BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
NGUYỄN THỊ HỒNG VIỆT
THỰC TRẠNG TUÂN THỦ THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ
TỈNH BÌNH DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
NGUYỄN THỊ HỒNG VIỆT
THỰC TRẠNG TUÂN THỦ THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ
TỈNH BÌNH DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN MỸ HẠNH
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2015
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Phan Mỹ Hạnh
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 19 tháng 4 năm 2015
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
TT
Họ và tên
Chức danh Hội đồng
1
PGS. TS. Phan Đình Nguyên
Chủ tịch
2
TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh
Phản biện 1
3
TS. Dương Thị Mai Hà Trâm
Phản biện 2
4
TS. Nguyễn Ngọc Ảnh
Ủy viên
5
TS. Mai Đình Lâm
Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
PGS. TS. Phan Đình Nguyên
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày … tháng… năm 2015
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Thị Hồng Việt Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 23/5/1976 Nơi sinh: Bình Dương
Chuyên ngành: Kế toán MSHV: 134 1850058
I- Tên đề tài:
Thực trạng tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương
II- Nhiệm vụ và nội dung:
- Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về sự tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp và
hệ thống kiểm soát thuế.
- Khảo sát thực trạng tuân thủ thuế TNDN đối với các doanh nghiệp thuộc phạm vi
quản lý của Cục Thuế. Qua đó phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và tìm ra
nguyên nhân của những hạn chế này.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý kiểm soát sự tuân thủ
thuế TNDN của doanh nghiệp và hệ thống kiểm soát của cơ quan thuế.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 18/8/2014
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 15/3/2015
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Phan Mỹ Hạnh
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
TS. Phan Mỹ Hạnh
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
Nguyễn Thị Hồng Việt
ii
LỜI CÁM ƠN
Sau quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của
mình. Kết quả hôm nay không chỉ do quá trình nỗ lực của bản thân mà còn rất nhiều sự
hỗ trợ và động viên của nhiều người. Tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến:
Quý Thầy, Cô trường Đại học Công nghệ TP.HCM đã truyền đạt kiến thức
trong thời gian mà tôi học tại trường, đặc biệt là sự hương dẫn tận tình của TS. Phan
Mỹ Hạnh – Khoa Tài chính ngân hàng.
Lãnh đạo và các anh, chị em đồng nghiệp tại văn phòng Cục Thuế tỉnh Bình
Dương, đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp các tài liệu quý báu để tôi hoàn thành luận
văn này.
Gia đình, bạn bè, những người đã động viên, hỗ trợ và là chỗ dựa tinh thần,
chia sẽ khó khăn trong quá trình tôi thực hiện luận văn này.
Trong quá trình hoàn tất đề tài, mặc dù đã cố gắng tham khảo nhiều đề tài,
tranh thủ nhiều ý kiến đóng góp, song thiếu sót là điều không thể tránh khỏi. Rất mong
được sự đóng góp rất quý báu từ Quý Thầy, Cô, đồng nghiệp và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn.
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Việt
iii
TÓM TẮT
Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ cách trung tâm Thành phố Hồ
Chí Minh 30 km. Dự kiến đến năm 2020, Bình Dương là đô thị loại I, thành phố trực
thuộc Trung ương, gồm 6 quận nội thành, 4 huyện ngoại thành với 112 xã, phường, thị
trấn.
Bình Dương là vùng đất chiến trường năm xưa với những địa danh đã đi vào
lịch sử như Phú Lợi, Bàu Bàng, Bến Súc, Lai Khê, Nhà Đỏ và đặc biệt là chiến khu Đ
với trung tâm là huyện Tân Uyên, vùng Tam giác sắt trong đó có ba làng An (An Điền,
An Tây và Phú An). Bình Dương hôm nay đang là một điểm sáng trên bản đồ kinh tế
đất nước với những thành tựu về đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, trước hết là kết
quả nổi trội về thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
Cùng với xu hướng phát triển kinh tế là số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng
nhanh, bên cạnh những doanh nghiệp có nguồn vốn trong nước còn có doanh nghiệp có
vốn đầu tư từ nước ngoài, những doanh nghiệp này đóng góp rất lớn vào sự phát triển
kinh tế cho tỉnh nhà. Song song với sự phát triển đó, để đảm bảo nguồn thu cho NSNN
theo tiêu chí của ngành thuế “thu đúng, thu đủ, kịp thời” thì người nộp thuế và hệ
thống kiểm soát thuế cùng nhau thực hiện việc tuân thủ thuế theo đúng quy định thông
qua các văn bản chính sách thuế và tình hình hoạt động kinh doanh thực tế tại doanh
nghiệp.
