-7
ngày: sốt giảm, đau họng hết. Ở trẻ em, nếu không được xử lí tốt dễ bị bội nhiễm
gây: viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp, phế quản, phế viêm.
■ Điều trị: Về cơ bản: nghỉ ngơi, giữ ấm nâng cao sức đề kháng bằng Vitamin c
liều cao
- Hạ sốt, giảm đau: Efferalgan, Paracetamol, Aspirin, Aspegic
- Chống đau rát họng: Súc miệng với nước muối, dung dịch KC11%, Rhinathiol
viên hoặc siro, các loại thuốc ngậm: Lysopaine
- Giảm phù nề, chống viêm, tiêu đờm: a_CT, Mucomyst
- Chỉ dùng kháng sinh trong trường hợp có bội nhiễm: nhóm Benzylpenicilin
(Amoxicilin, Augmentin ) [27],[29],[39].
❖ Viêm họng bạch hầu
Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2-7 tuổi, có thể gặp ở trẻ em lớn và người lớn. Do
trực khuẩn Klebs_loefler Gram (+) lây qua đường nước bọt.
■ Triệu chứìíg:
- Bệnh thường bắt đầu âm ỉ, sốt nhẹ 38-39°C, người ớn rét, mạch nhanh, nuốt
đau, bỏ ăn, mệt mỏi, da xanh kèm ngạt mũi và rát họng. Khám họng: ngày đầu
5

niêm mạc họng đỏ, từ ngày thứ 2 sẽ xuất hiện giả mạc trắng bám chắc trên bề
mặt amidan, bóc ra sẽ bị chảy máu.
- Với thể ác tính: Bắt đầu rầm rộ, sốt cao đến 40°c, da xanh tái, chân tay lạnh,
hạch cổ sưng to bạnh ra và đau. Đau rát họng rõ rệt, ngạt tắc mũi, chảy mũi mủ
hôi và gây loét cửa mũi. Khám họng: giả mạc nhiều, màu xám tro, dày cộm[22]
■ Biến chứng:
Các biến chứng thần kinh: liệt màn hầu, liệt điều tiết mắt, liệt chân tay. Viêm
cơ tim, viêm thanh quản cấp tính, albumin niệu (+), thiểu năng thượng thận.
■ Điều trị:
- Điều trị bạch hầu: tiêm huyết thanh kháng bạch hầu: trẻ em tiêm bắp 10.000-
20.000đv, người lớn: 30.000-50.000đv phối hợp với Penicilin, Vitamin c.
- Chống biến chứng: chống liệt (tiêm Strychnin, uống Vitamin Bl), chống suy
tim (Coramin hoặc Spactein), nếu khó thở thì cần mở khí quản sớm để tránh
ngạt thở. [16],[27]
❖ Viêm họng Vincent
Do vi khuẩn hình thoi và xoắn khuẩn sống kí sinh ở họng. Điều kiện thuận lợi:
cơ thể suy yếu, rối loạn dinh dưỡng, sâu răng, viêm amidan gây rối loạn niêm mạc
họng,
■ Triệu chứng:
- Bắt đầu một cách âm thầm: sốt nhẹ, mệt mỏi, cảm giác nóng rát họng, nuốt đau,
hơi thở hôi. Có thể nổi hạch ở vùng cổ.
- Khám họng: trên mặt amidan một bên có giả mạc trắng, dễ bong, khi bóc giả
mạc phía dưới có một lớp loét nông.
■ Tiến triển: Sức đề kháng tốt: sau 10 ngày vết loét sẽ liền, sức đề kháng kém: vết
loét lan ra lưỡi, miệng.
■ Điều trị: Uống Penicilin, điều trị tại chỗ: ngậm penicilin hoặc bôi vết loét bằng
dung dịch penicilin 20.000đv/lml hoặc bôi Glycerin sulfasenobezon 1%.[16]
6
1.1.2.2 Viêm họng mạn
Ngoài viêm amidan mạn tủứi, các ổ viêm lan toả ở

