Bình giảng bài Thơ duyên của Xuân Diệu
September 21, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THPT - Tác giả: qt
Đề bài: Bình giảng bài Thơ duyên của Xuân Diệu.
Dàn ý chi tiết
I. Mở bài
Thuở sinh thời, Xuân Diệu đã từng công nhận đặc sản của tôi là thơ tình yêu.
Nhà thơ còn có ý định xếp thơ thành một từ điền tình yêu. Trong cuốn từ điển ấy, Thơ duyên sẽ được coi là khúc dạo của trái tim
buồn lần đầu rung động.
II. Thân bài
1 Tựa đề.
Duyên trong tựa bài thơ, trước hết được hiểu theo nghĩa thông thường là sự gặp gỡ, hòa hợp một cách tự nhiên. Đọc toàn bài thơ
ta nhận thày Xuân Diệu không chỉ bằng lòng khát khao giao cảm với cuộc đời mà còn muốn gửi gắm trong chữ duyên ấy sự hòa
hợp điệu kì của vũ trụ. Thơ duyên là cái đẹp của sự gặp gỡ, giao cảm, là bài ca giữa thiên nhiên và thiên nhiên, thiên nhiên và con
người, con người với con người.
2. Khổ thơ một.
- Sự hợp tác ấy trước hết được nhà thơ tả thực ở cảnh chiều thu:
Chiều mộng hòa thơ trên nhảnh duyên
Cây me ríu rít cặp chim chuyền,
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,
Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền.
Cảnh chiều ấy có đường nết mềm mại của nhánh duyên, có âm thanh ríu rít, có hình ảnh quấn quít của cặp chim, có màu sắc ngọt
ngào của đất trời. Nhưng cái hay của buổi chiều này không phải ở từng chi tiết, từng hình ảnh mà là ở sự hòa hợp giữa tạo vật.
Tất cả đường nét, hình ảnh, màu sắc, âm thanh tương giao với nhau, tạo nên một chiều mộng mơ hồ, bàng bạc trong không gian
và tiếng huyền say đắm lòng người. Tiếng huyền không phải là một âm thanh cụ thể, không được nghe bằng thính giác mà âm
thanh của cảm xúc. Cái dào dạt của trời thu, cái bâng khuâng của lòng người hòa nhau tạo nên cái tiếng huyền kì diệu đó.
- Các chi tiết đều được cách điệu bằng những từ ngữ gợi cảm và táo bạo, thể hiện một lối cảm quan rất riêng biệt của Xuân Diệu,
như nhánh duyên, chiều mộng, tiếng huyền.
3. Khổ thơ hai và ba.
- Các từ láy: nho nhỏ, xiêu xiêu, lả lả vừa gợi đường nét mềm mại của cảnh vật, vừa gợi nỗi quyến luyến trong lòng người khi
lắng nghe sự giao hòa bí ẩn của trời đất.
- Cảnh hữu tình: Có con đường, có gió, có nắng nhưng bằng định ngữ đi kèm lại có sức gợi cảm. Bởi thế, Hoài Thanh có nhận
xét: Chính là hai câu tả cảnh như muốn theo lời thơ mà tan ra. Nó chỉ mất một tí rõ ràng để được thêm rất nhiều mơ mộng.
Trong niềm rung động ấy, với một năng lực giao cảm kì diệu, những con người xa lạ dường như có sự gắn kết tương giao:
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn,
Lần đầu rung động nỗi thương yêu.
Em bước điềm nhiên không vướng chân,
Anh đi lững đững chẳng theo gần.
Vô tâm – nhưng giữa bài thơ dịu,
Anh với em như một cặp vần.
Và cũng chĩ dừng lại ở sự gợi cảm vô hình của lòng ta và ý bạn nên em thì điềm nhiên, anh thì lững đững, nhưng mối gợi cảm ấy
chính là nỗi rung động của duyên gặp gỡ, là sự hòa điệu trong tâm hồn ví như cặp vần giữa bài thơ.
4. Khổ thơ bốn.
Thời khắc trôi qua, hoàng hôn xuống dần. Cảnh hoàng hôn được tả với những thi liệu trong thơ cổ như: mây trôi, cánh chim về
tổ, con cò trên ruộng… gợi nhớ câu thơ của Vương Bột (Trung Quốc):
Lạc hà dữ cô lộ tề phi
Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc.
(Ráng chiều cùng cánh cò lẻ loi bay lên,
Nước thu cùng bầu trời một màu)
Như Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam có lưu rằng, giữa cánh cò của Vương Bột và Xuân Diệu có sự khác nhau hơn một
nghìn năm và của hai thế giới. Vì thế, khổ thơ mang âm hưởng Đường thi nhưng nội dung cảm xúc, cách biểu hiện khác xa thơ
cổ. Xúc cảm của nhà thơ trước thiên nhiên là sự hòa nhập, không tách mình ra khỏi vũ trụ. Còn ở nhà Thơ mới Xuân Diệu, cảnh
vật và con người, cảnh vật và cảnh vật tuy có môi tương giao nhưng không hòa tan. Cách biểu hiện trong thơ cổ thường trầm
tĩnh, lặng lẽ, còn tâm trạng trong Thơ mới thường bộc lộ sự sôi nổi, ý thức rõ rệt cái tôi cá nhân. Vì thế, những từ gấp, phân vân,
nghe, giăng tràn đầv nỗi xao xuyến, hối hả thúc giục, sợ hãi như chạy đua với thời gian.
5. Khổ thơ cuối.
Cảm nhận cái dịu dàng của buổi chiều thu, nhà thơ đương thời cũng nhận ra sự giao cảm của lòng người. Cái ngơ ngẩn của buổi
chiều cũng là cái ngơ ngẩn của cõi lòng khi bắt gặp sự rung động đồng điệu:
Ai hay tuy lặng bước thu êm,
Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm.
Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy,
Lòng anh thôi đã cưới lòng em:
B Vậy là, thiên nhiên đã trở thành chất xúc tác cho tình duyên của con người và cũng chỉ có Xuân Diệu mới dùng từ táo bạo đến
thế:
Lòng anh thôi đã cưới lòng em.
Từ cưới đã diễn tả được đỉnh cao của sự giao cảm.
III. Kết luận
Tâm trạng bao trùm trong bài thơ là những rung động xôn xao, những xúc cảm tinh tế trước những biến thái tinh vi, mơ hồ của sự
sống trong tự nhiên và lòng người. Cảnh vật thơ mộng của môi trường hòa điệu nhịp nhàng đã khơi dậy trong lòng người niềm
khát khao giao cảm thầm kín mà mạnh mẽ, có tác dụng gắn kết những tâm hồn.
Như vậy, trong bài Thơ duyên nói riêng và thơ Xuân Diệu nói chung, thiên nhiên không chỉ chi phối tâm trạng con người như
trong thơ cổ mà còn có khả năng đánh thức tâm linh con người, những khát khao thầm kín để con người được sống đầy đủ, sâu
sắc hơn, với tất cả giác quan, cảm xúc, cảm giác của mình.
Read more: />