Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Xác định hàm lượng selen trong viên prucell và cigelton bằng phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 32 trang )

BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THƠ
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG SELEN TRONG VIÊN
PRUCELL VÀ CIGELTON BANG PHƯƠNG PHÁP
ĐO PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ KHOÁ 1998- 2003)
Người hướng dẫn:
PGS. TSKH Lê Thành Phước
Th.s Bùi Thị Hoà
Noi thực hiện: Bộ môn Vô cơ - Hoá lý Đại học Dược HN
Viện kiểm nghiệm - Bộ Y Tế.
Thời gian thực hiện: Từ 24/2 đến 18/5/2003.
HÀ NỘI 5/ 2003
LỜI CẢM ƠN
Sau hơn hai tháng thực hiện đề tài, khoá luận của tôi đã hoàn thành
đúng thời hạn. Trong 5 năm học vừa qua, được sự giúp đỡ tận tình của các
thầy giáo, cô giáo và bạn bè, tôi đã có một lượng kiến thức nhất định không
những phục vụ cho việc hoàn thành khóa luận của mình mà còn phục vụ cho
công tác sau này. Với vốn kiến thức đố, hy vọng sau khi tốt nghiệp ra trường,
tôi sẽ tiếp tục học tập củng cố thêm hiểu biết để trở thành người thầy thuốc
tốt, không phụ công lao dạy dỗ của các thầy cô.
Trước tiên tôi xin chân thành cám ơn thầy giáo PGS. TSKH. Lê Thành
Phước, người thầy đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này. Tôi xin
gửi lời cẩm ơn tới Thạc sỹ Bùi Thị Hoà, Dược sĩ Nguyễn Văn Hà đã trực tiếp
hướng dẫn tôi làm thực nghiệm, cám ơn Viện kiểm nghiệm Bộ YT ếđã tạo điều
kiện vật chất và kiến thức thực tế giúp cho đề tài được hoàn thành. Cuối cùng
tôi chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, bạn bè đã giúp đỡ tôi cả vật chất lẫn
tinh thẩn trong suốt những năm học qua.
Tôi ghi nhớ tất cả công lao ấy.
Hà Nội tháng 5- 2003


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thơ
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỂ
.
1
PHẦN I - TỔNG QUAN 3
1. Đặc điểm nguyên tố Selen 3
2. Chức năng sinh học của Selen
4
2.1. Vai trò chống oxy hoá của Selen 4
2.2. Vai trò trong bệnh ung thư 6
2.3. Selen trong lão hoá 7
2.4. Selen trong bệnh tim mạch 7
2.5. Selen đối với quá trình viêm 7
2.6. Selen đối với mẩt 8
3. Độc tính của Selen 8
3.1. Đối vói động vật 8
3.2. Đối vói con người 8
4. Các phương pháp định lượng Selen 9
4.1. Phương pháp phân tích khối lượng 9
4.2. Phương pháp đo quang 9
4.3. Phương pháp húỳnh quang 9
4.4. Phương pháp cực phổ 10
4.5. Phương pháp kích hoạt phóng xạ 10
4.6. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử 10
PHẦN II - THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 11
1. Nguyên vật liệu và phương pháp 11
1.1. Nguyên vật liệu: 11
1.2. Phương pháp nghiên cứu: 12
2. Kết quả thực nghiệm và nhận xét 12

2.1. Khảo sát thông số máy đo phổ hấp thụ nguyên tử của Selen

12
2.2. Cách lấy mẫu 13
2.3. Xử lý mẫu bằng phương pháp vô cơ hoá ướt

14
2.4. Xây dựng đường chuẩn định lượng 15
2.5. Độ lặp lại của phương pháp 17
2.6. Độ đúng của phương pháp 21
2.7. Khảo sát phương pháp phá mẫu
23
2.8. Đánh giá phương pháp phân tích 24
PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ ĐỂ x u ấ t 26
1. Kết luận

26
3. Đề xuất 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
28
ĐẶT VẤN ĐỂ
Selen là nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể sống. Nó có vai trò
quan trọng trong quá trình hô hấp tế bào vì liên quan đến sinh tổng hợp co
enzyme Q(ubiquinon) là thành phần cấu tạo nên Glutathion peroxydase
(GSHPx), một enzyme chống lại quá trình oxy hoá lipid bảo vệ tế bào. Ngoài
ra, Selen cũng xúc tác cho các phản ứng giải độc các nguyên tố độc như asen,
chì, thuỷ ngân, cadimi
Những năm đầu thế kỷ 20 Selen được biết đến như là một chất độc với
con người và động vật. Đến năm 1960 các cồng trình nghiên cứu tác dụng của
Selen trên cơ thể người và động vật được tiến hành. Selen được nghiên cứu

