Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.57 KB, 11 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM

A. Quá trình hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam.
1. Giai đoạn trước 1991
Đặc trưng của giai đoạn trước năm 1991 là Việt Nam phát triển kinh tế hướng nội,
đóng cửa, nhà nước nắm độc quyền về ngoại thương và ngoại hối. Với cơ chế như vậy
đã triệt tiêu môi trường và mọi điều kiện cho sự hình thành và phát triển các thị trường
nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng.
Lúc này, ngoại tệ thu được từ hoạt động ngoại thương được nắm giữ bởi Nhà
nước nhằm phục vụ cho những mục đích khác nhau theo kế hoạch Nhà nước. Các
doanh nghiệp tạo ra thu nhập bằng ngoại tệ có thể giữ một tỉ lệ xác định cho hoạt động
của họ theo kế hoạch được Nhà nước giao, phần còn lại phải bán cho Ngân hàng.
Doanh nghiệp và cá nhân có thể mua ngoại tệ từ ngân hàng nhưng phải được nhà nước
chấp thuận. Trước 1989, chế độ tỉ giá của Việt Nam là chế độ tỉ giá cố định và đa tỉ
giá. Ứng với mỗi loại giao dịch khác nhau, nhà nước quy định một loại tỉ giá khác
nhau: tỉ giá mậu dịch, tỉ giá phi mậu dịch, tỉ giá kết toán nội bộ và tỉ giá kiều hối. Các tỉ
giá chính thức thường định giá quá cao đồng Việt Nam, như những năm 1987, 1988, tỉ
giá USD/VND ở thị trường chợ đen cao gấp 5, 6 lần tỉ giá mậu dịch trên thị trường
chính thức.
Trước yêu cầu đổi mới, 26/3/1988, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành nghị định
53/HĐBT về việc tách hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp thành hai cấp, bao
gồm NHNN và hệ thống các NHTM. Trong đó, NHNN thực hiện chức năng quản lý vĩ
mô, ban hành chính sách tiền tệ, tín dụng và ngân hàng. Hệ thống NHTM thực hiện
chức năng kinh doanh tiền tệ và tín dụng, trong đó chỉ duy nhất NH Ngoại thương
được phép hoạt động và kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế và mở tài khoản ở
nước ngoài, còn các ngân hàng khác chỉ được phép hoạt động trong nước. Như vậy,
cho đến thời điểm sau khi có nghị định 53/HĐBT thì một thị trường ngoại hối có tổ
chức ở Việt Nam vẫn chưa được hình thành.
Nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới đất nước, ngày 18/10/1988, HĐBT đã ban hành
nghị định 161/HĐBT về Điều lệ Quản lý ngoại hối. Một trong những điểm mới về


1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
quản lý và kinh doanh ngoại hối theo tinh thần của nghị định 161 là : “ Nhà nước
CHXHCN Việt Nam thông qua NHNN thực hiện thống nhât quản lý nhà nước về
ngoại hối và kinh doanh ngoại hối. Mọi việc kinh doanh ngoại hối đều được thực hiện
theo quy định của NHNN. NH Ngoại thương là cơ quan được phép kinh doanh ngoại
hối. Ngoài ra, các ngân hàng chuyên doanh khác, các ngân hàng liên doanh với nước
ngoài, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, cá tổ chức kinh tế trong nước
muốn kinh doanh ngoại hối hoặc dịch vụ thu ngoại tệ đều phải được NHNN Viêt Nam
cho phép.” Như vậy, có thể nói, lần đầu tiên ở Việt Nam, thế độc quyền trong kinh
doanh ngoại hối đã được dỡ bỏ. Đây được xem như sự khởi đầu, tạo ra môi trường và
điều kiện cho hoạt động của thị trường ngoại hối có tổ chức, hình thành một sân chơi
chứa đựng yếu tố cạnh tranh của thị trường. Trong thực tế, trước yêu cầu phát triển các
nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế, NHNN đã lần lượt cấp giấy phép kinh doanh ngoại hối,
thanh toán quốc tế... cho hầu hết các NHTM hoạt động ở Việt Nam.
2. Giai đoạn 1991-1994
Hình thành trung tâm giao dịch ngoại tệ - bước khởi đầu của thị trường ngoại tệ liên
ngân hàng
Trước năm 1991, thị trường ngoại hối tập trung chưa hình thành. Đến tháng
3/1989, Nhà nước áp dụng chế độ một tỷ giá được điều chỉnh linh hoạt theo sát giá thị
trường, tạo tiền đề cần thiết cho sự hình thành của thị trường ngoại hối. Ngày
16/8/1991, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 107-NH/QĐ về việc ban
hành Qui chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giao dịch ngoại tệ. Sau khi quy chế
được ban hành, hai Trung tâm giao dịch ngoại tệ tại Hà Nội ( 11/1991) và TP Hồ Chí
Minh (8/1991) đã được thành lập. Như vậy, năm 1991 là năm đánh dấu sự hình thành
nền móng một thị trường ngoại hối có tổ chức ở Việt Nam. Việc thành lập hai trung
tâm đã đánh dấu bước ngoặt đầu tiên của hệ thống ngân hàng trong quá trình đổi mới
thực sự theo hướng thị trường. Hai trung tâm này là tiền thân của thị trường ngoại hối
Việt Nam hiện nay.
Mục tiêu cơ bản của việc hình thành Trung tâm giao dịch ngoại tệ là nhằm hình