họng cũng hay gặp và được gọi chung là viêm họng
mạn tính.
Do ảnh hưởng của ngạt, tắc mũi mạn, phải thở bằng miệng kéo dài, nhất là về
mùa lạnh; do viêm xoang nhất là viêm xoang sau: nhày, mủ luôn chảy xuống họng.
Do kích thích như thuốc lá, rượu, hoá chất cơ địa: dị ứng, suy gan, đái đường
■ Triệu chứng:
- Triệu chứng chính là cảm giác khô, nóng, rát trong họng hoặc có cảm giác ngứa
họng, vướng họng, thường tăng lên khi nuốt. Bệnh nhân phải khạc nhổ liên tục,
có ít nhầy, quánh, thường hay bị ho nhất là vào ban đêm, khi lạnh.
- Khám họng: Tuỳ theo tổn thương, có thể thấy các thể:
+ Viêm họng xuất tiết: Niêm mạc đỏ, ướt, chất tiết trong dính vào thành sau
họng: có ít nang lympho nổi lên thành các hạt nề, đỏ (khi làm sạch dịch nhày).
+ Viêm họng qua phát: niêm mạc họng dày, đỏ, màn hầu và lưỡi gà cũng trở
nên dày. Thành sau họng có nhiều hạt lớn nhỏ, vì vậy thường gọi là viêm họng
hạt.
+ Viêm họng teo: quá phát lâu ngày chuyển sang teo. Niêm mạc trở nên nhẩn
mỏng, khô, trắng bệch, có mạch máu nhỏ. [27]
■ Tiến triển và biến chứng:
Viêm họng mạn khi loại trừ được nguyên nhân cũng có thể khỏi được. Nếu
không có thể dẫn đến các biến chứng như: viêm thanh quản mạn tính, viêm thanh-
khí quản mạn hoặc các đợt viêm cấp như: viêm amidan cấp, áp xe amidan Suy
nhược cơ thể, suy nhược thẩn kinh do khạc nhổ nhiều, nhất là về đêm.[18]
■ Điều trị: Loại bỏ nguyên nhân gây bệnh
- Súc họng bằng dung dịch kiềm, bôi và chấm họng Glycerin borat 3%
7
- Khí dung họng với Hydrocortisone, Vitamin c, nước suối khoáng.
- Viêm họng quá phát: đốt bằng điện hoặc bằng Nitơ lỏng hay điện phân.
- Viêm họng teo: rửa mũi bằng dung dịch Natri tetraborat 1% cho hết vảy rồi
bôi họng hay khí dung, bôi Glycerin iod 0,5%.[27],[31].
1.1.2.3 Viêm VA (Vegetation adénides)

❖ Viêm V.A cấp
Là bệnh do nhiễm khuẩn, virus: cúm, sởi, ho gà , liên cầu, phế cầu Do lạnh,
ẩm đột ngột và kéo dài, cơ thể suy yếu
■ Triệu chứng:
- Sốt cao 39-40°C, trẻ thường mệt mỏi, kém ăn, quấy khóc, ngạt mũi, chảy mũi,
ho. Thường sưng hạch dưới hàm, góc hàm.
- Khám họng: Niêm mạc đỏ, thành sau họng có dịch nhày trắng đục chảy từ vòm
họng xuống, đặc dính.
■ Biến chứng: Viêm tai giữa, đường tiêu hoá, apxe thành sau họng, viêm mũi xoang
cấp.
■ Điều trị: Về cơ bản là phải gĩư ấm, nghỉ ngơi.
- Thuốc chống ngạt mũi: Nhỏ mũi thuốc co mạch (Ephedrine 1 %)
- Chống chảy mũi: Nhỏ mũi thuốc chống xuất tiết Argyrol 1%.
- Chống nhiễm khuẩn: Nhỏ mũi dầu Gomenol 1%, Cloramphenicol 0,4%.
- Nếu có sốt cao, đe doạ có biến chứng thì dùng thuốc hạ sốt: Aspirin,
Paracetamol ; kháng sinh: Ampicilin, Amoxicilin, Erythromycin [22]
Viêm V.A mạn tính
Viêm V.A mạn thường mắc sau những đợt nhiễm khuẩn, virus: sởi, cúm, ho gà
■ Triệu chứng: Xuất hiện từ 18 tháng đến 6-7 tuổi
Trẻ phát triển chậm so với lứa tuổi: kém nhanh nhẹn, ăn uống kém, gầy, da
xanh và sốt vặt, chủ yếu là ngạt mũi, chảy mũi, tai nghe kém hay bị viêm tai
xuất tiết. Trẻ có bộ mặt V.A: da xanh, miệng há, răng vẩu, răng mọc lệch, môi
trên bị kéo xệch lên, hai mắt mở to, người ngây ngô.
8
- Khám họng : thành sau họng có nhiều khối lympho to bằng hạt đậu xanh và mủ
nhầy chảy từ vòm họng xuống.
■ Biến chứng:
Viêm thanh khí phế quản, viêm tai giữa, viêm đường tiêu hoá, viêm hạch gây
mưng mủ, viêm thận, viêm ổ mắt.
■ Điều trị:

