Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.29 KB, 2 trang )
Phân tích bài thơ Tây tiến của Quang Dũng
September 13, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THPT - Tác giả: qt
Đề bài: “Máu thịt và linh hồn của văn học là hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn từ". Anh (chị) hãy bình
luận ý kiến trên. Từ đó, phân tích bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng để làm rõ những đặc sắc về nghệ thuật ngôn từ
trong tác phẩm này.
I. Yêu cầu chung.
- Học sinh có kĩ năng bình luận một vấn đề lí luận văn học.
- Học sinh thể hiện cách nắm bắt và lí giải vấn đề qua việc phân tích bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng.
- Bố cục bài sáng rõ, diễn đạt truyền cảm.
II. Yêu cầu cụ thể.
Học sinh đi từ luận giải vấn đề về lí luận văn học đến phân tích bài thơ “Tây Tiến”. Sau đây là một số ý cơ bản:
1. Đình.
+ Cũng như các loại hình nghệ thuật khác, văn học nhận thức, phản ánh đời sống và thể hiên tư tưởng, tình cảm bằng hình tượng
nghệ thuật. Hình tượng là “Máu thịt và linh hồn” của tác phẩm văn học. Nó là một cách tư duy, là hình thức mang tính nội dung
của văn học nghệ thuật.
+ Hình tượng văn học không giống với hình tượng âm nhạc, hội họa hay điêu khắc. Sở dĩ có sự khác nhau đó là do mỗi loại hình
nghệ thuật sử dụng một chất liệu riêng để xây dựng hình tượng. Chất liệu của âm nhạc là âm thanh, giai điệu; của hội họa là
đường nét, màu sắc; của điêu khắc là mảng khối… còn của văn học chính là ngôn từ. Vì vậy người ta thường nổi “Văn học là
nghệ thuật ngôn từ”.
+ Sức sống của tác phẩm văn học suy cho cùng là bắt nguổn từ chính sức sống của ngôn từ. Một thứ ngôn từ đậm chất nghệ
thuật, đậm cá tính
sáng tạo và ẩn chứa một sức nặng tư tưởng không cùng. Qua vẻ đẹp của ngôn từ trong tác phẩm văn học, con người nhận chân
được giá trị đích thực của đời sống. Từ đó mà thêm gắn bó và yêu mên hơn cuộc sống này.
2. Luận.
+ Mục đích quan trọng bậc nhất của văn học nghệ thuật là phản ánh, nhận thức, khám phá hiện thực theo quy luật của cái đẹp,
nhằm thỏa mãn cho con người những tình cảm thẩm mỳ vô cùng phong phú và đa dạng. Mà muôn vậy thì chỉ có ngôn từ với tính
chất “Phi vật thể” mới có khả năng “nói hết những điều muốn nói” của hình tượng nghệ thuật.
+ Ngôn từ văn học được đúc kết từ bốn đặc điểm cơ bản: tính chính xác, tính hàm súc, tính biểu cảm và tính hình tượng. Trong
đó, tính hình tượng là một đặc trưng cơ bản nhất. Tính hình tượng của ngôn từ văn học đã đem lại cho văn học khả năng diễn tả
thế giới tự nhiên, xã hội và thế giới tâm hồn con người một cách sống động, gợi cảm, ý nhị và hấp dần, làm cho đời sống con
người hiện ra y như thật từ những chi tiết nhỏ nhất một cách cụ thể, xác thực cho đến những ý nghĩa phong phú mà người đọc