Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

Khóa luận tốt nghiệp công tác quản lý, tu tạo, bảo tồn khu di tích danh thắng chùa hương giai đoạn 2008 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.17 KB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
• • • • KHOA LICH SỬ
NGUYỄN THỊ HỒNG
ĐẲNG Bộ THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH
ĐẠO CÔNG TÁC QUẢN LÝ, TU TẠO,
BẢO TỒN KHU DI TÍCH DANH THẮNG
CHÙA HƯƠNG
GIAI ĐOẠN 2008 - 2014
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • •
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngưòi hướng dẫn khoa học TS. BÙI
NGỌC THẠCH HÀ NỘI, 2015
Để hoàn thành khóa luận của mình, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy
cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và các thầy cô giáo khoa Lịch Sử đã nhiệt
tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Với lòng biết ơn chân thành, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo T.s Bùi
Ngọc Thạch đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành khóa luận này.
Do điều kiện thòi gian nghiên cứu và vốn kiến thức còn hạn chế nên đề tài của em
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các
thầy, cô để đề tài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xỉn chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả Nguyễn Thị Hồng
Tôi xin cam đoan đề tài: “Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo công tác quản lý, tu tạo,
bảo tằn khu di tích danh thắng chùa Hương giai đoạn 2008 -2014” là một công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Những số liệu và kết quả trong đề tài là hoàn toàn trung thực. Đề tài
chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả Nguyễn Thị Hồng
LỜI CẢM ƠN


MỤC LỤC
1.1. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG Bộ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
VỀ CÔNG
1.1.1.
Chương 3. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÈ CÔNG TÁC
LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ, TU TẠO, BẢO TỒN KHU DU LỊCH
DANH THẮNG CHÙA HƯƠNG CỦA ĐẢNG Bộ THÀNH PHỐ HÀ

1. Lý do chọn đề tài
Khu di tích danh thắng chùa Hương là một khu di tích lịch sử văn hóa
“Nhất Nam Thiên” nổi tiếng của Việt Nam và đã được nhà nước xếp hạng là
di tích quốc gia đặc biệt. Đây là nơi có cảnh quan thiên nhiên đa dạng,
phong phú, sông nước mênh mang, núi non trùng điệp, là nơi gắn liền với
Phật thoại về công chúa Diệu Thiện dày công tu luyện đắc đạo thành Quan
Thế Âm Bồ Tát hiển linh. Đó là vị Bồ Tát, Đại từ, Đại bi, luôn luôn quan
tâm cứu khổ, cứu nạn, phổ độ chúng sinh.
Với những giá trị to lớn về cảnh quan thiên nhiên và tín ngưỡng thờ
Phật, khu di tích danh thắng chùa Hương đã trở thành trung tâm du lịch tâm
linh hằng năm, thu hút đông đảo du khách mọi nơi về đây trẩy hội mỗi khi
Tết đến, xuân về.
Hoạt động Lễ hội chùa Hương thường diễn ra dài ngày với nhiều hoạt
động phong phú, ở nhiều điểm du lịch khác nhau, cho nên công tác tổ chức,
quản lý,tu tạo khu vực này luôn đặt ra: những yêu cầu to lớn về mặt quản lý
Nhà nước.
Trước đây, khu vực này thuộc quyền quản lý của tỉnh Hà Tây. Mặc
dù, Đảng bộ và chính quyền Hà Tây đã có nhiều cố gắng trong công tác
quản lý, tu tạo đối vói khu di tích danh thắng chùa Hương, song vẫn còn tồn
tại nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Từ năm 2008, khi Hà Tây sát nhập vào Hà Nội, thì khu di
tích danh thắng chùa Hương đã thuộc quyền quản lý của

Thành phố Hà Nội. Với tinh thần đổi mói ữong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã
đề ra nhiều chủ trương, giải pháp nhằm tăng cường công
tác quản lý, tu tạo, phát triển khu di tích danh thắng
chùa Hương và đạt được nhiều
thành tựu to lớn. Tính đến cuối năm 2014 và đầu năm 2015, khu di tích
danh thắng chùa Hương đã có nhiều biến chuyển tích cực về mọi mặt.
Việc nghiên cứu về vấn đề Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo công tác quản
lý, tu tạo, phát triển khu di tích danh thắng chùa Hương trong giai đoạn
2008 - 2014, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Không những làm sáng
MỞ
4
tỏ các vấn đề kết họp phát triển kinh tế vói du lịch, phát triển du lịch gắn vói
phát triển kinh tế, khai thác tiềm năng du lịch mà còn làm sáng tỏ các hoạt
động thực tiễn của Đảng bộ Hà Nội về công tác quản lý, tu tạo đối với khu
di tích danh thắng này, rút ra những bìa học kinh nghiệm, góp phần xây
dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội ngày cảng có hiệu
quả.
Trên thực tế, đã có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và công
bố các công trình khoa học phản ánh về khu di tích danh thắng chùa Hương
ở các mức độ, góc cạnh khác nhau. Tuy yậy, cho đến nay cũng chưa có một
công trình khoa học nào nghiên cứu đầy đủ, cụ thể về vấn đề “Đảng bộ
thành phố Hà Nội lãnh đạo công tác quản lý, tu tạo, bảo tồn khu di tích danh
thắng chùa Hương giai đoạn 2008 - 2014”.
Vì vậy tôi quyết định lựa chọn vấn đề “Đảng bộ thành phố Hà Nội
lãnh đạo công tác quản lý, tu tạo, bảo tồn khu di tích danh thắng chùa
Hương giai đoạn 2008 - 2014” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về thắng cảnh chùa Hương đã có các công trình khoa học
được công bố như sau:

Năm 1996, nhà sư Thích Viên Thành, đã xuất bản tác phẩm “Chùa
Hương ngày nay ”, do nhà xuất bản khoa học xã hội phát hành.
Đây là tác phẩm mang tính chất tự sự của bậc Thượng tọa có nhiều
công lao đóng góp cho quá trình xây dựng, phát triển của chùa Hương, cũng
như cho sự phát triển của giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Viết tác phẩm này, nhà sư đã nói rõ trong lời “Phi lộ” (Mở đầu)
“Trong những tháng năm ấy, tôi không ngừng tìm hiểu về thắng cảnh của
Hương Sơn, cầu thị những hành trạng oanh liệt của Tổ đức đời trước” và
“Đến hôm nay nhân buổi thanh nhàn, ngồi viết lại mấy dòng mộc mạc,
nhằm giới thiệu cảnh đẹp chùa của Hương, để cống hiến các bạn mến cảnh
Hương Sơn và góp thêm một tư liệu vào sách của Tùng Lâm”.
MỞ
5
Năm 1996, Tác giả Thanh Lâm, Bút Huệ đã xuất bản tác phẩm “Trẩy
hội chùa Hương”, do nhà xuất bản văn hóa dân tộc xuất bản.
Các tác giả đã phản ánh một cách sinh động về các hoạt động lễ hội
chùa Hương như một nét văn hóa tâm linh mang tính chất truyền thống
hướng Phật của người Việt Nam. Tuy vậy, các tác giả cũng chưa quan tâm
chú trọng phản ánh về công tác tổ chức, quản lý, tu tạo của các cấp chính
quyền đối với khu di tích chùa Hương.
Năm 2000, tác giả Nguyễn Đức Bảng, xuất bản tác phẩm “Chùa
Hương cổ”,do Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc phát hành.
Tác giả đã có nhiều công sưu tầm các tư liệu để phản ánh bức tranh
hiện thực về chùa Hương trong tâm thức của nhân dân, với những câu
chuyện huyền thoại về công chúa Diệu Thiện, Nàng Chúa Ba
Đây là tác phẩm đi sâu phản ánh về các giá trị tâm linh mang tính chất
tĩn ngưỡng dân gian về thần, Phật ở khu vực chùa Hương, không quan tâm
đến công tác quản lý, tu tạo khu di tích này.
Cùng năm 2000, hai tác giả Bùi Văn Vượng, Lê Thanh Bình cho xuất
bản tập thơ “Thơ chùa Hương”, do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin phát

