Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Đặc điểm phong cách ngôn ngữ trong ca dao cổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.92 KB, 9 trang )

Đặc điểm phong cách ngôn ngữ trong ca dao cổ
November 13, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THPT - Tác giả: Thu Huyền
Đề bài: Đặc điểm phong cách ngôn ngữ trong ca dao cổ.
Ca dao – dân ca truyền thống là những bài văn vần do nhân dân sáng tạo ra và được lưu truyền bằng miệng, phổ biến rộng rãi
trong nhân dân. Dân gian ta thường sử dụng các thể thơ thuần tuý của dân tộc: Thể thơ lục bát, song thất lục bát, song thất lục
bát… đặc điểm nổi bật của các thể thơ này là dễ thuộc, dễ nhớ, ngôn ngữ mộc mạc giản dị, hồn nhiên chân thật và ngôn ngữ
trong ca dao, dân ca truyền thống dầu chất thơ, giàu sức biểu cảm, tính hình tượng.
1. Ngôn ngữ trong ca dao, dân ca truyền thống thưdng mộc mạc, giản dị, hồn nhiên chân thật. Vì ngôn ngữ này được nhân dân ta
trong quá trình lao động sản xuất đã đúc kết thành những kinh nghiệm quý báu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Và chính
trong quá trình tồn tại ấy đã nói lên giá trị của nó và nó không những là phương tiện giải trí sau những giờ phút lao động mệt
nhọc mà còn là phương tiện để thể hiện tình cảm riêng tư của những đôi nam nữ.
Gặp em anh nắm cổ tay
Anh hỏi câu này có lấy anh không.
Đây là lời tỏ tình của một chàng trai nói với cô gái, đây là cách thể hiện tình cảm thật mộc mạc chân thành. Họ là những ai? Họ là
những người dân lao động thật thà, hồn nhiên yêu đời. Cách thể hiện tình cảm của chàng trai, phản ánh bản chất tốt đẹp của
người lao động thật thà, chất phác.
Hay câu:
Hôm qua anh đến chơi nhà
Thấy mẹ nằm võng, thấy cha nằm giường
Thấy em nằm đất anh thương…
Lời tỏ tình thật mộc mạc dễ thương. Chàng trai rất yêu cô gái nhưng không dám thể hiện, không dám nói thật lòng mình mà luôn
kiếm cớ thấy em nằm đất anh thương đã thể hiện tình cảm của mình. Đó chính là cái tài của dân gian ta.
Trong bài:
Mình nói với ta mình hãy còn son
Ta đi qua ngõ thấy con mình bò
Con mình những trấu cùng tro
Ta đi xách nước rửa cho con mình.
Trong kho tàng ca dao dân ca cổ Việt Nam có rất nhiều câu, bài ca dao có ngôn ngữ mộc mạc, giản dị hồn nhiên chân thật nói hộ
tình cảm, tâm tình tuy nhiên nó cũng rất tế nhị, thật tinh tế và bay bổng thể hiện trong tâm hồn mỗi con người lao động.
2. Ngôn ngữ trong ca dao – dân ca truyền thông giàu chât thơ, giàu sức biểu cảm và tính hình tượng:
Ngôn ngữ trong ca dao cổ không chỉ dừng lại ở lời thơ mộc mạc giản dị hồn nhiên chân thật mà nó còn mang đậm chất thơ và


chứa đựng biết bao tình cảm dân gian ta thường mượn hình ảnh thiên nhiên để nói lên tình cảm của mình.
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
Lời thơ thật bóng bẩy nhưng cũng mang đượm chất trữ tình. Cách tỏ tình thật bay bổng và dí dỏm.
Trong bài:
Rủ nhau xuống biển mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
Em ơi! chua ngọt đã từng
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau.
