Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nhận diện khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.55 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG




LÊ THỊ CẨM GIANG



NHẬN DIỆN KHẢ NĂNG TỒN TẠI SAI PHẠM
TRỌNG YẾU TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM


Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01



TÓM TẮT LUẬN VĂN
THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH




Đà Nẵng – Năm 2015
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG




Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐƯỜNG NGUYỄN HƯNG



Phản biện 1: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai

Phản biện 2: PGS.TS. Lê Đức Toàn






Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày
30 tháng 08 năm 2015.





Có thể tìm hiểu luận văn tại:
 Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng
 Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nhận diện sai phạm trọng yếu báo cáo tài chính không chỉ là
vấn đề kiểm toán viên quan tâm, mà còn là mối quan tâm chung của
các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính khác, khi tình trạng công bố
thông tin không trung thực đang diễn ra không chỉ ở Việt Nam mà
còn trên thế giới. Đã có nhiều phương pháp được xây dựng nhằm
giúp nhận diện sai phạm báo cáo tài chính trên thế giới, tuy nhiên,
khi áp dụng vào Việt Nam có nhiều điểm chưa phù hợp. Theo đó, tác
giả thực hiện đề tài nghiên cứu “Nhận diện khả năng tồn tại sai
phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” với mong muốn xây
dựng được một mô hình phù hợp cho Việt Nam, hỗ trợ các kiểm toán
viên và các đối tượng quan tâm đánh giá độ tin cậy của các thông tin
sử dụng cho việc ra quyết định tài chính.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng được mô hình nhận diện khả năng tồn tại các sai
phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính thông qua các tỷ số tài chính.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Có thể nhận diện khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên
báo cáo tài chính thông qua các chỉ số tài chính hay không?
- Mô hình xây dựng được dự báo được bao nhiêu phần trăm
các trường hợp có và không có khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu
trên báo cáo tài chính?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: khả năng tồn tại sai phạm trọng
yếu trên báo cáo tài chính.
2
 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Các doanh nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam.
+ Phạm vi thời gian: giai đoạn 2010 – 2013.

5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ đạo là nghiên cứu định lượng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Phân tích về mặt lý luận các nghiên cứu trước đây về việc
nhận diện sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính.
- Mô hình xây dựng được sẽ hỗ trợ công tác kiểm toán cũng
như đánh giá thông tin ra quyết định của các đối tượng quan tâm.
7. Tổng quan tài liệu
 Tác giả Trần Thị Giang Tân và cộng sự (2014), “Đánh giá
rủi ro gian lận báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Việt
Nam”, Nghiên cứu khoa học [6]
Dựa trên nghiên cứu về tam giác gian lận của Cressey
(1953), kết hợp với hướng dẫn của VSA 240 [2], nhóm tác giả xây
dựng các biến đại diện cho các yếu tố của tam giác gian lận, từ đó
chạy mô hình hồi quy logit với mẫu nghiên cứu là 78 công ty niêm
yết tại sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh năm 2012.
Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng xảy ra gian lận có mối quan hệ
có ý nghĩa thống kê với 3 yếu tố về Động cơ/Áp lực, với 1 yếu tố về
cơ hội và với 2 yếu tố về thái độ, và khả năng dự báo đúng của mô
hình là 83,33% các công ty thuộc mẫu nghiên cứu.
 Tác giả Nguyễn Trần Nguyên Trân (2014), “Vận dụng mô
hình Beneish nhận diện gian lận trên báo cáo tài chính của các công
ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” [7].
3
Tác giả này đã áp dụng mô hình nhận diện gian lận của
Beneish với 30 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam có sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính năm 2012. Và kết
quả nghiên cứu cho thấy, mô hình đã phát hiện được 53,33% (16/30
công ty) trong số các công ty bị phát hiện gian lận báo cáo tài chính.
 Điểm nổi bật của luận văn so với hai nghiên cứu trên

- Thứ nhất, tác giả có xem xét đến yếu tố sự phù hợp của mô
hình xây dựng được đối với đặc thù Việt Nam.
- Thứ hai, mô hình xây dựng được không chỉ phục vụ cho
công tác kiểm toán của kiểm toán viên, mà còn phục vụ cho các đối
tượng sử dụng thông tin báo cáo tài chính khác.
Ngoài ra, dữ liệu mẫu của nghiên cứu được xem xét trong
một giai đoạn, từ 2010-2013 với các doanh nghiệp niêm yết trên toàn
lãnh thổ Việt Nam. Điều này sẽ giúp mô hình xây dựng được mang
tính bao quát và mang tính ứng dụng cao hơn.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm các nội
dung chính sau:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về sai phạm trọng yếu và
các mô hình nhận diện sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính.
- Chương 2: Thực trạng vấn đề sai phạm trên báo cáo tài
chính của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam giai đoạn 2010-2013
- Chương 3: Xây dựng mô hình nhận diện khả năng tồn tại
sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm
yết Việt Nam .
- Chương 4: Kết luận và kiến nghị.

