BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
MÔN: CÔNG NGHỆ BAO BÌ VÀ ĐÓNG GÓI THỰC PHẨM
GVHD : ĐINH THỊ YẾN
NHÓM THỰC HIỆN : NHÓM 8
Niên khóa: 2012 – 2016
TP.HCM, tháng 7/2014
1
Tên đề tài:
DANH SÁCH NHÓM
STT MSSV Họ và Tên
1 2022120006 Huỳnh Hồng Hạnh
2 2022120085 Ngô Thị Mai
3 2022120102 Đào Thị Yến
4 2022120149 Nguyễn Thị Tuyết Hàng
5 2022120208 Lê Bảo Trân
6 2022120227 Bùi Thị Xuân Nương
2
Mục Lục
3
1. Giới thiệu
1.1. Sản phẩm nước giải khát có gas.
- Nước giải khát có gas là loại thức uống chứa CO2 bão hòa, chất làm
ngọt, và thường có thêm hương liệu.
- Nước giải khát có gas là loại nước giải khát được nhiều người yêu thích
nhất là giới trẻ.
1.1.1. Quy trình công nghệ.
1.1.2. Đặc tính sản phẩm
4
Thành phần hóa học của nước giải khát có gas:
- Nước
- Đường
- Acid thực phẩm
- Khí CO2
- Chất màu, mùi, chất bảo quản
Có tác dụng giải khát, làm dịu cơn khát một cách nhanh chóng nhờ có khí CO2 tạo cảm
giác cay nồng, dễ chịu.Ngoài ra tùy vào sản phẩm cụ thể mà nước giải khát có gas còn
có các tác dụng khác nhau.
Nước giải khát có gas được bảo quản kín trong bao bì kim loại, bao bì thủy tinh hoặc
bao bì plastic.
1.2. Sơ lược về bao bì nước giải khát có gas
1.2.1. Bao bì thủy tinh
a. Đặc tính chung của bao bì thủy tinh
Thủy tinh vô cơ: 3 loại
- Thủy tinh đơn nguyên tử: là thủy tinh chỉ tập hợp một loại nguyên tố hóa học, các
nguyên tố này thuộc nhóm V, VI của bảng phân loại tuần hoàn, đây chính là dạng
đóng rắn của S, P, Se, As…
- Thủy tinh oxyd là tập hợp các phân tử oxyd axit, oxit bazo cùng nhiều loại tồn tại
ở nhiệt độ thường như B2O5, SiO2, P2Ọ
- Thủy tinh silicat là một loại thủy tinh oxyd rất phổ biến, chính là vật liệu làm chai
lọ chứa đựng thực phẩm như:
+ Chai nước giải khát có gas, bia, rượu, nước ép quả…
+ Lọ đựng rau quả, dầm dấm
b. Tính chất của thủy tinh bị ảnh hưởng bởi các cấu tử riêng phần
c. Ưu nhược điểm của bao bì thủy tinh
• Ưu điểm
- Nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú
- Có khả năng chịu được áp suất nén bên trong
- Tái sinh dễ dàng không gây ô nhiễm môi trường
- Tái sử dụng nhiều lần nhưng phải có chế độ rửa chai lọ an toàn vệ sinh
- Trong suốt có thể thấy được sản phẩm, hấp dẫn người tiêu dùng.
- Ít bị ăn mòn hóa học bởi môi trường kiềm và axit.
• Nhược điểm
5
- Dẫn nhiệt rất kém
- Có thể bị nứt, vỡ khi nhiệt độ thay đổi hoặc do va chạm cơ học.
- Nặng, bất tiện chuyên chở.
- Không thể in, ghi nhãn theo quy định nhà nước lên bao bì mà chỉ có thể vẽ, dán
nhãn giấy lên chai.
d. Tính chất vật lý, tính chất hóa học
• Độ bền cơ
- Được quyết định bởi thành phần nguyên liệu, công nghệ chế tạo, cấu tạo, hình
dạng bao bì.
- Chai lọ miệng rộng thì thường không có cổ chai. Loại này không chịu tác động
lớn của lực cơ học.
- Chai có cổ: đựng nước giải khát, cồng, bia rượu. Loại này chịu tác động của lực
theo phương thẳng đứng (quá trình chiết rót, đóng nút), theo phương ngang (áp
lực của khí CO2).
- Để đảm bảo bền, chai thường được thiết kế hợp lý ở phần thân, đáy, cổ và độ dày
thành chai, đáy chai.
• Độ bền nhiệt
- Khi rót dung dịch nóng thì thành trong bị giãn nở trong khi thành ngoài chưa kịp
cân bằng nhiệt sẽ tạo nên ứng lực kéo. Nhiệt độ nhỏ hơn 70 độ C sẽ không gây
chênh lệch đột ngột, không gây vỡ chai. Tương tự cho dung dịch lạnh.
