Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ NAM CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.47 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
- Trong dòng văn học Hiện thực phê phán Việt Nam 1930 – 1945, Nguyễn
Công Hoan và Nam Cao là 2 đại diện tiêu biểu với tiếng nói mới mẻ, sâu sắc
về đời thường.
- Có nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan và Nam Cao nhưng
chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, hệ thống trong tương quan so
sánh giữa hai tác giả về đặc điểm phong cách ngôn ngữ.
- Nguyễn Công Hoan và Nam Cao có một số tác phảm được đưa vào giảng
dạy trong chường trình phổ thông.
Thực hiện đề tài “So sánh đặc điểm phong cách của Nguyễn Công
Hoan và Nam Cao”, chúng tôi nhằm phục vụ cho lí luận nghiên cứu phong
cách tác giả cũng như công tác giảng dạy bộ môn Ngữ văn.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Công Hoan và Nam Cao là những nhà văn của thế kỉ XX được
nhiều người nghiên cứu nhất với rất nhiều công trình, luận văn, luận án.
3. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ đặc điểm phong cách ngôn ngữ của hai tác giả trên các phương
diện: người trần thuật và điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ trần thuật, giọng
điệu trần thuật, cách sử dụng một số kiểu câu giàu phong cách
- So sánh tìm ra điểm tương đồng và khác biệt trong phong cách ngôn ngữ
hai tác giả.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày luận điểm lí luận cơ bản: người trần thuật và điểm nhìn trần
thuật, ngôn ngữ trần thuật, giọng điệu trần thuật, cách sử dụng một số kiểu
câu (câu đặc biệt, câu tỉnh lược, câu tách biệt).
- Phân tích cụ thể biểu hiện của các vấn đề trên trong truyện ngắn của từng
tác giả.
- Rút ra kết luận về phong cách ngôn ngữ mỗi nhà văn trong tương quan so
sánh.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


các truyện ngắn trước cách mạng tháng 8 - 1945
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp miêu tả
- Phương pháp phân tích phong cách học
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp cải biến
7. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Đề tài này thực hiện thành công sẽ góp
phần tích cực vào lí luận nghiên cứu phong cách nhà văn Hiện
thực phê phán nói chung và phong cách ngôn ngữ của Nguyễn
Công Hoan và Nam Cao nói riêng dưới cách nhìn của ngôn ngữ
học.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ trực
tiếp góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy về hai tác giả
Nguyễn Công Hoan và Nam Cao đồng thời góp phẩn đổi mới
phương pháp giảng dạy môn văn học trong nhà trường phổ
thông.
8. Bố cục của khóa luận:
Khóa luận gồm ba phần:
+ Phần mở đầu.
+ Phần nội dung.
+ Phần kết luận.
Trong đó phần nội dung chia thành 03 chương.
+ Chương 1: Cơ sở lí luận .
+ Chương 2: So sánh đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trần
thuật của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao.
+ Chương 3: So sánh đặc điểm sử dụng giọng điệu trần
thuật và một số kiểu câu giàu phong cách của Nguyễn Công
Hoan và Nam Cao.
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Vài nét tóm tắt về nhà văn Nguyễn Công Hoan và
Nam Cao
1.1.1. Hoàn cảnh xuất thân của Nguyễn Công Hoan
và Nam Cao
Nguyễn Công Hoan sinh trưởng trong gia đình có truyền
thống quan lại, từ nhỏ đã hiểu chuyện quan trường còn Nam
Cao lại xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo với cuộc sống
thuần túy ở nông thôn. Tuy nhiên, cả hai nhà văn lớn đều sinh ra
trong hoàn cảnh xã hội giao thời Tây – Tàu nhố nhăng, nhiều
vấn đề phức tạp. Với cái nhìn sâu sắc và cảm quan nhạy bén, cả
hai đã dùng văn chương để phanh phui hiện thực xã hội đương
thời.
1.1.2. Các tác phẩm trước cách mạng
Nếu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan tập trung xây dựng
những bức chân dung biếm họa về tầng lớp quan lại, địa chủ,
cường hào xấu xa, độc ác thì Nam Cao lại hướng ngòi bút của
mình để tìm hiểu bi kịch bị tha hóa cả thể xác và tâm hồn của
người nông dân cũng như người trí thức nghèo.
1.2. Khái niệm về phong cách và phong cách nghệ thuật
1.2.1. Khái niệm về phong cách và phong cách học
1.2.2. Phong cách chức năng ngôn ngữ và phong cách nghệ thuật
1.2.2.1. Cơ sở phân chia phong cách chức năng
Dựa trên 3 cơ sở:
a. Dựa trên chức năng giao tiếp: Phong cách khẩu ngữ tự do, Phong cách nghệ
thuật
b. Dựa trên hình thức thể hiện: phong cách khẩu ngữ và phong cách gọt giũa
c. Dựa vào phạm vi giao tiếp
Như vậy, có thể phân loại các phong cách chức năng trong tiếng Việt thành 2
loại lớn: phong cách ngôn ngữ nói và phong cách ngôn ngữ viết. Trong đó:

- Phong cách ngôn ngữ nói bao gồm: phong cách khẩu ngữ tự nhiên, phong
cách hội thảo, phong cách diễn xuất sân khấu, điện ảnh.
- Phong cách ngôn ngữ viết bao gồm: Phong cách hành chính – công vụ, phong
cách khoa học, phong cách chính luận, phong cách báo chí, phong cách văn học
nghệ thuật.
1.2.2.2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Là loại phong cách đặc biệt khác với các phong cách khác. Nó có các đặc
trưng: tính hình tượng, tính cụ thể, tính thẩm mĩ, tính sinh động và biểu cảm
cao
1.3. Khái niệm người trần thuật và điểm nhìn trần thuật
1.3.1. Khái niệm về người trần thuật và ngôi trần thuật
Người trần thuật giữ vai trò trung tâm trong tất cả các yếu tố cấu trúc của
văn bản nghệ thuật. Đó là phương diện để nhận thức thế giới nghệ thuật, nó có
những đặc điểm riêng, có quy luật phát triển và mối quan hệ qua lại với các yếu
tố khác như ngôi, điểm nhìn, tiêu điểm, ngôn ngữ trần thuật Thuật ngữ người
trần thuật còn được gọi là người kể chuyện, chủ thể trần thuật, chủ thể kể
chuyện Có các ngôi trần thuật: ngôi thứ nhất, ngôi thư hai, ngôi thứ ba với
các dạng thức phong phú khác nhau.
1.3.2. Điểm nhìn trần thuật
Điểm nhìn (point of view) là một trong những vấn đề cơ bản, then chốt của
trần thuật. Điểm nhìn được hiểu là vị trí, chỗ đứng của người kể chuyện để xem
xét, bình luận, miêu tả các sự việc hiện tượng trong tác phẩm. Nó được xem như
một chiếc camera dẫn dắt người đọc vào thế giới nghệ thuật mà nhà văn xây
dựng lên. Không thể có nghệ thuật nếu như không có điểm nhìn vì nó thể hiện
sự chú ý quan tâm và đặc điểm của chủ thể trong việc tái tạo ra cái nhìn nghệ
thuật. Đồng thời, điểm nhìn cũng chính là cơ sở để phân biệt người kể chuyện
với tác giả. Truyện bao giờ cũng được kể từ một điểm nhìn nhất định và bởi một
người kể chuyện nào đó.
Theo lí thuyết của tự sự học, có ba kiểu điểm nhìn gắn với ba kiểu người
kể chuyện. Đó là điểm nhìn từ đằng sau - Zero, điểm nhìn từ bên trong và điểm

nhìn từ bên ngoài. Ngoài ra, có thể phân chia thành nhiều loại điểm nhìn khác
nhau.
1.4. Ngôn ngữ trần thuật và giọng điệu trần thuật
1.4.1. Ngôn ngữ trần thuật
Ngôn ngữ trần thuật trước hết là ngôn ngữ văn học với các đặc trưng: tính
hình tượng, tính đa nghĩa, tính cá thể hóa và cụ thể hóa. Nó bao gồm: ngôn ngữ
của người trần thuật, ngôn ngữ nhân vật và lời nói nước đôi. Trong đó, ngôn ngữ
người trần thuật giữ vai trò quyết định.
1.4.2. Giọng điệu trần thuật
Giọng điệu là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác
phẩm . Thông qua giọng điệu trần thuật trong tác phẩm, người đọc có thể nhận
thấy tất cả các chiều sâu tư tưởng, thái độ, vị thế, phong cách, tài năng cũng như
sở trường ngôn ngữ, cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ thể hiện trong đó.
Nền tảng của giọng điệu là cảm hứng chủ đạo của nhà văn. Trong khi trần thuật,
tác giả sử dụng nhiều giọng điệu, nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ
bản chủ đạo, chứ không đơn điệu một giọng trần thuật.
1.5. Các kiểu câu giàu sắc thái
1.5.1. Câu đặc biệt
1.5.2. Câu tỉnh lược
1.5.3. Câu dưới bậc
Chương 2: So Sánh đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trần thuật của Nguyễn
Công Hoan và Nam Cao
2.1. Người trần thuật và điểm nhìn trần thuật
2.1.1. Người trần thuật và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan
2.1.1.1. Người trần thuật ngôi thứ 3 với điểm nhìn bên ngoài
Đây là dạng thức trần thuật tiêu biểu trong truyện ngắn Nguyễn Công
Hoan. Chính cách trần thuật này đem lại sự khách quan cho truyện đồng thời
làm bật lên tiếng cười châm biếm, đả kích vốn là sở trường của nhà văn. Người
kể chuyện thường giấu mặt, không đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật nhưng