4
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SAI PHẠM TRỌNG YẾU VÀ
CÁC MÔ HÌNH NHẬN DIỆN SAI PHẠM TRỌNG YẾU TRÊN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1. TỔNG QUAN VỀ KHẢ NĂNG TỒN TẠI SAI PHẠM
TRỌNG YẾU TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1.1. Khái niệm sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính

Trước khi đi vào nghiên cứu, tác giả sẽ làm rõ hai khái niệm,
là khái niệm về sai phạm và khái niệm khả năng tồn tại sai phạm
trọng yếu báo cáo tài chính.
 Sai phạm
Theo khái niệm của Chuẩn mực kiểm toán hiện hành có hiệu
lực từ ngày 1/1/2014 [2], các sai sót trong báo cáo tài chính có thể
phát sinh từ gian lận hoặc nhầm lẫn. Tuy nhiên, theo quan điểm cá
nhân, tác giả đồng tình với cách sử dụng thuật ngữ của Chuẩn mực
Kiểm toán Việt Nam trước đây [1], là sai phạm trên báo cáo tài chính
xuất phát từ gian lận và sai sót. Những thuật ngữ này theo tác giả
phản ánh đúng bản chất của sai phạm hơn. Do đó, trong nghiên cứu
này, tác giả sử dụng thuật ngữ sai phạm, và tập trung vào sai phạm
trọng yếu báo cáo tài chính bao gồm gian lận và sai sót trọng yếu.
 Khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu báo cáo tài chính
Nghiên cứu về khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo
cáo tài chính tức là nghiên cứu xem báo cáo tài chính có thể chứa
đựng các sai phạm trọng yếu hay là không.
Một báo cáo tài chính được coi là khả năng có tồn tại sai
phạm trọng yếu trong nghiên cứu này là khi chênh lệch số liệu ở chỉ
tiêu lợi nhuận trước và sau kiểm toán lớn hơn 5%. Việc chênh lệch
5
này có thể xuất phát từ nhiều lý do khách quan và chủ quan, nên
trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả chỉ cho rằng là có khả năng tồn
tại sai phạm, chứ không khẳng định chắc chắn đó là sai phạm.
1.1.2. Các sai phạm trọng yếu thường gặp trên báo cáo tài chính
Khảo sát 120 trường hợp về báo cáo tài chính gian lận, Hiệp
hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kỳ-ACFE đã thống kê các loại gian
lận phổ biến trên báo cáo tài chính bao gồm [5]:
a. Che giấu công nợ và chi phí
b. Ghi nhận doanh thu không có thật hay khai cao doanh

thu
c. Định giá sai tài sản
d. Ghi nhận sai niên độ
e. Không khai báo đầy đủ thông tin
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CHUNG VỀ SAI PHẠM
1.2.1. Thuyết đại diện
1.2.2. Lý thuyết về phân loại xã hội của Edwin Hardin
Sutherland (1883-1950)
1.2.3. Tam giác gian lận của Donald R. Cressey (1919-1987)
1.2.4. Mô hình bàn cân gian lận của D.W. Steve Albrecht
1.2.5. Công trình nghiên cứu của Hiệp hội các nhà điều tra
gian lận Hoa Kỳ (ACFE)
1.3. CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SAI PHẠM TRỌNG
YẾU TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.3.1. Mô hình nhận diện sai phạm trọng yếu của Beneish
1.3.2. Mô hình nhận diện gian lận trên báo cáo tài chính
của Dr. Obeua S. Persons
Tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây, Persons đưa ra được
10 biến độc lập được cho là có khả năng nhận diện gian lận trên báo
6
cáo tài chính, bao gồm:
TLTA: Tổng nợ trên tổng tài sản
NITA: Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
RETA: Lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản
CATA: Tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản
RVTA: Phải thu trên tổng tài sản
IVTA: Hàng tồn kho trên tổng tài sản
WCTA: Vốn lưu động trên tổng tài sản
SATA: Doanh thu trên tổng tài sản
LOGTA: Giá trị logarit của giá trị ghi sổ tổng tài sản vào thời

điểm cuối năm tài chính.
Z-score: Chỉ số đo lường khả năng phá sản của doanh nghiệp.
Nghiên cứu này dựa trên mô hình hồi qui logistic, chạy cho
hai mô hình: mô hình với mẫu là dữ liệu của 206 công ty năm gian
lận (gồm 103 công ty gian lận và 103 công ty không gian lận), và mô
hình thứ hai với mẫu là dữ liệu của 200 công ty năm trước năm gian
lận (gồm 100 công ty gian lận và 100 công ty không gian lận). Năm
gian lận là năm mà gian lận được phát hiện. Biến phụ thuộc Y là biến
định tính, nhận hai giá trị: 1 là gian lận và 0 là không gian lận.
Kết quả nghiên cứu này cho thấy, so với các công ty không
gian lận:
+ Các công ty gian lận có đòn bẩy tài chính cao hơn;
+ Các công ty gian lận có vòng quay vốn thấp hơn;
+ Các công ty gian lận có tỷ trọng tài sản ngắn hạn cao hơn, mà
thành phần chủ yếu là các khoản phải thu và hàng tồn kho;
+ Các công ty gian lận thường có qui mô nhỏ hơn.