Nguồn thu thuế từ Cục Thuế tỉnh Bình Dương chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
thu NSNN của tỉnh nhà, đặc biệt là nguồn thu từ thuế TNDN. Loại thuế này rất phức
tạp đòi hỏi phải kiểm soát chặt chẽ để tránh thất thu cho NSNN. Nhận thấy được sự
phức tạp này luận văn tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng tuân thủ thuế TNDN tại
Cục Thuế tỉnh Bình Dương”. Luận văn giới thiệu về tình hình kinh tế xã hội tại tỉnh
Bình Dương, thông qua đó giới thiệu về Cục Thuế Bình Dương và các doanh nghiệp
đang hoạt động thuộc Cục Thuế quản lý. Bằng phương pháp định tính với những lý
luận cơ bản, luận văn nêu lên được những khái niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá sự
iv
tuân thuế TNDN từ hai phía là người nộp thuế và hệ thống kiểm soát thuế kết hợp việc
phân tích những nhân tố tác động đến sự tuân thủ thuế. Luận văn cũng nói lên thực
trạng tuân thủ thuế TNDN qua việc trình bày số liệu thực tế tại Cục Thuế. Sau đó kiểm
chứng lại bằng phương pháp định lượng thông qua việc phát phiếu khảo sát điều tra
những nhân tố tác động đến sự tuân thủ thuế. Sau khi tổng hợp phân tích đánh giá kết
quả, tác giả đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế TNDN đối với
người nộp thuế và hệ thống kiểm soát thuế, góp phần nâng cao công tác quản lý thuế
tại Cục Thuế Bình Dương.
v
ABSTRACT
Binh Dương is the province that belongs to the Southeast of Viet Nam. It’s far
from Ho Chi Minh City about 30km. It’s expected up to the year 2020, Binh Dương
will be the first type city, which is the city under the central government including 6
inner districts, 4 outer districts together with 112 communes, wards and towns.
Binh Dương is an old battlefield with place-names that come into history such
as Phu Loi, Bau Bang, Ben Suc, Nha Do and especially the war zone D with its center
is Tan Uyen District, the iron triangle in which there are 3 villages beginning with the
first names An ( An Dien, An Tay, Phu An ). At present time, Binh Duong is one
shining point in the national economic map with the achievements of innovation and
the integration into international economy, the first is the good result of attracting the
capital of foreign direct investment.
Together with the tendency to economic development, the quantity of business
is increasing more and more. There are lots of foreign-invested enterprises beside the
local enterprises. These enterprises have contributed so much to the economic
development for the provincial benefit. Together with this development, in order to
ensure the source of revenue for national budget based on the tax criteria “ right
collection, sufficient collection and timely collection “ that the tax-payers and the
taxation checking system have to work synchronizingly to make sure the tax collection
is followed up with the regulations through the documents of tax policies and the real
situation of business activities at enterprises.