nhờ sự sắp xếp các tình tiết mà người đọc có thể rút ra lớp nghĩa của câu
chuyện.
2.1.1.2. Người trần thuật ngôi thứ 3 với điểm nhìn bên trong
Số lượng truyện được trần thuật theo dạng thức ngôi thứ ba với điểm nhìn
bên trong không nhiều. Nhưng chỉ với một vài truyện tiêu biểu như Người
ngựa, ngựa người; Kép Tư Bền, chúng ta có thể nhận thấy Nguyễn Công
Hoan rất tài tình trong việc biểu hiện thế giới nội tâm của nhân vật.
2.1.1.3. Người trần thuật ngôi thứ nhất
Ở dạng thức trần thuật này, chủ thể thường xưng tôi hoặc chúng tôi và tham
gia với tư cách là người trong cuộc, dẫn dắt toàn bộ nội dung câu chuyện.
2.1.2. Người trần thuật và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nam
Cao
2.1.2.1. Người trần thuật ngôi thứ 3 với điểm nhìn bên ngoài, điểm
nhìn bên trong và phức hợp nhiều điểm nhìn
a. Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ 3 theo
điểm nhìn bên ngoài
Với cách trần thuật này, chủ thể trần thuật thường đứng ngoài khách quan
kể lại câu chuyện mà không thể hiện nhận xét, đánh giá, bàn luận nào. Điều này
tạo nên giọng điệu lạnh lùng có phần dửng dưng trong truyện ngắn Nam Cao.
Người trần thuật không tham gia vào bất cứ tình tiết nà mà đóng vai trò là người
chứng kiến bên ngoài để kể lại một cách chân thực. Ở đây, chủ thể trần thuật
luôn tạo ra khoảng cách nhất định với nhân vật và người đọc phải tự nhận ra ẩn
ý bên trong.
b. Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ 3 theo
điểm nhìn bên trong
Ở dạng thức này, chủ thể trần thuật có sự hóa thân vào nội tâm nhân vật
để thấu hiểu tâm tư, suy nghĩ của nhân vật. Những truyện được viết theo lối trần
thuật này thường đem lại nhiều cảm xúc cho người đọc.
c. Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ 3 theo điểm nhìn
phức hợp

Nghĩa là trong tác phẩm luôn luôn có sự di chuyển điểm nhìn từ người kể
chuyện đến nhân vật, từ điểm nhìn bên ngoài vào điểm nhìn bên trong thay đổi
theo sự phát triển của các tình tiết, sự kiện, biến cố trong truyện. Một trong
những truyện tiêu biểu cho dạng trần thuật này là Chí Phèo.
2.1.2.2. Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ nhất
Chủ thể trần thuật ở đây chỉ đứng ngoài quan sát, kể lại, ít tham gia vào
câu chuyện. Các truyện tiêu biểu: Lão Hạc, Cái mặt không chơi được
2.1.3. So sánh đặc điểm người trần thuật và điểm nhìn trần thuật trong
truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Nam cao
- Điểm tương đồng: chủ yếu sử dụng phương thức trần thuật ngôi thứ nhất
và ngôi thứ 3 với lối kể khách quan, bình thản có phần lạnh lùng.
- Điểm khác biệt: Nguyễn Công Hoan thường sử dụng ngôi kể thứ 3 với
điểm nhìn bên ngoài (phong cách hướng ngoại) còn Nam Cao thường dùng ngôi
kể thứ 3 với điểm nhìn bên trong và phức hợp điểm nhìn (hướng nội).
2.2. Ngôn ngữ trần thuật
2.2.1. Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
+, Ngôn ngữ bình dân, gần gũi với đời sống hàng ngày
+, Sử dụng lượng lớn ngôn ngữ đối thoại (tính kịch)
+, Ngôn ngữ phóng đại, khoa trương khi miêu tả chân dung nhân vật
+ Thủ pháp giễu nhại ngôn ngữ nhân vật (theo từng tầng lớp xã hội)
2.2.2. Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao
+, Ngôn ngữ giản dị, gần gũi đời thường
+, Ngôn ngữ phóng đại khoa trương khi miêu tả nhân vật
+, Ngôn ngữ tinh tế, lãng mạn
+, Sử dụng đa dạng lời nói: trực tiếp, nửa trực tiếp, gián tiếp
2.2.3. So sánh đặc điểm ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan và Nam Cao
- Điểm tương đồng: sử dụng ngôn ngữ giản dị, gần gũi đời thường nhưng
rất hấp dẫn.
- Điểm khác biệt: ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan mang tính hướng ngoại (ít