Cách nói thật hình ảnh. Chỉ bằng những hình ảnh cụ thể: cua, quả mơ,… mà đã nói lên tình nghĩa của hai người, hai người đã trải
qua bao nhiêu sự gian nan vất vả lên rừng xuống biển, đã nếm trải đủ mùi đời nên cho dù cuộc sống có thay dổi thì cũng giữ mãi
ân tình cho nhau. Cách nói giàu chất biểu cảm thông qua những hình tượng cụ thể của thiên nhiên.
Bài ca dao đều cho ta thấy sự cùng nhau chịu đựng gian khổ của những người lao động trong quá trình đấu tranh thực hiện sản
xuất là một điều ghi trong ký ức “Tạc nghĩa đá vàng”, làm cho họ nhất quyết một lòng chung thuỷ. Họ cùng nhau gắn bó keo sơn,
tuy gian khổ người lao động vẫn cố giữ cho có được hạnh phúc về tình yêu, nên họ căm thù sâu sắc những kẻ phá hoại hạnh phúc
của họ. Vì chính trên cơ sở tình yêu thắm thiết của đôi trai gái, mới thật sự là cơ sở để xây dựng hạnh phúc gia đình:
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.
3. Để góp phần tạo nên phong cách ngôn ngữ ca dao, tác giả dân gian đã sử dụng hàng loạt các biện pháp tu từ: so sánh, ví von,
ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá…
Cách nói so sánh ví von, đây là thủ pháp nghệ thuật được sử dụng thường xuyên và phổ biến nhất trong ca dao – dân ca truyền
thống. So sánh cũng là một lối cụ thể hoá những cái trừu tượng, nó còn làm cho lời thêm ý nhị, tình tứ và thắm thiết.
Đôi ta như thể con tằm
Cùng ăn một lá cùng nằm một nong.
Câu thơ diễn tả sự gắn bó với nhau những khi gặp gian nan, trắc trở hay trong hoàn cảnh thuận lợi.
Gái thương chồng, đương đông về chợ
Trai thương vợ, năng quác chiều hôm.
So sánh sự thương yêu vừa bằng lối nói trực tiếp vừa cụ thể hoá. Trong quá trình so sánh lại đọ cả mức độ tình thương của hai

bên.
Ăn thì ăn những miếng ngon
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm.
Lối so sánh trực tiếp nhưng thật kín đáo nói về thói xấu của con người nhưng lại không hề gợi tên những thói xấu ấy ra.
Hay câu:
1. Ăn no rồi lại nằm khèo
Thấy dục trống chèo bế bụng đi.
2. Sen xa hồ, sen khô, hồ cạn
Liễu xa đào, liễu ngả, đào nghiêng
Anh xa em như bến xa thuyền
Như Thuý Kiều xa Kim Trọng, biết mấy niên cho tái hồi.
Đây là cách so sánh đi từ xa đến gần.
Trong lối so sánh còn có nghệ thuật ẩn dụ đây là một phương pháp nghệ thuật tế nhị và kín đáo.
Khi thể hiện môi tình chung thuỷ với người yêu thì không lời thơ nào đẹp, gợi cảm và thắm thiết bằng câu ca dao:
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Hình tượng hoá, cụ thể hoá các vô hình.
Ai đi muôn dặm non sông
Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy.
Nhân cách hoá trong ca dao được dùng theo nhiều kiểu khác nhau, có khi được dùng để so sánh con người, loài vật (gà, mèo,
trâu…)
Trèo lên cây khế nửa ngày
Ai làm chua xót lòng này khế ơi!
Sáng ngày ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn trông sao sao mờ.
Khi muốn tránh sự sỗ sàng, nhân dân thường gửi gắm tâm sự vào những vật xung quanh, tránh nói đến cái tôi của mình.
Ca dao – dân ca truyền thống là những bài văn vần do nhân dân sáng tạo ra và được lưu truyền bằng miệng
Muốn biểu lộ nhớ nhung tha thiết người yêu người ta thường dùng những hình tượng đằm thắm:
Khăn thương nhớ ai?
Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai?
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai?
Khăn chùi nước mắt
Đèn thương nhớ ai?
Mà đèn không tắt
Mắt thương nhớ ai?
Mắt ngủ không yên
Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên mọi bề…
Nghệ thuật nhân cách hoá ở đây đã tiến lên từng cung bậc một, đầu tiên là cái khăn một vật vô tri vô giác, hoàn toàn tĩnh, đến
ngọn đèn, tuy cũng có thể rung động trước gió hoặc lụi đi hoặc cháy to, đến con mắt rồi đến bán thân mình. Cũng giống như bản
thân người con gái, tất cả những vật kia đều có linh hồn, chúng đều rung động một nhịp như trái tỉm thổn thức của người đang
sầu cảm.
Biện pháp trùng điệp: điệp từ, điệp câu, điệp ý:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
Điệp từ nhớ nhằm nhấn mạnh tình yêu quê hương tha thiết.
Có khi tác giả dùng biện pháp phóng đại, ngoa dụ, thậm xưng.
Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
Vốn dĩ chạch là loài sống ở bùn nước còn Sáo sống ở trên cây hai loài này sống ở hai môi trường hoàn toàn trái ngược nhau và sẽ
không bao giờ sống cùng nhau hay đổi chỗ cho nhau. Vì vậy mà dân gian ta đã mượn những hình ảnh này để nói về tình cảm của
con người.
Lỗ mùi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho.
Trong thực tế làm gì có lỗ mũi nào nhiều lông đến thế và làm gì có người đàn bà nào xấu như thế? Các nói như vậy để nhằm nâng
cao giá trị của tình cảm, tình yêu của anh dành cho em. Và tình yêu ở đây là vĩnh viễn.

4. Ca dao dân ca truyền thống dã có sự kết hợp nhuần nhuyễn âm thanh, nhịp điệu ở những tiếng đơn tiếng kép, tiếng ghép nên
khi tả người, tả việc, tả hình dung, tả cảnh rất hiệu quả.
Sóng sầm sịch lưng chừng ngoài bể bắc
Hạt mưa tình rỉ rắc chốn hàng hiên.
Mưa đây là mưa ngoài trời và cũng là mưa cả trong lòng những người đang nặng về yêu đương. Những tiếng sầm sịch, rỉ rắc
dừng rất đất trong lời ca và những tiếng bằng trắc làm nổi lên như một cung đàn.
Về lối dùng chữ, đưa lên những nghĩa bóng, láy đi láy lại từng tiếng một, làm cho người nghe phải thấm thía về chủ đề, làm nổi
lên trọng tâm của bài ca thì ca dao Việt Nam cũng rất tài tình.
Đầu năm ăn quả thanh yên
Cuối năm ăn bưởi cho nên đèo bòng
Vì cam cho quýt đèo bòng
Vì em nhan sắc cho lòng nhớ nhung.
Ca dao còn dùng rất nhiều hình ảnh để nói lên cái đẹp và đức tính tốt hay cũng có khi nói về những cáí xấu.
Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
Hình ảnh hạt mưa vừa nói lên được bản chất trong trắng của người con gái, đồng thời cũng nói lên được sự lo lắng của cô gái
dưới một chế độ không dung sự luyến ái tự do hay câu:
Tình anh như nước dâng cao
Tình em như giải lụa đào tẩm hương.
Đây là tình yêu của đôi trai gái đều đằm thắm ngang nhau, nhưng tính chất yêu đương của mỗi bên có khác.
Như vậy qua việc phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ trong ca dao dân ca truyền thống, ta thấy được vẻ đẹp mộc mạc, giản
dị, chân thật, hồn nhiên nhung cũng rất tinh tế và tế nhị của dân gian ta. Từ cách dùng chữ. những lối biến thể hình tượng hoá, cụ
thể hoá, nhân cách hoá sát với thực tế biểu hiện ờ nội dung, làm cho ca dao trở thành những câu hát thấm thía về mặt trữ tình
cũng như về mặt phản ánh cuộc đời của nhân dân lao động.