The source of tax collection from Binh Duong Tax Department has got a high
rate in total of tax collection of provincial budget, especially the sources from business
income tax. This kind of tax is very complicated. It requires to control strictly in order
to avoid getting loss for the national budget. To recognize this complicatedness. The
thesis aims at the topic “ The real situation of business income tax in Binh Duong Tax
Department “. The thesis introduces something about the situation of economy and
vi
society in Binh Duong Province, recommends something about Binh Duong Tax
Department and some enterprises operating under the management of Binh Duong Tax
Department. By qualitative method with basic theories, the thesis presents some
concepts, contents, the criteria of appreciation of the following up business income tax
from two sides: the tax-payer and the taxation checking system. To combine the
analysis of factors impacting on the conformity with tax policy. The thesis also shows
the real situation of the following up business income tax through the presentation of
real data at Binh Duong Tax Department. Then verifying by quantitative method
through issuing the survey forms, investigating the factors impacting on the conformity
with tax policy. After synthesizing, analyzing and evaluating the results, writer shows
the solutions in order to strengthen the following up business income tax for the tax-
payers and the taxation checking system, to heighten the tax management tasks at Binh
Duong Tax Department.
vii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT v
MỤC LỤC vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xii
DANH MỤC CÁC BẢNG xiii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH xv
CHƯƠNG 1 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.3 Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 2
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3.2 Nội dung nghiên cứu 2
1.3.3 Phương pháp nghiên cứu 3
1.4 Các nghiên cứu liên quan 4
1.4.1 Nghiên cứu nước ngoài 4
1.4.2 Nghiên cứu trong nước 6
1.5 Kết cấu luận văn 7
CHƯƠNG 2 8
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SỰ TUÂN THỦ THUẾ TNDN VÀ HỆ THỐNG KIỂM
SOÁT THUẾ 8
2.1 Lý luận cơ bản về tuân thủ thuế TNDN 8
2.1.1 Thuế TNDN 8
2.1.1.1 Khái niệm 8
2.1.1.2.Vai trò của thuế TNDN 9
2.1.2 Tuân thủ và không tuân thủ thuế TNDN 10
viii
2.1.2.1 Khái niệm 10
21.2.2 Phân loại 11
2.1.3 Nội dung về sự tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp 13
2.1.4 Tiêu chí đánh giá sự tuân thủ thuế TNDN của DN 14
2.1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế TNDN 15
2.1.5.1 Nhân tố về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp 15
2.1.5.2 Tổ chức hoạt động kế toán của doanh nghiệp 18
2.1.5.3 Nhân tố ý thức về nghĩa vụ thuế của NNT 20
2.1.5.4 Chính sách thuế 22
2.1.5.5 Tổ chức bộ máy quản lý thuế 24
2.2 Hệ thống kiểm soát của cơ quan thuế 28
2.2.1 Khái niệm về hệ thống kiểm soát thuế TNDN 28
2.2.2 Vai trò của hệ thống kiểm soát thuế TNDN 28
2.2.3 Nội dung thực hiện của hệ thống kiểm soát thuế TNDN 29
2.2.3.1 Tuyên truyền hỗ trợ 29
2.2.3.2 Kiểm soát các hoạt động đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế (phạt) .30
2.2.3.3 Thanh kiểm tra 34
2.2.3.4 Xử lý vi phạm (chế tài) 35
2.2.3.5 Phối hợp với các cơ quan hữu quan khác 36
2.2.4 Tiêu chí đánh giá hiệu quả hệ thống kiểm soát của CQT 36
2.2.4.1 Đối với Nhà nước 36
2.2.4.2 Đối với hệ thống kiểm soát thuế 37
2.2.4.3 Đối với nội bộ ngành 37
2.3 Kinh nghiệm về tuân thủ thuế ở một số nước, địa phương khác 38
2.3.1 Kinh nghiệm tuân thủ thuế ở Australia 38
2.3.2 Kinh nghiệm tuân thủ thuế ở Singapore 38
2.3.3 Kinh nghiệm tuân thủ thuế ở Việt Nam 40
Tóm tắt chương 2 41
CHƯƠNG 3 42
ix
THỰC TRẠNG TUÂN THỦ THUẾ TNDN VÀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT TẠI