hành.
Đó là tập thơ tuyển chọn, do nhiều tác giả khác nhau sáng tác, thể
hiện tinh thần yêu thiên nhiên, cảnh sắc khu vực Hương Sơn nói chug và
quần thể chùa Hương nói riêng. Tuy vậy, tập thơ này cũng không đề cập đến
các vấn đề về công tác quản lý, tu tạo của các cấp chính quyền đối với khu
di tích danh thắng chùa Hương.
Năm 2003, tác giả Nguyễn Đức Bảng lại xuất bản tác phẩm “Lịch sử
chùa Hương”, do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin phát hành.
Tác phẩm đã trình bày cụ thể về quá trình hình thành, xây dựng chùa
Hương thông qua các thòi, ghi nhận và đánh giá công lao to lớn của các bậc
tiền nhân, đặc biệt là công lao đóng góp của nhân dân trong vùng, đã làm
nên công trình tín ngưỡng tâm linh mang tính chất nhân văn cho đòi sau.
MỞ
6
Tuy vậy, tác phẩm cũng không đi sâu phản ánh về công tác tổ chức,
quản lý, tu tạo một cách cụ thể đối vói khu di tích thắng cảnh chùa Hương.
Năm 2005, tác giả Trần Lê Văn đã xuất bản tập thơ “Thung mơ Hương
Tích ”, do Nhà xuất bản Lao Động phát hành.
Tập thơ gồm nhiều bài tập trung ca ngại vẻ đẹp non sông, núi rừng
trùng điệp đậm chất hương mơ của vùng Hương Tích, nơi đất Phật linh
thiêng.
Vì đây là tập thơ, nên tác giả cũng không đề cập gì đến công tác quản
lý, tu tạo, bảo tồn khu di tích danh thắng chùa Hương.
Năm 2009, các tác giả Tràn Đăng Hùng, Nguyễn Quang Đại, Nguyễn
Hồng Hạnh, xuất bản tác phẩm “Trẩy hội chùa Hưong”, do Nhà xuất bản Hà
Nội phát hành.
Tác phẩm này tuy có cùng tên vói tác phẩm nêu trên, song các tác giả
đã nghiên cứu một cách sâu sắc, giới thiệu cho bạn đọc cái nhìn đầy đủ và
toàn diện về Lễ hội chùa Hương, một Lễ hội nổi tiếng và có thòi gian diễn
ra lâu nhất.

Tuy vậy, tác phẩm này cũng chưa đề cập đến những chủ trương chính
sách trong công tác quản lý, tu tạo, bảo tồn khu di tích danh thắng chùa
Hương.
Ngoài các tác phẩm nói trên, còn có nhiều bài viết đăng trên các báo
điện tử, mạng internet, đã ít nhiều phản ánh về công tác quản lý, tu tạo khu
di tích danh thắng chùa Hương ở các lĩnh vực khác nhau, các năm khác
nhau, không mang tính tổng hợp. Vì vậy, các bài viết đó khó tạo ra được
một bức tranh cụ thể về công tác quản lý, tu tạo khu di tích danh thắng chùa
Hương do Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo ừong giai đoạn 2008 - 2014.
Như vậy, cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào đi sâu
nghiên cứu về những chủ trương, chính sách của Đảng bộ Thành phố Hà
Nội trong công tác quản lý, tu tạo, bảo tồn khu di tích danh thắng chùa
Hương, đồng thòi nêu lên những thành tựu và những hạn chế về công tác
MỞ
7
này ữong những năm 2008 - 2014. Đó chính là những hạn chế mà đề tài
khóa luận sẽ cố gắng khắc phục.
3. Mục đích và nhiệm yụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Nghiên cứu về “Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo công tác quản
lý, tu tạo, bảo tồn khu di tích danh thắng chùa Hương của Đảng bộ Thành
phố Hà Nội nhằm nêu lên những thành tựu và hạn chế trong công tác này để
từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, góp phàn xây dựng khu di tích
thắng cảnh chùa Hương ngày càng phát triển.
3.2. Nhiệm vụ nghiền cứu
Giới thiệu khái quát về khu di tích danh thắng chùa Hương năm 2008.
Nêu rõ những thành tựu và hạn chế của Đảng bộ Thành phố Hà Nội trong
công tác quản lý, tu tạo khu di tích thắng cảnh chùa Hương giai đoạn 2008 -
2014.
Rút ra bài học kinh nghiệm về công tác quản lý, tu tạo khu di tích

thắng cảnh chùa Hương của Đảng bộ Thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 -
2014.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo công tác quản lý, tu tạo, bảo tồn
khu di tích danh thắng chùa Hương giai đoạn 2008 - 2014.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
về không gian: đề tài nghiên cứu trên phạm vi địa bàn xã Hương Sơn
và các xã liền kề, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Trong đó, tập trung chủ yếu vào
địa bàn khu di tích thắng cảnh chùa Hương.
về thời gian: Từ 2008 đến năm 2014. Tuy nhiên đề tài có mở rộng đến
Lễ hội chùa Hương đầu năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
MỞ
8
Sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng
Hồ Chí Minh
Kết hợp giữa phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, trong đó
phương pháp lịch sử là chủ yếu
Sử dụng các phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh để xác minh
các nội dung, sự kiện lịch sử
Sử dụng phương pháp khảo sát thực địa
6. Đóng góp của khóa ỉuận
Đánh giá về mặt tích cực và hạn chế của công tác quản lý, tu tạo, bảo
tồn khu di tích danh thắng chùa Hương do Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh
đạo trong giai đoạn 2008 - 2014.
Sử dụng những kết quả đánh giá đó để rút ra những bài học kinh
nghiệm, nhằm góp phần xây dựng phát triển khu di tích danh thắng cảnh
chùa Hương.
7. Bổ cục của khóa luận