- V.A còn nhỏ ít gây viêm tấy: Nhỏ mũi dầu Gomenol 1%, dung dịch
Qoramphenicol 0,4%
- V.A quá to gây khó bú, hay sốt vặt có chỉ định nạo, sau đó phải bồi dưỡng cơ
thể, dùng thuốc có chất Iod, Vitamin A, D2 và các chất sắt. [18]
1.2.4 Viêm Amidan
❖ Vỉêm amidan cấp
Rất thường gặp ở nước ta, cả ở người lớn và trẻ
em. Bệnh diễn biến thành từng đợt, thường tự khỏi
nhưng cũng có thể dẫn đến các biến chứng.
Do nhiễm trùng: Thường là lậu cầu, phế cầu, đặc biệt là liên cầu tan huyết nhóm
A, virus: khoảng 10 loại, 3 loại chính là: Adenovirus, Rhinovirus và Epsteinbarvirus.
Các yếu tố thuận lợi: lạnh, cơ thể suy yếu, chất kích thích: thuốc lá, rượu, hoá chất
■ Triệu chứng:
- Trẻ em và thể nặng thường sốt cao 39-40°C, mệt mỏi, kém ăn, cảm giác ớn
lạnh. Họng: đau, khô, rát, nóng, hơi thở hôi, trẻ em thường thở khò khè, ngáy to
- Khám họng: Hai amỉdan to, đỏ, ướt, có thể thấy mạch máu nổi rõ hoặc có các
chấm mủ trắng có các khe; trụ trước sung huyết, đỏ rực, trụ sau đỏ, nề dày lên.
■ Biến chứng:
- Tại chỗ: gây ápxe quanh amidan hoặc ápxe thành bên họng.
- Kế cận: thường gây viêm họng, viêm tai giữa cấp, viêm thanh quản cấp, ở trẻ
em hay gặp viêm khí-phế quản.
9
- Xa: viêm cầu thận cấp ở trẻ em, thấp khớp cấp. Với liên cầu tan huyết nhóm A
dễ gây thấp tim. [27]
■ Điều trị:
- Súc họng: dung dịch KC11%, nước muối, bôi họng bằng Glycerin Iod 1%.
- Có dấu hiệu nhiễm trùng, sốt cao thì dùng kháng sinh hoặc Sulíamid uống hoặc
tiêm và Vitamin c.[17]
❖ Viêm Amidan mạn
Viêm amidan mạn là hiện tượng viêm thường xuyên, viêm quá phát hay có hốc

mủ. Do virus, vi khuẩn: tụ cầu, liên cầu, xoắn trùng, các chủng kị khí và hiếu
khí Các yếu tố thuận lợi như: thời tiết thay đổi đột ngột, bị lạnh, ẩm, ô nhiễm môi
trường có các ổ viêm nhiễm ở gần như: viêm, sâu răng, viêm V.A, viêm xoang.
■ Triệu chứng:
- Cảm giác vướng, nhói ở họng, nuốt vướng, đau như có dị vật trong họng, đau tai.
Hơi thở hôi, nặng mùi, thỉnh thoảng ho, khàn tiếng, trẻ em thở khò khè, ngáy to.
- Khám họng: Trên mặt tự do của amidan có nhiều khe, hốc, hai amidan có thể quá
phát, to, lấn vào làm hẹp khoang họng.
■ Biến chứng:
Viêm tấy quanh amidan, viêm tấy hạch dưới hàm hoặc thành bên họng, nhiễm
khuẩn mủ huyết, viêm nội niêm mạc, viêm khớp, viêm cầu thận.
■ Điều trị:
Phẫu thuật cắt bỏ amidan hiện nay rất phổ biến, tuy nhiên cần có chỉ định chặt
chẽ. Chỉ cắt khi nào amidan thật sự trở thành một ổ viêm gây hại cho cơ thể [27].
1.1.3 Quan niệm về bệnh viêm họng theo YHCT
Theo quan niệm của Đông y, hầu giữ việc hít thở thuộc phế, họng là cửa đường
ăn ở vị
Viêm họng: là chứng bệnh sưng, nóng, đỏ, đau hoặc hơi sưng, trong YHCT gọi
là Hầu tý.
10
Do ngoại tà bên ngoài xâm nhập vào, do ăn uống không điều độ, tính chí bị tổn
thương làm cho phủ tạng mất điều hoà, là những yếu tố chính gây nên chứng Hầu
tý[14].
■ Biểu hiện:
- Thể phong hàn ngoại cảm: họng đỏ nhạt, không sưng, hơi đau nhức mình mẩy,
rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn
- Thể phong nhiệt xâm nhập: Họng khô, đau nóng, sưng đỏ, nuốt khó, phát sốt,
khát nước, ho hen, rêu lưỡi vàng [35].
■ Hướng điều trị:
- Thể phong hàn ngoại cảm: dùng các bài thuốc sơ phong tán hàn