CỤC THUẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG 42
3.1 Tổng quan về kinh tế - xã hội tại Bình Dương 42
3.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương 42
3.1.2 Giới thiệu sơ lược về Cục Thuế Bình Dương 45
3.2 Giới thiệu doanh nghiệp thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý 48
3.2.1 Giới thiệu doanh nghiệp 48
3.2.2 Nội dung tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp 51
3.3 Tổ chức kiểm soát thuế TNDN 52
3.3.1 Tổ chức hệ thống kiểm soát 52
3.3.2 Chức năng nhiệm vụ 54
3.4.2 Thực trạng kiểm soát thuế TNDN của hệ thống kiểm soát 59
3.4.2.1 Công tác tuyên truyền 59
3.4.2.2 Kiểm soát các hoạt động đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế (phạt) .61
3.4.2.3 Công tác thanh kiểm tra thuế 62
3.4.2.4 Xử lý vi phạm 64
3.4.2.5 Phối hợp với các cơ quan hữu quan khác 64
3.4.3 Đánh giá thực trạng sự tuân thủ thuế TNDN 65
3.4.3.1 Về phía NNT 65
3.4.3.2 Về phía cơ quan thuế 66
Tóm tắt chương 3 68
CHƯƠNG 4 70
KHẢO SÁT SỰ TUÂN THỦ THUẾ TNDN TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH
DƯƠNG 70
4.1 Giới thiệu mô hình khảo sát và các giả thuyết 70
4.2 Quy trình khảo sát 73
4.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát 73
4.2.2 Xác định kích thước mẫu và thang đo 73
4.2.3 Gửi và nhận phiếu khảo sát 74
x
4.2.4 Xử lý dữ liệu 75
4.3 Kết quả khảo sát 76
4.3.1 Phân tích mô tả thông tin về đối tượng thu thập dữ liệu 76
4.3.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha 77
4.3.2.1 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Đặc điểm hoạt động của DN 77
4.3.2.2 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Đặc điểm hoạt động kế toán.78
4.3.2.3 Ý thức nghĩa vụ thuế của NNT 79
4.3.2.4 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Chính sách thuế 80
4.3.2.5 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Bộ máy quản lý 81
4.3.3 Phân tích nhân tố (EFA) 82
4.3.3.1 Phân tích nhân tố các biến độc lập 82
4.3.3.2 Phân tích nhân tố biến phụ thuộc 84
4.3.4 Phân tích hồi quy tuyến tính 85
4.3.5 Kiểm định mô hình 87
4.4 Đánh giá kết quả khảo sát về sự tuân thủ thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Bình
Dương 89
4.4.1. Phân tích mức độ tác động của đặc điểm hoạt động của DN 89
4.4.2. Phân tích mức độ tác động của đặc điểm hoạt động kế toán 90
4.4.3. Phân tích mức độ tác động của ý thức nghĩa vụ thuế của NNT 91
4.4.4. Phân tích mức độ tác động của nhân tố Chính sách thuế 92
4.4.5. Phân tích mức độ tác động của nhân tố Bộ máy quản lý thuế 93
Tóm tắt chương 4 95
CHƯƠNG 5 96
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO SỰ TUÂN THỦ THUẾ
TNDN 96
5.1 Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2015-2020 96
5.1.1 Chiến lược kinh tế xã hội chung của tỉnh 96
5.1.2 Chiến lược của ngành thuế 97
5.2 Giải pháp và kiến nghị 98
xi
5.2.1 Giải pháp đối với doanh nghiệp và hệ thống kiểm soát 98
5.2.1.1 Đối với doanh nghiệp 98
5.2.1.2 Đối với hệ thống kiểm soát doanh nghiệp 99
5.2.2 Kiến nghị đối với Nhà nước 103
5.3 Hạn chế của luận văn và phương hướng nghiên cứu tiếp theo 107
KẾT LUẬN 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
PHỤ LỤC
xii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATO Cơ quan thuế Australia
CNTT Công nghệ thông tin
CQT Cơ quan thuế
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
ĐTNT Đối tượng nộp thuế
EFA Exploratory Factor Analysis (phân tích nhân tố khám phá)
KCN Khu công nghiệp
KD Kinh doanh
KHĐT Kế hoạch đầu tư
NNT Người nộp thuế
NSNN Ngân sách nhà nước
NQD Ngoài quốc doanh
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TTHT Tuyên truyền hỗ trợ
xiii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số thu thuế TNDN qua cac năm 2011-2013 9
Bảng 2.2: Những nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế TNDN 27