- Chai đựng thực phẩm có áp lực khí hoặc đun nóng, làm lạnh thì thân trụ thẳng
đáy tròn, cổ và thân chai không giảm nhanh về chênh lệch đường kính.
• Tính chất quang học.
- Thủy tinh silicat có khả năng hấp thụ tia có bước song 150 – 60nm. Sự truyền ánh
sáng qua thủy tinh được điều chỉnh bằng: oxyd kim loại, hợp chất lưu huỳnh, hợp
chết selen, oxyd kim loại khác.
- Thủy tinh chứa oxid kim loại như Co, Ni, Cr, Fe làm tăng sự hấp thu ánh sáng
khả kiến, tử ngoại, hồng ngoại. Còn oxid sắt tạo màu xanh lá cây cho thủy tinh có
khả năng hấp thụ tia cực tím và hồng ngoại.
- Bổ sung kim loại hay oxyd kim loại vào thủy tinh có thể biến đổi màu sắc của
thủy tinh.
- Thủy tinh amber và thủy tinh xanh lá cây là thủy tinh cản quang tốt nhất.
• Độ bền hóa học
- Silic là nguyên tố lưỡng tính nên có thể bị ăn mòn bởi môi trường axit hay kiềm.
+ Môi trường axit: làm thủy tinh bị nhám, lõm, tạo vết li ti, mất vẻ sáng
bóng, ảnh hưởng tính chất quang học.
+ Môi trường kiềm: là môi trường ăn mòn thủy tinh nhanh chóng hơn môi
trường axit. Tạo vết khuyết rõ ràng hơn.
6
- Nhiệt độ môi trường ăn mòn càng cao thì thủy tinh càng bị ăn mòn nhanh. Bề mặt
thủy tinh có vết xước tạo điều kiện ăn mòn dễ dàng.
1.2.2. Bao bì kim loại
a. Ưu, nhược điểm của bao bì kim loại.
• Ưu điểm.
- Bao bì nhôm nhẹ, thuận tiện cho vận chuyển.
- Đảm bảo độ kín vì thân nắp đáy đều có thể làm cùng một loại vật liệu nên bao bì
không bị lão hóa nhanh theo thời gian.
- Chống ánh sáng thường cũng như tia cực tím tác động vào thực phẩm.
- Bao bì kim loại có tính chịu nhiệt độ cao và khả năng truyền nhiệt tốt, do đó các
loại thực phẩm có thể được đóng hộp thanh trùng hoặc tiệt trùng với chế độ thích
hợp đảm bảo an toàn vệ sinh.
- Bao bì kim loại có bề mặt tráng thiếc tạo ánh sáng bóng, có thể được in và tránh
lớp vecni bảo vệ lớp in không bị trầy xước.
- Bao bì kim loại không tái sử dụng được.
- Qui trình sản xuất hộp và đóng hộp thực phẩm được tự động hóa hoàn toàn.
• Nhược điểm.
- Rất dễ bị oxy hóa nên phải tạo lớp mạ thiếc, do đó độ bền hóa học kém.
- Không thấy được sản phẩm bên trong.
- Gía thành thiết bị cho dây chuyền sản xuất bao bì cũng như dây chuyền đóng gói
bao bì vào loại khá cao.
- Chi phí tái chế cao.
b. Phân loại.
• Phân loại theo vật liệu bao bì.
- Bao bì kim loại thép tráng thiếc (sắt tây):
+ Thép tráng thiếc có thành phần chính là sắt, các phi kim, kim loại khác
như cacbon hàm lượng ≤ 2,14%; Mn ≤ 0,8%; Si ≤ 0,4%; P ≤ 0,05%; S ≤
0,05%.
+ Có những loại thép có tỷ lệ cacbon nhỏ 0,15 ÷ 0,5%. Hàm lượng cacbon
lớn thì không đảm bảo tính dẻo dai mà có tình giòn. Để làm bao bì thực
phẩm, thép cần có độ dẻo dai mà có tính giòn. Để làm bao bì thực phẩm,
thép cần có độ dẻo dai cao để có thể dát mỏng thành tấm có bề dày 0,15 ÷
0,5mm, do đó yêu cầu tỷ lệ cacbon trong thép vào khoảng 0,2%.
+ Thép có màu xám đen không có độ bóng bề mặt, có thể bị ăn mòn trong
môi trường axit, kiềm. Khi tráng thiếc thì thép có bề mặt sáng bóng. Tuy
nhiên thiếc là một kim loại lưỡng tính nên dễ tác dụng với axit, kiềm, do đó
ta cần tráng lớp vecni có tính trơ trong môi trường axit, kiềm.