7
Bảng 1.3: Kết quả ước lượng mô hình nhận diện gian lận của
Dr. Obeua S. Persons [11]
1.3.3. Mô hình nhận diện gian lận của nhóm tác giả
Hawariah Dalnial, Amrizah Kamaluddin, Zuraidah Mohd
Sanusi, và Khairun Syafiza Khairuddin [9]
Nhóm tác giả thực hiện ước lượng hồi quy đa biến với mẫu là
130 báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán
Malaysia, trong đó 65 báo cáo tài chính gian lận và 65 báo cáo tài
chính không có gian lận. Điều kiện về các công ty gian lận và không
gian lận tương tự nghiên cứu Persons. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
mô hình nhận diện được 85.71% các trường hợp không gian lận, và

nhận diện được 55.1% các trường hợp có gian lận báo cáo tài chính.
Và mô hình xây dựng được như sau:
FFR = 1.008 + 0.945 (Square/Log TD/TE) + 2.049 (Lg
REC/REV) – 0.565 (Lg INV/TA) + 1.181 (LgREV/TA) + e
Trong đó: FFR: Báo cáo tài chính gian lận
TD/TE: Tổng nợ/Tổng vốn chủ sở hữu
8
REC/REV: Phải thu/Doanh thu
INV/TA: Hàng tồn kho/Tổng tài sản
REV/TA: Doanh thu / Tổng tài sản
1.3.4. Mô hình nhận diện gian lận của Trần Thị Giang
Tân và cộng sự [6]
Nhóm tác giả sử dụng dữ liệu của 78 doanh nghiệp niêm yết
tại Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh năm 2012, bao
gồm 39 doanh nghiệp được cho là có gian lận và 39 doanh nghiệp
được cho là không gian lận. Kết quả cho thấy, gian lận có mối quan
hệ có ý nghĩa thống kê với:
- 3 yếu tố về Động cơ/Áp lực bao gồm: SALAR (Tỷ lệ doanh
thu trên nợ phải thu), INVTA (tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài
sản), LEV (Đòn cân nợ);
- 1 yếu tố về Cơ hội là BIG4 (Kiểm toán viên thuộc Big 4);
- 2 yếu tố về Thái độ là AUDREPORT (Ý kiến của kiểm toán
viên độc lập về báo cáo tài chính) và RST (Tiền sử gian lận).
Phương trình hồi quy xây dựng được có dạng:
FRAUD = -2.387 – 0.065 SALAR – 3.446 INVTA + 3.517
LEV + 1.183 BIG4 + 2.259 AUDREPORT + 1.052 RST + ε
Mô hình dự báo đúng 83.33% các doanh nghiệp trong mẫu
nghiên cứu, và 80% cho 20 doanh nghiệp ngoài mẫu nghiên cứu.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương này tác giả thống nhất lại cách sử dụng thuật ngữ

trong phạm vi nghiên cứu này. Đồng thời tổng hợp các nghiên cứu
chung và mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sai phạm
trọng yếu báo cáo tài chính, làm cơ sở thực hiện nghiên cứu.

9
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ SAI PHẠM TRÊN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2010-2013

2.1. TÌNH HÌNH CHÊNH LỆCH SỐ LIỆU TRƯỚC VÀ SAU
KIỂM TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2013
Tổng hợp nguồn nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trần
Nguyên Trân [7] cùng với thống kê của trang vietstock.vn cho thấy,
các doanh nghiệp phải điều chỉnh số liệu sau kiểm toán chiếm phần
lớn trong các doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính. Đây là một tỉ
lệ đáng báo động về khả năng tồn tại các sai phạm trên báo cáo tài
chính của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam.
Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện tình hình điều chỉnh số liệu lợi nhuận sau
thuế của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam giai đoạn 2010 – 2013

10
2.2. TỔNG KẾT MỘT SỐ CÁC SAI PHẠM CHỦ YẾU CÁC
DOANH NGHIỆP THƯỜNG VI PHẠM GIAI ĐOẠN 2010 – 2013
 Không ghi nhận hoặc ghi nhận doanh thu không có thật
 Ghi nhận chi phí không đúng kỳ
 Chênh lệch ở các khoản trích lập dự phòng, khấu hao
 Đánh giá chênh lệch tỷ giá ngoại tệ
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chương này tác giả thống kê lại thực trạng tình hình chênh
lệch số liệu trước và sau kiểm toán để cho thấy mức độ báo động của
việc công bố thông tin và sự lỏng lẻo trong quản lý. Đồng thời thống
kê một số các hình thức sai phạm chủ yếu mà các doanh nghiệp đang
thực hiện.
CHƯƠNG 3
XÂY DỰNG MÔ HÌNH NHẬN DIỆN KHẢ NĂNG TỒN TẠI
SAI PHẠM TRỌNG YẾU TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT VIỆT NAM