như là một chất chống oxy hoá. Nó có tác dụng phân huỷ các peroxyd, trung
hoà các gốc tự do lạ có trong cơ thể. Selen tham gia vào trung tâm hoạt động
của enzyme Glutathion peroxydase ở tế bào và tham gia vào thành phần của
nhiều chất hoạt động sinh học chứa nhóm -SH, -SeH như GSH,
Selenomethionin. Ngoài ra, Selen còn có vai trò trong phòng ngừa ung thư
tuyến tiền liệt và có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại ung thư vú, phổi, buồng
trứng, thực quản Đặc biệt là vai trò của Selen trong quá trình lão hoá. Selen
không những làm chậm quá trình lão hoá của tế bào mà còn làm chậm quá
trình lão hoá của toàn cơ thể, do đó kéo dài tuổi thọ của con người.
Vai trò quan trọng của Selen là không thể phủ nhận. Thiếu hụt Selen
dẫn tới khả năng bị mắc bệnh ung thư, tim mạch, viêm thấp khớp, suy giảm
miễn dịch, suy thoái võng mạc mắt. Vì vậy, các nhà bào chế đã nghiên cứu và
sản xuất ra nhiều chế phẩm chứa Selen sử dụng cho dự phòng và điều trị bệnh.
Thiếu hụt Selen là nguyên nhân của nhiều bệnh, nhưng quá thừa Selen lại
cũng rất nguy hiểm có thể dẫn tới hiện tượng nhiễm độc. Để kiểm soát lượng
Selen đưa vào cơ thể phải có phương pháp chính xác và tin cậy để kiểm tra
hàm lượng Selen có trong các dạng thuốc chống oxy hoá. Hiện nay, ở Việt
Nam chưa có tài liệu pháp quy nào qui định phương pháp định lượng Selen
1
trong các dạng thuốc nang mềm. Mặt khác, phương pháp đo phổ hấp thụ
nguyên tử còn mới mẻ trong việc áp dụng vào định lượng nguyên tố Selen. Do
đó, chúng tôi chọn đề tài: “Xác định hàm lượng Selen trong viên Prucell và
Cỉgelton bằng phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử ’ với mục tiêu:
- Xây dựng phương pháp định lượng Selen trong viên nang mềm bằng
phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử.
- Định lượng được hàm lượng Selen trong viên thuốc Prucell và
Cigelton.
Chúng tôi mong muốn xây dựng một phương pháp kiểm tra hàm lượng
Selen có khả năng thực thi với độ chính xác cao góp phần vào quản lý chất
lượng thuốc lưu hành trên thị trường. Đồng thời giúp các cơ quan kiểm

nghiệm, kiểm tra giám sát cũng như xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng trong
tương lai, giúp người sử dụng có thể dùng các chế phẩm thuốc an toàn, hiệu
quả.
2
PHẦN I -TỔNG QUAN
1. Đặc điểm nguyên tố Selen
Nguyên tố Selen có tên quốc tế là Selenium được phát hiện vào năm 1817
bởi Berzelius(1779- 1848)- nhà hoá học người Thụy Điển. Lúc đó Selen được coi
là một chất thừa trong quá trình sản xuất H2S04. Nguyên tố Selen được xếp vào
nhóm 6A trong bảng hệ thống tuần hoàn cùng với lưu huỳnh. Selen là chất ở
dạng tinh thể màu xám có công thức electeron lớp ngoài cùng là 4s24p4. Tính
chất hoá học của Selen rất giống lưu huỳnh đều có mức oxy hoá -2, +4, +6 tương
ứng với hợp chất Sulfid- Selenid, Sulfit- Selenit, Sulfat- Selenat.
ở mức oxy hoá +4, Selen tồn tại dạng Selen dioxyd(Se02), acid
Selenơ(H2Se03), Selen tetraclorid(SeCl4) và muối Selenit(Se032'). Selen nguyên tố
cháy trong không khí thành Se02. Selen dioxyd có tính oxy hoá mạnh, tính khử
yếu. Acid Selenơ là một acid yếu, tan nhiều trong nước và bị phân huỷ nhanh khi
đun nóng ở nhiệt độ nóng chảy.
Ở mức oxy hoá -2, Selen tồn tại dưới dạng Selenid(Se'2). Hydro
Selenid(H2Se) là một acid yếu, không màu, ở thể khí, có độc tính khá cao. Hydro
Selenid không bền trong không khí dễ bị phân huỷ thành Selen và H20.
Ở mức oxy hoá +6, Selen tồn tại dạng acid Selenic(H2Se04) hoặc muối
Selenat(Se042'). H2Se04 là acid mạnh, màu trắng, rất hút ẩm, có tính oxy hoá
mạnh hơn Acid sulfuric, được hình thành do quá trình oxy hơá Selen hoặc
H2Se03.
Selen tồn tại dưới một vài dạng thù hình: Selen đỏ vô định hình là chất bột
màu đỏ nâu và Selen xám dạng tinh thể là dạng thù hình bền nhất.
Trong tự nhiên, Selen có ở động vật, thực vật, đất đá. Trong động vật,
Selen tập trung nhiều ở gan và da cá, đặc biệt ở cá ngừ. Do vậy, ở dầu gan cá, mỡ
3