đi sâu nội tâm); ngôn ngữ Nam Cao hướng nội (thâm trầm, kín đáo, đầy
tính triết lí).
Chương 3: So Sánh đặc điểm sử dụng giọng điệu trần thuật và cách
sử dụng một số kiểu câu giàu sắc thái của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao
3.1. Giọng điệu trần thuật
3.1.1. Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
3.1.1.1. Giọng khách quan, lạnh lùng
Đây là giọng điệu chủ đạo trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan bởi ông
thường dùng truyện ngắn để phơi bày thực trạng xấu xa của xã hội đương thời.
Nhà văn thường đứng ở vị trí trên để quan sát, miêu tả một cách khách quan,
không bày tỏ thái độ trực tiếp.
3.1.1.2. Giọng châm biếm, đả kích sâu cay
Đây cũng là dạng thức trần thuật nổi bật trong truyện ngắn Nguyễn Công
Hoan. Ông thường dùng ngòi bút để vạch mặt, phanh phui những xấu xa bỉ ổi
của xã hội mà đặc biệt là phê phán mạnh mẽ bọn quan lại, địa chủ, cường hào
tham lam bóc lột người dân.
3.1.1.3. Giọng bông lơn, suồng sã pha chút hóm hỉnh
Đây là cái duyên rất riêng trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Ông
thường dùng giọng điệu này để phê phán một cách nhẹ nhàng những điều đáng
cười trong cuộc sống. Và tiếng cười nhẹ nhàng được bật lên từ cách pha trò và
dùng chữ hết sức ngộ nghĩnh của tác giả.
3.1.2. Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao
3.1.2.1. Truyện ngắn Nam Cao với giọng văn tự sự triết lý, suy ngẫm,
phẩm bình
Giọng điệu này được thể hiện rõ ở những đoạn trữ tình ngoại đề trong đó
nhà văn thường chiêm nghiệm về cuộc sống, về thế thái nhân tình và những suy
tư trăn trở về con người như cái đói, miếng ăn, nhân cách
3.1.2.2. Truyện ngắn Nam Cao với giọng văn tự sự lạnh lùng, dửng
dưng
Giọng điệu này thường biểu hiện ở việc khắc họa chân dung, diện mạo