7
- Bao bì kim loại Al: Nhôm làm bao bì có độ tinh khiết đến 99% và những thành
phần kim loại khác có lẫn trong nhôm như: Si, Fe, Cu, Mn, Mg, Ti…
• Phân loại theo công nghệ chế tạo lon.
- Lon hai mảnh:
+ Lon hai mảnh gồm thân dính liền với đáy, nắp rời được ghép mí với thân
lon.
+ Lon hai mảnh chỉ có một đường ghép mí giữa thân và nắp.
+ Vât liệu chế tạo lon hai mảnh phải mềm dẻo, ngoài vật liệu là nhôm cũng
có thể sử dụng vật liệu thép có độ mềm cao.
+ Hộp, lon hai mảnh được chế tạo theo công nghệ kéo vuốt tạo nên thân rất
mỏng so với bề dày đáy, nên có thể dễ bị đâm thủng hoặc dễ bị biến dạng
do va chạm.
+ Lon hai mảnh thích hợp chứa các loại thực phẩm có áp suất đối kháng
bên trong như sản phẩm nước giải khát có gas.
+ Bao bì lon hai mảnh bằng nhôm có thể có chiều cao đến 110mm, lon hai
mảnh bằng vật liệu thép có chiều cao rất thấp vì thép không có tính mềm
dẻo, không thể kéo dài.
- Lon ba mảnh:
+ Công nghệ chế tạo lon ba mảnh được áp dụng cho nguyên liệu thép tráng
thiếc.
+ Lon ba mảnh gồm thân, đáy, nắp.
+ Thân hộp được chế tao từ một miếng thép tráng thiếc hình chữ nhật, cuộn
lại thành hình trụ và được hàn mí thân; nắp, đáy được chế tạo riêng, được
ghép mí với thân.
1.2.3. Bao bì plastic
a. Ưu, nhược điểm
• Ưu điểm
- Nguyên liệu là nguyền hydocacbon từ dầu hỏa, phong phú, giá thành thấp.
- Đa dạng và phong phú về chủng loại
- Đạt tính năng cao trong chứa đựng, bảo quản các loại thực phẩm.
- Không mùi, không vị.
- Đạt độ mềm dẻo, áp sát bề mặt thực phẩm. Đạt hiệu quả cao trong bảo quản
- Có thể trong suốt hoặc mờ đục che khuất
- Có thể chịu nhiệt độ thành trùng hoặc lạnh đông
- Được in ấn nhãn hàng hóa dễ dàng, mức độ mỹ quan đạt yêu cầu
- Nhẹ, thuận lợi phân phối và vận chuyển
• Nhược điểm
- Không tái sử dụng được. Có thể tái sinh tùy theo loại plastic
- Gây ô nhiễm môi trường
b. Các loại plastic
8
• Dạng homopolyme
- PE – polyethylene: gồm LLDPE, LDPE, MDPE, HDPE.
- PP – polypropylene
- OPP – oriented polypropyle
- PVC – polyvinylchloride
- PET – polyetylen teraphthalat
- Ngoài ra, còn có: PS, OPS, EPS, PVDC, PA, PC…
• Dạng copolymer
- EVA: ethylene + vinylacetat
- EVOH: ethylene + vinylalcohol
- EAA: ethylene + axitacrylic
- EBA: ethylene + butylacrylate
- EMA: ethylene + methylacrylate
- EMAA: ethylene + axit methylacrylic
2. Quy trình sản xuất các loại bao bì sử dụng trong nước
giải khát có gas.
2.1. Bao bì thủy tinh
2.1.1. Sản xuất bao bì thủy tinh
2.1.1.1. Nguyên liệu nấu thủy tinh
Nguyên liệu Đặc điểm Chức năng
SiO
2
+ Thành phần chính của đa số
thủy tinh công nghiệp.
+ Nguồn nguyên liệu chính là
cát biển thô, phải có kích thước
nhỏ ( 0,1 – 8mm).
K
2
O
Được cho vào dưới dạng K
2
CO
3
. Tạo cho thủy tinh vẻ bóng sáng
bề mặt.
CaO
Được cung cấp bởi nguồn đá
vôi, đá phấn ( có thể chứa oxyt
sắt).
Giúp cho quá trình nấu, khử bọt,
và thủy tinh có độ bền hóa học
cao.
BaO
Tạo cho thủy tinh vẻ sáng bóng,
trọng lượng riêng tăng cao.
ZnO
Làm giảm hệ số giãn nở nhiệt
thủy tinh, tạo tính bền nhiệt, bền
hóa học và gây đục thủy tinh.