cá có hàm lượng Selen lớn. Trong thực vật, Selen tập trung vào họ đậu, cà phê,
lúa mì, cây xấu hổ, ba kích và một vài loài nấm. Còn trong đất đá thường lẫn với
quặng lưu huỳnh như PbS, CuFeS Trong nước khoáng hàm lượng Selen khá
cao.
2. Chức năng sinh học của Selen
2.1. Vai trồ chống oxy hoá của Selen
Các gốc tự do và các dạng oxy, nitơ hoạt động có hoạt tính oxy hoá mạnh
đó là các chất oxy hoá. Các chất chống oxy hoá có khả năng ngăn ngừa, chống
lại, làm mất hoạt tính oxy hoá của chúng. Trong cơ thể khoẻ mạnh luôn có sự cân
bằng giữa hai hệ chất oxy hoá và chống oxy hoá. Những gốc tự do được sinh ra
hằng ngày, hằng giờ trong quá trình sinh hoá và cơ thể lại có một hệ thống chống
oxy hoá có tác dụng phân huỷ các gốc tự do để duy trì nồng độ tối thiểu không
gây ra độc hại lớn. Sau đây là một số gốc tự do của oxy và hệ thống các chất
chống oxy hoá chính.
4
Dạng oxy hoạt động
Các chất chống oxy hoá
Bình thường Bệnh lý
Phản ứng gốc lan truyền, xuất hiện các
tổn thương sai lệch
-SOD: Superoxidismustase phân
huỷ gốc 0 2t
tv- + (V- 4- 2H+ H A + 0 2
■ GSHPx: Glutathion
peroxidase; catalase phân huỷ
H20 2 và LOOH
(peroxydlipid). Selen làm tăng
hoạt tính của GSHPx
- Co- enzyme Q, Vitamin E
loại bỏ !0 2 các gốc *OH, LO*,

LOO*.
- Vitamin E loại bỏ gốc ở pha
nước.
- Ị3- croten loại bỏ '0 2.
Hợp chất chứa nhóm -SH, -SeH,
loại bỏ peroxyd và các gốc khác.
Hình 1: Các gốc tự do chứa oxy và các chất chống gốc tự do
Trong cơ thể, các gốc tự do có thể tấn công vào bất kỳ cơ quan nào và gây
ra những hậu quả dưới đây:
- Tấn công vào ADN gây đột biến gen tế bào là nguyên nhân dẫn tới ung
thư.
5
- Tấn công vào phân tử protein, các cấu trúc màng là nguyên nhân của
lão hoá và sự già nua.
- Tấn công các lipoprotein tỷ trOọng thấp tạo ra nhiều LDL bị oxy hoá ở
thành động mạch lắng đọng lại thành đám tế bào bọt, hình thành các
mảng xơ vữa động mạch và nhiều bệnh tim khác.
- Tấn công vào màng gây ra quá trình viêm.
Selen đóng yai trò rất quan trọng trong quá trình loại bỏ các gốc tự do đó.
Selen tham gia vào trung tâm hoạt động của enzyme Glutathion peroxydase và
tham gia vào thành phần nhiều chất hoạt động sinh học chứa nhóm -SH, -SeH
như GSH, Selenomethionin Bản thân Selen còn xúc tác cho sự tổng hợp Co
enzyme Q là chất chống oxy hoá chủ yếu của cơ thể. Cả Selen và Co - enzyme Q
đều có vai trò quan trọng trong quá trình phân huỷ loại bỏ gốc tự do bảo vệ cơ
thể.
2.2. Vai trò trong bệnh ung thư
Các tác nhân gây ung thư được phát hiện ngày càng nhiều. Từ các dẫn chất
amino, nitro, nitroso, hydrocacbon đa vòng, thuốc trừ sâu diệt cỏ đến những
thực phẩm khác nhau đều có khả năng gây ung thư. Chúng đều có bản chất
chung là sản sinh ra các gốc tự do và là các gốc tự do “ngoại sinh”. Cả các gốc tự