Chương 1: Khái quát về khu di tích thắng cảnh chùa Hương trước
năm
2008
Chương 2: Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo công tác quản lý, tu
tạo, bảo tồn khu di tích danh thắng chùa Hương giai đoạn 2008 - 2014
Chương 3: Nhận xét у à một số kinh nghiệm về công tác lãnh đạo,
quản lý, tu tạo, bảo tồn khu di tích danh thắng chùa Hương của Đảng bộ
Thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ KHU DI TÍCH DANH THẲNG CHÙA HƯƠNG
TRƯỚC NĂM 2008
1.1. ĐIỀU KIỆN Tự NHIÊN, DÂN CƯ, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU DI
TÍCH DANH THẮNG CHÙA HƯƠNG
MỞ
9
1.1.1. Điều kiên tư nhiên, dân cư
« • 7
Vị trí đm lý
Khu di tích thắng cảnh chùa Hương bao gồm phân giới hành chính
của bốn xã Hương Sơn, An Tiến, Hùng Tiến và An Phú thuộc huyện Mỹ
Đức Thành phố Hà Nội ngày nay với diện tích 5131 ha.
Khu di tích chùa Hương nằm trong tọa độ địa lí từ 20° 29 vĩ độ Bắc
và 105°41 kinh độ Đông. Phía Nam giáp tỉnh Nam Hà, phía Bắc và Đông
thuộc Thành phố Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình. Khu di tích danh
thắng chùa Hương cách Hà Nội về phía Tây - Nam khoảng 60km.
Quần thể thắng cảnh chùa Hương bao gồm 18 đền, chùa, hang động
nằm rải rác ở bốn thôn thuộc địa phận xã Hương Sơn - Mỹ Đức, Hà Nội.
Các chùa, động ở đây phàn lớn được phát hiện và xây dựng vào các thế kỷ
xvin và XIX, đa số dựa vào sườn núi hoặc nằm dưới thung lũng những nơi
có địa thế đẹp dễ kiến tạovói 18 điểm di tích danh thắng này được chia làm

4 khu vực:
1. Khu Hương Thiên có 8 di tích: động Hương Tích, chùa Thiên Trù, đền Trình
Ngũ Nhạc, chùa Giải Oan, chùa Hing Bồng và động Đại Binh.
2. Khu Thanh Hương: chùa Thanh Sơn và động Hương Đài
3. Khu Long Vân: chùa Long Vân, động Long Vân, động Cây Khế, hang
Thánh Hóa.
4. Khu Tuyết Sơn: chùa Bảo Đài, động Ngọc Long, chùa Ngư Trì, đền
Trình Phú Yên.
Với vị trí các khu vực như vậy, đã tạo điều kiện cho các hoạt động du
lịch của khách thập phương rất thuận lợi. “Vị trí địa lý của khu du lịch chùa
Hương có lọi thế hơn hẳn các điểm du lịch khác. Từ thủ đô Hà Nội hoặc các
tỉnh đồng bằng có thể liên hệ thuận tiện với khu du lịch bằng đường bộ,
đường sông” [23, tr.15].
Ngoài ra, nơi dừng chân của khách quốc tế ở khu vực phía Bắc
thường là Hà Nội, nên chùa Hương chính là điểm thu hút khách tới tham
MỞ
1
quan để tìm hiểu phong tục tập quán của người Việt Nam cũng như tín
ngưỡng Phật giáo. Đây là điểm du lịch văn hóa, tham quan có ý nghĩa quốc
gia và quốc tế với trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận, vùng du lịch Bắc
Bộ.
Khí hậu
Khí hậu thòi tiết luôn là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới khách du lịch.
Khu di tích chùa Hương nằm hoàn toàn trong vành đai khí nóng, hàng
năm có hai lần mặt tròi đi qua thiên đỉnh.
Đặc biệt, ở khu vực chùa Hương thì thời tiết mùa xuân là quan trọng
vì nó trực tiếp tác động tới các hoạt động lễ hội. Thời tiết mùa xuân với
nhiệt độ dễ chịu, tiết xuân ấm dịu. Mưa chủ yếu là mưa bay, mưa bụi, mưa
phùn sẽ tạo nên lên màu ữắng hư ảo, mong manh trước chùa và ữên cả núi
rừng Hương Sơn. Điều đó sẽ tạo cho du khách cảm giác lạ, một bầu không

khí yên tĩnh, tôn nghiêm, linh thiêng và phần nào bớt mệt mỏi khi leo núi.
Thòi kỳ tháng 3,4,9,11 rất thích hợp cho việc tham quan nghỉ dưỡng.
Lượng mưa trung bình năm khoảng 1800 - 2000 mm/năm, vói ngày
mưa là 140/150 ngày/năm. Khí hậu ở đây thích hợp cho cây cối ra hoa kết
trái quanh năm.
Thủy văn
Nguồn nước cũng đóng vai trò quan trọng ữong việc phục vụ cho du
khách. Mạng lưới thủy văn ở huyện Mỹ Đức rất phong phú bao gồm: lưu
lượng nước của hai con sông lớn là sông Đáy, sông Thanh Hà và hệ thống
suối như: suối Yến, suối Long Vân đều do nước ngầm Karst cung cấp tạo
thành dòng chảy quanh năm. Đặc biệt với suối Yến dài 3km không chỉ đóng
vai trò đưa đón khách mà còn tạo cho du khách cảm giác lãng mạn, sơn thủy
hữu tình. Hệ thống thủy văn phong phú với tầng nước ngầm dồi dào sẽ là
một điểm mạnh để cung cấp nước đảm bảo cho việc khai thác, phục vụ các
nhu cầu du lịch, sinh hoạt của khách và dân cư.
Tài nguyên đất
MỞ
1
Tài nguyên đất Khu di tích danh thắng chùa Hương thuộc vùng núi
Hương Sơn, một vùng núi ừong dãy “Hạ Long cạn” [27, ữ.2] của hệ thống
đồi núi sót nổi lên giữa trung tâm Bắc Bộ. Là vùng chuyển tiếp giữa hệ
thống đồi núi đá vôi từ Tây Bắc qua Hoà Bình và bên kia là thềm đồng bằng
châu thổ sông Hồng, nên mặc dù có diện tích không lớn (5000 ha) nhưng có
sự phân hoá mạnh mẽ của địa hình thổ nhưỡng. Điều này đã tạo cho khu du
lịch nhiều danh lam thắng cảnh, đặc biệt là hệ thống hang động trong các
núi đá vôi.
Vói tổng diện tích đất của vùng trên 5000 ha bao gồm 2 dãy núi đá
vôi chính, kẹp giữa là thung lũng suối Yến, ngoài ra còn có các đồng bằng
và các khu dân cư. Khu du lịch thuộc vùng núi do chặt phá rừng bừa bãi.
Đất chưa sử dụng ở Hương Sơn chiếm tới 53%, đất cho nông nghiệp

