Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.56 KB, 7 trang )

Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Có một bài ca không bao giờ quên…”
Có một bài ca như thế. Cũng có những năm tháng không bao giờ quên, không
phai mờ trong ký ức của nhiều thế hệ đã qua, hôm nay và mai sau. Đó chính là
những ngày tháng kháng chiến chốngn Pháp, khi toàn dân tộc ta vừa qua nạn đói,
vừa giành được độc lập thì thực dân Pháp trở lại xâm lược. Dấu ấn của nạn đói
năm 1945 vẫn còn, rất đậm trong mỗi người dân Việt Nam. Tự do hay trở về với
cuộc đời cũ? Đấy là câu hỏi day dứt bao người. Theo tiếng gọi của tự do, những
người nông dân, công dân, học sinh, những người mẹ, người chị… tham gia
kháng chiến, tạo nên hào khí dân tộc của một thời đại.
Trong những năm tháng đáng nhớ ấy, văn học dù chưa dám nói là đã ghi lại trọn
vẹn bộ mặt đất nước, nhưng cũng đã ghi lại được hào khí của một thời với hình
ảnh bao người mà hình ảnh trung tâm là người chiến sĩ cụ Hồ. Bài thơ “Tây Tiến”
của Quang Dũng ra đời trong hoàn cảnh chung đó.
Bài thơ sáng tác tại Phù Lưu Chanh vào năm 1948 khi Quang Dũng đã chuyển
đơn vị. Nhưng những ngày tháng Quang Dũng chiến đấu, sống ở đoàn quân Tây
Tiến chưa lâu, với những kỷ niệm khó quên nên nỗi nhớ Tây Tiến da diết, cồn cào
trong lòng tác giả. Toàn bài thơ là một nỗi nhớ. Tác giả nhớ về cuộc sống gian
khổ, nhớ về kỷ niệm những đêm liên hoan, về cái âm u, hoang dã của rừng núi và
in đậm nhất là nỗi nhớ của người lính Tây Tiến.
Ra đi kháng chiến khi còn là thanh niên, học sinh Hà Nội, Quang Dũng trở thành
người lính. Kỷ niệm làm người lính Tây Tiến đã xa mà lại rất gần, để ghi nhớ lại,
tác giả phải bật lên:
"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!"
Câu thơ kết thúc bằng dấu chấm than cùng âm hưởng của vần ơi, tạo nên sức
mạnh lớn. Hình ảnh đó là tiếng nói của Quang Dũng vang vọng đến đoàn quân
Tây Tíên? Không ! Đó là tiếng lòng của tác giả “xa rồi Tây Tiến ơi!” nhưng tấm
lòng thì vẫn tha thiết lắm ! Âm hưởng câu thơ có sức vọng làm cho tiếng lòng của
Quang Dũng như xoáy vào tâm hồn người đọc rung theo những xúc cảm do câu
đầu mang lại để đến với nỗi nhớ Tây Tiến:
"Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"