do ngoại sinh và nội sinh đều tấn công vào ADN gây đột biến gen làm cho các tế
bào bình thường phát triển thành các tế bào ung thư. Gốc tự do còn tấn công vào
protein làm rối loạn chức năng enzyme, vào lipid trên các acid béo chưa no tạo
nhiều sản phẩm trực tiếp gây ung thư.
Selen có tác dụng chống oxy hoá, trung hoà các gốc tự do do vậy nó ngăn
ngừa, làm giảm tác dụng độc mà gốc tự do gây nên. Qua thống kê của các nhà
khoa học người ta thấy rằng, khi ăn thức ăn chứa nhiều Selen tỷ lệ ung thư vú,
6
trực tràng, một già giảm và ngược lại. Chứng tỏ rằng Selen có một vai trò rất
quan trọng trong phòng chống ung thư.
2.3. Selen trong lão hoá
Sự lão hoá bắt đầu từ quá trình sản xuất năng lượng của tế bào sinh ra các
gốc tự do. Gốc tự do làm sai lệch cấu trúc và rối loạn thông tin di truyền. Lão hoá
có tính định trước của qui luật di truyền, được chương trình hoá trong phân tử
ADN như một đồng hồ sinh học. Các hợp chất của Selen co-enzyme Q có khả
năng chống oxy hoá lipid ờ màng tế bào và phân huỷ các peroxyd trong tế bào
nên nó đảm bảo sự toàn vẹn cho màng tế bào làm chậm quá trình lão hoá của tế
bào. Selen không những làm chậm quá trình lão hoá của tế bào mà còn làm chậm
quá trình lão hoá của toàn cơ thể. Selen cùng với các chất chống oxy hoá khác
như Co- enzyme Q, Vitamin E, Vitamin c có khả năng trung hoà các gốc tự
do làm chậm quá trình lão hoá, kéo dài tuổi thọ của con người.
2.4. Selen trong bệnh tim mạch
Các mảng vữa xơ động mạch là nguyên nhân của huyết áp cao, thiếu máu
cục bộ ở các cơ quan, thiểu năng tuần hoàn não. Các mảng vữa xơ này xuất hiện
từ hạt lipoprotein tỷ trọng thấp bị oxy hoá bởi các gốc tự do. Selen có tác dụng
phân hủy các Lipoperoxyd- một gốc tự do quan trọng nên nó ngăn chặn được quá
trình vữa xơ động mạch.
Selen và CO- enzyme Q có tác dụng hạ huyết áp. Cả hai có vai trò quan
trọng trong sự chuyển hoá collagen là protein chủ yếu của cơ thể. Do vậy mà bảo
vệ được tế bào cơ tim, phòng tránh các bệnh tim mạch.

2.5. Selen đối với quá trình viêm
Bằng những thí nghiệm trên chuột người ta đã chứng minh được rằng Selen
có tác dụng chống viêm. Cơ chế tác dụng có thể là Selen làm ổn định Lysosom vì
màng Lysosom không nguyên vẹn là nguyên nhân của hiện tượng viêm. Hiện nay
7
trên thị trường có chế phẩm chứa Selen và Vitamin E dùng trong bệnh viêm
khớp nhưng chưa được sử dụng rộng rãi.
2.6. Selen đối với mắt
Người ta đã phát hiện thấy những vi lượng Selen trong võng mạc mắt
người, động vật. Đặc biệt, ở võng mạc mắt chim đại bàng có chứa một hàm lượng
Selen lớn gấp hằng trăm lần trong mắt người do vậy chúng có thị giác rất tinh.
3. Độc tính của Selen
3.1. Đối với động vật
Độc tính của Selen trên động vật đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Độc
tính phụ thuộc vào liều dùng, đường dùng và từng loài súc vật. Có ba loại ngộ
độc là ngộ độc cấp tính, bán trường diễn và trường diễn. Ở động vật ăn cỏ, hàm
lượng Selen cao hơn 100 mg/ kg sẽ xảy ra ngộ độc cấp tính vói biểu hiện là khó
thở, cử động bất thựờng, ỉa chảy và chết. Một số tác giả còn cho biết khi ngộ độc
Selen ngoài các tổn thương đường tiêu hoá , gan lách, thận, rụng lông tóc còn gây
thiếu máu tan máu. Nếu súc vật ăn cỏ với hàm lượng Selen từ vài chục đến 100
mg/ kg từ vài tuần đến vài tháng sẽ xảy ra hiện tượng ngộ độc bán trường diễn trừ
trường hợp súc vật hấp thu Selen ở dạng nguyên tố. Biểu hiện của súc vật ngộ độc
bán trường diễn là mắt mờ, giảm thị giác, suy hô hấp và chết. Còn nếu thường
xuyên ăn cỏ có hàm lượng Selen từ 5- 10 mg/ kg thì xảy ra ngộ độc trường diễn
với các triệu chứng như dị dạng, sút cân, rụng lông. Để tránh hiện tượng này, nên
chuyển gia súc tói vùng cỏ có hàm lượng Selen thấp hơn.
3.2. Đối với con người
Đối với người không thấy có báo cáo về những tác hại nghiêm trọng do
ngộ độc Selen gây ra. Có chăng chỉ là những dấu hiệu mơ hồ như chán ăn, suy
dinh dưỡng, xanh xao, hỏng răng, mất màu da, mất móng chân tay và phù dưới