thành một thị trường ngoại hối có tổ chức giữa các ngân hàng và các tổ chức kinh tế.
Đồng thời qua hoạt động của Trung tâm, Ngân hàng Nhà nước có thể nắm bắt được
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
cung cầu thực tế về ngoại tệ và có thể xác định được một tỷ giá hối đoái tương đối hợp
lý, phản ánh sức mua thực tế của Đồng Việt Nam so với các ngoại tệ khác.
Thành viên tham gia Trung tâm, bao gồm: Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng
thương mại và các tổ chức kinh tế được phép kinh doanh xuất nhập khẩu và các tổ
chức được phép kinh doanh dịch vụ thu ngoại tệ. Lúc đầu Trung tâm chỉ tiến hành giao
dịch 1 buổi/1 tuần, sau đó tăng lên 3-4 buổi /tuần. Trung tâm giao dịch ngoại tệ lúc đầu
chỉ tổ chức ở TP Hồ Chí Minh, sau đó, tổ chức thêm một Trung tâm giao dịch tại Hà
Nội. Tỷ giá áp dụng thanh toán khi kết thúc phiên giao dịch là tỷ giá được ấn định khi
đạt được cân bằng giữa cung và cầu ngoại tệ.
Hoạt động của Trung tâm từ năm 1991-1994 là cơ bản đã đạt được những mục
tiêu:
+ Bước đầu đã hình thành được phương thức xác định tỷ giá linh hoạt dựa trên cung
cầu về ngoại tệ tại các Trung tâm;
+ Tỷ giá được hình thành thông qua hoạt động của Trung tâm tương đối sát với cung
cầu về ngoại tệ và phản ánh tương đối khách quan sức mua của đồng Việt Nam và
được thị trường chấp nhận;
+ Thông qua các phiên giao dịch Ngân hàng Nhà nước nắm bắt kịp thời cung cầu ngoại
tệ để có những biện pháp thích hợp xác định tỷ giá VND phù hợp với yêu cầu của
chính sách tiền tệ.
Tuy đạt được những thành công nhất định ban đầu, nhưng đây mới chỉ là mô hình
sơ khai, mang tính thử nghiệm chuẩn bị cho sự hình thành của thị trường ngoại tệ liên
ngân hàng. Do đó không thể tránh khỏi những hạn chế, tồn tại:
+Tính thiết thực của nó đối với người tham gia không cao, các phiên họp rời rạc, mua
bán qua trung gian mất chi phí, thủ tục rườm rà, phương thức mau bán không thuận lợi
như phải có mặt, dăng kí và chờ đợi.
+ Qui mô hoạt động của Trung tâm còn nhỏ hẹp, mới chỉ có 4 ngân hàng thương mại

được phép kinh doanh ngoại tệ tham gia giao dịch trên thị trường. Do đó, hoạt động
của Trung tâm không phản ánh một cách không chính xác cung-cầu về ngoại tệ của nền
kinh tế.
+ Cơ chế thanh toán qua Trung tâm giao dịch ngoại tệ chưa khuyến khích các ngân
hàng thương mại bán ngoại tệ tại Trung tâm. Bởi vì bán một khoản ngoại tệ lớn thì phải
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
chia nhỏ ra từng đơn vị mua. Trong khi đó, nếu các đơn vị kinh tế mua lại không có tài
khoản giao dịch tại ngân hàng thì việc thu hồi số tiền bằng VND rất phức tạp và thường
không đáp ứng được nhu cầu của NHTM. Vì vậy, các NHTM thường bán ngoại tệ cho
NHNN bên ngoài phiên giao dịch, sau đó, tại các phiên giao dịch, NHNN bán lại ngoại
tệ cho các đơn vị kinh tế, và điều này đã biến NHNN thành trung gian mua bán giữa
NHTM và các đơn vị kinh tế, làm lu mờ vai trò điều tiết của NHNN. Điều này đã giải
thích tại sao các sàn giao dịch chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong tổng cung và cầu ngoại
tệ của nền kinh tế. Trong suốt
thời gian tồn tại của mình, tổng giá trị giao dịch của hai trung tâm được ghi nhận là
660,5 triệu USD , nhỏ hơn 3% tổng doanh thu xuất nhập khẩu trong suốt thời kì tương
ứng, với giá trị khoảng 22 tỉ USD ( 1992-1994)
+ Sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động của Trung tâm còn thiếu
linh hoạt, nhiều khi làm cho quan hệ cung cầu về ngoại tệ bị bóp méo.
Do những hạn chế nêu trên, đòi hỏi phải có mô hình mới thay thế mô hình Trung tâm
giao dịch ngoại tệ. Đó chính là mô hình thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Từ hoạt động thực tế của hai trung tâm, những tín hiệu tích cực từ hoạt động của thị
trường ngoại tệ liên ngân hàng và nhu cầu phát triển một thị trường ngoại hối hoàn
chỉnh ở Việt Nam, Thống đốc NHNN Việt Nam đã quyết định chấm dứt hoạt động của
hai trung tâm giao dịch ngoại tệ tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh từ ngày 1/12/1994.
3. Giai đoạn 1994-1999: Giai đoạn hình thành của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Ngày 20/9/1994, Quyết định 203A/QĐ-NH13 về Quy chế tổ chức và hoạt động của
Thị trường Ngoại tệ liên ngân hàng đã chính thức được ban hành. Ngày 15/10/1994,
Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động với 23 thành