MAI THỊ PHƯƠNG
Đề bài: Đặc điểm phong cách ngôn ngữ trong ca dao cổ.
Ca dao – dân ca truyền thống là những bài văn vần do nhân dân sáng tạo ra và được lưu truyền bằng miệng, phổ biến rộng rãi
trong nhân dân. Dân gian ta thường sử dụng các thể thơ thuần tuý của dân tộc: Thể thơ lục bát, song thất lục bát, song thất lục
bát… đặc điểm nổi bật của các thể thơ này là dễ thuộc, dễ nhớ, ngôn ngữ mộc mạc giản dị, hồn nhiên chân thật và ngôn ngữ
trong ca dao, dân ca truyền thống dầu chất thơ, giàu sức biểu cảm, tính hình tượng.

1. Ngôn ngữ trong ca dao, dân ca truyền thống thưdng mộc mạc, giản dị, hồn nhiên chân thật. Vì ngôn ngữ này được nhân dân ta
trong quá trình lao động sản xuất đã đúc kết thành những kinh nghiệm quý báu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Và chính
trong quá trình tồn tại ấy đã nói lên giá trị của nó và nó không những là phương tiện giải trí sau những giờ phút lao động mệt
nhọc mà còn là phương tiện để thể hiện tình cảm riêng tư của những đôi nam nữ.
Gặp em anh nắm cổ tay
Anh hỏi câu này có lấy anh không.
Đây là lời tỏ tình của một chàng trai nói với cô gái, đây là cách thể hiện tình cảm thật mộc mạc chân thành. Họ là những ai? Họ là
những người dân lao động thật thà, hồn nhiên yêu đời. Cách thể hiện tình cảm của chàng trai, phản ánh bản chất tốt đẹp của
người lao động thật thà, chất phác.
Hay câu:
Hôm qua anh đến chơi nhà
Thấy mẹ nằm võng, thấy cha nằm giường
Thấy em nằm đất anh thương…
Lời tỏ tình thật mộc mạc dễ thương. Chàng trai rất yêu cô gái nhưng không dám thể hiện, không dám nói thật lòng mình mà luôn
kiếm cớ thấy em nằm đất anh thương đã thể hiện tình cảm của mình. Đó chính là cái tài của dân gian ta.
Trong bài:
Mình nói với ta mình hãy còn son
Ta đi qua ngõ thấy con mình bò
Con mình những trấu cùng tro
Ta đi xách nước rửa cho con mình.
Trong kho tàng ca dao dân ca cổ Việt Nam có rất nhiều câu, bài ca dao có ngôn ngữ mộc mạc, giản dị hồn nhiên chân thật nói hộ
tình cảm, tâm tình tuy nhiên nó cũng rất tế nhị, thật tinh tế và bay bổng thể hiện trong tâm hồn mỗi con người lao động.
2. Ngôn ngữ trong ca dao – dân ca truyền thông giàu chât thơ, giàu sức biểu cảm và tính hình tượng:
Ngôn ngữ trong ca dao cổ không chỉ dừng lại ở lời thơ mộc mạc giản dị hồn nhiên chân thật mà nó còn mang đậm chất thơ và
chứa đựng biết bao tình cảm dân gian ta thường mượn hình ảnh thiên nhiên để nói lên tình cảm của mình.
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
Lời thơ thật bóng bẩy nhưng cũng mang đượm chất trữ tình. Cách tỏ tình thật bay bổng và dí dỏm.
Trong bài:
Rủ nhau xuống biển mò cua

Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
Em ơi! chua ngọt đã từng
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau.