da.
8
4. Các phương pháp định lượng Selen
4.1. Phương pháp phân tích khối lượng
Nguyên tác:
Chuyển Selen trong hợp chất Selenat(Se042'), Selenit(Se03 2') về Selen
nguyên tố kết tủa đỏ nhờ các chất khử như S02, muối Fe2+, Cu2+, thioure rồi lấy
tủa, rửa tủa, sấy khô, đem cân khối lượng và tính kết quả. Phương pháp này chỉ
áp dụng cho các mẫu có nồng độ Selen lớn và nền mẫu đơn giản.
Có thể làm cáeh khác: dùng thuốc thử o - diamino thơm tạo phức
DipiazoSelenol kết tủa, rửa tủa, sấy, cân tính kết quả.
4.2. Phương pháp đo quang
Nguyên tắc:
Selen phản ứng rất nhạy và chọn lọc với o - diamino thơm tạo phức
piazoSelen trong các dung môi hữu cơ phức này có cực đại hấp thụ rất đặc trưng.
Do đó, có thể đo quang để xác định hàm lượng Selen trong mẫu thử.
Thuốc thử 3- 3’ diaminobenzidin và 2,3 - diaminonaphtalen là được dùng
phổ biến nhất.
Tiến hành:
Selen trong môi trường vô cơ hoá chuyển sang môi trường HC1 6N. điều
chỉnh PH dung dịch đến 2-3 bằng NH4OH (1:1). Thêm Complexon(m) và
HCOOH 2,5 M. Thêm dung dịch thuốc thử 3-3’ diamino benzidin 0,5% vừa pha
để chỗ tối khoảng 1 giờ. Nâng PH lên 8 và chiết bằng Toluen. Đo quang ở bước
sóng 120 nm để dịnh lượng Selen.
4.3. Phương pháp huỳnh quang
Nguyên tác:
Phản ứng piazoselenol tạo thành giữa Se(IV) và các o - diamino thơm phát
huỳnh quang ở bước sóng thích hợp do đó có thể đo cường độ huỳnh quang để
9
định lượng Selen. Phương pháp này nhạy nhưng nếu trong chế phẩm chứa các

nguyên tố vi lượng có thể ảnh hưởng đến kết quả.
4.4. Phương pháp cực phổ
Nguyên tác:
Đưa Selen trong mẫu về Se(IV) rồi đem đo trên thiết bị giọt thuỷ ngân với
dung dịch điện ly nền là acid dưới thế một 0- lOOOmV, Selen bị khử ở catôt cho 2
thế bán sóng. Đem đo cường độ khuếch tán giới hạn tại thế bán sóng thứ hai sẽ
xác định được nồng độ Selen trong dung dịch đo.
Sự có mặt của một số nguyên tố và các thành phần có trong chế phẩm ảnh
hưởng đến sự lựa chọn dung dịch nền.
4.5. Phương pháp kích hoạt phóng xạ
Nguyên tác:
Selen được chuyển về các đồng vị do bắn phá mẫu bằng chùm nơtron sau
đó đo cường độ bức xạ của đồng vị mới tạo thành.
Độ nhạy của phương pháp này đạt được 0,01 Jj,g, có ưu thế trong việc kiểm
tra hàm lượng Selen trong những chế phẩm antioxydant tuy nhiên phương pháp
cần có thiết bị phức tạp và phương tiện chống nhiễm xạ.
4.6. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử
Nguyên tác:
Selen được nguyên tử hoá biến thành dạng hơi sẽ hấp thụ chùm tia sáng có
bước sóng X = 196,1 nm. Hàm lượng Selen trong mẫu tỷ lệ với cường độ hấp thụ
và tuân theo định luật Lambert- Beer.
Phương pháp này có thể định lượng Selen đến khoảng nồng độ 10'6 |J.g/ml
và có thể thực hiện với những mẫu có nền phức tạp như dạng viên nang mềm có
chứa hỗn hợp các chất chống oxy hoá.
10
PHẦN II - THựC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
1. Nguyên vật liệu và phương pháp
1.1. Nguyên vật liệu:
1.1.1. Mẫu thử:
• Viên nang mềm Prucell gồm:

- Selen dạng men khô ( 92.6mg, tương đương 50|ig Selen)
- Crom dạng men khô ( lOOmg, tương đương 50|ig crom)
• Viên nang mềm Cigelton gồm:
- Vitamin A(5000 IU)
- Vitamin E(400 IU)
- Vitamin C(500ty\g)
Selen trong nấm men (92.6 mg, tương đương 50|ig Selen)
1.1.2. Mẩu chuẩn:
Dung dịch chuẩn dùng để khảo sát, so sánh, đánh giá trong quá trình định
lượng: Selenium Standard solution hàm lượng Se là 1000Ịig/ml của hãng Merck.
1.1.3. Dụng cụ:
- Cốc Teflon
- Pipet 1,2,3,5,10ml.
- Bình định mức 20ml, 25ml, 50ml.
- Giấy lọc thường
- Ống đong
- Phễu lọc
- Đũa thuỷ tinh
- Mặt kính đồng hồ
- Kéo
11
1.1.4. Hoá chất, thuốc thử:
Dung dịch Se chuẩn 1000 |ig/ml
- Acid nitric 65%
- Acid perchloric 70%
- Dung dịch Amoni clorid 10%
1.1.5. Thiết bị:
- Máy đo phổ hấp thụ nguyên tử z - 5000 của hãng Hitachi.
- Cân phân tích có độ chính xác 0.0001 g của Satorius.
- Bếp điện dùng cho vô cơ hoá.

- Máy nén khí của Hitachi.
1.2. Phương pháp nghiên cứu:
Khoá luận sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp xử lý mẫu: phương pháp vô cơ hoá ướt.
- Phương pháp phân tích định lượng: phương pháp đường chuẩn.
- Kỹ thuật nguyên tử hoá: kỹ thuật nguyên tử hoá bằng ngọn lửa.
2. Kết quả thực nghiệm và nhận xét
2.1. Khảo sát thông số máy đo phổ hấp thụ nguyên tử của Selen
Chúng tôi đã nghiên cứu khảo sát trên máy đo phổ hấp thụ nguyên tử thì
nhận thấy máy cho kết quả tốt với các thông số sau:
- Bước sóng: 196,lnm
- Cường độ đèn: 12nm
- Độ rộng khe sáng: 0.4nm
- Chiều cao đầu đốt: 7.5mm
- Tốc độ khí: 2.41/phút
- Áp lực khí: 160 kPa
12
2.2. Cách lấy mẫu
2.2.1. Xác định khối lượng dâu thuốc trung bình trong viên:
Cân 10 viên thuốc trên cân phân tích được tổng khối lượng viên là mt. Sau
đó dùng kéo sạch cắt đầu thuốc, nặn lấy phần dầu thuốc cho vào cốc có mỏ sạch.
Phần vỏ còn lại rửa bằng ete, để khô tự nhiên và đem cân trên cân phân tích được
khối lượng vỏ là mv. Khối lượng dầu thuốc trung bình ( m ) trong viên được tính
theo công thức sau:
— m, -m v
m— —
-

10
Áp dụng cách này vào tính khối lượng dầu thuốc trung bình của viên

Prucell và Cigelton chúng tôi thu được bảng sau:
Bảng 1: Khối lượng dầu thuốc trung bình
Loại viên Tổng khối lượng
viên m,{g)
Khối lượng vỏ
mv(ẻ)
Khối lượng dầu thuốc
trung bình m (g/viên)
Prucell 12.4506
3.8296 0.8621
Cigelton
14.7344 4.0036 1.0731
2.2.2. Lấy mẫu:
Dùng kéo sạch cắt đầu khoảng 17 viên nang mềm, nặn lấy phần dầu thuốc
vào một cốc có mỏ sạch. Sau đó lấy lượng dầu thuốc chứa khoảng 150|ig Se đi
làm định lượng tương ứng với 3 viên X m (g/viên) dầu thuốc( m là khối lượng dầu
thuốc trung bình trong viên). Lượng cân dầu thuốc đem định lượng ghi trong
bảng 2.
13
Bảng 2: Số gam dầu thuốc đem định lượng
Loại viên Lượng cân dầu thuốc(g)
Prucell 2.5863
Cigelton 3.2193
2.3. Xử lý mẫu bằng phương pháp vô cơ hoá ướt
Selen ở dạng hữu cơ rất khó phá mẫu nên chúng tôi phải sử dụng acid có
tính oxy hoá mạnh như HNO3, HCIO4. Đồng thời sử dụng phương pháp vô cơ hoá
ướt để hạn chế sự bay hơi của Selen.
Tiến hành vỏ cơ hoá mẫu:
• Trên viên Prucell:
Cân khoảng 2,5(g) dầu thuốc cho vào một cốc có nắp đậy. Làm 5 mẫu