Bảng 3.1: GDP và cơ cấu kinh tế qua các năm của Bình Dương 43
Bảng 3.2: Kết quả thu ngân sách qua các năm 2011-2013 43
Bảng 3.3: Các khu công nghiệp và cụm công nghiệp 44
Bảng 3.4: Số lượng DN đang hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2011-2013 47
Bảng 3.5: Bảng số lượng DN hoạt động thuộc Cục Thuế quản lý 48
Bảng 3.6: Bảng phân loại DN 2011-2013 50
Bảng 3.7: Chức năng nhiệm vụ của Hệ thống kiểm soát thuế TNDN 54
Bảng 3.8 Kết quả quản lý tờ khai QTT TNDN năm thuộc VP Cục Thuế Bình
Dương giai đoạn 2011-2013 57
Bảng 3.9: Tình hình nợ thuế của các DN thuộc văn phòng Cục Thuế Bình Dương
quản lý đến ngày 31/12/2013 58
Bảng 3.10: Tổng kết công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT qua các năm 2011-2013 60
Bảng 3.11: Tình hình hoạt động của NNT do văn phòng Cục Thuế Bình Dương
quản lý tính đến 31/12/2013 61
Bảng 3.12: Kết quả thanh, kiểm tra thuế TNDN của Cục thuế tỉnh Bình Dương từ
2011-2013 63
Bảng 4.1: Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng 74
Bảng 4.2: Mã hóa các thang đo mức độ tác động của các nhân tố đến sự tuân
thủ thuế TNDN 75
Bảng 4.3: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Đặc điểm hoạt động của DN 77
Bảng 4.4: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Đặc điểm hoạt động kế toán 78
Bảng 4.5: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Ý thức nghĩa vụ thuế của NNT 79
Bảng 4.6: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Chính sách thuế 80
Bảng 4.7: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Bộ máy quản lý 81
Bảng 4.8: Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần lần thứ hai 82
xiv
Bảng 4.9: Bảng phương sai trích lần thứ hai 82
Bảng 4.10: Kết quả phân tích nhân tố EFA lần thứ hai 83
Bảng 4.11: Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc Y 84
Bảng 4.12: Kết quả phân tích hồi quy 86
Bảng 4.13: Kết quả khảo sát mức độ tác động của 89
Bảng 4.14: Kết quả khảo sát mức độ tác động của đặc điểm hoạt động kế toán 90
Bảng 4.15: Kết quả khảo sát mức độ tác động của Ý thức nghĩa vụ thuế của NNT 91
Bảng 4.16: Kết quả khảo sát mức độ tác động của nhân tố Chính sách thuế 92
Bảng 4.17: Kết quả khảo sát mức độ tác động của Bộ máy quản lý thuế 93
xv
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Sơ đồ 1.1: Mô hình các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế 5
Sơ đồ 2.1: Nội dung quy trình thanh kiểm tra thuế 35
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ ngành thuế Bình Dương 45
Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy Cục Thuế Bình Dương 46
Hình 3.3: Tỷ lệ DN trên địa bàn Bình Dương theo quy mô vốn 49
Sơ đồ 3.4: Tóm tắt thực hiện tuân thủ thuế TNDN 53
Hình 4.1: Mô hình khảo sát 71
Hình 4.2 Quy trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởngđến sự tuân thủ thuế TNDN72
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Đặt vấn đề
Thuế gắn liền với sự tồn tại, phát triển của Nhà nước và là một công cụ
quan trọng mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng để thực thi chức năng, nhiệm vụ
của mình. Thuế thu nhập doanh nghiệp giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách Nhà nước và là công cụ quan trọng để Nhà
nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
Trong các loại thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu
đánh vào kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do tính chất phức tạp
hơn các loại thuế khác và dựa vào các yếu tố phát sinh: doanh thu, các loại chi phí
(lương, khấu hao, quãng cáo, chi phí lãi vay,…) trong suốt một kỳ kinh doanh (một
năm) đòi hỏi phải theo dõi, quản lý, tính thuế một cách chính xác. Do vậy việc kiểm
soát sự tuân thủ thuế TNDN đối với các doanh nghiệp là yêu cầu bức thiết nhằm
đảm bảo luật thuế TNDN được thực hiện đúng quy định.
