Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Ca dao tục ngữ về dòng họ khỉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.87 KB, 2 trang )

Ca dao Tục ngữ về dòng họ khỉ
November 17, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THCS - Tác giả: Thu Huyền
Ca dao Tục ngữ về dòng họ khỉ
Nhân năm Giáp Thân cầm tinh con khỉ, xin gom nhặt một số câu ca dao – tục ngữ của nước nhà thành
một “tự điển mi — ni” theo thứ tự ABC để bạn đọc tham khảo và nghiền ngẫm:
Chuột chù chê khỉ rằng hôi
Khỉ lại trả lời: cả họ mày thơm?
Chuột chù vốn rất hôi, vậy mà dám mở miệng chê cái hôi ở khỉ, để cho khi hỏi “móc” lại một câu phải
cứng họng. Phàm, khi mở miệng chê bai ai thì ta hãy tự phán xét mình trước, xem thử mình có mắc
phải điều đáng bị phê phán như ở người sắp bị mình chê bai hay không. Tốt hơn hết đừng nên chê bai
dè bỉu người khác, mà chỉ nên góp ý xây dựng với thiện tâm, thiện chí.
Hứa hươu hứa vượn: Hươu với vượn là loài thú hoang dã rất nhanh nhẹn thoắt hiện đó rồi thoắt mất đó,
muốn theo dấu vết của chúng là một chuyện hết sức khó khăn. Vậy nên “hứa hươu hứa vượn” là lời
hứa suông, hứa cho qua chuyện không đảm bảo được gì, rất dễ “xù”, dễ bội hứa “chạy làng”!
Ca dao – Tục ngữ về dòng họ khỉ
Khỉ ho cò gáy: Ám chỉ nơi hoang dã, vừa vắng vẻ hoang liêu vừa xa xôi hẻo lánh, không ai lui tới ra
vàơ. Thường dùng để chỉ những vùng khô căn sỏi đá, không có đủ điều kiện để con người “cắm dùi”
mà sinh sống, hay mưu đồ tạo đựng cơ nghiệp.
Khi khỉ mắc độc già: (độc là loài khỉ độc to lớn thường sống một mình). Tránh né con khỉ vì những “trò
khỉ” láu lỉnh, lí lắc của nó, nhung gặp lại thứ khi độc hung dữ phá phách hơn. Câu này tương tự như
câu “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”, chê bai thứ này lại gặp thứ khác tồi tệ hơn. Ngụ ý khuyên ta trong cuộc
sống hằng ngày đừng nên “kén cá chọn canh” quá, mà hãy bằng lòng với những gì ta đang có được,
vậy mà yên thân!
Má ơi, đừng gả con xa
Chim kêu, vượn hú biết nhà má đâu?!
Xưa, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, nhiều khi vì tham của, tham giàu mà gả con vào nơi xa xôi cách
trở, con lên kiệu hoa đi rồi thi xem như biền biệt khó về. Ngụ ý câu này nói lên nỗi lòng trắc ẩn của
người con không muốn sống xa cha mẹ khi lập gia đình riêng, đồng thời, phê phán luôn hiện tượng ép
gả, ép cưới của các bậc cha mẹ, làm cho con cái không được tự do dinh đoat hôn nhân đai sư của mình.
Mồ hôi gió đượm / Thiếp thương chồng thiếp phải chạy theo / Con ơi, mẹ dắt lên đèo / Chim kèu bên
nọ, vượn trèo bên kia! Mượn cảnh chim kêu, vượn trèo để tả cảnh băng đèo, vượt núi gian nàn trắc trở


của người vợ chạy theo bóng dáng của chồng mình, mà lột tả tình yêu thương mặn nồng của người phụ
nữ đối với người bạn đời đang phải đi xa, lìa xa tổ ấm.
Nhăn nhó như khỉ ăn gừng: (câu tương tự là “Mặt nhăn như khỉ ăn ớt”) Khi mà ăn nhằm phải thứ cay
như ớt, như gừng thì mặt nhăn nhó rất khổ sở. Mượn hình ảnh khổ sở của khi để ám chỉ người đang đau
buồn, khổ tâm, cau có khó chịu đối với mọi người chung quanh.
Nuôi khỉ dòm nhà: Khi ưa phá phách, ăn vụng, ăn trộm, vậy nên nuôi khỉ dòm chừng nhà chẳng khác
nào nuôi kẻ xấu, kẻ gian, lợi không thấy mà chỉ thấy hại. Ngụ ý khuyên ta thận trọng trong việc dùng
người, tương tự như câu “nuôi ong tay áo”.
Rầu rĩ như khỉ chết con: Khi là loài động vật linh trưởng rất giống với người, không chỉ giống vì có hai
tay, mà còn giống ở tình cảm. Khi mà mất con thì ngồi buồn rũ rượi, bần thần một chỗ trông thảm
thương, tội nghiệp. Lấy hình ảnh của khỉ buồn rầu khi mất con để ví với tình cảm rầu rĩ của người vừa
bị mất mát, tiêu hao một thứ gì đó quý gía đối với mình.
Rung cảy nhát khỉ. Khỉ rất sợ người, gặp là chúng tót lên cây cao ngay, cho nên người ta thường rung
cây để hù dọa khỉ, nhưng càng rung thì khỉ càng bám chặt vào ngọn cây không sao rơi rớt xuống được.
Ngụ ý nổi về sự hăm dọa, hù nhát một ai đó nhưng không cố tác dụng, không hiệu quả, sự việc chẳng
đi đến đâu.
Vượn hú chim kêu: Cảnh hoang dã buồn thảm ở những nơi thâm sơn cùng cốc.
Vượn lìa cây có ngày vượn rũ / Anh xa nàng mặt ủ mày chau! Vượn là loài sống trên cây, nếu bắt nó
phải xa rời cây chắc có ngày nó sẽ chết. Người yêu người cũng vậy, nếu bị bắt buộc phải chia lìa nhau,
mỗi người một ngả, ắt sẽ gây nên cảnh đứt ruột xé gan vì thương, vì nhớ. Câu này diễn tả tình yêu của
đôi lứa, khi xa nhau thì mặt mày ủ rũ, lúc nào cũng chau mày nhăn nhó, khổ sở vì nỗi nhớ nhung, vì bất
đắc ý.
Read more: />

×