B
2
O
3
Phân thành 4 loại:
+ Loại 1: chứa K và Ca: có độ
bền hóa học cao, độ bóng sáng
bề mặt.
+ Loại 2: chứa Na và Ca: có độ
bền hóa học cao do có mặt Ca.
+Dùng làm dụng cụ đo, thủy tinh
cao cấp.
+Dùng làm bao bì đựng rượu,
bia, nước giải khát hoặc dùng
trong phòng thí nghiệm.
9
+ Loại 3: chứa K và Pb: là thủy
tinh đắt tiền, tỷ trọng cao, có độ
bóng sáng bề mặt và độ chiết
quang cao.
+ Loại 4: chứa Bo và Al: là thủy
tinh bền nhiệt, bền hóa, bền cơ
cao. Đây là thủy tinh kỹ thuật.
+Dùng để làm dụng cụ cao cấp,
đồ trang sức.
2.1.1.2 Quy trình
2.1.2. Nắp
của
bao bì
thủy
tinh
- Nắp hoặc nút được xem là thành phần quan trọng của bao bì thủy tinh.
- Nắp đậy che phủ miệng chai, nút nằm lọt vào bên trong miệng chai.
- Chức năng:
10
+ Đảm bảo độ kín của chai, lọ.
+ Đảm bảo chức năng bảo quản thực phẩm chứa đựng.
+ Đảm bảo chức năng tiện lợi trong phân phối tiêu thụ và không gây nhiễm
độc cho thực phẩm.
- Tùy theo dạng chai lọ chứa đựng thực phẩm, tính chất và giá trị của thực phẩm
chứa bên trong, hạn sử dụng mà sử dụng loại nắp phù hợp.
- Phân loại: 3 dạng nắp.
+ Miệng chai loại A: có ren vặn để đóng nắp vào, nắp tương ứng cũng có cấu
tạo ren. Chứa đựng chất lỏng không có áp lực
như khí CO
2
hoặc chỉ có áp lực riêng phần của
ethanol trong sản phẩm rượu có nồng độ cồn
40V.
+ Miệng chai loại B: có cấu tạo thành miệng
chai khá dày, để chứa các loại rượu vang, rượu
champagne có áp lực CO
2
cao, có thời hạn tồn
trữ và sử dụng rất dài nên cần phải đậy kín và có
khả năng chịu áp lực cao của khí CO
2
được nén
trong chai.
+ Miệng chai loại C: có cấu tạo thành miệng dày và có gờ,
được đậy bằng nắp mũ.
Không được dùng để bảo quản sản phẩm có CO
2
.
2.2. Bao bì kim loại
2.2.1. Quy trình công nghệ chế tạo lon ba mảnh
11
2.2.1.1. Quy trình chế tạo thân lon
2.2.1.2.
2.2.1.3. Quy trình chế tạo nắp hoặc đáy lon
12
13
2.3. Bao bì plastic
- Những loại chai lọ phải chế tạo bằng plastic có độ cứng vững cao
- Các loại túi được chế tạo bằng vật liệu plastic mềm dẻo.
- Áp lực và tốc độ không khí thổi vào ống trụ plastic ảnh hưởng lớn đến sản phẩm,
nếu tốc độ hoặc áp lực gió thấp sản phẩm plastic sẽ bị dính vào nhau khó tháo gỡ.
- Nhập liệu phải nghiêm ngặt, nguyên liệu không được rơi vãi gây ô nhiễm môi
sinh và gây tai nạn lao động.
- Nguyên liệu plastic nhập liệu không được lẫn nước.
- Sự quá nhiệt trong quá trình đùn ép cũng gây hư hỏng cấu trúc của plastic.
- Sự gia nhiệt plastic đến trạng thái nóng chảy phải thực hiện ổn định.
- Tốc độ nhập liệu phải đồng nhất.
3. Nội dung ghi nhãn
3.1. Nội dung ghi nhãn bắt buộc:
3.1.1. Tên của sản phẩm
Tên gọi của sản phẩm phải thể hiện bản chất xác thực của sản phẩm đó. Tên gọi cần cụ
thể, xác thực không trừu tượng. Sử dụng tên gọi đã được xác định cho một loại sản phẩm cụ
thể trong tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) hoặc văn bản pháp luật nhà nước. Trong trường hợp
chưa quy định, sử dụng tên gọi của hàng hóa đã được xác định trong tiêu chuẩn Codex hoặc
ISO. Có thể sử dụng tên thông dụng kèm theo thuật ngữ miêu tả thích hợp về một đặc điểm
hay tính chất của sản phẩm để không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Chữ viết tên sản phẩm có chiều cao không nhỏ hơn 2mm; thuật ngữ được ghi bên cạnh
tên gọi của sản phẩm là nhũng từ ngữ hoặc nhóm chữ nhằm “ xác nhận” về bản chất và tình
trạng vật lý của thực phẩm bao gồm môi trường bao gối, điều kiệ sử lý sản phẩm như khử
trùng, chiếu xạ…
Nhãn phụ không làm che khuất nhãn chính của sản phẩm và phải dán kèm theo sản phẩm
tại nơi bán.