chiếm 24.5%. Điều này chứng tỏ tài nguyên đất ở đây đang được sử dụng
một cách lãng phí.
Rừng núi
Sinh vật của khu di tích danh thắng chùa Hương có diện tích 5130 ha
là một quần thể núi rừng, núi đá nguyên sinh những thảm thực yật đa dạng
phong phú. Rừng của huyện Mỹ Đức thuộc rừng kín thường xanh, mưa ẩm
nhiệt đới. Diện tích rừng toàn huyện là 694 ha bao gồm rừng tự nhiên và
rừng thường. Trước hết, khu vực này là nơi giao thoa của ba luồng thực vật:
Bách - Việt Nam - Indonêxia, Skim - Malayxia nên hệ thực vật khá đa dạng
với đặc trưng cho hệ thực vật đá vôi ở vùng thấp. Theo điều tra thống kê sơ
bộ thì nơi đây có khoảng 350 loài thảo mộc, thuộc 92 họ. Ở đây có 6 ngành
thực yật bậc cao đó là ngành lá thông, ngành tháp bút, ngành thông đất,
ngành dương xỉ, ngành hạt trần, ngành hạt kín. Trong rừng có nhiều loại gỗ
quý như: lát hoa, thông, bách, lim Có những cây cổ thụ sống lẻ loi như cây
sang (hoa phớt vàng, quả giống quả bồ kết). Tuy nhiên cây ở đây phần lớn là
cây thứ sinh: dẻ, gai, muồng, cây dây leo, nhiều nhất là cây Quạch. Cũng có
nhiều cây làm thuốc như cây ổ rồng vàng chữa bệnh lành xương, củ khúc
MỞ
1
chữa bệnh tê thấp, củ sâm làm thuốc bổ Ngoài ra có một lớp phủ thực yật
dày đặc mọc ở các ngọn núi như lan, cỏ tranh, cỏ vông tạo nên một bức
tranh thiên nhiên tạo cảm giác khá hấp dẫn du khách du lịch. Đặc biệt khi
nói đến tài nguyên thực vật không thể không nhắc tới một số loài cây quý,
trong đó có một số loài đang có nguy cơ tuyệt chủng được đưa vào “Sách
đỏ” của Việt Nam.
Rừng núi nơi đây còn cung cấp cho con người những đặc sản mà ít ở
đâu có được như: mơ Hương Tích, canh rau sắng, củ mài chùa Hương.
Khách đến đây không chỉ tham quan ngắm cảnh đẹp mà còn được thưởng
thức những món đặc sản của khu du lịch. Đây không chỉ là yếu tố thu hút
một lượng khách lớn mà còn tăng thêm nguồn thu cho người dân địa

phương. Nhìn chung, hệ động yật trong khu yực không đa dạng về số lượng
loài nhưng xét về giá tri tài nguyên của động yật lại khá độc đáo. Nơi đây có
những dấu hiệu của một số loài động vật quý hiếm và đặc hữu.
Qua điều tra sơ bộ đã phát hiện “thú thuộc 17 họ, 7 bộ; 88 loài chim
thuộc 37 họ, 15 bộ và 35 loài bò sát thuộc 16 họ, 3 bộ, riêng về côn trùng đã
liệt kê được 56 loài” [23, tr.l]. Rừng còn có những loại động vật quý hiếm
như: gà lôi trắng, trăn đất, hoa mai, báo gấm, voọc má trắng, ôrô vảy, kỳ đà
nước là những loài được ghi vào “Sách đỏ” của Việt Nam và thế giói.
Dân cư
Con người đã có mặt ở Hương Sơn từ rất sớm. Các nhà khảo cổ học
đã tìm thấy ở hang Sũng Sàm, Hang Luộn (thuộc quần thể danh thắng
Hương Sơn) những chứng tích của người xưa cách ngày nay trên một vạn
năm.
Khu du lịch Hương Sơn nằm trong khu dân cư bao gồm 4 xã Hương
Sơn, An Tiến, Hùng Tiến, An Phú. Trong đó, Hương Sơn là xã đông dân cư
nhất vói gần 7000 hộ, có 32.210 nhân khẩu. Đây là vùng đất nông nghiệp
nên nhân dân sống chủ yếu bằng nghề nông. Cứ đến mùa Lễ hội chùa
Hương, nhân dân trong vùng tập trung chủ yếu là phục vụ khách du lịch.
MỞ
1
Nhân dân xã Yến Vĩ chủ yếu sống bằng nghề chèo đò còn các xã khác chủ
yếu là bán hàng lưu niệm hoặc gánh hàng thuê cho khách.
Tất cả những yếu tố thuận lợi đó đã tạo cho Hương Sơn một vẻ đẹp
không những về “Tiểu sơn lâm mà có đại kỳ quan” mà còn hình thành lên
những di tích có giá trị lịch sử văn hoá tín ngưỡng lâu đời, tạo lên một Lễ
hội văn hoá lớn.
1.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện kỉnh tế
Xã Hương Sơn thuộc huyện Mỹ Đức tỉnh Hà Tây có diện tích 4280
ha, có 4380 hộ với số dân 19.160 người (tháng 11/2006). Những năm gàn

đây, được sự chỉ đạo sát sao của tỉnh Hà Tây, với sự đồng tâm của cán bộ và
nhân dân toàn xã, xã đã khai thác có hiệu quả tiềm năng về nguồn nhân lực,
đất đai, di tích lịch sử, văn hoá và thắng cảnh thiên nhiên của địa phương
mình làm biến đổi mạnh mẽ kinh tế - xã hội, vươn lên làm giàu bằng chính
nội lực, tiềm năng đất đai và di sản vô giá của cha ông để lại.
Sản xuất nông nghiệp
Với diện tích phần lớn là đồi núi, sông suối, xã có diện tích gieo trồng
lúa không nhiều, tính chung cả năm 2008 là: 1227.3 ha, trong đó diện tích
vụ đông là 424 ha. Năng suất bình quân vụ chiêm đạt 6.25 tấn/ha, còn vụ
mùa chỉ đạt 5.9 tấn/ha.
Các loại cây hoa màu cũng phát triển khá: đậu tương đạt 360 ha, các
loại rau mầu và cây lương thực phụ hàng năm khoảng 64 ha, chủ yếu trồng
vào vụ đông cho sản lượng 7.498 tấn.
Xã còn tổ chức cho dân tận dụng đất bờ bãi ven suối, chân đồi, thung
lũng duy trì và phát triển ổn định diện tích ữồng dâu tằm được 52.5 ha, hàng
năm cho sản lượng kén đạt 16.6 tạ/ha với giá trị 1,903 tỷ đồng.
Tận dụng mọi diện tích có thể để trồng cây phân tán và cây rừng,
trong đó trung bình hàng năm xã trồng được 10.000 cây ăn quả và 23.000
cây lấy gỗ, tăng cường tuyên truyền giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ di
tích và rừng đặc dụng, tổ chức thường xuyên công tác phòng chống cháy
MỞ
1
rừng. “Xã đã thành lập ban chỉ đạo thực hiện chỉ thị 12/TTg của Thủ tướng
Chính phủ tổ chức xây dựng quy ước bảo vệ rừng tại cả 4 thôn: Hội Xá, Yến
Vĩ, Đục Khê và Phú Yên” [33, Ừ.2].
Vì vậy công tác bảo yệ, chăm sóc rừng đã thực hiện khá tốt, tạo nên
một vùng cây xanh ưải rộng đôi bờ suối Yến và những đồi, núi ừong lưu
vực, góp phần điều tiết nguồn nước cho suối Yến và tăng thêm cảnh quan
tươi đẹp của chùa Hương.
Xã cũng đã quan tâm vận động nhân dân trồng, bảo vệ và chăm sóc

