Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Đất nước từ trong đau thương căm hờn đứng lên ngời sáng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.03 KB, 2 trang )

Đất nước từ trong đau thương căm hờn đứng lên ngời sáng
September 13, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THPT - Tác giả: qt
Đề bài: Phần hai trong bài thơ Đất nước tập trung vào một ý lớn: Đất nước từ trong đau thương căm hờn đứng lên ngời
sáng. Hãy làm sáng tỏ ý trên.
Mở đầu là một hình ảnh về đất nước trong chiến tranh:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều.
Câu thơ giàu giá trị tạo hình, gây ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc bằng hình ảnh đập mạnh vào cảm giác. Nhiều người
nói, Nguyễn Đình Thi sử dụng thủ pháp ngược sáng của điện ảnh, trong ánh chiều tà, dây thép gai ở đồn giặc vươn lên tua tủa
như đâm vào bầu trời. Nguyễn Đình Thi có dịp thổ lộ, ngày ấy “trên những chặng đường công tác mỗi buổi chiều khi mặt trời sắp
tắt, nhìn về những chân trời xa thấy đồn bốt giặc với những lô cốt, những hàng dây thép gai giăng đầy làm cho chân trời bị xé
nát, nham nhở – gây một tức tối căm giận”. Nên nhớ rằng, đây là một buổi chiều thu, vốn đẹp và nên thơ. Hình ảnh ấy biểu hiện
cái nhìn tinh tế và tình cảm chân thật của người viết: chiến tranh tàn phá tất cả, chiến tranh đồng nghĩa với sự huỷ hoại, với cái
ác. Không ít nhà thơ cùng thời với Nguyễn Đình Thi cũng đã có những cái nhìn tinh tế và đau xót ấy:
Có làng trung đoàn ta đi qua
Máu đông in dấu giày đinh giặc
Nền tro, gạch sém, ngách buồng ai
Chiếc tã đẩu giường đang cháy dở.
(Quang Dũng – Những làng đi qua)
Bỗng cuối mùa chiêm quân giặc tới
Ngõ chùa cháy đỏ những thân cau
Mới ngỏ lời thôi đành lỗi hẹn
Đâu ngờ từ đó bặt tin nhau.
(Vũ Cao – Núi đôi)
Trên cái nền của hiện thực ấy là tâm trạng của người chiến sĩ:
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Được đặt ở cùng khổ thơ, tạo thành kết cấu: ngoài/trong. Hai câu đầu là ngoại cảnh, hai câu sau là tâm trạng. Giữa dòng thơ còn
có sự đôi xứng khác:
những /bỗng
nung nấu / bồn chồn


Cách đối xứng đó làm bật lên phẩm chất ở người chiến sĩ: tình cảm thường xuyến là căm thù giặc, ý chí giải phóng đất nước và
tình cảm có vẻ đột xuất là nỗi nhớ thương người yêu dâu. Sự xử lí mang tính lịch sử của thời kỳ ấy: tình cảm chung nổi trội hơn
tình cảm riêng, nhưng không vì thế mà không có tình cảm riêng.
Năm khổ thơ tiếp tập trung thế hiện suy ngầm của tác giả về đất nước từ trong đau thương, căm hờn đã đứng lên chiến đấu bất
khuất, sẳn sàng hi sinh như những anh hùng của thời đại mới. Tứ thơ phát triển theo hướng suy tưởng nên hình tượng thiên về
khái quát, tượng trưng, với những biểu tượng quen thuộc, bát cơm, nước mắt, xiềng xích, chim, hoa Nhiều càu thơ nặng diễn
dịch ý, mang tính chính luận. Ý thơ dựa vào các mảng cảm xúc, tâm trạng, mảng nọ đặt cạnh mảng kia để bộc lộ chủ đề, Nguyễn
Đình Thi không dùng các câu nối, trái lại là những hình ảnh rời làm thành khôi. Chúng liên kết được với nhau là nhờ mạch cảm
xúc, suy nghĩ của tác giả.
Điều đáng nói ở những khổ thơ cuối của bài Đất nước là những hình ảnh, những ý mới:
Ôm đất nước những người áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng
Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngát ánh bình minh.
Về nghệ thuật, đó là cách sử dụng nhiều động từ và trạng từ chỉ các hành dộng và trạng thái cảm xúc mạnh mẽ, kèm theo là các
trạng ngữ và việc mở rộng thành phần vị ngữ của các câu thơ làm cho trọng tâm câu thơ dồn vào phần vị ngữ:
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
Đã ngời lên nét mặt quê hương
Đă bật lên những tiếng căm hờn
Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
 Đứa đè cổ đứa lột da…
Các câu thơ với hình ảnh tương phản (xiềng xích / trời, súng đạn / lòng dân) khi trùng điệp, tiếp nối (khói nhà máy, kèn gọi quân,
ngày nắng đốt, đêm mưa dội…) diễn tả những ý tưởng về đất nước được nhà thơ suy ngẫm trong thời gian dài. Bây giờ, những ý
tưởng ấy đã trở nên quen thuộc, gần gũi với mọi người, nhưng ở thời kỳ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa mới hình thành, nhất
là trong cuộc kháng chiến khốc liệt, đó lại là sự trải nghiệm phải trả giá bằng mồ hôi, nước mắt, thậm chí bằng máu xương của
hàng vạn, hàng triệu con người.
Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh tượng trưng cho sự đứng dậy hào hùng, chói lọi trong khói lửa chiến đấu, từ đau thương căm hờn
của đất nước. Bốn câu thơ thể sáu chữ với cách ngắt nhịp đều đặn, dồn dập tạp âm hưởng dõng dạc, hùng tráng. Hình ảnh này
hình thành từ cảnh thực tác giả đã chứng kiến tại chiến trường Điện Biên Phủ năm 1954. Nhà thơ giải thích những câu thơ “đã

tiếp nhận được những âm vang mạnh mẽ của chiến trường khi hàng dàn đại bác cùng thi nhau bắn vào đầu giặc… Bài thơ đã kết
thúc với âm hưởng chiến thắng của chiến trường Điện Biên Phủ”.
Đất nước là bài thơ thành công hơn cả của Nguyễn Đình Thi khi ông viết về những chủ đề lớn hơn. Đó cũng là bài thơ hay của
nền thơ Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Tác phẩm kết hợp được nhiều yếu tố: hình ảnh chân thực và chất suy
tưởng, khái quát, cảm xúc, suy ngẫm của cá nhân với tình cảm, tư tưởng của cả dân tộc về đất nước. Có lẽ vì thế, trải qua nhiều
năm tháng, Đất nước vẫn là tiếng thơ hào sảng trong tâm hồn người Việt Nam.
Read more: />

×