- Thể phong nhiệt xâm nhập: dùng các bài thuốc sơ phong thanh nhiệt. [35]
Một số vị thuốc và bài thuốc hay được sử dụng trong điều trị chứng hầu tý:
+ Các vị thuốc: xc, huyền sâm, kinh giới, muối ăn, ong đen, băng phiến, bạch
cương tàm
+ Bài thuốc: Tang cúc ẩm, khương lam căn, tả qui ẩm, bạch kim hoàn, đoạt
mệnh tán, x c ma hoàng thang, hoá đàm nhuận hầu thang
1.2 XẠ CAN (Belamcanda chỉnensis, Idaceace )
1.2.1 Đặc điểm thực vât
Cây thảo, sống dại, lá mọc thẳng đứng xếp thành 2 dãy, mép lá chồng lên nhau.
Cây mọc hoang và trồng nhiều nơi ở nước ta.
1.2.2 Bộ phận dùng
Bộ phận dùng là thân rễ cắt bỏ rễ con, rửa sạch rồi phơi sấy khô. Khi dùng thái
phiến làm thuốc.
1.2.3 Thành phần hoá học
Chứa ílavonoid thuộc nhóm isoílavonoid: tectoridin và iridin. Khi thuỷ phân cho
irigenin và tectorigenin. Phần đường là glucose nối vào C-7. Tectoridin có hàm
lượng là 1,5%, hàm lượng của irigenin là 1,36%
Ngoài ra còn có một số isoAavonoid khác: iristectorigenin, belamcandin,
dichotomitin.
11
Các thành phần khác: belamcandal, belamcandol A, desacetylbelamcandal.
1.2.4 Tác dụng dược lý của vị thuốc xạ can
Trong thí nghiệm invitro cao cồn vị x c có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn:
phế cầu, liên cầu tan máu, trực khuẩn ho gà, Bacillus subtilis, và có tác dụng yếu đối
với các chủng vi khuẩn: tụ cầu vàng, Shigella dysenteriae, Sh.shigae, Enterococcus.
Thân rễ x c có tác dụng chống viêm trong mô hình gây phù bàn chân với kaolin, và
gây u hạt thực nghiệm với amidan ở chuột cống trắng, có độc lính thấp. Có tác dụng
chống co thắt gây bởi Histamin trên cơ trơn ruột chuột lang cô lập, và có tác dụng lợi
tiểu nhẹ.
Flavonoid toàn phần của x c có tác dụng ức chế yếu hoạt tính của

polyphenoloxydase huyết thanh người invitro. Hoạt tính của enzym này trong huyết
thanh người tăng rõ rệt trong các bệnh nhiễm khuẩn, trong các trạng thái viêm cấp
tính hoặc mạn tính, trong các bệnh bạch cầu, xơ gan, cường tuyến giáp. Cao chiết với
nước nóng từ thân rễ xc với nồng độ 0,5.10'' mg/ml có hoạt tính ức chế aldose
reductase là enzym gây tích luỹ sorbitol trong tế bào. Aldose rẹductase có vai trò
quan trọng trong bệnh sinh những biến chứng của đái tháo đường mạn tính như bệnh
võng mạc, bệnh thần kinh và bệnh thận. Nước sắc thân rễ x c được tiêm phúc mạc
cho chuột, và theo dõi sự thay đổi nhiễm sắc thể tế bào tuỷ xương sau 24 và 48 giờ,
thấy x c với liều tương đương với liều dùng cho người, tính theo kg thể trọng, không
gây tổn thương nhiễm sắc thể, với liều gấp 4 lần bắt đầu có íổn thương nhẹ và với
liều gấp 15 lần làm tăng chỉ số phân bào và lệch bội.
Đã nghiên cứu sàng lọc cao nước thân rễ x c về hoạt tính ức chế HIV - 1
protease trong thử nghiệm sinh fluor và thấy nồng độ có tác dụng là 5 microgam/ml.
Chất belamcandaquinon A phân lập từ hạt x c có hoạt tính ức chế đặc hiệu
cyclooxygenase. Trong thử nghiệm trên dung dịch bào tương của bạch cầu đa hình,
belamcandol A và ardisianon A được chứng minh là có tác dụng ức chế đặc hiệu 5 -
lipo oxygenase.
Chế phẩm từ dịch chiết thân rễ x c và củ sâm đại hành được thử nghiệm lâm sàng
trên nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em và viêm họng ở người lớn, đã có kết
quả điều trị tốt ở 76,4% bệnh nhân viêm họng cấp tính và 63,8% bệnh nhân viêm
họng mạn tính. Thuốc được dung nạp tốt, hầu như không gây tác dụng không mong
12
muốn. Chế phẩm viên ngậm từ xc, cát cánh, trần bì được ứng dụng lâm sàng cũng
có tác dụng tốt điều trị viêm họng, làm giảm đau, chống viêm tấy, làm mềm và làm
ẩm niêm mạc họng, kích thích xuất tiết, giảm phản xạ. x c có trong thành phần một
bài thuốc cầm máu, cùng lá phèn đen, sim rừng và ngũ vị tử; áp dụng trên lâm sàng
qua 100 ca cắt amidan, thuốc có tác dụng cầm máu nhanh khi chấm vào hốc amidan
mới bóc tách.
Bài thuốc gồm x c và cải tròi cho 55 bệnh nhân lao hạch, kết quả khỏi 54,5%.
Riêng đối với lao hạch thể dò mủ và nhũn bã đậu, khỏi 100%. Thời gian điều trị là