cây rau sắng, cây mơ đây là hai loại rau, quả đặc sản có giá trị cao của địa
phương mà khách du lịch rất ưa chuộng.
Chăn nuôi
Xã đã tổ chức phát triển chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm có giá trị kinh
tế cao như: lợn hướng nạc, gà, vịt siêu trứng. “Năm 2008, đàn trâu, bò đạt
994 con, đàn lợn 17.655 con, gia cầm 56.450 con, đàn dê 850 con, diện tích
mặt nước nuôi thuỷ sản đạt 39 ha” [33, tr.2].
Để công tác chăn nuôi đạt hiệu quả đồng thòi tạo cho khách yên tâm
khi hành hương và du lịch chùa Hương, xã đã chỉ đạo tốt việc tiêm phòng
cho gia súc, gia cầm và phối họp chặt chẽ với đội quản lý thị trường duy trì
thường xuyên việc kiểm dịch giết mổ gia súc, gia cầm trong mùa Lễ hội
cũng như hàng ngày tại chợ và từ các địa phương khác đưa đến.
Vì vậy, những năm gần đây không có dịch lớn xảy ra tại địa phương,
tạo điều kiện yên tâm và bảo vệ sức khoẻ cho du khách đến Lễ hội chùa
Hương.
Kinh tế công - thương nghiệp: đã và đang phát triển nhưng còn chậm do
những nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Văn hóa - xã hội
Mặc dù là địa phương vùng sâu, vùng xa của Thành phố Hà Nội,
nhưng một trong những quan tâm của người dân trong xã là điều kiện thuận
lợi để cho con em của họ cắp sách đến trường. Trong những năm qua, xã
phối họp với nhà trường tu sửa trường lớp thường xuyên, đảm bảo cơ sở vật
MỞ
1
chất phục vụ giảng dạy và học tập, trong đó có 93 em học sinh giỏi cấp
huyện và tỉnh.
Công tác thể dục thể thao, phong trào văn hóa, văn nghệ phát triển từ
xã đến các thôn xóm và đang ừở thành phong trào quần chúng sâu rộng.
lình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nhìn chung được giữ
vững và ổn định, giải quyết các vụ việc và triển khai các phương án đảm

bảo an toàn cho địa phương và đặc biệt trong mùa Lễ hội với lưu lượng
khách hành hương rất đông so với thời gian bình thường.
Khu vực danh thắng chùa Hương là một vùng văn hóa đặc sắc với các
Lễ hội và nếp sống thuần khiết của người nông dân nông thôn Việt Nam,
đồng thòi là một vùng đất Phật với nhiều huyền thoại, túi ngưỡng dân gian.
Vùng đất này không chỉ là vùng đất có ý nghĩa riêng cho Phật giáo
mà còn là vùng chứa đựng tinh thần văn hóa sâu sắc của dân tộc Việt Nam.
Đây là khu đặc trưng cho Phật giáo không chỉ ở vùng Bắc Bộ Việt Nam mà
còn tất cả khu vực Đông Nam Á.
Chùa Hương là một trong những cơ sở hàng đầu hiếm thấycho sự
phát triển của du lịch Việt Nam, bởi sự kết họp giữa thắng cảnh thiên nhiên
nổi tiếng kết hợp vói tài nguyên kinh tế - xã hội, nhân văn đặc sắc và đa
dạng.
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH KHU DI TÍCH DANH THẮNG CHÙA
HƯƠNG
Non sông đất nước Việt Nam có biết bao nhiêu danh lam thắng cảnh
do thiên nhiên tạo thành và cũng không ít những thắng cảnh do nhân tạo.
Chúa Trịnh Sâm là người đã nổi tiếng hay chữ và sành sỏi các thú du ngoạn
xưa kia đã không phẩm bình Hương Sơn là một chốn "Sơn tìiuỷ hữu tình",
hay "Kỳ sơn tú thủy" mà phong cho Hương Sơn là "Nam Thiên Đệ Nhất
Động" [24, tr.2]. Đó vừa là sự so sánh, vừa là một sự khẳng định một chốn
cảnh đẹp tuyệt vời mà không đâu sánh nổi trên đất nước Việt Nam.
MỞ
1
Qua những tài liệu khác nhau về lịch sử tỉnh Hà Tây trước đây và Hà
Nội ngày nay, thì trên đất Hương Sơn xưa kia đã sớm có dấu tích của con
người. Hương Sơn như một cảnh quan thẩm mỹ và tâm linh, với bao câu
chuyện truyền thuyết về những con người đã từng làm nên di tích danh
thắng chùa Hương. Đó là truyền thuyết về một bộ tướng của Vua Hùng đời
thứ 16 (Hiển Quan) đã đến đây xây nên Hương Tích, Bếp Trời (Thiên Trù).