3.1.2. Định lượng:
Công bố thể tích thực chứa bên trong sản phẩm (trọng lượng công bố) là dòng ghi trên
nhãn cung cấp con số về số lượng thực phẩm chứa bên trong chai, hộp, bao bì.
Hàm lượng tịnh của sản phẩm nước ngọt có gas phải được ghi theo đơn vị thể tích.
14
Thể tích thực của sản phẩm phải được công bố ở nơi dễ thấy theo quy định sau:
• Đối với sản phẩm trong nước: theo đơn vị đo lường hợp pháp của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo đơn vị đo lường quốc tế (SI). Kích thước và chữ
số ghi định lượng trên nhãn sản phẩm được thiết kế theo phần chính của nhãn
(PDP). Vị trí định lượng sản phẩm đặt ở phần chính của sản phẩm. Chữ số ghi
định lượng theo dòng song song với đáy nhãn.
• Đối với sản phẩm sản xuất trong nước để xuất khẩu thì được ghi theo đơn vị đo
lường quốc tế hoặc đơn vị đo lường Anh, Mỹ.
3.1.3. Ngày sản xuất và hạn sử dụng (thời hạn sử dụng):
Ngày sản xuất: là mốc thời gian hoàn thành sản xuất, đóng chai, đóng gói hoặc các hình
thức khác để hoàn thành công đoạn cuối cùng của sản phẩm.
Hạn sử dụng: là mốc thời gian mà qua thời gian đó hàng hóa không được lưu thông.
Ngày sản xuất và hạn sử dụng phải ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm. Ngày, tháng, năm
phải ghi theo dãy số không mã hóa, với ba nhóm mỗi nhóm gồm hai chữ số cách nhau bằng
dấu chấm để thể hiện ngày, tháng và năm.
Thời hạn sử dụng phải ghi ở nơi dễ thấy.
• Đối với chai nhựa: ghi ở nắp chai.
• Đối với sản phẩm chứa trong lon: ghi bên ngoài đáy lon.
3.1.4. Thành phần ( thành phần định lượng)
Thành phần của hàng hóa là nguyên liệu kể cả các phụ gia dùng để sản xuất ra sản phẩm
và tồn tại trong thành phẩm kể cả trường hợp hình thức nguyên liệu đã bị thay đổi.
Thành phần định lượng là lượng của mỗi loại nguyên liệu kể cả chất phụ da dùng để sản
xuất ra hàng hóa đó.
Thuật ngữ thành phần có thể ghi là thành phần hay thành phần cấu tạo, phải ghi rõ với cỡ
chữ lớn hơn và nét chữ đậm hơn phần liệt kê các thành phần có trong sản phẩm.
15
Tất cả thành phần phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần tính theo tỷ lệ khối lượng của
tưngô thành phần cấu tạo nên sản phẩm so với tổng khối lượng thực phẩm tại thời điểm sản
xuất thực phẩm đó.
Đối với một thành phần phức hợp của thực phẩm gồm hai hay nhiều thành phần phức
phụ thì cần ghi các thành phần phụ trong ngoặc đơn, theo thứ tự giảm dần khối lượng và ghi
sát ngay thành phần phức hợp đó. Nếu thành phần phức hợp có tên đã xác định mà chỉ chiếm
tỷ lệ rất nhỏ hơn 25% sản phẩm đó thì những thành phần phụ không nhất thiết phải ghi nhãn,
trừ khi chúng là phụ gia thực phẩm.
Phải sử dụng tên gọi cụ thể đố với từng thành phần, không trừ tượng có thể gây nhầm
lẫn.
Thành phần là chất phụ gia được ghi trên nhãn theo một trong hai cách sau:
• Tên nhóm và tên chất phụ gia
• Tên nhóm và mã số quốc tế của các chất phụ gia, mã số được đặt trong ngoặc đơn.
• Trường hợp một chất phụ gia được đưa vào sản phẩm thông qua một thành phần
nguyên liệu: thành phần mang chất phụ gia được dùng ở một lượng khống chế hoặc
một lượng đủ để thực hiện một chức năng công nghệ thì phải ghi vào bảng liệt kê
thành phần.
• Nếu liều lượng chất phụ gia này được đưa vào gần hoặc vừa đúng so với lượng quy
định bỡi tiêu chuẩn vệ sinh thì phải ghi vào nhãn.