1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý thuế ở nước đang phát triển hiện nay đang phải đối mặt với nhiều
thách thức khác nhau tạo ra sức ép ngày càng tăng đối với nhiệm vụ thu thuế của
Nhà nước. Một trong những thách thức lớn đó là sự đa dạng hóa hành vi tuân thủ
thuế của doanh nghiệp. Để kiểm soát được sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp và hệ
thống kiểm soát của cơ quan thuế, cần phải dựa vào hệ thống các tiêu chí và nội
dung đánh giá phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý kiểm soát của cơ quan thuế
và sự tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp.
Hiện nay, quản lý thuế được thực hiện theo cơ chế “tự khai, tự tính, tự nộp”
bên cạnh những hiệu quả tích cực đã đạt được còn có những nhược điểm dễ dẫn đến
tình trạng gian lận thuế, trốn thuế khó phát hiện. Tuân thủ thuế là yếu tố cốt lõi của
cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Hơn nữa, thuế TNDN là một trong những loại
2
thuế có nguồn thu tương đối lớn và phức tạp nên việc kiểm soát sự tuân thủ loại
thuế này hiện nay rất cần thiết nhằm giảm thiểu sự thất thoát ngân sách Nhà nước,
đặc biệt đối với tỉnh Bình Dương bởi nguồn thu thuế TNDN chiếm tỷ trọng lớn trên
34% (số liệu năm 2013) trong tổng số thu thuế.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn ấy, việc thực hiện đề tài “Thực trạng tuân
thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương” có ý nghĩa thiết
thực cả về lý luận và thực tiễn đối với hoạt động quản lý thu thuế tại tỉnh Bình
Dương.
1.3 Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm hướng đến những mục tiêu sau:
- Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về sự tuân thủ thuế TNDN của doanh
nghiệp và hệ thống kiểm soát sự tuân thủ thuế TNDN của cơ quan thuế.
- Khảo sát thực trạng tuân thủ thuế TNDN đối với các doanh nghiệp thuộc
phạm vi quản lý của Cục Thuế. Qua đó phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế
và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế này.
- Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
kiểm soát sự tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp và hệ thống kiểm soát của cơ
quan thuế.
1.3.2 Nội dung nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động chấp hành thuế của các doanh
nghiệp thuộc Cục Thuế Bình Dương quản lý và hệ thống kiểm soát thuế trên cơ sở
dữ liệu giai đoạn 2011-2013.
* Lý luận:
- Vai trò và yêu cầu quản lý của thuế TNDN.
- Sự tuân thủ thuế TNDN đối với doanh nghiệp và đối với hệ thống kiểm
soát của cơ quan thuế.
- Nội dung về sự tuân thủ thuế TNDN theo những quy định pháp luật hiện
hành.
3
- Những tiêu chí để đánh giá sự tuân thủ thuế TNDN
Đối với doanh nghiệp.
Đối với hệ thống tổ chức kiểm soát của cơ quan thuế.
* Thực trạng tuân thủ thuế TNDN
Đối với doanh nghiệp.
Đối với hệ thống tổ chức kiểm soát của Cục Thuế Bình Dương.
* Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá được ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân
giúp cơ quan thuế tổ chức kiểm soát hiệu quả sự chấp hành thuế TNDN của doanh
nghiệp và đề ra những giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát sự tuân thủ thuế
TNDN.
