Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Nghị luận xã hội về cách ứng xử văn hóa trong giao thông hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.07 KB, 2 trang )

Nghị luận xã hội về cách ứng xử văn hóa trong giao thông hiện
nay
September 5, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THPT - Tác giả: qt
Đề bài: Anh (chị) suy nghĩ gì vể cách ứng xử văn hóa trong giao thông hiện nay của nước ta.
Ở thành phố chúng ta, “văn hóa giao thông” được hiểu là những thái độ, hành động, cách ứng xử của mọi người trong khi lưu
thông trên đường như không vượt đèn đỏ, không chen lấn, không vi phạm luật, không đánh chửi nhau trong bất kì tình huống
nào, kể cả khi tắc đường, ngập nước, bị rào chắn…
Trong bối cảnh đường sá quá tải, giao thông cá nhân tàng quá nhanh, các công trình đào bới đường sá ở khắp nơi, triều cường
dâng cao hơn như hiện nay thì việc kêu gọi người dân xây dựng cho mình một văn hóa ứng xử như thế được coi là hợp lí.
Nhưng muốn có được thái độ ứng xử có văn hóa trong giao thông thì phải đòi hỏi cả hai phía: cơ quan chính quyền lẫn người
dân. Người dân cần thay đổi nhận thức để chuyển từ tâm thức một người thị dân của thành phố cổ trình độ phát triển thấp sang
cao hơn, không nên nhân danh “người nghèo” để làm mất mỹ quan thành phố.
Trong khi đó, chính quyền thành phố cũng cần xem xét lại quy hoạch không gian làm sao đừng để cho dân số tăng cao ở các
quận trung tâm (kẹt xe chủ yếu là trong khu vực 47km2 các quận nội thành cũ); giảm bớt các công trình cao tầng (chung cư, công
sở) làm gia tăng dân số; đưa các trường đại học, siêu thị, bệnh viện ra bên ngoài; phát triển nhanh và hiện thực hóa các thành phố
vệ tinh; phát triển hệ thống giao thông đa dạng và đa cấp…
Đừng vì nhìn thấy cái lợi trước mắt là thu được thuế của doanh nghiệp nước ngoài mà mời chào các hãng xe máy, xe hơi mới vào
hoạt động, vì doanh thu của họ càng cao thì thực trạng giao thông và môi trường sống càng tệ hại. Sở Giao thông vận tải nhanh
chóng kết thúc việc đào đắp đường sá, cần nghiêm túc xem xét lại hiệu quả thực của các dự án này có thoát nước được không,
trong khi hầu hết các cửa xả vẫn ở công trình cũ, “lô cốt” tồn tại quá lâu có thể làm cho hành vi như leo lề, lấn tuyến trở thành
thói quen khó bỏ.
Thêm vào nữa, cái gọi là văn hóa giao thông có thể bị phá sản nếu những người thay mặt chính quyền thi hành công vụ không
gương mẫu, tất cả những hành vi như nhận mãi lộ, nhận tiền mặt không xé biên lai, bán bằng lái xe, thông kiểm cả các xe cũ
nát… sẽ góp phần làm cho các giá trị của giao thông bị giảm sút nghiêm trọng. Tuy nhiên, cần nói ràng văn hóa giao thông là
một khái niệm không phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển cao. Bởi lẽ ở các quốc gia đó việc đi lại, sử dụng các phương
tiện giao thông nhất nhất đều diễn ra theo luật, cho nên quan hệ giữa công dân với cơ quann công quyền quản lí giao thông là
phải làm chứ không có cần hay nên. Nếu không thực hiện đúng sẽ bị xử phạt theo luật, không năn nỉ, không phân bua, không
khóc lóc…
Ngược lại, người dân có quyền kiện chính quyền nếu không dám bào các điều kiện vật chất tương ứng với những điều luật mà họ
phải thi hành. Do vậy, nội hàm khái niệm văn hóa giao thông có lẽ chỉ để chỉ các hành vi ứng xử không bị kiểm soát bời luật mà
theo quan hệ con người với tính nhân văn như nhường đường, giúp đỡ người khuyết tật, người già cả, phụ nữ có thai, trẻ người


mang vác nặng… khi di chuyển trên đường. Chính vì thế, văn hóa giao thông như chúng ta đang kêu gọi cũng chỉ là một giải
pháp tình thế, quyết không phải là một giải pháp chiến lược lâu dài. TP.HCM với hơn 7,3 triệu dân hôm nay và có thể là 10 triệu
dân vào năm 2025 cần một hệ thông giao thống hiện đại, hoàn thiện và được vận hành theo công nghệ tiên tiến, hệ thống cơ sở hạ
tầng kĩ thuật giao thông đảm bảo đáp ứng được các luật mà nhà chúc trách đòi hồi công dân phải chấp hành. Lúc này, tính giao
thông tốt hay xấu phụ thuộc trình độ điều hành chứ không phụ sự nhường nhịn hay lòng trắc ẩn nữa.
Tóm lại văn hóa giao thông kém trước tiên xuất phát từ giáo dục công dân chưa đúng hướng trong nhận thức, đồng thời do các
nhà hoạch định chính sách cho giao thông mà đặc biệt là cơ sở hạ tầng không đảm bảo. Người ta chỉ nghĩ rằng phát triển giao
thông với mục đích tối thượng là để phát triển kinh tế, mà quên rằng hệ thống giao thông đúng chuẩn cũng góp phần giúp người
dân thể hiện văn hóa giao thông.
Read more: />nay/#ixzz3me8mpmLI

×