• Nếu lượng phụ gia đưa vào ở mức rất thấp so với quy định thì không cần liệt kê trong
bảng thành phần.
Ghi nhãn định lượng các thành phần:
• Nếu việc ghi nhãn sản phẩm nhằm nhấn mạnh vào sự hiện dieenjcuar một hoặc nhiều
thành phần đặc trưng có giá trị thị phải ghi giá trị phần trăm thành phần đó theo khối
lượng tại thời điểm sản xuất.
• Nếu việc ghi nhãn sản phẩm nhằm nhấn mạnh đặc biệt hàm lượng thấp của một hoặc
nhiều thành phần thì ghi tỷ lệ phần trăm thành phần đó chứa trong thành phần.
Ghi nhãn giá trị của các thành phần trong sản phẩm.
16
Trên nhãn phải ghi các thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản: là thông tin liên quan đé ccahs sử dụng, các
điều kiện cần thiết đế sử dụng, bảo quản hàng hóa; cảnh báo nguy hại; cách sử lý khi xảy ra sự
cố nguy hại.
Phải ghi hướng dẫn sử dụng kể cả cách “tái tạo” sản phẩm khi dùng để đảm bảo không
gây sai sót khi sử dụng. Trường hợp nhãn hàng hòa không đủ diện tích đẻ ghi hướng dẫn thì
cần phải ghi các nội dung đó vào một tài liệu kèm theo sản phẩm để cung cấp thông tin cho
người tiêu dùng.
3.2. Nội dung ghi nhãn khuyến khích:
Tất cả các thông tin bổ sung có thể trình bày trên nhãn nhưng không được mâu thuẫn với
các thành phần bắt buộc của quy chế ghi nhãn bao bì.
Được phép ghi dấu hiệu phân hạng chất lượng sản phẩm trên nhãn như “ hàng Việt Nam
chất lượng cao”.
Ngoài ra các dấu hiệu phải dễ hiểu để tránh gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
4. Mã số, mã vạch
Đặc điểm của MSMV: MSMV vật phẩm là loại ký mã (dấu hiệu) để phân định vật phẩm
(phần định nghĩa là phân tích định lượng). Qua MSMV và hệ thống máy vi tính có thể biết
được đặc tính, khối lượng, thể tích, loại bao bì, số lượng hàng hóa.
Mã số là dãy các con số tự nhiên 0 – 9 được sắp xếp theo quy luật.
Mã vạch gồm các vạch sáng tối có độ rộng khác nhau giữa các hàng hóa. MSMV là dấu
hiệu đại diện cho từng loại hàng hóa.
MSMV được in trên nhãn hàng hóa ở vị trí góc bên phải và cạnh đáy của nhãn hàng hóa
bao bì.
5. Đăng ký nhãn hàng hóa
5.1. Điều khoản chung:
17
Các tổ chức nhà nước, tập thể, tư nhân có quyền và nghĩa vụ đăng kí và sử dụng nhãn
hàng hóa cho tất cả hàng hóa của mình theo quy định của điều lệ này.
Nhãn hàng hóa là dấu hiệu để phân biệt sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh
doanh khác nhau. Nhãn hàng hóa có thể là từ ngữ hình ảnh.
Dấu hiệu không được phép chấn nhận của sản phẩm:
• Các dấu hiệu không có khả năng phân biệt được các chữ số, chữ cái…
• Các dấu hiệu làm sai lệch xuất xứ chức năng, công dụng của sản phẩm hoặc có tính
chất lừa đảo người tiêu dùng.
• Các dấu hiệu mang hình quốc kì, quốc huy, biểu tượng quốc gia, ảnh lãnh tụ, ảnh anh
hùng dân tộc, địa danh của Việt Nam cũng như của nước ngoài, các biểu tượng tên
gọi của tổ chức quốc tế.
• Các dấu hiệu trái với luật pháp nhà nước, trật tự và đạo đức xã hội.
5.2. Đăng ký nhãn sản phẩm tại Việt Nam
Việc đăng kí nhãn hàng hóa do cục sáng chế thuộc Ủy ban khoa học và kỹ thuật nhà nước đảm
nhận. Để được bảo hộ pháp lý nhãn sản phẩm, các tổ chức, cá nhân phải nộp đơn xin đăng kí
nhãn hàng hóa cho cục sáng chế.
Nhãn hàng hóa được bảo hộ được ghi vào sổ đăng bạ nhãn hàng hóa quốc gia và được công bố
trên báo sở hữu công nghiệp do cục sáng chế xuât bản.
Nếu những loại hàng hóa tương tự do hai hay nhiều người nộp hồ sơ đăng kí thì quyên ưu tiên
thuộc người nộp hồ sơ sớm.