1.3.3 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng đồng thời 2 phương pháp định tính và định lượng:
- Phương pháp định tính: thông qua tổng hợp, xử lý, đối chiếu, phân tích, so
sánh số liệu thứ cấp thu thập từ các nguồn thống kê thực trạng hoạt động của các
doanh nghiệp tại các cơ quan hữu quan (Cục Thuế Bình Dương, Cục Thống kê, Sở
Kế hoạch đầu tư,…) để đánh giá sơ bộ về thực trạng tuân thủ thuế TNDN của doanh
nghiệp và hệ thống kiểm soát thuế của Cục Thuế Bình Dương trong giai đoạn 2011-
2013. Qua đó đúc kết những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân.
- Phương pháp định lượng: được sử dụng trên cơ sở phát phiếu điều tra
khảo sát để thu thập thông tin từ các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình
Dương do Cục Thuế quản lý, đồng thời thông qua phần mềm thống kê SPSS 20, sử
dụng mô hình hồi quy tuyến tính nhằm phân tích, đánh giá kết quả thống kê. Sau
đó, đối chiếu với kết quả, nhận định, đánh giá của phương pháp định tính nhằm đề
xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát sự tuân thủ thuế TNDN.
Mô hình khảo sát được xây dựng xoay quanh các nhóm nhân tố ảnh hưởng
đến sự tuân thủ thuế TNDN của NNT.
4
1.4 Các nghiên cứu liên quan
1.4.1 Nghiên cứu nước ngoài
Các nghiên cứu nước ngoài về sự tuân thủ thuế chủ yếu sử dụng phương
pháp phân tích hồi quy đa biến để phân tích và chứng minh được mức độ tác động
của các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế. Cụ thể là các nghiên cứu sau:
Đề tài nghiên cứu “Kinh tế và hành vi quyết định đến việc tuân thủ thuế”,
Christina M. Ritsema, (2003) [2]. Với phương pháp phân tích hồi quy, đề tài đã
chứng minh được mối quan hệ giữa tuân thủ thuế với 3 nhóm nhân tố chủ yếu:
Nhóm nhân tố liên quan đến thuế, Nhóm nhân tố về xã hội, Nhóm nhân tố về hành
vi.
Đề tài nghiên cứu “Quản lý rủi ro tuân thủ - Quản lý và nâng cao tuân thủ
thuế”, Ủy ban các vấn đề về thuế , OECD (2004) [1], khi phân tích về hành vi tuân
thủ thuế đã xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên phương pháp tiếp cận tìm hiểu
DN và bối cảnh hoạt động của các DN để phân tích động cơ hành vi của NNT đối
với tuân thủ thuế.
Theo nghiên cứu này, về cơ bản, nguyên tắc quản lý tuân thủ được thể hiện
trên hai phương diện chủ yếu dựa vào tính chất và mức độ tuân thủ thuế của người
nộp thuế:
- Cơ quan thuế sẽ tạo điều kiện thuận lợi tối đa để người nộp thuế tuân thủ
thông qua các cơ chế hỗ trợ và ưu đãi khác nhau đối với trường hợp NNT sẵn sàng
tuân thủ.
- Nếu NNT không tuân thủ thì cơ quan thuế sẽ áp dụng các cơ chế kiểm
soát chặt chẽ và các chế tài khác nhau để buộc người nộp thuế phải tuân
thủ
5
Hình 1.1: Sơ đồ mô hình các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế
Nguồn: Ủy ban các vấn đề về thuế OECD (2004) “Quản lý rủi ro tuân thủ - Quản lý và
nâng cao tuân thủ thuế” [1]
Hình kim tự tháp thể hiện chiến lược xử lý tuân thủ của cơ quan thuế.
Trong đó, cạnh bên trái của kim tự tháp thể hiện hành vi tuân thủ của người nộp
thuế, cạnh đối xứng bên phải thể hiện nguyên tắc xử lý của cơ quan thuế đối với
hành vi tuân thủ. Mũi tên nằm trên đường trung tuyến thể hiện chiến lược xử lý của
cơ quan thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế. Theo đó,
toàn bộ người nộp thuế được chia thành 4 nhóm tương ứng với mức độ tuân thủ
pháp luật của họ. Bốn nhóm này tương ứng với 4 mức độ thể hiện hành vi tuân thủ
bên trái kim tự tháp. Tương ứng với 4 nhóm người nộp thuế này là 4 nguyên tắc xử
lý khác nhau của cơ quan thuế. Cụ thể là:
- Nếu hành vi của người nộp thuế là “sẵn sàng tuân thủ” thì nguyên tắc xử
lý của cơ quan thuế là “tạo điều kiện thuận lợi nhất” để người nộp thuế tuân thủ.