Hay truyền thuyết bên bờ Suối Yến về một chàng trai tên Hùng Lang cùng
thời với
Ông Gióng, tham gia đánh giặc Ân, có công diệt được tướng giặc Thạch
Linh, khi chết được phong làm phúc thần làng Yến Vĩ.
Theo sách "Hương Sơn Ký" của Nguyễn Ưông người làng Thanh Oai
(Hà Tây) làm đốc học Nam Định, thì đến (khoảng đời Hồng Đức (1470-
1496) con đường vào Hương Sơn mới được mở Nhờ đó mà phong cảnh kỳ
thú của núi rừng mới lộ ra, rồi trở thành một kỳ quan lớn trong vũ trụ. Chính
sức hấp dẫn của cảnh quan thiên nhiên Hương Sơn đã bồi đắp cho danh
thắng này một giá trị lịch sử và đã trở thảnh nơi hội tụ của những danh nhân
lịch sử về văn hoá dân tộc, của những bậc đế vương còn lưu lại nơi các bia
đá với những nét chữ để đời và những bài thơ chữ Nôm hay chữ Hán của
Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm vào năm Canh Dần (1770), giúp người ta mới
biết đến dấu tích của các bà Chúa, vợ của Trịnh Căn đã góp công, của để
xây dựng các chùa.
Các tao nhân mặc khách đến với Hương Sơn thường có những bài thơ
còn để lưu truyền lại cho các thế hệ kế tục am hiểu được những cảnh quan
tuyệt vời của Hương Sơn như: Chu Mạnh Trinh, Ngô Thi Sĩ, Nguyễn
Thượng Hiền, Nguyễn Cao, Cao Bá Quát, Bùi Di, Bùi Kỷ rồi đến thế hệ
Tản Đà, Xuân Diệu, Chế Lan Viên Không kể đến những huyền tích về
thời các Vua Hùng mà những chiếc trống đồng còn lưu lại nơi đây, trong đó
có chiếc trống đồng tìm được ở Thượng Lâm (Mỹ Đức năm 1934) mang
MỞ
1
truyền thuyết là món quà của Đinh Tiên Hoàng tặng cho dân làng cùng với
dấu tích của con đường mang tên Vua Đinh.
Cả một vùng thiên nhiên hùng vĩ và tuyệt đẹp của Hương Sơn kể từ
khi được vua Lê Thánh Tông, vị vua sáng chói của Triều Lê phát hiện, đến
nay đã ừải qua đúng nửa thiên niên kỷ. Thời gian ấy, bên cạnh những huyền
thoại, những truyền thuyết trải qua của một thời lịch sử xa xưa, cũng đã đủ

để tạo dựng lên một bề dày truyền thống với những giá trị lịch sử. Không
những giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, đó là món quà của đất Mẹ trao cho
hiện hữu, mà còn cả những di sản tinh thần đã được hun đúc từ khí thiêng
sông núi, khí phách của các bậc tiền bối để lại cho cảnh quan Hương Sơn có
cả bề rộng của không gian và bề dầy của lịch sử.
Đến chùa Hương tất cả các du khách từ bốn phương đổ về gặp nhau
trong một trái tim. Cảnh sơn núi hữu tình, nên thơ. Trai gái trẻ già dập dìu
dắt nhau lên chùa lễ Phật thật là "Bầu Trời Cảnh Bụt" bao la với những đoàn
thiện nam, tín nữ từ khắp nơi đổ về hành hương chiêm bái.
Nơi đây đạo Phật được truyền vào ngay từ khi phát hiện ra hang động
Hương Sơn. Theo một số tài liệu khảo cứu thì vào đời Lê Thánh Tông thế
kỷ thứ XV, có 3 vị Hòa thượng chống Tích trượng tới đây tu hành, hàng
ngày vào động Hương Tích lễ tụng, toạ thiền, tối lại ra khu vực Thiên Trù
ngủ nghỉ. Hồi đó, Thiên Trù là một thung lũng hoang vu, 3 vị Hòa thượng
làn lượt dựng lên một thảo am để trú ngụ tránh mưa nắng. Sau một thời
gian, 3 vị Hòa thượng viên tịch thì nơi đây gián đoạn trụ trì. Tên tuổi các
ngài cũng không ai nhớ rõ. Di tích của các ngài để lại đến nay chỉ còn lại là
2 ngôi mộ cổ bằng đá xanh, được đục đẽo thô sơ ừong vườn tháp Thiên Trù.
Ngày khoa cúng cổ ở Hương Sơn cũng chỉ gọi là "Kị Tổ Bồ Tát" và các
ngài thuộc dòng phái nào cho đến nay vẫn chưa ai biết rõ.
Đến năm 1687 - niên hiệu Chính Hoà mới có Hòa thượng Tràn Đạo
Viên Quang ở Ty Tăng Lục (thời Lê lập ra Ty Tăng Lục để coi sóc và quản
lý các vị tu hành) chống thiền trượng tới đây mới lập cảnh Phật ở Hương
MỞ
1
Sơn, tiếp theo là các vị Hòa thượng Viên Quang, trụ trì khoảng 20 năm, Đại
sư Thông Lâm thuộc dòng Thiền Lâm Tế, Hòa thượng Thanh Quyết, Hòa
thượngThanh Hữu Hòa thượng Thanh Quyết là một vị danh tăng đương
thời, học thức uyên bác, phẩm hạnh thanh cao. Các nho sĩ bấy giờ đã tôn
nhà sư này là "Tăng Trung Hào Kiệt".

Tiếp theo là các vị Hòa thượng Thích Thanh Tích. Đây là nhà sư tu
tập Đại bi Chân Ngôn và trì tụng Đại bi Bát Nhã, hoàng truyền Phật Pháp
đồng thời đã đào tạo hàng trăm đệ tử danh tăng như các Hòa thượng Tố
Liên, Thanh Chân, Thanh uẩn, Thanh Khánh, Thanh Nga, Thanh Châu
Khi các Thiền sư chống Tích trượng, dựng thảo am ở Hương Sơn là
xây dựng nơi quy ngưỡng các du khách thập phương vân tập về chiêm bái
ngôi Tam Bảo, tô bồi nơi danh lam của đất nước cho thế nhân du ngoạn. Có
như vậy là đã làm tròn trọng trách giữa Đạo Phật và Dân tộc. Giáo lý Phật
giáo đã tùy duyên bất biến ăn sâu vào lòng dân Việt từ thế hệ này đến thế hệ
khác. Nền văn hóa Phật giáo ở Hương Sơn đã được bản địa hóa nhận thức
của con người đương thời. Đức Quan Thế Âm Bồ Tát (Avalokitesvah
Boddhisattva) đã thành Phật Bà chùa Hương, hình ảnh một người mẹ với
tình thương bao la trong lòng người dân Việt.
1.2.1. Truyền thuyết về Phật Bà Chùa Hương “Theo Phật thoại đây là
nơi Đức Quan Thế Âm Bồ Tát tu hành đắc đạo. Bồ Tát đã ứng thân làm
công chúa Diệu Thiện, con vua Diệu Trang Vương ở nước Hưng Lâm quyết
chí đi tu, không nghe theo lời của vua cha và hoàng hậu kén phò mã” [15,
tr.l]. Sau nhiều lần khuyên can Công chúa không được, nhà vua nổi giận
giam công chúa ở vườn sau. Công chúa vui lòng chịu đựng để tu hành. Thế
rồi nhà vua sai đưa công chúa tói chùa Bạch Tước, sai các sư ở chùa bắt
Công chúa làm nhiều việc nặng nhọc suốt ngày đêm. Công chúa được thiên
thần hộ trì, mọi việc đều hoàn tất Nhà vua thấy thế bèn đuổi hết các nhà sư
đi rồi cho phóng hỏa đốt chùa Bạch Tước và bắt lại Công chúa giam lại lãnh
cung khuyên can. Công chúa không nghe.
MỞ
1
Nhà vua càng nổi giận nôi đình sai đem Công chúa ra pháp trường
hành hình xử giảo. Theo lệnh của Ngọc Hoàng phán truyền, các thần xuống
cứu
Công chúa. Ngay lúc đó, thì thần núi Hương Tích được lệnh Ngọc Hoàng