Cách nói thật hình ảnh. Chỉ bằng những hình ảnh cụ thể: cua, quả mơ,… mà đã nói lên tình nghĩa của hai người, hai người đã trải
qua bao nhiêu sự gian nan vất vả lên rừng xuống biển, đã nếm trải đủ mùi đời nên cho dù cuộc sống có thay dổi thì cũng giữ mãi
ân tình cho nhau. Cách nói giàu chất biểu cảm thông qua những hình tượng cụ thể của thiên nhiên.
Bài ca dao đều cho ta thấy sự cùng nhau chịu đựng gian khổ của những người lao động trong quá trình đấu tranh thực hiện sản
xuất là một điều ghi trong ký ức “Tạc nghĩa đá vàng”, làm cho họ nhất quyết một lòng chung thuỷ. Họ cùng nhau gắn bó keo sơn,
tuy gian khổ người lao động vẫn cố giữ cho có được hạnh phúc về tình yêu, nên họ căm thù sâu sắc những kẻ phá hoại hạnh phúc
của họ. Vì chính trên cơ sở tình yêu thắm thiết của đôi trai gái, mới thật sự là cơ sở để xây dựng hạnh phúc gia đình:
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.
3. Để góp phần tạo nên phong cách ngôn ngữ ca dao, tác giả dân gian đã sử dụng hàng loạt các biện pháp tu từ: so sánh, ví von,
ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá…
Cách nói so sánh ví von, đây là thủ pháp nghệ thuật được sử dụng thường xuyên và phổ biến nhất trong ca dao – dân ca truyền
thống. So sánh cũng là một lối cụ thể hoá những cái trừu tượng, nó còn làm cho lời thêm ý nhị, tình tứ và thắm thiết.
Đôi ta như thể con tằm
Cùng ăn một lá cùng nằm một nong.
Câu thơ diễn tả sự gắn bó với nhau những khi gặp gian nan, trắc trở hay trong hoàn cảnh thuận lợi.
Gái thương chồng, đương đông về chợ
Trai thương vợ, năng quác chiều hôm.
So sánh sự thương yêu vừa bằng lối nói trực tiếp vừa cụ thể hoá. Trong quá trình so sánh lại đọ cả mức độ tình thương của hai
bên.
Ăn thì ăn những miếng ngon
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm.
Lối so sánh trực tiếp nhưng thật kín đáo nói về thói xấu của con người nhưng lại không hề gợi tên những thói xấu ấy ra.
Hay câu:
1. Ăn no rồi lại nằm khèo

Thấy dục trống chèo bế bụng đi.
2. Sen xa hồ, sen khô, hồ cạn
Liễu xa đào, liễu ngả, đào nghiêng
Anh xa em như bến xa thuyền
Như Thuý Kiều xa Kim Trọng, biết mấy niên cho tái hồi.
Đây là cách so sánh đi từ xa đến gần.
Trong lối so sánh còn có nghệ thuật ẩn dụ đây là một phương pháp nghệ thuật tế nhị và kín đáo.
Khi thể hiện môi tình chung thuỷ với người yêu thì không lời thơ nào đẹp, gợi cảm và thắm thiết bằng câu ca dao:
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Hình tượng hoá, cụ thể hoá các vô hình.
Ai đi muôn dặm non sông
Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy.
Nhân cách hoá trong ca dao được dùng theo nhiều kiểu khác nhau, có khi được dùng để so sánh con người, loài vật (gà, mèo,
trâu…)
Trèo lên cây khế nửa ngày
Ai làm chua xót lòng này khế ơi!
Sáng ngày ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn trông sao sao mờ.
Khi muốn tránh sự sỗ sàng, nhân dân thường gửi gắm tâm sự vào những vật xung quanh, tránh nói đến cái tôi của mình.
Muốn biểu lộ nhớ nhung tha thiết người yêu người ta thường dùng những hình tượng đằm thắm:
Khăn thương nhớ ai?
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai?
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai?
Khăn chùi nước mắt
Đèn thương nhớ ai?
Mà đèn không tắt
Mắt thương nhớ ai?