3.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1.1. Các giả thiết và mô hình đề xuất
Các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu được xây dựng
thông qua khảo sát ý kiến 30 chuyên gia lĩnh vực kế toán kiểm toán,
tài chính ngân hàng… trên lãnh thổ Việt Nam, có lồng ghép các biến
thuộc nghiên cứu của Persons và nhóm tác giả Malaysia. Việc khảo
sát nhằm mục đích để mô hình xây dựng được phù hợp với đặc điểm
của Việt Nam. Sau khi thực hiện khảo sát, tác giả sẽ chọn lọc các tỷ
số tài chính có trên 50% chọn lựa từ các chuyên gia để đưa vào mô
hình nghiên cứu.
11
Bảng 3.4. Đo lường biến độc lập của mô hình đề xuất
Loại tỷ số
Tỷ số tài chính
Kí hiệu
Dấu
kỳ
vọng
Tỷ số thanh toán
Tài sản ngắn hạn /Nợ ngắn hạn

TSNH/NNH
-
(Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn
kho) /Nợ ngắn hạn
(TSNH-
HTK) /NNH
-
Tỷ số cấu trúc tài
sản
Tài sản ngắn hạn /Tổng tài sản
TSNH/TTS
+
Hàng tồn kho/Tổng tài sản
HTK/TTS
+
Phải thu /Tổng tài sản
PT/TTS
+
Tỷ số hoạt động
Vòng quay khoản phải thu
DTT/PT
-
Vòng quay hàng tồn kho
GVHB/HTK
-
Doanh thu thuần /Tổng tài sản
DTT/TTS
-
Tỷ số đòn bẩy tài
chính

Tổng nợ/ Tổng tài sản
TN/TTS
+
Tỷ số sinh lợi
Lợi nhuận ròng/Doanh thu
thuần
LN/DTT
-
Qui mô doanh
nghiệp
Giá trị logarit của tổng tài sản
thời điểm cuối năm tài chính
QUI MÔ
-
Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ khi nhận định về báo cáo tài chính
gian lận (1987) có nêu rằng: “Báo cáo tài chính gian lận thường liên
quan đến các công ty gặp khó khăn về tài chính”[11]. Kinney và
McDaniel (1989, p.74) cũng cho rằng: “Các nhà quản lý của các công ty
trong tình trạng tài chính yếu kém có nhiều khả năng sẽ nỗ lực “làm
đẹp” báo cáo tài chính để che giấu những khó khăn tạm thời”[11].
Ngoài ra, các nghiên cứu khác như nghiên cứu của Kreutzfeldt và
Wallace (1986), St.Piere và Anderson (1984), Simunic (1980) [11] cũng
cho kết luận tương tự, rằng các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính
thì khả năng báo cáo tài chính chứa đựng các sai phạm tăng lên, thể hiện
thông qua các tỷ số tài chính. Tác giả nhận thấy có cơ sở để đưa ra giả
thuyết tương tự trong điều kiện Việt Nam. Theo đó, tác giả xây dựng các
giả thuyết cho mô hình như sau:

12
 Tỷ số thanh toán

- Giả thuyết H
1
: Khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên
báo cáo tài chính có quan hệ ngược chiều với tỷ số Tài sản ngắn
hạn/Nợ ngắn hạn (TSNH/NNH).
- Giả thuyết H
2
: Khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên
báo cáo tài chính có quan hệ ngược chiều với tỷ số Tài sản ngắn hạn
không bao gồm Hàng tồn kho/Nợ ngắn hạn ((TSNH- HTK) /NNH).
 Tỷ số cấu trúc tài sản
- Giả thuyết H
3
: Khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên
báo cáo tài chính có quan hệ cùng chiều với tỷ số Tài sản ngắn
hạn/Tổng tài sản (TSNH/TTS).
- Giả thuyết H
4
: Khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên
báo cáo tài chính có quan hệ cùng chiều với tỷ số Phải thu/Tổng tài
sản (PT/TTS).
- Giả thuyết H
5
: Khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên
báo cáo tài chính có quan hệ cùng chiều với tỷ số Hàng tồn kho/Tổng
tài sản (HTK/TTS).
 Tỷ số hoạt động
- Giả thuyết H
6
: Khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên

báo cáo tài chính có quan hệ ngược chiều với tỷ số Doanh thu
thuần/Phải thu (DTT/PT).
Giả thuyết H
7
: Khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo
cáo tài chính có quan hệ ngược chiều với tỷ số Giá vốn hàng
bán/Hàng tồn kho (GVHB/HTK).
- Giả thuyết H
8
: Khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên
báo cáo tài chính có quan hệ ngược chiều với tỷ số Doanh thu
thuần/Tổng tài sản (DTT/TTS).

13
 Tỷ số đòn bẩy tài chính
Giả thuyết H
9
: Khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo
cáo tài chính có quan hệ cùng chiều với đòn bẩy tài chính (TN/TTS).
 Tỷ số sinh lợi
Giả thuyết H
10
: Khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên
báo cáo tài chính có quan hệ ngược chiều với tỷ suất sinh lợi trên
doanh thu (LN/DTT).
 Qui mô doanh nghiệp
Giả thuyết H
11
: Khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu báo cáo tài
chính có quan hệ ngược chiều với qui mô doanh nghiệp (Log TTS).