6. Bảo hộ pháp lý nhãn hàng hóa
Nhãn hàng hóa được bảo hộ từ ngày kí quyết định cấp giấy chứng nhận đăng kí nhãn
hàng hóa và có thời hạng 10 năm.
Chủ nhãn hàng hóa có quyền chuyển nhuận từng phần hoặc toàn bộ quền sử dụng nhãn
cho các cơ sở kinh doanh trên cơ sở hợp đồng.
Hiệu lực của giấy chứng nhận đăng kí nhãn hàng hóa bị đình chỉ khi:
18
• Chủ nhãn hàng hóa xin từ bỏ bảo hộ pháp lý nhãn hàng hóa
• Chủ nhãn hàng hóa không còn tồn tại hoặc không tiếp tục hoạt động sản xuất
7. Bao bì cho phân phối, vận chuyển
7.1. Bao bì gỗ
Từ cổ
xưa người ta
đã dùng gỗ làm vật liệu để đóng kiện với số lượng hàng hóa lớn để vận chuyển. Lúc đó,
lượng hàng hóa được vận chuyển thương mại còn thấp, được tiêu dùng với số lượng
không cao, chưa gây thiệt hại cho rừng và ảnh hưởng tới môi trường. Ngày nay, thương
mại hàng hóa càng phát triển, nhu cầu về bao bì vận chuyển ngày càng tăng, cùng với
việc khai thác quá mức để dùng cho rất nhiều mục đích như xây dựng…đã khiến cho
nhu cầu về gỗ tăng cao nên không có đủ để đáp ứng nhu cầu, đo đó bắt đầu có những
vật liệu khác cạnh tranh với gỗ. tuy nhiên , hiện nay vẫn còn một số ít trường hợp hàng
hóa vẫn đóng kiện bằng gỗ do tính chất cơ lý của gỗ cao.
Những đặc tính của thùng bằng gỗ chứa hàng hóa chuyên chở phân phối tùy thuộc
vào loại gỗ được dùng. Đặc tính quang trọng yêu cầu dối với thùng gỗ là chịu được tải
trọng và chịu được va chạm cơ học. Gỗ của những cây tùng, bách hay cây thân mền thì
có tình chịu áp lực cao nhưng chịu tải trọng thấp hơn gỗ cứng, so với gỗ cứng thì gỗ
thân mền dễ có thể bị vở ra khi đóng đinh.
Việc khai thác gỗ để sản xuất thùng đựng hàng hóa càng lúc càng tốn chi phí và
càng tiến sâu vào sự phá hoại môi trường . trung bình chỉ có 65% thân cây được tạo
thành thùng gỗ. Khuynh hướng tăng sự hữu dụng của vật liệu gỗ cho việc đóng thùng
chứa hàng hóa đã hình thành công nghệ sản xuất gỗ ghép và gỗ dán. Gỗ dán được dùng
nhiều để sản xuất các thùng bằng gỗ hình tròn đựng chất lỏng mà ngày nay vẫn còn
dùng để chứa rượu vang.
19
7.2. Bao bì plastic
Hiện nay bao bì vận chuyển hay bao bì ngoài bằng vật liệu plastic là HDPE như
các, két được dùng để chứa đựng chai thủy tinh chứa các laoi nước giải khát có gas
đang rất phổ biến và tiện lợi có khối lượng nhỏ hơn gỗ rất nhiều và tính tái sử dụng cao.
Nguyên liệu HDPE chế tạo két được phối trộn HDPE phế thải với tỉ lệ cao khoảng
80-90% và HDPEA mới khoảng 10-20% trên tổng nguyên liệu sử dụng, với điều kiện là
nguyên liệu tái sinh không bị nhiễm bẩn làm giảm tính bền cơ của bao bì. Bên cạnh đó,
tính chất cơ học của két càng thấp khi được sản xuất từ nhựa tái sinh nhiều lần, sẽ nhanh
lão hóa, dễ vỡ hơn theo thời gian sử dụng và không thể ổn định bằng các phụ gia ổn
định.
Cần chú ý rằng két có thể bị nứt vỡ trên bề mặt do sự oxy hóa, sự nhanh chóng lão
hóa vật liệu bởi sự tiếp xúc tia cực tím. Tùy thuộc vào thời gian phơi dưới ánh nằng mặt
trời có thể ảnh hưởng đáng kể đến tính bền cơ học của két. Thời gian sử dụng két bằng
HDPE có thể là 10 năm hoặc 15 năm hoặc có thể hơn tùy theo điều kiện áp dụng.