song song đánh dấu từ Tj đến T5 sau đó tiến hành vô cơ hoá như sau:
Cho vào mỗi cốc 15ml HNO3 đặc để yên trong 15 phút để vô cơ hoá bước
đầu. Sau đó đặt 5 cốc lên bếp điện trong khoảng 10-15 phút nhằm tăng tốc độ
oxy hoá. Tiếp đó để nguội rồi thêm vào mỗi cốc 4ml HCIO4 và đun trong 10
phút. Để nguội, gạn lớp. Tiếp tục đun đến khói trắng của HC104 bay lên. Lọc vào
bình định mức 25ml qua giấy lọc (tráng cốc nhiều lần bằng nước cất). Hút
1,25ml NH4CI 10% vào mỗi bình thêm nước vừa đủ tới vạch. Song song tiến
hành mẫu trắng.
• Trên viên Cigelton:
Cân khoảng 3.2g dầu thuốc cho vào một cốc có nắp đậy. Làm 5 mẫu song
song và đánh dấu từ Tcl đến Tc5 rồi thêm khoảng 20ml HNO3 đặc vào mỗi cốc.
Tiến hành các bước vô cơ hoá tương tự như trên viên Prucell.
Nhân xét:
14
Vì HC104 có tính oxy hoá rất mạnh nên phải cho sau khi cho HN03 và
khi nguội để tránh phản ứng quá mạnh xảy ra. Trong lúc đun trên bếp điện phải
chú ý đậy mặt kính đồng hồ lên cốc để mẫu phân tích không bị trào ra ngoài.
2.4. Xây dựng đường chuẩn định lượng
Tiến hành pha từ dung dịch chuẩn 1000(|ag/ml) thành các dung dịch Cj,
Q, C3, C4 có nồng độ lần lượt là 3,5,8,12(|ag/ml) như sau:
- Hút lml dung dịch chuẩn nồng độ 1000(|j.g/ml) vào bình định mức
50ml được nồng độ là 20(|ig/ml).
- Hút 3ml dung dịch chuẩn nồng độ 20(|ig/ml) vào bình 20ml được nồng
độ Cj là 3(|0.g/ml).
- Hút 5ml chuẩn nồng độ 20(|Ẳg/ml) vào bình 20ml được nồng độ C2 là
5(|^g/ml).
- Hút 8 ml chuẩn nồng độ 20(|ig/ml) vào bình 20ml được nồng độ c3 là 8
(|ig/ml).
- Hút 12ml chuẩn nồng độ 20(|j,g/nil) vào bình 20ml được nồng độ c4 là
12(|~ig/ml).

Sau đó thêm nước vừa đủ tới vạch, đồng thời làm một mẫu trắng. Đem đo
trên máy quang phổ hấp thụ chúng tôi thu được kết quả trong bảng 3.
Bảng 3: Sự phụ thuộc của độ hấp thụ vào nồng độ
Nồng độ Se chuẩn (|j,g/ml)
0 3
5
8 12
Độ hấp thụ (A) 0 0.0198 0.0318 0.0507 0.0764
15
Từ bảng trên thu được đồ thị sự phụ thuộc của độ hấp thụ vào nồng độ.
Hình 2. Khảo sất sự phụ thuộc của độ hấp thụ vào nồng độ
Đồ thị có dạng tuyến tính trong khoảng nồng độ từ 0- 12ppm. Phương
trình đường thẳng hồi quy có dạng y= ax +b trong đó a= 6,302.10'3; b= 5,59.10'4;
r =0,9999. Từ đó chúng tôi xây dựng được đường chuẩn định lượng Selen theo
hình 3.
15 Nồng độ (juglml)
Hình 3: Đường chuẩn định lượng Selen
16
2.5. Độ lặp lại của phương pháp
Chúng tôi tiến hành trên hai loại viên thuốc Prucell và Cigelton và thu
được kết quả như sau:
2.5.1. Trển viên Prucell:
Lán 1:
Tiến hành làm song song 5 mẫu thử. Các bước lấy mẫu, vô cơ hoá mẫu
như trong mục 2.2 và 2.3. Sau đó đem đo trên máy hấp thụ nguyên tử thu được
kết quả trong bảng 4.
Bảng 4 : Kết quả định lượng Se trên viên Prucell lần 1
STT Khối lượng mẫu
dầu thuốc mc(g)
Nồng độ Se đo được theo

đường chuẩn c (|-ig/ml)
Hàm lượng Se trong
viên M (|j,g/viên)
1 2.5570 4.6004 38.7760
2
2.5422
?
4.5699 38.7431
3 2.5341
4.7838
40.6862
4 2.5575
4.7991 40.4429
5
2.5924
4.5699 37.9929
TB
2.5566 4.6646 39.3282
Hàm lượng Selen trong một viên được tính theo công thức:
^ _ c x25xm
mc
Trong đó:
M: Hàm lượng Selen trong một viên(|ig/viên);
C: Nồng độ Selen đo được theo đường chuẩn(|ig/ml);
m : Khối lượng dầu thuốc trung bình trong viên(g/viên);
Ở đây m = 0.8621(bảng 1);
mc: Khối lượng mẫu phân tích;
25: Là thể tích bình định mức tạo dung dịch mẫu thử sau vô cơ
hoá(mì).
Từ bảng trên tính được các giá trị sau:

- Giá trị trung bình: M = 39.33
- Độ lệch chuẩn s = 1.17
- Độ lệch chuẩn tương đối: RSD%= 2.99%
Từ kết quả tính toán trên, chúng tôi nhận thấy rằng độ lệch chuẩn và độ
lệch tương đối là nhỏ(< 3%) chứng tỏ phương pháp có độ lặp lại tốt.
Lần 2:
Chúng tôi tiến hành như lần 1 thu được kết quả trong bảng 5.
Bảng 5: Kết quả định lượng Selen trong viên Prucell lần 2
STT
Khối lượng mẫu
dầu thuốc mc(g)
Nồng độ Se đo được theo
đường chuẩn
c
(|_ig/ml)
Hàm lượng Se trong
viên
M
(ịig/viên)
1
2.5175
4.7892 41.0007
2
2.5742
4.8509 40.6142
3
2.5655
4.5887 38.5492
4
2.5334 4.4961

38.2499
5 2.5600
4.8663
40.9691
TB 2.5501
4.7182
39.8766
18
- Hàm lượng Selen trong một viên được tính theo công thức:
T., Cx25xm
M=


mc
Ở đây m = 0.8621 (bảng 1)
- Từ bảng 5 tính được các giá trị sau:
Giá trị trung bình: M = 39.88
Độ lệch chuẩn: s= 1.36
Độ lệch tương đối: RSD% = 3.41%
Khoảng tin cậy: Ở xác suất tin cậy là 95% vói số bậc tự do 4 thì
t= 1.776 từ đó tính được khoảng tin cậy ịi = 39.88 ± 1.08
• So sánh giữa lán 1 và lán 2:
Chúng tôi sử dụng test- T để so sánh hai giá trị trung bình giữa 2 lần thực
nghiệm với phương sai khác nhau ( giá trị trung bình là hàm lượng Se(Ịig/viên).
Ở mức tin cậy 95% với số bậc tự do là 4 thì ta = 1.776. Giá trị t được tính ở bảng
Bảng 6: So sánh hai giá trị trung bình
STT Giá trị trung bình
t
ta
Lầnl 39.33

0.686 1.776
Lần2 39.88
Nhân xét:
19
Qua bảng trên chúng tôi thấy rằng: t < ta , chứng tỏ hai giá trị trung bình
khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Phương pháp có độ ổn định cao, độ lặp lại
tốt.
2.5.2. Trên viên Cigelton:
Tiến hành làm song song 5 mẫu thử. Các giai đoạn lấy mẫu, vô cơ hoá như
trong mục 2.2 và 2.3. Đem đo trên máy hấp thụ nguyên tử chúng tôi thu được kết
qủa ở bảng 7.
Bảng 7: Kết quả định lượng Seỉen trong viên Cigelton
STT Khối lượng mẫu
dầu thuốc mc (g)
Nồng độ Se đo được theo
đường chuẩn c (ị-ig/ml)
Hàm lượng Se trong viên
M (|j,g/viên)
1
3.1499 5.3086
45.213
2
3.1911 5.7480
48.323
3
3.2014
5.8578
49.088
4
3.8255

6.9560
48.781
5
2.8645
5.0156 46.974
TB
3.2465
5.7772
47.676
- Hàm lượng Selen trong một viên được tính ở mục 2.5.1.
Ở đây m = 1.0731(bảng 1).
- Từ bảng trên tính được giá trị sau:
Giá trị trung bình: M = 47.68
Độ lệch chuẩn: s =1.60
Độ lệch tương đối: RSD% = 3.35%
Nhân xét:
20
Từ kết quả trên chúng tôi thấy rằng phương pháp có độ lặp lại tốt.
2.6. Độ đúng của phương pháp
Tiến hành hút 3 ml dung dịch gốc(Cg) ở bảng 4 và hút lml dung dịch
chuẩn nồng độ 20|j.g/ml vào bình định mức 5ml vừa đủ bằng nước cất. Như vậy,
3 c
nồng độ dung dịch thử đem định lượng sẽ là ——- 1-ig/ml cộng với nồng độ chuẩn
90
là — = 4 Ịig/m l (trong bảng 8).
Bảng 8: Nồng độ dung dịch thử đem định lượng
STT
Nồng độ gốc Cg (|ig/ml) Tổng nồng độ thử đem định lượng (Ịig/ml)
1 4.6004 6.7602
2

4.5699
6.7419
3 4.7838 6.8703
4
4.7991
6.8795
5
4.5699
6.7419
TB 4.6646 6.7988
Đem mẫu đo trên máy quang phổ hấp thụ nguyên tử và qua xử lý kết quả
chúng tôi thu được bảng 9.
21

×