Người nộp thuế
Ngành nghề
Nhân tố xã hội Nhân tố tinh tế
Nhân tố tâm lý
Chiến lược của CQT
là tạo áp lực để giảm
số NNT không tuân thủ
Chiến lược KD
Phương pháp xử lý
của cơ quan thuế
Áp dụng toàn bộ quyền
lực theo pháp luật
Ngăn chặn thông qua
các biện pháp phát
hiện vi phạm
Hỗ trợ để
tuân thủ
Tạo điều kiện
thuận lợi
Hành vi của NNT
Cố tình không tuân thủ
Không muốn tuân thủ
nhưng sẽ tuân thủ nếu cơ
quan thuế quan tâm
Cố gắng tuân thủ
nhưng không phải lúc
nào cũng thành công
Sẵn sàng
tuân thủ
Sẵn sàng
tuân thủ
1
0
9
8
7
6
5
4
3
2
1
Đặc điểm của NNT
6
- Nếu hành vi của người nộp thuế là “cố gắng tuân thủ nhưng không phải
lúc nào cũng thành công” thì nguyên tắc xử lý của cơ quan thuế là “hỗ trợ” để người
nộp thuế tuân thủ.
- Nếu hành vi của người nộp thuế là “không muốn tuân thủ nhưng sẽ tuân
thủ nếu cơ quan thuế quan tâm” thì nguyên tắc xử lý của cơ quan thuế là “Ngăn
chặn thông qua các biện pháp phát hiện vi phạm” để người nộp thuế tuân thủ.
- Nếu hành vi của người nộp thuế là “quyết tâm không tuân thủ” thì nguyên
tắc xử lý của cơ quan thuế là “áp dụng toàn bộ quyền lực theo pháp luật” để buộc
người nộp thuế tuân thủ.
1.4.2 Nghiên cứu trong nước
Một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi
tuân thủ thuế nói chung nhưng chưa đi sâu vào nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của
một loại thuế (cụ thể như thuế TNDN). Các nghiên cứu sau:
Luận án tiến sĩ: “Hoàn thiện quản lý thu thuế của nhà nước nhằm tăng
cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp (Nghiên cứu tình huống của Hà Nội)”,
Nguyễn Thị Lệ Thúy, 2009 [11]. Đề tài tập trung vào phân tích thực trạng quản lý
thu thuế trên địa bàn Hà Nội như phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ
thuế của DN và đánh giá thực trạng quản lý thu thuế của Nhà nước đối với DN
thông qua phân tích số liệu sơ cấp thu được từ điều tra các DN trên địa bàn, luận án
làm rõ sự phân biệt các chiến lược quản lý, sự nộp thuế khác nhau đối với các nhóm
DN ở những cấp độ tuân thủ khác nhau từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng
cường sự tuân thủ thuế của các DN. Về phương pháp, đề tài cũng đã giới thiệu một
số mô hình nghiên cứu về sự tuân thủ thuế, tuy nhiên mức độ vận dụng các mô hình
này chỉ dừng lại ở phân tích thống kê mô tả, đối tượng nghiên cứu chỉ giới hạn số
liệu trong phạm vi các DN trên địa bàn Hà Nội.
Luận văn thạc sĩ: “Các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của
doanh nghiệp – Trường hợp tỉnh Bình Dương”, Võ Đức Chín, 2011 [14]. Đề tài
đánh giá được thực trạng ưu khuyết điểm của công tác quản lý thuế trên địa bàn tỉnh
Bình Dương, tập trung vào phân tích 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế: đặc