7.3. Bao bì carton
20
Với tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay, bao bì carton gợn sóng có thể có hầu hết
các tính chất cơ học cần thiết như : chịu sự đè nén, va chạm, áp lực trong các điều kiện
môi trường có độ ẩm cao,do tạo nên các lớp sóng, tăng cường các lớp giấy bia thành 3,5
hoặc 7 lớp. ngoài ra, có thể tăng cường độ bền cơ học của các thùng chứa bằng cách gia
cường góc, các bề mặt độ ma sát thích hợp.
Giấy bìa gợn sóng thực hiện chức năng đặc biệt quan trọng đó là vật liệu tạo nên
bao bì ngoài hình khối chữ nhật để chứa một lượng lớn đơn vị bán lẻ, giúp thuận tiện
trong phân phối vận chuyển, lưu kho và kiểm tra quản lý. Quá trình cải tiến các nguyên
liệu tạo nên giấy bìa gợn sóng là một trong những bước tiến lớn nhất của thế kỷ 20. Nó
được sản xuất trên máy có tốc độ 50-200m/phút, khổ rộng hơn 2m và có thể được ghép
3, 5, 7, lớp. những đặc tính về cường lực của nó tùy thuộc vào loại giấy được dùng, biên
độ gợn sóng và chất lượng của keo. Các gợn sóng có hình vòng cung nhằm mục đích
tăng khả năng chịu lực lên cao nhất.
Tùy thuộc vào loại hàng hóa và cách thức sắp xếp hàng hóa mà có những yêu cầu
cường lực khác nhau.
Loại gợn sóng A: có bước sóng dài và chiều cao sóng cao có đặc tính chịu lực va
chạm cao nhất. giấy bìa gợn sóng loại A sẽ được dùng để đóng gói các loại hàng
hóa có thể bị ảnh hưởng bởi va chạm cơ học.
Loại gợn sóng B: có bước sóng ngắn và chiều cao sóng thấp cũng có khả năng
chịu được va chạm cơ học nhưng đặc biệt có khả năng chịu tải trọng nặng so với
loại gợn sóng A, do đó giấy bìa gợn sóng loại B chủ yếu được dùng để đóng gói
các hàng hóa có tải trọng cao như đồ hộp.
Loại gợn sóng C : kết hợp những đặc tính của loại A và loại B nên có khả năng
chịu được tải trọng và va chạm.
Loại gợn sóng D: có bước sóng ngắn chiều cao sóng rất thấp nên khả năng chịu
tải trọng cũng như va chạm đều rất kém vì thế chỉ được dùng bao bì thương mại
bao gói các loại sản phẩm có trọng lượng nhỏ và ít chịu tác động cơ học.
21
Dựa vào đặc tính của các loại gợn sóng để xác định phương cách tạo thùng chứa
hình khối chữ nhật bằng giấy bìa gợn sóng, có khả năng chịu lực tác động và chịu tải
trọng tốt nhất.
Quy định quy cách của bao bì vận chuyển bằng thùng carton
Ký hiệu thùng
Kích thước
(mm)
Khối lượng tối đa cho
phép đóng trong thùng
Dài Rộng Cao
8 512 307 198 30
10 458 305 253 30
12 512 409 150 26
13A 412 309 210 25
13B 508 410 133 21
14 391 234 285 19
Thông thượng, người ta dùng thùng carton để đóng bao bì vận chuyển hàng hóa.
Các thùng hàng hóa được xếp thành kiện hay khối chữ nhật trên pallet gỗ để tránh
không để trực tiếp trên nền kho.
Ghi nhãn bao bì ngoài: bao bì giấy gợn sóng cũng được ghi nhãn nhưng yêu cầu
đơn giản hơn so với trường hợp ghi nhãn cho hàng hóa đơn vị bán lẻ, thông thương có
thể ghi:
Thương hiệu.
Tên sản phẩm.
Địa chỉ nhà sản xuất, nơi đóng gói bao bì, quốc gia sản xuất.
Hạn sử dụng.
Số lượng hay trọng lượng
Mã số, mã vạch.
Các ký hiệu, dấu hiệu phân hạng thực phẩm như dấu hiệu hàng hóa.
8. Thành tựu công nghệ bao bì nước giải khát có gas
Việc phát minh chế tạo các phụ kiện đóng chai như nút, nắp, vỏ chai… chịu được
áp suất lớn của khí trong chai.
Thay đổi chất liệu làm bao bì chứa nước giải khát từ :
22
Bao bì
plastic
Bao bì
thủy tinh
Bao bì
kim loại
Thay đổi và phát
triển bao bì phân phối vận chuyển : từ gỗ, plastic, carton.
Thay đổi kiểu dáng, hình dạng, màu sắc,… bao bì các sản phẩm nước giải khát .
làm phong phú đa đạng hơn.
23