12 tháng.
1.2.5 Tính yị, quy kinh
x c có vị đáng, tính mát, hơi có độc, qui vào 2 kinh: phế và can.
1.2.6 Công năng, chủ trị
Thanh nhiệt, giải độc, tiêu đàm, thông lợi yết hầu.
Chủ trị: Nhiệt độc, đờm hoả uất kết, họng sưng đau, đờm dãi nhiều gây tắc nghẽn,
ho suyễn, sang độc sưng đau, trong tai đau nhức.
1.2.7 Công dụng, liều lượng
x c được coi là một vị thuốc quý chữa các bệnh về họng, viêm amidan có mủ,
ho nhiều đờm, khản tiếng, còn được dùng chữa sốt, đại tiểu tiện không thông, sưng
vú tắc tia sữa, đau kinh, và làm thuốc lọc máu. ngày dùng 3-6g dưới dạng thuốc sắc
hoặc bột làm viên ngậm, uống hoặc dùng 10-20g thân rễ tươi rửa sạch, nhúng qua
nước sôi, giã nát với vài hạt muối, vắt nước ngậm và nuốt dần, bã hơ nóng, đắp vào
cổ. Để chữa rắn cắn, dùng cả cây, giã nát, thêm nước gạn uống, bã đắp.
Kiêng kị: Phụ nữ có thai không nên dùng.
Trong YHCT Trung Quốc, x c được coi là có tác dụng trừ nhiệt độc, trừ đờm,
làm đỡ đau họng, thuốc long đờm, điều trị bệnh viêm họng, viêm amidan, ho và khó
thở, khạc ra nhiều đờm, ngày dùng 3-9g. Ở Ân Độ x c điều trị bong gân bằng cách
giã nát thân rệ, bọc trong một lá trầu không, đắp và băng vào cơ của chi bị bong gân.
Ở các nước Đông Nam Á, thân rễ x c được dùng phổ biến để điều trị viêm họng và
bệnh đường hô hấp trên khác như viêm thanh quản, viêm amidan, ho đờm và hen.
13
x c còn được dùng làm thuốc lọc máu, thuốc khai thông và gây trung tiện, thuốc
, tẩy, lợi tiểu và thuốc bổ. Ở Malaysia, x c được dùng trị bệnh lậu và nấu nước tắm
cho phụ nữ sau khi đẻ. Ở Indonesia, x c giã đắp trị đau lưng.[l 1],[12],[32]
1.2.7 Các bài thuốc và dạng bào chế có vị xc trong điều trị bệnh viêm họyi
khuẩn [xem phần phụ lục]
1.3 ENZYM CÓ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM
1.3.1 Sơ lược về enzym chống viêm
Các enzym có tác dụng chống viêm như: trypsin, a_CT, serratiopeptidase,

amylase, papain Các enzym này giúp tiêu huỷ các mảnh vụn tế bào, fibrin, và các
protein huyết tương kết tập tại vùng bị tổn thương, đồng thời kích thích hiện tượng
thực bào, từ đó giúp giảm nhanh phù, viêm và cải thiện sự lưu thông máu.
Bên cạnh đó, các enzym này còn giúp điều hoà các chất trung gian hoá học của
viêm như protein pha cấp, các cytokin, các receptor kết dính giảm khả năng hoạt
hoá hệ thống bổ thể của phức hợp miễn dịch màng tế bào, làm giảm sự nguy hiểm
của phản ứng quá mức. Sự phục hồi nhanh chóng các điều kiện chuyển hóa sinh lý
đó đã giúp cho việc cải thiện hàng rào bảo vệ miễn dịch và phục hổi nhanh chóng mô
tổn thương.
Enzym chống viêm ngày càng được sử dụng nhiều trong điều trị chấn thương
hoặc phòng chấn thương thể thao hoặc dùng điều trị hỗ trợ trong các trường hợp
viêm. Hiện nay enzym chống viêm được sử dụng phổ biến trong điều trị là
a_CT.[15],[26]
1.3.2. Giới thiệu về a -ch y m o tr y p sin
1.3.2.1 Nguồn gốc, cấu tạo và tính chất của a-chymotrypsin
- a_CT thuộc nhóm protease được tổng hợp ở tuyến tuỵ dưới dạng tiền enzym
là chymotrypsinogen.
- Cấu tạo của a_CT được xác định năm 1967, do David và cộng sự tìm ra
thông qua việc phân tích tinh thể enzym bằng tia X. a_CT có phân tử lượng
là 21.600, cấu tạo bởi 3 chuỗi peptid số lượng acid amin là 241. Các chuỗi
14
này nối với nhau bởi cầu disulfur. Enzym có bộ 3 aminoacid tham gia xúc
tác phản ứng là Serl95 - His57 - Aspl02 tạo thành vị trí hoạt động hay
trung tâm hoạt động của enzym. Tham gia hoạt động của a_CT có nhóm
hydroxyl của serin và vòng imidazol của histidin, hai nhóm này ở gần nhau
(khoảng 0,3nm) do cấu trúc bậc ba của phân tử, nhờ đó nhóm -OH tác dụng
như một acid, còn nitrogen của vòng imidazol tác dụng như một base.
- a_CT được tạo thành từ chymotrypsinogen (một peptid có 245 acid amin).
Chymotrypsinogen do những tế bào hình hạt nho của tuỵ tạo ra. Dịch tuỵ
chuyển chymotrypsinogen đến tá tràng, ở đây chymotrypsinogen được

