Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Hãy tìm một số ví dụ để chứng minh cho sự giản dị trong thơ văn của bác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.87 KB, 3 trang )

Hãy tìm một số ví dụ để chứng minh cho sự giản dị
trong thơ văn của Bác
November 19, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THCS - Tác giả: Thu Huyền
Đề bài: Giản dị trong đời sống, trong tác phong, trong
quan hệ với mọi người, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị
trong lời nói và bài viết vì muốn cho quần chúng nhân
dân hiểu được nhớ được, làm được. Hãy tìm một số ví
dụ để chứng minh cho sự giản dị trong thơ văn của
Bác.
DÀN Ý:
1. Mở bài:
- Hồ Chủ tịch là vị lãnh tụ vĩ đại của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
- Trong đời sống, tác phong của Bác rất tự nhiên, giản dị.
- Lời nói và bài viết để tuyên truyền các mạng của Bác cũng rât giản dị, trong sáng vì Bác muốn mọi
người dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm theo.
2. Thân bài:
* Lấy một số dẫn chứng để chứng minh.
a) Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp:
- Bác viết nhiều bài ca để giác ngộ, vận động quần chúng tham gia cách mạng, đoàn kết đánh giặc cứu
nước. (Bài ca Việt Minh, Bài ca sợi chỉ, Bài ca binh lính, Bài ca đoàn kết…)
- Thơ chúc tết 1947 là lời kêu gọi đồng bào quyết tâm kháng chiến, bảo vệ chủ quyền tự do, độc lập
vừa giành được từ tay Pháp, Nhật.
- Mừng xuân: 1949 là lời động viên nhân dân cả nước thi đua đánh giặc, thi đua sản xuất, là niềm tin
mãnh liệt vào chiến thắng.
b) Thời kì chống Mĩ cứu nước:
- Bài thơ chúc Tết năm 1956, Bác Hồ hào nhân dân cả nước sát cánh đồng lòng. Miền Bắc thi đua xây
dựng xã hội chủ nghĩa, miền Nam giữ vững thành đồng… Và khẳng định nước nhà sẽ hòa bình, thống
nhất.
- Mừng xuân 1969 là bài thơ xuân cuối cùng của Bác. Bài thơ tổng kết ngắn gọn và chính xác tình hình
năm cũ, mở ra một tương lai tươi sáng của cách mạng trong năm mới, đồng thời chỉ rõ mục tiêu phấn
đấu là đánh cho Mĩ cút, ngụy nhào để giải phóng miền Nam, Bắc – Nam sum họp một nhà.


Thơ văn của Bác giản dị giống như đời sống, trong tác phong, trong quan hệ với mọi người của Bác
vậy
3. Kết bài:
- Thơ Bác chính là con người Bác: giản dị mà vĩ đại, sâu sắc, hào hùng.
- Dân tộc Việt Nam tự hào được sống và chiến đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác Hồ
kính yêu.
BÀI LÀM
Kể từ khi hình thành xã hội loài người cho đến nay, mất ngàn năm đã trôi qua. Từ thực tế cuộc sống,
con người đã đúc kết được vô vàn kinh nghiệm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Những kinh nghiệm đó
được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua các hình thức truyền miệng hay sách vở. Muốn tiếp thu
được kho tàng kiến thức phong phú, đa dạng của người xưa để lại, chỉ có một con đường duy nhất là
học tập. Bể học không bờ (Khổng Tử), cho nên chúng ta phải học tập suốt đời để không ngừng bồi bổ,
nâng cao kiến thức cho kịp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật trong thời đại ngày
nay.
Lê – nin vị lãnh tụ vĩ đại của phong trào cách mạng vô sản Nga đầu thế kỉ XX đã có lời khuyên thật
sáng suốt cho mọi người: Học! Học nữa! Học mãi! Qua lời khuyên này, Lê – nin khẳng định tầm quan
trọng lớn lao của việc học tập và nhấn mạnh rằng việc học tập phải được duy trì suốt cả cuộc đời.
Bên cạnh quyền được sống tự do, con người còn có quyền được ăn no, mặc ấm và được học hành. Học
tập vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi. Việc học tập tạo nên giá trị tinh thần và mang lại những hiệu quả
vật chất lớn lao. Phải trải qua một quá trình học tập lâu dài và gian khổ thì con người mới trở nên hoàn
thiện.
Tại sao chúng ta phải học? Câu trả lời thật đơn giản: Có học thì mới tiếp thu được tri thức và có tri thức
chúng ta mới có thể làm tốt mọi việc. Thực tế cho thấy trình độ văn hóa rất quan trọng. Ví dụ như cùng
đứng trước một công việc hay một vấn đề nào đó thì người có trình độ cao hơn sẽ có cách giải quyết
nhanh chóng và hợp lí hơn. Cho nên, muốn mọi việc đạt được hiệu quả tốt, bắt buộc chúng ta phải học.
Lí thuyết sẽ soi sáng thực tế, giúp ta tiết kiệm công sức, rút ngắn được thời gian mò mẫm, thử nghiệm.
Tất nhiên, chất lượng công việc cũng sẽ được nâng lên.
Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì việc học tập lại càng quan trọng.
Nếu chúng ta dễ dàng thỏa mãn với những gì đã có thì điều đó chứng tỏ rằng ta đã lạc hậu, không đáp
ứng được yêu cầu của xã hội. Quy luật cuộc sống là tiến về phía trước. Nó sẽ đào thải tất cả những gì là