 Mô hình dự kiến
Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi qui logistic nhị thức.
Phương trình hồi quy của mô hình có dạng:
log
e
[ ] = β
0
+ β
1
(TSNH/NNH) + β
2
((TSNH-HTK)/NNH)
+ β
3
(TSNH/TTS) + β
4
(HTK/TTS) +
β
5
(PT/TTS) + β
6
(DTT/PT) +
β
7
(GVHB/HTK) + β
8
(DTT/TTS) +
β
9
(TN/TTS) + β

10
(LN/DTT) +
β
11
(LOG(TTS))

Hay trình bày một cách khác:

P (Y=1) =
iXiBo
iXiBo
e
e




1
(i: 1-> 11)
Trong đó, P (Y=1) là xác suất xảy ra sai phạm trọng yếu trên
báo cáo tài chính.
3.1.2. Đo lường các biến của mô hình
a. Đo lường biến phụ thuộc
Kí hiệu biến phụ thuộc:
KNSP: khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu báo cáo tài chính.
14
 Lựa chọn các doanh nghiệp có báo cáo tài chính khả
năng có tồn tại sai phạm trọng yếu (Phụ lục 03)
Doanh nghiệp được lựa chọn khi thỏa mãn tiêu chí: chỉ tiêu
lợi nhuận trước thuế trước và sau kiểm toán của doanh nghiệp đó

chênh lệch ≥ 5% trong năm sai phạm.
 Lựa chọn các doanh nghiệp có báo cáo tài chính khả
năng không tồn tại sai phạm trọng yếu (Phụ lục 04)
Các doanh nghiệp thuộc mẫu đối ứng được chọn khi thỏa
mãn hai tiêu chí:
- Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trước và sau kiểm toán bằng
nhau, hoặc chênh lệch nhau dưới 5%.
- Cùng ngành nghề, qui mô doanh nghiệp và năm báo cáo.
Trong đó, các doanh nghiệp được xem là tương đồng nhau về qui mô
khi chênh lệch giá trị Tổng tài sản cuối kỳ năm báo cáo ≤ 20%.
 Mã hóa giá trị của biến phụ thuộc
- 0: khả năng không tồn tại sai phạm trọng yếu báo cáo tài chính.
- 1: khả năng có tồn tại sai phạm trọng yếu báo cáo tài chính.
b. Đo lường biến độc lập
Biến độc lập bao gồm mười biến tỷ số tài chính và biến qui
mô doanh nghiệp như đã mô tả ở phần trên. Dữ liệu của các biến độc
lập được thu thập từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cụ thể là Bảng cân đối kế
toán và Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2010-2013. Nguồn thu
thập là từ website stox.vn, s.cafef.vn và cophieu68.vn.
3.1.3. Chọn mẫu
Kết quả chọn mẫu trình bày ở bảng sau:


15
Bảng 3.7. Kết quả chọn mẫu
Giải thích
Số lượng
mẫu
Số lượng mẫu có chênh lệch lợi nhuận trước thuế ≥ 5% giai

đoạn 2010-2013
105
Trừ:
- Không tìm thấy dữ liệu hoặc dữ liệu không đầy đủ;
- Các doanh nghiệp thuộc dịch vụ tài chính, bảo hiểm
- Các doanh nghiệp không tìm thấy doanh nghiệp tương
đương hoặc doanh nghiệp tương đương không tìm thấy dữ
liệu, dữ liệu không đầy đủ.
40

Cộng:
Các doanh nghiệp tương đương
65
Tổng số lượng doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu
130
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2.1. Thống kê mô tả các biến mô hình
Kết quả thống kê mô tả các biến trong mẫu cho thấy dữ liệu của
các biến thu thập được bước đầu khá phù hợp với giả thuyết đã đặt ra.
3.2.2. Mối quan hệ tương quan giữa các biến trong mô hình
Thực hiện kiểm định sự tương quan giữa các biến trong mô
hình trên, tác giả đưa ra một số các nhận xét:
 Tương quan giữa biến phụ thuộc và 11 biến độc lập:
Ma trận hệ số tương quan cho thấy, các biến giải thích được
liệt kê trên (biến độc lập) đa số có quan hệ tương quan chặt chẽ với
biến phụ thuộc KNSP. Đồng thời, giá trị Sig. (2 –tailed) đối với các
hệ số tương quan đơn giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập đều
khá nhỏ, đảm bảo các hệ số tương quan tổng thể có ý nghĩa thống kê
ở mức 5% hoặc 1%. Riêng biến PT/TTS và biến qui mô doanh
nghiệp, sự tương quan giữa hai biến độc lập này với biến phụ thuộc