trypsin phân cắt liên kết giữa 2 aminoacid 15 (Arginin) và 16 ( Isoleucin) để
tạo thành ^Chymotrypsin, có hoạt tính thuỷ phân nhưng không bền. Sau đó,
trypsin tiếp tục phân cắt 2 liên kết giữa aminoacid 14 (Serin) 15 (Arginin);
aminoacid 148 (Threonin) và aminoacid 149 (Asparagin) tạo thành cấu trúc
bền vững của 5-chymotrypsin. ô-chymotrypsin chuyển cấu hình để thành
a_CT.
a_CT ở dạng kết tinh hay bột vô định hình màu trắng hay trắng vàng, tan
trong nước. Hoạt tính của a-CT không ít hơn 5micrckatal trong 1 mg (BP
1993). a_CT là một protease hoạt động trong môi trường kiềm (pH 7-9) nên
được xếp trong nhóm protease kiềm; pH tối ưu là 8, điểm đẳng điện pl = 5,4.
- Cơ chế hoạt động xúc tác của a_CT là tạo phức enzym-cơ chất. Enzym tấn
công vào nguyên tử cacbon của nhóm cacboxyl của cơ chất. Sự thế ái nhân
xảy ra tạo thành liên kết ester với serin và giải phóng amin bậc nhất vốn
mang một proton của histidin. Phức acyl-enzym này có sự thay đổi đổng hoá
trị tạm thời ở enzym. Liên kết ester bị thuỷ phân giải phóng acid carboxylic
và enzym lại trở về điểm xuất phát.
Trong ruột, a_CT thuỷ phân protein và các sản phẩm đã tiêu hoá một phần bởi
pepsin để tạo ra các peptid ngắn và các aminoacid tự do.
15
1.3.2.2 Tác dụng của a-chymotrypsin
- a_CT thuỷ phân các kinin, được giải phóng bởi kininogen thông qua yếu tố
Hageman XII. a_CT kìm hãm chế tiết leucotrien từ bạch cầu đơn nhân trung tính.
a_CT trypsin thuỷ phân fibrin, quá trình này được tăng cường bởi tác dụng của
heparin, dextran Sulfat trong dung dịch NaCl 0,1M.
- a_CT thuỷ phân các receptor trên màng tiểu cầu, thay hình dạng và ức chế giải
phóng serotonin. Các chất ức chế a_CT làm gia tăng nồng độ ion Ca++ và tăng chế
tiết interleukin_2 từ lympho bào T. Như vậy có thể giả định rằng a_CT thúc đẩy quá
trình hoạt hoá lympho bào T.
- a_CT có tác dụng của một enzym phân giải protein, được dùng đường uống,
a_CT chỉ thuỷ phân những protein bị biến tính mà không tác động tới các protein

vẫn giữ được cấu trúc không gian từ bậc 2 trở lên.
- Những nghiên cứu lâm sàng về việc sử dụng các enzym thuỷ phân trong khoa
ung thư đã cho thấy: khi sử dụng kết hợp papain, trypsin đã làm giảm các ảnh hưởng
có hại gây ra bởi tia X, hoá học trị liệu trong tiêm bắp hoặc dùng tại chỗ để chống
viêm và điều trị một số chấn thương, với tính chất là một endopeptidase tuyến tuỵ.
Ngoài ra, a_CT còn được chỉ định trong các trường hợp chống phù nề, kháng viêm
trong chấn thương, viêm nhiễm, dùng tại chỗ hoặc tiêm bắp trong các khoa: nội, tai
mũi họng, sản, ngoại (chấn thương và chỉnh hình), da liễu [15],[19],[26],[38],[40]
1.3.2.3 Một số chế phẩm a_chymotrypsin ứng dụng trong điều trị
ứng dụng của một số chế phẩm chứa a_CT :
- Alpha chymotrypsine choay (Hãng Sanofi pharma). Chỉ định: kháng viêm ,
chống phù nề sau chấn thương hay sau mổ.
- Alphintern (Hãng Leinquin Mediolanum ): chứa trypsin và a_CT . Tác dụng: ức
chế giai đoạn tiết dịch rỉ viêm của quả trình viêm.
- Một số biệt dược khác: Alpha chymotrypsine, Alpha chymar, Alphacutanée
[10]
16
PHẦN 2: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
2.1 NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u
2.1.1 Nguyên liệu
2.1.1.1 Xạ can
Vị thuốc x c được mua tại phố Lãn Ông _ Hà Nội, được sơ chế và chế biến theo
phương pháp cổ truyền đạt tiêu chuẩn DĐVNIII.
Chiết xuất cao lỏng (1/1):
- Dịch chiết x c trong cồn: Theo phương pháp ngấm kiệt
Tán vị thuốc thành bột thô, trộn đều làm ẩm bằng EtOH 70° , đậy kín, để yên 2-3
giờ. Cho dược liệu đã thấm ẩm vào bình ngấm kiệt, đổ cồn ngập dược liệu 2 -3 cm.
Ngâm lạnh 24 giờ. Tiến hành rút DC: tốc độ lml/phút, đồng thời bổ sung dung môi
luôn ngập dược liệu. Tiếp tục rút đến nhạt màu và kiểm tra bằng thuốc thử đến phản
ứng âm tính, gộp DC, cất thu hồi dung môi trên nồi cô cách thuỷ, cô tới cao lỏng 1/1.