hóa thành mãnh Hổ xông vào tha Công chúa về rừng.
Sứ giả Vua Diêm Vương đón mòi Công chúa xuống thăm mười tám
của địa ngục. Công chúa thấy cảnh quỷ sứ hành hình tội nhân mà động lòng
thương và cầu mong vua Diêm vương đại xá cho tất cả các tội nhân ở mười
tám cửa địa ngục đang bị giam cầm, tra khảo hành quyết.
Vua Diêm Vương lại sai sứ giả đưa Công chúa về dương thế. Công
chúa tỉnh dậy thấy một mình giữa chốn rừng xanh. Đang lúc ngỡ ngàng thì
thấy một chàng trai tuấn tú đi đến chào hỏi tỏ tình. Công chúa sợ hãi từ
chối, chịu chết chứ không thay đổi lòng vàng.
Người con trai ấy thấy lòng kiên định của Công chúa mói hiện thân là
đức Phật Tổ Như Lai, cho Công chúa một quả đào ăn đường và chỉ cho
Công chúa vào động Hương Tích tu hành. Sau chín năm tu hành khổ hạnh,
Công chúa đắc đạo. Nghe tin Vua cha bị ốm, Công chúa vội trở về chữa
bệnh cho cha, Nàng đã chặt tay, khoét mắt, cứu nước Hương Lam qua cơn
binh lửa. Sau lại cứu cha mẹ và hai chị thoát khỏi tai ương yêu quái hãm
hại, phổ độ cho cả gia đình bỏ tà tâm ác nghiệp, bởi lòng tham quyền lực,
tâm hoàn lương thiện. Công chúa được Ngọc Hoàng sắc phong là: Đại Bi,
Cứu Khổ, Cứu Nạn, Nam Mô Linh Cảm Quan Thế Ấm Bồ Tát. Rồi ban tặng
tòa báu hoa sen, trao phó vĩnh viễn làm chủ đạo ưàng núi Phổ Đà biển Nam
Hải.
Khi câu chuyện này được truyền bá ra, các thiền sư, cổ đức đã chống
gậy tích tới đây, nhàn du mây nước. Kết quả ba vị hòa thượng đời vua Lê
Thánh Tông (1442 - 1497) đã tìm thấy động Hương Tích và dựng lên thảo
am Thiên Trù. Kể từ đó động Hương Tích thường được gọi là chùa Trong,
Thiên Trù được gọi là chùa Ngoài, rồi người ta lấy tên chung cả hai chùa và
MỞ
2
cả khu vực là chùa Hương, hay “Hương Thiên Bảo Sái”. Hương Tích có
nghĩa là dấu vết thơm tho, ý nói đây là nơi tu hành của Quan Thế Âm Bồ
Tát, còn Thiên

Trù đọc theo âm Hán Việt nghĩa là Bếp Trời, vì chùa nằm trong khu vực ứng
vói một ngôi sao chủ về việc ẩm thực. Do đó, nói đi ừẩy hội Chùa Hương
tức là đi chiêm bái cả khu yực Hương - Thiên của vùng núi Hương Sơn.
1.2.2. Truyền thống Lễ hội chùa Hương
Lễ hội Chùa Hương là tài nguyên nhân văn thu hút du khách không
kém gì tài nguyên thiên nhiên mà điều hấp dấn khách nước ngoài khi đến
Việt Nam là các Lễ hội.
“Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận
huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Ngày mồng sáu tháng giêng là ngày khai hội. Lễ
hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Vào dịp Lễ hội, hàng triệu
Phật tử cùng du khách khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương,
đến đây họ có thể tìm hiểu về văn hóa, tập tục, tín ngưỡng của dân tộc ta”
[16, tr.2]. Hành trình về miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện
tu hành, để dâng lên người một lời nguyện càu, một nén tâm hương, hoặc
thả hồn hòa quyện với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật.
Người chưa đi thì mong mỏi sẽ đi, người đi rồi thì vấn muốn đi nữa, vì say
mê với cảnh “hương tròi sắc núi, cảnh bụt trời tiên”.
Đỉnh cao của Lễ hội là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch.
Ngày này vốn là ngày lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) của địa phương. Đến nay
nghi lễ “mở của rừng” hàm chứa ý nghĩa mói - mở cửa chùa.
Chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội
một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không
khí Lễ hội bao tràm cả xã Hương Sơn.
Xã Hương Sơn là xã sở tại trực tiếp quản lý các tuyến du lịch. Trước
khi vào chùa, du khách phải nghỉ lại ở các làng quanh bến Đục, bến Yến.
Đây là Lễ hội kéo dài nhất và thu hút lượng khách đông nhất trên toàn quốc.
MỞ
2
Lễ hội tập trung vào dịp đầu xuân khi công việc còn chưa bận rộn và mọi
ngưòi còn đang trong không khí vui xuân của ngày Tết. Hội chùa Hương có

từ xa xưa, là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa độc đáo như hội bơi thuyền,
leo núi, hát văn Đến với Lễ hội du khách có dịp được chứng kiến tham dự
vào không khí sinh hoạt của hội làng truyền thống, cảm nhận được tinh thần
hồi tưởng về quá khứ của tổ tiên của một làng ven sông kề núi, sẽ thấy hiện
ra bóng dáng lịch sử dân tộc. Ngoài ra, quanh năm khu du lịch chùa Hương
còn hấp dẫn khách trong và ngoài nước đến để chiêm ngưỡng và tìm hiểu
văn hóa, tập tục tín ngưỡng của dân tộc ta.
Ở chùa Trong có lễ dâng hương gồm: hương, hoa, đèn, nến, hoa quả
và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn
rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Trong lúc chạy đàn, hai vị tăng ni múa
rất dẻo và đẹp mắt qua những động tác ít thấy ở mọi nơi. Từ ngày mở hội
cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng
kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao
giờ dứt. về phần lễ có nghiêng về "thiền".
Nhưng ở chùa Ngoài lại thờ các vị Sơn thần thượng đẳng với đủ màu
sắc của Đạo giáo. Đền Cửa Vòng là "chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng
Ngàn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là "Tì nữ
tuý Hồng" của Sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và
đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.
Như vậy, phần lễ là toàn thể hệ thống tín ngưỡng gần như là cả một
tổng thể tôn giáo ở Việt Nam; có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có
cả Nho. Những tính chất tôn giáo có phần bị tình yêu thiên nhiên, tình yêu
nam nữ, tình cảm cộng đồng tràn đầy chất thẩm mỹ vừa thanh cao, rất ữần
tục lấn đi. Trẩy hội chùa Hương YÌ cả tâm hồn và thể xác đều được đắm sâu
vào trong mây ngàn cỏ nội. Ngày hội, làng tổ chức rước thần từ đền ra đình.
Cờ trống đi trước dàn nhạc bát âm kế theo, ữai thanh gái lịch phù kiệu, ông
già bà cả thành tâm tiễn thần. Không khí ấy làm tâm linh mọi người sảng
MỞ
2
khoái. Trong lễ hội có rước lễ và rước văn. Người làng dinh kiệu tói nhà ông