viên. Thị trường Ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam ra đời là nhằm mục đích:
+ Hình thành thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các Ngân hàng thương mại
được phép kinh doanh ngoại tệ làm cơ sở cho việc triển khai thị trường hối đoái hoàn
chỉnh theo tinh thần của Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước.
+ Ngân hàng Nhà nước sử dụng có hiệu quả Quỹ dự trữ ngoại tệ với tư cách là người
bán và người mua cuối cùng.
Việc hình thành Thị trường Ngoại tệ liên ngân hàng đánh dấu một bước phát triển
của thị trường ngoại hối Việt Nam. Đây là mô hình giao dịch kinh doanh ngoại tệ tiên
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tiến hơn hẳn mô hình Trung tâm giao dịch ngoại tệ về: Qui mô và doanh số hoạt động,
số lượng thành viên tham gia, cơ chế xác định tỷ giá, phương thức giao dịch, vai trò
điều tiết của Ngân hàng Nhà nước…
4. Giai đoạn 1999 đến những năm gần đây : Hoàn thiện hoạt động của Thị trường
Ngoại tệ liên ngân hàng.
- Để tiếp tục hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, vào ngày
26/3/1999, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành qui chế mới về tổ chức và hoạt động của
Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng theo Quyết định số 101/1999/QD-NHNN13 thay
thế cho Quyết định số 203A/QD-NH13.
- Sau thời kỳ hoạt động thiếu ổn định, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đã từng bước
đi vào hoạt động một cách có hiệu quả, ngày càng chứng tỏ vai trò cầu nối cung - cầu
ngoại tệ giữa các Tổ chức tín dụng:
+ Thông qua thị trường, Ngân hàng Nhà nước phần nào nắm bắt được diễn biến của
cung cầu ngoại tệ của nền kinh tế, từ đó có những can thiệp khi cần thiết nhằm thực
hiện mục tiêu chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước trong từng
thời kỳ.
+ Hoạt động kinh doanh ngoại hối giữa các ngân hàng trên thị trường ngoại tệ tương
đối sôi động. Cơ chế kinh tế ngày càng thông thoáng đã mang lại nhiều nguồn ngoại tệ
cho đất nước. Lượng ngoại tệ các Ngân hàng thương mại mua được từ các nguồn khác
nhau tăng lên rõ rệt. Nguồn ngoại tệ thu hút được không những giúp Ngân hàng Nhà

nước đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về ngoại tệ cho nền kinh tế và tăng dự trữ ngoại hối
Nhà nước mà còn góp phần giảm bớt hiện tượng đôla hóa trên thị trường.
+ Bên cạnh các giao dịch mua bán giao ngay, các ngân hàng thương mại đã và đang
thực hiện một số các nghiệp vụ giao dịch ngoại hối mới như: giao dịch kỳ hạn, giao
dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn…nhằm giảm thiểu rủi ro tỷ giá và tăng lợi nhuận.
+ Từ chỗ chỉ có 9 ngân hàng (1991) đến nay thị trường liên ngân hàng có 71 thành viên
gồm 4 ngân hàng thương mại quốc doanh, 22 ngân hàng nước ngoài, 40 ngân hàng cổ
phần và 5 ngân hàng liên doanh (số liệu tính đến tháng 12/2009). Từ năm 2005 đánh
dấu sự phát triển vượt bậc hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần ở nước ta cả về quy
mô và chất lượng. Cùng với việc đồng loạt tăng vốn điều lệ, các ngân hàng thương mại
5

×