thấp kém, lỗi thời và có như vậy thì cuộc sống của nhân loại mới càng giàu mạnh, văn minh.
Học! Học nữa! Học mãi! Học trong sách vở, học ngoài cuộc đời. Học để làm giàu trí thức và vốn sống
thực tế. Việc học không bị hạn chế bởi tuổi tác và hoàn cảnh mà tùy thuộc vào ý thức của mỗi người.
Ông giám đốc một cơ quan, xí nghiệp nào đó muốn điều hành và quản lý tốt một mặt hoạt động của
đơn vị mình thì phải học. Người công nhân muốn nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cũng
phải thường xuyên học hỏi, rút kinh nghiệm. Nông dân muốn đỡ vất vả trong công việc trồng trọt, chăn
nuôi và tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống thì đương nhiên cũng phải học tập khoa học kỉ thuật và
áp dụng nó vào thực tế. Muốn có một công trình nghiên cứu hay một phát minh nào đó, nhà khoa học
phải học tập và làm việc trong một thời gian dài ba nặm, năm năm, mười năm, có khi cả đời người.,.
Nhưng khi phát minh ấy có kết quả thì nó sẽ đem lại lợi ích lớn cho cả nhân loại.
Xung quanh chúng ta có biết bao tấm gương kiên trì học tập và đã thành công. Tri thức do học tập đem
lại là chìa khóa vàng để chúng ta md được mọi cánh cửa trong cuộc đời.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có lời khuyên sáng suốt rút ra từ thực tếcuộc sống cách mạng sôi động và
phong phú của người: Học ở trường, học trong sách vở, Học lẫn nhau và học ở dân. Ngòài trường học
còn có trường đời. Nếu có ý chí, có quyết tâm và khiêm tốn, chuyên cần học hỏi, chúng ta sẽ thành
công.
Việc học có tầm quan trọng rất lớn trong việc quyết định thành bại của một con người. Tuy vậy, hiện
nay vẫn có một số người coi thường việc học với suy nghĩ thiển cận là không cần học cũng kiếm ra
tiền, vẫn sống. Họ không biết rằng thất học là sự thiệt thòi, là nỗi bất hạnh và nếu dân trí thấp thì một
đất nước khó có thể phát triển về mọi mặt.
Thấu hiểu ý nghĩa sâu sắc trong lời khuyên của Lê – nin, tuổi trẻ cần phải cố gắng học tập để nâng cao
hiểu biết, hoàn thiện bản thân. Học và học không ngừng, như vậy chúng ta mới có thể trở thành người
có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của thời đại, xứng đáng là chủ nhân của đât nước giàu đẹp trong tương
lai.
Read more: />trong-tho-van-cua-bac/#ixzz3mcSqY8JB

×