không có ý nghĩa thống kê, thể hiện ở giá trị Sig. (2-tailed) > 0.05.
 Tương quan giữa 11 biến độc lập với nhau
Nhìn chung, kết quả kiểm định tương quan giữa các biến độc
16
lập trong mô hình với nhau cho thấy, phần lớn các biến độc lập
không tương quan nhau, thể hiện ở giá trị Sig. (2-tailed) lớn hơn 0.05,
tức hệ số tương quan không có ý nghĩa thống kê.
Riêng hai biến thuộc nhóm tỷ số khả năng thanh toán bao
gồm biến TSNH/NNH và biến (TSNH-HTK)/NNH, hệ số tương quan
tuyến tính giữa hai biến này khá cao (0.602) thể hiện mối quan hệ
tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa hai yếu tố này, khả năng xảy ra
hiện tượng đa cộng tuyến cao giữa hai biến này khi thực hiện chạy
mô hình nghiên cứu.
3.2.3. Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu
Thực hiện hồi quy Binary logistic trên phần mềm SPSS,
phương pháp đưa biến độc lập vào mô hình là phương pháp Enter.
Trong phần kiểm định tự tương quan, kết quả cho thấy hai
biến TSNH/NNH và biến (TSNH-HTK)/NNH có sự tương quan khá
cao, dễ dẫn đến hiện tượng đa cộng tuyến khi chạy mô hình. Để giảm
thiểu tình trạng này, tác giả thực hiện chạy thử 3 mô hình như sau:
- Mô hình 1: Chạy mô hình với các biến bao gồm biến phụ
thuộc và 11 biến độc lập như ban đầu (không loại biến).
- Mô hình 2: Chạy mô hình với các biến bao gồm biến phụ
thuộc và 10 biến độc lập (loại biến TSNH/NNH).
- Mô hình 3: Chạy mô hình với các biến bao gồm biến phụ
thuộc và 10 biến độc lập (loại biến (TSNH-HTK)/NNH).
Kết quả chạy lần lượt 3 mô hình cho thấy, mô hình 3 cho kết
quả tốt nhất, thể hiện ở giá trị -2 log likelihood khá thấp và tỷ lệ %
khả năng nhận diện sai phạm trọng yếu báo cáo tài chính cao hơn hai
trường hợp còn lại. Cụ thể, kết quả chạy mô hình 3 được thể hiện

trong các bảng sau:

17
Bảng 3.10: Omnibus Tests of Model Coefficients


Chi-square
Df
Sig.
Step 1
Step
45.731
10
.000
Block
45.731
10
.000
Model
45.731
10
.000
Bảng 3.11: Model Summary
Step
-2 Log likelihood
Cox & Snell R
Square
Nagelkerke R Square
1
34.487

.297
.395
Bảng 3.12: Classification Table
a


Observed
Predicted

KNSP
Percentage
Correct

Khả năng
không sai
phạm
Khả năng
sai phạm
Step 1
KNSP
Khả năng không sai phạm
52
13
80.0
Khả năng sai phạm
14
51
78.5
Overall Percentage



79.2
a. The cut value is .500



Bảng 3.13: Variables in the Equation


B
S.E.
Wald
df
Sig.
Exp(B)
Step 1
a

TSNH/NNH
022
.246
.008
1
.928
0.978
TSNH/TTS
3.555
1.453
5.982
1

.014
34.988
HTK/TTS
1.140
1.708
.446
1
.504
3.127
PT/TTS
.177
1.930
.008
1
.927
1.193
DTT/PT
007
.029
.062
1
.803
.993
GVHB/HTK
058
.024
5.728
1
.117
0.944

DTT/TTS
-1.343
.363
13.728
1
.000
.261
TN/TTS
3.186
1.344
5.619
1
.018
24.189
LN/DTT
-2.446
1.119
4.782
1
.029
.087
QUIMO
381
.466
.669
1
.414
.683
Constant
1.726

5.542
.097
1
.755
5.618
a. Variable(s) entered on step 1: TSNH/NNH, TSNH/TTS, HTK/TTS, PT/TTS,
DTT/PT, GVHB/HTK, DTT/TTS, TN/TTS, LN/DTT, QUIMO.


18
3.3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả kiểm định giả thuyết về độ phù hợp tổng quát ở
Bảng 3.10 có mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0.000 nên ta an toàn bác bỏ
giả thuyết H
0
là:
β
TSNH/NNH
= β
TSNH/TTS
= β
HTK/TTS
= β
PT/TTS
= β
DTT/PT
= β
GVHB/HTK
= β
DTT/TTS

=

β
TN/TTS
= β
LN/DTT
= β
QUIMO
=0.
Ở Bảng 3.11, giá trị -2LL = 34.487 không cao lắm, thể hiện
một độ phù hợp khá ổn của mô hình tổng thể.
Bảng 3.12 cho thấy khả năng dự đoán đúng của mô hình là
52/65 trường hợp báo cáo tài chính có khả năng không sai phạm
trọng yếu (chiếm 80.0%), và 51/65 trường hợp báo cáo tài chính khả
năng có sai phạm trọng yếu (chiếm 78.5%). Tỷ lệ dự đoán đúng của
toàn bộ mô hình là 79.2%.
Bảng 3.13, kiểm định Wald về ý nghĩa của các hệ số hồi quy
tổng thể của 10 biến độc lập, ta thấy:
- Các biến TSNH/NNH, HTK/TTS, PT/TTS, DTT/PT,
GVHB/HTK và biến Qui mô Log (TTS) có giá trị Sig. > 0.05, nên ta
chấp nhận giả thuyết H
0
:
β
TSNH/NNH
= β
HTK/TTS
= β
PT/TTS
= β