nhân vật với sự méo mó, xấu xí, dị dạng (Chí phèo, Thị Nở, Lang Rận, mụ
Lợi ). Ngoài ra, ngay trong cách kể của Nam Cao cũng rất lạnh lùng với những
lời nhận xét thẳng thừng thậm chí chua cay.
3.1.2.3. Truyện ngắn Nam Cao với giọng văn giễu nhại, châm biếm, hài
hước
Với giọng văn châm biếm, hài hước, Nam Cao đã tạo nên tiếng cười chua
chát có phần nghẹn ngào bởi nó ẩn giấu nỗi xót xa về số phận con người.
3.1.2.4. Truyện ngắn Nam Cao với giọng văn chua chát, ngậm ngùi,
chan chứa yêu thương
Có thể nhận thấy giọng điệu này trong hầu hết các truyện ngắn Nam Cao.
Với ngòi bút nhân đạo, Nam Cao đã viết lên những trang văn xúc động về
những bi kịch của con người trong xã hội đương thời, khai thác bi kịch của họ
trong cuộc sống đời thường rất vụn vặt, nhỏ bé.
3.1.3. So sánh giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công
Hoan và Nam Cao
- Điểm tương đồng: đều sử dụng giọng khách quan và giọng trào phúng
- Điểm khác biệt: Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan tập trung chính ở giọng
lạnh lùng, khách quan và giọng trào phúng trong khi đó, truyện ngắn Nam
Cao có sự đa dạng hơn về giọng điệu trần thuật (giọng khái quát triết lí,
giọng lạnh lùng dửng dưng, giọng mỉa mai châm biếm, giọng ngậm ngùi
cảm thông ). Ngay trong giọng điệu của nhân vật của Nam Cao cũng có
sự đa dạng. Có bao nhiêu nhân vật thì có bấy nhiêu giọng điệu
3.2. Đặc điểm sử dụng một số kiểu câu (câu đặc biệt, câu tỉnh lược, câu tách
biệt)
3.2.1. Đặc điểm sử dụng một số kiểu câu của Nguyễn Công Hoan
Có thể khẳng định, Nguyễn Công Hoan rất có tài năng trong việc sử dụng
các kiểu câu giàu màu sắc phong cách. Qua khả sát, chúng tôi thu được kết quả:
câu đặc biệt (145 câu), câu tỉnh lược (159 câu) và câu dưới bậc (12 câu). Điều
này khẳng định sức sáng tạo mạnh mẽ của Nguyễn Công Hoan trong sử dụng
ngôn ngữ.

3.2.2. Đặc điểm sử dụng một số kiểu câu của Nam Cao
Cũng như Nguyễn Công Hoan, Nam Cao cũng rất tài năng trong việc sử
dụng các kiểu câu giàu màu sắc phong cách. Qua khảo sát, chúng tôi thu được
kết quả: câu đặc biệt (103 câu), câu tỉnh lược (178 câu), câu dưới bậc (23 câu)
3.2.3. Nhận xét đặc điểm sử dụng một số kiểu câu của Nguyễn Công Hoan
và Nam Cao
Chỉ thống kê các truyện ngắn của hai tác giả trước cách mạng tháng 8 –
1945, chúng tôi đã thu được 620 mẫu câu thuộc về biện pháp tu từ cú pháp. Điều
này đã góp phần chứng minh Nguyễn Công Hoan và Nam Cao là hai cây bút lớn
có sức sáng tạo mạnh mẽ trong cách sử dụng các kiểu câu giàu màu sắc phong
cách. Đồng thời đó cũng là yếu tố làm nên đặc điểm phong cách trong sử dụng
ngôn ngữ của hai tác giả.
Việc sử dụng các kiểu câu trên có tác dụng làm cho truyện ngắn của hai
tác giả trở nên sinh động, phong phú, hấp dẫn độc giả, tránh đi sự đơn điệu,
nhàm chán.
KẾT LUẬN
Nguyễn Công Hoan và Nam Cao cùng với một số nhà văn khác đã khẳng
định vị trí cũng như giá trị của khuynh hướng văn học Hiện thực phê phán 1930
– 1945 trong lịch sử văn học Việt Nam. Cả hai nhà văn đều đến với văn chương
và khẳng định tài năng của mình ở thể loại truyện ngắn với một phong cách
ngôn ngữ độc đáo. Chúng tôi tìm thấy ở hai nhà văn những điểm tương đồng
cũng như khác biệt về cách sử dụng ngôn ngữ trần thuật, giọng điệu trần thuật
cũng như một số kiểu câu giàu màu sắc phong cách.
Như vậy, từ việc nghiên cứu đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn
Công Hoan và Nam Cao trong những truyện ngắn trước 1945, chúng tôi đã có
một cái nhìn tương đối toàn diện về phong cách ngôn ngữ của hai tác giả để từ
đó chỉ ra một số điểm tương đồng cũng như khác biệt trong phong cách ngôn
ngữ của mỗi nhà văn.
Thực hiện đề tài này, chúng tôi còn nhằm mục đích phục vụ cho công tác
dạy và học, hi vọng kết quả nghiên cứu sẽ đáp ứng được những đòi hỏi mang giá

trị thực tiễn cho việc dạy – học môn Ngữ văn trong trường phổ thông hiện nay.
Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian cũng như khả năng nghiên cứu nên
cách tiếp cận và giải quyết vấn đề của chúng tôi vẫn còn nhiều hạn chế . Vì thế,
chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý và trao đổi thêm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

×