- Dịch chiết xc trong nước: Phương pháp sắc
Cho dược liệu vào nổi, đổ ngập nước, sắc trong 2 -3 giờ, sắc 3 nước. Hai nước sắc
đầu gạn, lọc ,để riêng. Lần 3 ép kiệt, để lắng, lọc trong. Gộp ba nước sắc, cô cách
thuỷ tới cao lỏng 1/1.
2.1.1.2 a- chymotrypsin
Nguyên liệu a - Chymotrypsin ở dạng bột, màu trắng, tinh khiết, do Bộ môn Sinh
hoá Trường đại học dược cung cấp, đạt tiêu chuẩn dược dụng
2.1.2 Hoá chất thí nghiệm
Các hoá chất, thuốc thử dùng cho nghiên cứu được Bộ môn Sinh hoá Trường đại
học Dược Hà nội cung cấp đạt tiêu chuẩn phân tích hoá học.
2.1.3 Thiết bị, dụng cụ
- Bình chiết ngấm kiệt
- Nồi cách thuỷ (Trung Quốc)
- Tủ sấy Memmert (Đức)
- Tủ lạnh Daewoo
17
- Nồi hấp Autoclave
- Tủ giữ ấm , tủ cấy truyền
- Bơm, kim tiêm đầu tù
- Máy khí dung gây ho Omrom
- Dụng cụ thuỷ ngân có chia vạch dùng đo thể tích chân chuột
- Máy li tâm Centrifuge
2.1.4 Chủng vi khuẩn và môi trường dinh dưỡng
❖ Chủng vi khuẩn : Do viện tai mũi họng cung cấp.
- Tụ cầu vàng ( Staphylococcus aureus )
- Liên cầu ( Streptococcus )
- Phế cầu ( Streptococcus pneumoniae )
- Nấm ( Candida albican )
♦> Môi trường dinh dưỡng
Bảng 2.1: Môi trường dinh dưỡng

Tên MT/TP (g)
Cao
thịt
Pepton NaCl Thạch Glucose
Nớc
(ml)
pH
C02
Canh thang thường
5 10
5
-
-
1000 7,5
Thạch thường
5 10
5 18
-
1000 7,5
Thạch mềm giữ
giống
3 10 5
16
-
1000 6
Sabouraud 2%
-
10
-
18 20

1000
6
Sabouraud giữ giống
-
30
-
18
-
1000 6
Thạch máu
5 10
5 18
-
1000 7,5 10%
2.1.5 Động vật thí nghiệm
- Chuột nhắt trắng giống đực đạt tiêu chuẩn thí nghiệm, trọng lượng 22-26g, số
lượng 30 con, được cung cấp từ Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương.
18
- Chuột cống trắng giống đực khoẻ mạnh có trọng lượng 90-1 lOg, số lượng 40
con, được cung cấp từ Học viện quân y- Bộ Quốc Phòng.
2.1.6 Phương pháp nghiên cứu
2.1.6.1 Nghiên cứu về hóa học
Tiến hành các phản ứng định tính vị thuốc x c theo phương pháp ghi trong
DĐVNIII và các tài liệu có liên quan.
- Lấy 5g bột dược liệu, thêm 40ml Ethanol (TT), đun hồi lưu cách thuỷ trong 30
phút. Lọc, cô dịch lọc còn khoảng lOml. Nhỏ dịch chiết lên giấy lọc thành 2 vết
riêng biệt, nhỏ tiếp lên 1 vết dịch chiết 1 giọt dung dịch NaOH 10% (TT), để khô,
soi dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365nm. Vết dịch chiết không có NaOH
cho huỳnh quang vàng cam nhạt, vết dịch chiết có NaOH cho huỳnh quang vàng
sáng (phản ứng huỳnh quang).

- Lấy 2ml dịch chiết cho vào ống nghiệm, thêm 1 ít bột Magnesi (TT) và 2-3
giọt dung dịch acid hydrocloric đậm đặc (TT). Dung dịch có màu đỏ cam (phản
ứng Cyanidin).
- Lấy 2ml dịch chiết cho vào ống nghiệm, thêm 2ml cloroíorm (TT) và 2ml
dung dịch NaOH 10% (TT) lắc mạnh. Đun trên cách thuỷ 2 phút, lắc đều. Lớp
nước kiềm có màu đỏ (phản ứng kiềm).
2.1.6.2 Nghiên cứu tác dụng sinh học
a. Phương pháp thử tác dụng giảm ho trên chuột:
• Nguyên tắc: Chuột nhắt trắng sau khi bị kích thích bằng hơi amoniac trong 1
thơi gian nhất định sẽ bị ho. Căn cứ vào số chuột ho và số tiếng ho của từng
chuột để đánh giá tác dụng chống ho của vị thuốc.
• Tiến hành: Chuột được chia thành 3 lô, mỗi lô 10 con.
- Lô chứng: uống dung dịch NaCl 0,9%
- Lô thứ 1 : uống cao thuốc 1:1 DCXCC
- Lô thứ 2: uống cao thuốc 1:1 DC XCN
Liều cho uống là 0,5 ml/con.
Sau khi cho uống thuốc lh lấy từng đôi chuột đem xồng hơi amoniac trong
45giây. Sau đó, bỏ ra nghe và đếm số tiếng ho của mỗi chuột trong vòng 5 phút.
19
• Cách đánh giá: Dựa trên số tiếng ho trung bình của các chuột ở mỗi lô để
tính toán kết quả theo phương pháp thống kê.
b. Thử tác dụng ức chế vi khuẩn
• Nguyên tắc: Sử dụng phương pháp khoanh giấy.
Các hoạt chất cần thử được tẩm vào các khoanh giấy, sau đó đặt các khoanh
giấy lên trên môi trường dinh dưỡng đã có VSVKĐ. Hoạt chất từ mẫu thử sẽ
khuyếch tán vào môi trường thạch sẽ ức chế sự phát triển của VSVKĐ tạo thành
vòng vô khuẩn. Hoạt tính của hoạt chất sẽ tỷ lệ thuận với logarit đường kính
vòng vô khuẩn.
• Tiến hành:
- Chuẩn bị khoanh giấy:

Giấy lọc được đục lỗ theo đường kính chuẩn là 7,00 mm, sau đó được đem
hấp tiệt trùng ở 121°c trong 20 phút. Tẩm mẫu thử vào khoanh giấy, sau đó
đem sấy khô ở 50°c trong 20 phút, làm tương tự như vậy 3 lần cho mẫu thử
thấm đều vào khoanh giấy.
- Chuẩn bị môi trường nuôi cấy VSVKĐ: VSVKĐ được cấy trong môi trường
canh thang (vi khuẩn), sabouraud (vi nấm), được ủ trong 18-24h ở 37°c được
một nhũ dịch nồng độ106-107 tế bào/ ml. Đun và đổ vào mỗi đĩa petri lOml môi
trường thạch thường để tạo lớp đáy thật phẳng. Đun môi trường nuôi cấy cho tan,
để nguội đến 45°c trộn VSVKĐ có nồng độ 106-107 tế bào/ml theo tỷ lệ lml
hỗn dịch VSVKĐ với lOml môi trường. Rót vào mỗi hộp petri đã có sẵn môi
trường nền 15ml môi trường đã trộn VSVKĐ, láng đều.
- Thử hoạt tính sinh học: Để bề mặt thạch khô, đặt các khoanh giấy đã được
tẩm hoạt chất cần thử lên bề mặt thạch.
- Nuôi cấy: Đặt các hộp petri vào tủ ấm ủ ở 37°c trong 20-24h với vi khuẩn,
24-48h với vi nấm.
• Đánh giá kết quả:
Sau thời gian ủ ấm, lấy các hộp petri ra quan sát, đo đường kính vòng vô khuẩn
(nếu có) bằng thước kẹp Palmer có độ chính xác đến 0,1 mm. Kết quả được xử lý
theo toán thống kê.
20
c. Phương pháp thử tác dụng chống viêm:
Tác dụng chống viêm cấp của vị thuốc được thử nghiêm trên chuột cống trắng
trên mô hình gây viêm cấp của Winter: Đo thể tích bàn chân sau của chuột vào thời
điểm trước và sau khi tiêm thuốc (thời điểm chân chuột phù to nhất sau khi tiêm
thuốc).
Lô chứng: chuột được uống nước muối sinh lý 0,9%, liều l,5ml/100g
Lô thử dược liệu: chuột được uống DC dược liệu bằng một kim cong, đầu tù vào
các thời điểm 60 phút, 30phút trước và 30 phút sau gây viêm. Trong đó:
+ Lô thửl: uống DC xcc, liều 1,5 ml/100g
+ Lô thử 2: uống DC XCN, liều 1,5 ml/100g

Lô so sánh: chuột uống Indomethacin 5mg/kg chuột ở thời điểm 30phút trước khi
gây viêm., liều l,5ml/ lOOg
So sánh mức độ phù trung bình của chân chuột ở những lô thử thuốc, lô so sánh
và lô chuột đối chứng. Tỷ lệ phần trăm thể tích của mỗi chân chuột so với lúc đầu
chưa gây viêm được tính theo công thức:
V2-VI
%AV =

100%
VI
Trong đó: VI: thể tích chân chuột trước khi gây viêm.
V2: thể tích chân chuột sau khi gây viêm.
Từ đó tính ra số trung bình tỷ lệ phần trăm tăng thể tích chân chuột trong cùng
một lô và độ lệch chuẩn của nó: AV% ± SE.
Tính tỷ lệ phần trăm ức chế phù để đánh giá tác dụng chống viêm cấp tính của
thuốc, theo công thức:
AVC% - ÀVt%
I%=

100%
AVC%
Trong đó: ÀVC%: Số trung bình (%) độ tăng thể tích chân chuột ở lô chứng.
AVt%: Số trung bình (%) độ tăng thể tích chân chuột ở lô thử thuốc.
21

×