DTT/PT
= β
GVHB/HTK
= β
QUIMO
= 0
Như vậy, có thể kết luận các biến TSNH/NNH, HTK/TTS,
PT/TTS, DTT/PT, GVHB/HTK và biến Qui mô Log (TTS) không
ảnh hưởng đến khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài
chính.
- Các biến còn lại bao gồm biến TSNH/TTS, DTT/TTS,
TN/TTS, LN/DTT có giá trị Sig. < 0.05, nên ta an toàn bác bỏ các giả
thuyết H
0,
chấp nhận các giả thuyết H1, tức là:
β
TSNH/TTS
≠ β
DTT/TTS
≠ β
TN/TTS
≠ Β
LN/DTT
≠ 0.
Như vậy, các tỷ số tài chính này có ảnh hưởng đến khả năng
19
tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, xét về
dấu kỳ vọng, tất cả các biến độc lập có ý nghĩa tìm được đều có dấu
kỳ vọng phù hợp với giả thuyết ban đầu đề ra. Cụ thể:
- Các doanh nghiệp có khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu

báo cáo tài chính có tỷ trọng tài sản ngắn hạn/tổng tài sản
(TSNH/TTS) lớn hơn so với các doanh nghiệp trong mẫu đối ứng.
- Hiệu suất sử dụng tài sản (DTT/TTS) để tạo ra doanh thu ở
các doanh nghiệp có khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu báo cáo tài
chính thấp hơn.
- Đòn bẩy tài chính (TN/TTS) của các doanh nghiệp có khả
năng tồn tại sai phạm trọng yếu báo cáo tài chính cao hơn, tức có
nhiều khả năng vi phạm các thỏa thuận vay hơn.
- Tỷ số sinh lợi ở các doanh nghiệp (LN/DTT) có khả năng
tồn tại sai phạm trọng yếu báo cáo tài chính thấp hơn.
Ngoài ra, giá trị Exp(B) trong bảng 3.15 là giá trị tỷ số Odds
(Odds ratio) có ý nghĩa như sau:
- Tỷ số Odds của TSNH/TTS là 34.487, tức nếu tỷ số
TSNH/TTS tăng lên 1 lần, khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên
báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó sẽ tăng lên gần 35 lần;
- Tỷ số Odds của DTT/TTS là 0.261, tức nếu tỷ số DTT/TTS
tăng lên 10 lần, khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài
chính của doanh nghiệp đó sẽ tăng lên gần 3 lần;
- Tỷ số Odds của TN/TTS là 24.189, tức nếu tỷ số TN/TTS
tăng lên 1 lần, khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài
chính của doanh nghiệp đó sẽ tăng lên 24 lần;
- Tỷ số Odds của LN/DTT là 0.087, tức nếu tỷ số LN/DTT
tăng lên 100 lần, khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài
chính của doanh nghiệp đó sẽ tăng lên gần 9 lần.
20
Như vậy, hai tỷ số TSNH/TTS và LN/TTS có ảnh hưởng rõ
nét đến khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu báo cáo tài chính. Hai tỷ
số còn lại là DTT/TTS và LN/DTT cũng có ảnh hưởng, tuy nhiên
mức ảnh hưởng là khá thấp.
Phương trình nhận diện khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên

báo cáo tài chính thông qua các biến tỷ số tài chính có dạng như sau:

Trong đó:
P (Y=1): Xác suất khả năng có tồn tại sai phạm trọng yếu
trên báo cáo tài chính;
P (Y=0): Xác suất khả năng không tồn tại sai phạm trọng yếu
trên báo cáo tài chính;
Kết quả của mô hình này cũng phù hợp với nghiên cứu của
Persons khi giống kết quả mô hình nghiên cứu của Persons đến 3/4 tỷ
số tài chính là TSNH/TTS, DTT/TTS và TN/TTS.
Dùng cho mục đích dự báo, để xác định khả năng tồn tại sai
phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính của một doanh nghiệp hay
không, ta có thể dựa vào công thức sau:

P (Y=1) =

Nếu P (Y=1) càng gần với giá trị 1, tức xác suất báo cáo tài
chính của doanh nghiệp đó có khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu
càng cao, kiểm toán viên cần thận trọng hơn trong việc tiếp nhận
khách hàng và đánh giá rủi ro; người sử dụng báo cáo tài chính cần
cẩn trọng hơn khi sử dụng thông tin tài chính trên báo cáo tài chính
để ra quyết định.

21
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trong chương này, tác giả đã thực hiện thiết kế nghiên cứu
và xây dựng mô hình nhận diện khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu
báo cáo tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng tồn tại sai
phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính có thể được nhận diện bởi 4/11
các tỷ số tài chính đưa ra, và có khả năng dự đoán đúng đến 79.2%

đối với các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu.

CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. KẾT LUẬN
Chênh lệch số liệu báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán
đang ngày càng gia tăng về số lượng qua các năm. Vấn đề chênh lệch
số liệu này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên,
một thực tế không thể phủ nhận là tình trạng này kéo dài sẽ khiến các
cổ đông ngày càng mất niềm tin ở nhà quản lý, các nhà đầu tư ngày
càng e dè về thông tin công bố của doanh nghiệp, còn kiểm toán thì
càng phải đặt yêu cầu ngày càng cao hơn về chất lượng dịch vụ cung
cấp.
Việt Nam hiện tại vẫn chưa có những biện pháp thực hiện
mạnh mẽ để hạn chế tình trạng nhiễu loạn thông tin này, trong khi
vẫn cho phép các doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính chưa kiểm
toán trên thị trường. Việc thay đổi đột ngột số liệu báo cáo tài chính
từ lãi sang lỗ và ngược lại sau kiểm toán khiến các nhà đầu tư, các cổ
đông khó tránh khỏi các thiệt hại nặng nề, từ đó ngày càng mất
niềm tin vào doanh nghiệp và giảm đi nhiệt huyết đối với thị trường.
22
Theo đó, khi cơ quan quản lý chưa có các biện pháp cứng rắn để
giảm thiểu vấn đề này, các nhà đầu tư, cổ đông, kiểm toán viên, hay
các đối tượng sử dụng số liệu báo cáo tài chính khác cần có một công
cụ để đánh giá báo cáo tài chính, xem báo cáo tài chính sử dụng phân
tích có khả năng chứa đựng các sai phạm trọng yếu hay không, trước
khi đưa ra các quyết định.
Với xác suất dự báo đúng đến 79.2%, và dựa trên các tỷ số
tài chính bao gồm Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản (TSNH/TTS),

Doanh thu thuần/Tổng tài sản (DTT/TTS), Tổng nợ/Tổng tài sản
(TN/TTS) và Lợi nhuận/Doanh thu thuần (LN/DTT) được tính toán
từ các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính doanh nghiệp, mô hình xây dựng
được là công cụ hữu hiệu có thể đáp ứng được nhu cầu của kiểm toán
viên và các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính khác trong việc đánh
giá số liệu. Các kiểm toán viên có thể sử dụng mô hình để đánh giá
khả năng tồn tại các sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính, từ đó
hỗ trợ cho việc lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán. Bên cạnh đó,
các nhà đầu tư, cổ đông… có thể xem xét sử dụng mô hình này để
đánh giá độ tin cậy của số liệu báo cáo tài chính trước khi phân tích
đưa ra các quyết định tài chính.
4.2. KIẾN NGHỊ
4.2.1. Đối với Bộ tài chính, tổ chức nghề nghiệp kế toán
kiểm toán
Bộ tài chính cần phối hợp tốt hơn với Hội nghề nghiệp và các
cơ quan có liên quan trong việc soạn thảo văn bản, quản lý, kiểm soát
chất lượng dịch vụ kiểm toán…
Khi xây dựng văn bản, chính sách, qui định, Bộ tài chính và
Hội nghề nghiệp cần thiết phải lắng nghe ý kiến từ doanh nghiệp và
các chuyên gia, nhưng phải phải chọn lọc, phân tích hợp lý trước khi
23
ban hành. Để giảm thiểu tình trạng công bố thông tin không trung
thực như hiện nay, cần:
+ Bắt buộc các doanh nghiệp niêm yết tăng cường kiểm toán
báo cáo tài chính hàng quý.
+ Thứ hai, tập trung vào các biện pháp chế tài đối với việc
lập và trình bày báo cáo tài chính không trung thực. Đặc biệt chú ý
đến các doanh nghiệp kiểm toán gần đủ điều kiện kiểm toán doanh
nghiệp niêm yết.
4.2.2. Đối với kiểm toán viên

- Nên cập nhật các công cụ nhận diện sai phạm trọng yếu như
mô hình xây dựng được, áp dụng vào công tác kiểm toán.
- Kết quả mô hình nghiên cứu cho thấy, khi thực hiện kiểm
toán cần lưu ý đến các khoản mục như Tài sản ngắn hạn, mà chủ yếu
là các khoản mục Hàng tồn kho, Phải thu; Doanh thu; các khoản nợ.
4.2.3. Đối với các đối tượng sử dụng thông tin báo cáo tài
chính khác
Cần nâng cao hiểu biết về tài chính và kế toán. Nên sử dụng
báo cáo tài chính đã được kiểm toán để phân tích ra quyết định.
Trong trường hợp chưa phát hành báo cáo tài chính sau kiểm toán,
mà các đối tượng này cần sử dụng thông tin báo cáo tài chính để ra
quyết định kinh tế, thì nhà đầu tư, cổ đông, các đối tượng khác có thể
tìm hiểu thêm về các mô hình giúp nhận diện khả năng tồn tại sai
phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính như mô hình được đề xuất
trong nghiên cứu này.

×