Mắt ngủ không yên
Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên mọi bề…
Nghệ thuật nhân cách hoá ở đây đã tiến lên từng cung bậc một, đầu tiên là cái khăn một vật vô tri vô giác, hoàn toàn tĩnh, đến
ngọn đèn, tuy cũng có thể rung động trước gió hoặc lụi đi hoặc cháy to, đến con mắt rồi đến bán thân mình. Cũng giống như bản
thân người con gái, tất cả những vật kia đều có linh hồn, chúng đều rung động một nhịp như trái tỉm thổn thức của người đang
sầu cảm.
Biện pháp trùng điệp: điệp từ, điệp câu, điệp ý:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
Điệp từ nhớ nhằm nhấn mạnh tình yêu quê hương tha thiết.
Có khi tác giả dùng biện pháp phóng đại, ngoa dụ, thậm xưng.
Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
Vốn dĩ chạch là loài sống ở bùn nước còn Sáo sống ở trên cây hai loài này sống ở hai môi trường hoàn toàn trái ngược nhau và sẽ
không bao giờ sống cùng nhau hay đổi chỗ cho nhau. Vì vậy mà dân gian ta đã mượn những hình ảnh này để nói về tình cảm của
con người.
Lỗ mùi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho.
Trong thực tế làm gì có lỗ mũi nào nhiều lông đến thế và làm gì có người đàn bà nào xấu như thế? Các nói như vậy để nhằm nâng
cao giá trị của tình cảm, tình yêu của anh dành cho em. Và tình yêu ở đây là vĩnh viễn.
4. Ca dao dân ca truyền thống đã có sự kết hợp nhuần nhuyễn âm thanh, nhịp điệu ở những tiếng đơn tiếng kép, tiếng ghép nên
khi tả người, tả việc, tả hình dung, tả cảnh rất hiệu quả.
Sóng sầm sịch lưng chừng ngoài bể bắc
Hạt mưa tình rỉ rắc chốn hàng hiên.
Mưa đây là mưa ngoài trời và cũng là mưa cả trong lòng những người đang nặng về yêu đương. Những tiếng sầm sịch, rỉ rắc
dừng rất đất trong lời ca và những tiếng bằng trắc làm nổi lên như một cung đàn.
Về lối dùng chữ, đưa lên những nghĩa bóng, láy đi láy lại từng tiếng một, làm cho người nghe phải thấm thía về chủ đề, làm nổi

lên trọng tâm của bài ca thì ca dao Việt Nam cũng rất tài tình.
Đầu năm ăn quả thanh yên
Cuối năm ăn bưởi cho nên đèo bòng
Vì cam cho quýt đèo bòng
Vì em nhan sắc cho lòng nhớ nhung.
Ca dao còn dùng rất nhiều hình ảnh để nói lên cái đẹp và đức tính tốt hay cũng có khi nói về những cáí xấu.
Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
Hình ảnh hạt mưa vừa nói lên được bản chất trong trắng của người con gái, đồng thời cũng nói lên được sự lo lắng của cô gái
dưới một chế độ không dung sự luyến ái tự do hay câu:
Tình anh như nước dâng cao
Tình em như giải lụa đào tẩm hương.
Đây là tình yêu của đôi trai gái đều đằm thắm ngang nhau, nhưng tính chất yêu đương của mỗi bên có khác.
Như vậy qua việc phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ trong ca dao dân ca truyền thống, ta thấy được vẻ đẹp mộc mạc, giản
dị, chân thật, hồn nhiên nhung cũng rất tinh tế và tế nhị của dân gian ta. Từ cách dùng chữ. những lối biến thể hình tượng hoá, cụ
thể hoá, nhân cách hoá sát với thực tế biểu hiện ở nội dung, làm cho ca dao trở thành những câu hát thấm thía về mặt trữ tình
cũng như về mặt phản ánh cuộc đời của nhân dân lao động.
Read more: />

×