soạn vãn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc, điều khiển các bô
lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng.
Trong suốt những ngày Lễ hội là sự nồng nhiệt của tuổi trẻ, là sự
thành kính của các bậc cao niên, là sự hoan hỷ mà nam phụ lão ai ai cũng có
phần riêng của mình.
Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc
đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn
Vào những ngày tổ chức Lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng ừăm
thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh
lạc vào non tiên cõi Phật. Chính vì vậy, nói đến chùa Hương là nghĩ đến con
đò - một dạng của văn hóa thuyền của cư dân Việt ngay từ thuở xa xưa. Và
đến nay, ngày hội bơi thuyền ở chùa Hương luôn tạo cảm hứng mãnh liệt
cho người đi trẩy hội.
Ròi con thuyền, giã từ sông nước, con người được hòa nhập vào núi
vãn cảnh chùa chiền và bắt đàu hành trình mới - hành trình leo núi. Leo núi
chơi hang, chơi động lý thú vui nước đông đảo mọi người tham gia và
hưởng ứng.
Trong không khí linh thiêng của ngày hội. Ở bất cứ chỗ nào như sân
chùa, sân nhà tổ, hình thức hát chèo đò đều được thực hiện. Các vãi có
giọng hay đứng dậy làm động tác chèo đò và hát những đoạn văn trên sáu
dưới tám liên quan đến tích nhà Phật. Đây là một sinh hoạt rất được các vãi
hâm mộ.
Có thể thấy, “ữẩy hội chùa Hương không chỉ dừng lại ở chốn Phật đài
hay bầu trời - cảnh bụt, mà trước hết là do ở sự tiếp xúc, hòa nhập huyền
diệu giữa con người trước thiên nhiên cao rộng” [17, tr.l]. Đó là vẻ đẹp lung
linh của sông nước, bao la của đất ữời, sâu lắng của núi rừng, huyền bí của
hang động Và dường như đất, trời, sông núi đẹp hơn nhờ tài sáng tạo hình
tượng
MỞ
2

- trí tưởng tượng và lòng nhân ái của con người.
Trẩy hội chùa Hương là hành động giải tỏa hòa hợp giữa thực và mơ,
thực là nền tảng, mơ là ước vọng trên cái nền mùa xuân tươi sáng mà con
người Việt Nam hiền hậu, nhân ái thuở xưa cảm nhận hành động và truyền
lại.
1.3. CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO TỒN, TU TẠO KHU DI
TÍCH DANH THẲNG CHÙA HƯƠNG TRƯỚC NĂM 2008
1.3.1. Chủ trương của Đảng bộ Hà Tây về công tác quản lý, tu tạo,
bảo tồn khu di tích danh thắng chùa Hương trước năm 2008
Từ năm 1986, khi bước sang thòi kỳ đổi mới, Đảng bộ tỉnh Hà Tây đã
quan tâm lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đã chú trọng đến các
hoạt động du lịch. Riêng về khu di tích danh thắng chùa Hương, Đảng bộ
tỉnh Hà Tây đã chủ trương thiết lập Ban quản lý khu du lịch chùa Hương.
Ban quản lý khu du lịch chùa Hương đặt dưới sự chỉ đạo của Ưỷ ban
nhân dân tỉnh Hà Tây và trực tiếp là Uỷ ban nhân dân huyện Mỹ Đức.
Thành phần tham gia bao gồm: Công an tỉnh, Sở tài chính, Sở lao động
thương binh và xã hội, Uỷ ban mặt trận Tổ quốc, Sở du lịch, Sở văn hóa, Sở
nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở thương mại và các ban ngành có
liên quan.
Tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XI, Đảng bộ Hà Tây đã đề ra chủ trương
phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu và du lịch.
Từ ngày 14 đến ngày 15/10/1993, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh họp
Hội nghị lần thứ 4, trong đó nhấn mạnh: “Hà Tây là một tỉnh lớn ở khu vực
sông Hồng, có nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng, nhiều điểm di tích văn
hóa, di tích lịch sử được xếp hạng, là tỉnh có thế mạnh về du lịch” [3,
tr.294].
Trong những năm qua, các lợi thế về xuất khẩu, du lịch chưa được
tỉnh khai thác hết tiềm năng.
MỞ
2

về du lịch do những khó khăn chung của nền kinh tế, tỉnh tách nhập
nhiều lần, những kinh nghiệm phát triển du lịch còn thiếu nên các hoạt động
về du lịch của tính chưa phát triển.
về xuất khẩu, từ thị trường Liên Xô và khu vực Đông Âu không còn,
thị trường mới chưa mở ra, xuất khẩu của tỉnh đang gặp nhiều khó khăn.
Từ thực tế trên, Tỉnh ủy đã thảo luận và ra kết luận số 67-KL/TU về
“Một số chủ trương, biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu
và du lịch đến năm 1995” [4, tr.255-256].
về du lịch: Xúc tiến quy hoạch tổng thể các tuyến du lịch trên địa bàn
tinh bao gồm các cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, các công trình
văn hóa lâu đời gắn với các hoạt động văn hóa, du lịch của Hà Nội.
Trên cơ sở đó, nghành du lịch quy hoạch từng cụm nhỏ như: cụm Ba

- Đồng Mô - Suối Hai, cụm Hương Sơn - Hà Đông “Trước mắt cần có
biện pháp tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng phục vụ ở khu
vực chùa Hương, thu hút khách tham quan ừong nước từ Hà Nội đến tham
quan vãn cảnh, du lịch, để từng bước xây dựng thành khu du lịch có tầm cỡ
quốc gia” [3, tr.295].
Năm 1993, Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên
cứu xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, với quan điểm: phát huy
cao độ tính tự chủ, sáng tạo của các thành phần kinh tế, khai thác sử dụng
tốt hơn mọi tiềm năng của một Tỉnh có nguồn lực đất đai, lao động và ngành
nghề khá phong phú, lại có lọi thế gàn sát Hà Nội, đồng thời liên doanh, liên
kết với Hà Nội và các tỉnh bạn, khuyến khích các doanh nghiệp ngoài tỉnh
và thu hút đầu tư nước ngoài để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội mạnh
mẽ, vững chắc hom, tạo một bước chuyển biến cơ cấu kinh tế mới bao gồm
công nghiệp - nông nghiệp - du lịch và dịch vụ vào năm 2010.
“Du lịch sẽ phát triển thành một nghành kinh tế mũi nhọn trong tương
lai. Bước đầu hình thành 3 cụm chính là khu vực Ba Vì - Suối Hai - Đồng
MỞ

2

×