Nỗi nhớ mới lạ lùng làm sao? “Nhớ chơi vơi” ! Hình như trong ca dao ta cũng
từng bắt gặp:
"Ra về nhớ bạn chơi vơi"
Nỗi nhớ “chơi vơi” là nỗi nhớ không định hình khó nắm bắt đã diễn tả bằng lời.
Nỗi nhớ ấy vừa bao la, bát ngát lại vừa có chiều sâu. Nó muốn tràn ra không gian
để xoáy vào lòng người. Một người ngoài cuộc hẳn không thể có nỗi nhớ ấy. Chỉ
có Quang Dũng với nỗi lòng của mình mới có nỗi nhớ ấy mà thôi. Với tấm lòng
tha thiết thì hẳn nổi “nhớ chơi vơi” là điều hoàn toàn có lí. Cùng vẫn sử dụng vần
“ơi”, câu thơ có sức lan toả rộng. Vần “ơi” lan ra theo nỗi nhớ “chơi vơi” của tác
giả.
Thông thường khi nhớ về một điều gì, người ta thường nhớ đến những kỉ niệm để
lại dấu ấn không quên. Quang Dũng nhớ đầu tiên là nhớ về rừng núi
"Nhớ về rừng núi…"
Rừng núi là nơi xưa kia tác giả cùng đồng đội đã cùng sống, cùng chiến đấu Rừng
núi in đậm bao nỗi khổ, bao nhiềm vui nỗi buồn của những người chiến sĩ. Hơn ai
hết, tác giả là người trong cuộc, tác giả nhớ về rừng núi, những khó khăn gian khổ
mà mình đã từng nếm trải:
"Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi."
Mặc dù cuộc sống gian khổ không phải là điều nhà thơ chú trọng phác hoạ nhưng
trước mắt ta vẫn hiện ra cái khắc nghiệt của rừng núi. Nhà thơ Tố Hữu đã từng có
những câu thơ:
"Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng, chí không mòn !"
Tố Hữu mô tả thẳng cảnh sống người lính. Quang Dũng không làm thế, Quang

Dũng chỉ mô tả cái hoang vu, hoang dã của một vùng rừng núi nhưng qua cảnh đó
ai cũng hiểu rằng đời lính là như thế đó. Họ sống giữa thiên nhiên như vậy đó.
Với những địa danh xa lạ “Sài Khao”, “Mường Lát”, “Pha Luông”, rừng núi như
càng trở nên xa ngái, hoang vu hơn. Hơn thế, cần phải nhớ rằng đoàn quân Tây
Tiến hầu như toàn là những chàng trai trẻ Hà Nội theo tiếng gọi kháng chiến ra đi,
nhiều người còn là học sinh nên cảnh núi rừng càng xa lạ, đáng sợ hơn. Quang
Dũng là người trong cuộc sống hiểu tâm lý ấy rất rõ.
Nỗi nhớ rừng núi bắt đầu bằng những cuộc hành quân.
"Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi."
Những cuộc hành quân đi qua và những cuộc hành quân mới lại tiếp nối trong
cuộc đời người lính của Quang Dũng. Nhưng có lẽ cái mỏi mệt của những cuộc
hành quân lần đầu sẽ không bao giờ đi qua cùng năm tháng cũng như rừng sương
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi” sẽ in mãi dấu ấn, câu thơ chùng xuống, đều
đều gợi lên sự mỏi mệt, bải hoải làm ta tưởng chừng như đoàn quân Tây Tiến sắp
ngã, sắp chìm đi trong sương. Nhưng không, âm điệu bài thơ lại vút lên bởi một
câu vần bằng:
“Mường lát hoa về trong đêm hơi”
Câu thơ ấy đã xoá đi cái mỏi mệt của đoàn quân Tây Tiến, để đoàn quân tiếp
bước. Những khó khăn lại cứ rải trên đường người lính đi qua:
"Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống"
Hình ảnh “khúc khuỷu” làm nên cảm giác hình như con đường đi khó khăn quá !
“Dốc thăm thẳm” lại làm cho những khó khăn như nhiều hơn, dài ra theo tính chất
“thăm thẳm” của con dốc và trên những đường dốc ấy, “súng ngửi trời”. Chỉ riêng
“heo hút cồn mây” đã gợi một không khí vắng vẻ, hoang sơ của núi rừng, súng
ngửi trời cộng vào cái vẻ đơn độc của những người lính khi đứng giữa đèo cao.
Những khó khăn gian khổ nhiều là thế nhưng lại nhẹ đi bởi vần bằng tiếp sau:
"Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi."
Cứ như thế, với những câu vần bằng xen vào giữa những câu vần trắc, âm hưởng

đoạn thơ trở nên trùng điệp hơn, âm điệu ấy cứ theo suốt bài thơ, cùng với cách
dùng từ cổ kính của Quang Dũng góp phần tạo nên nét lãng mạn mà hào hùng cho
bài thơ.
Cả khổ thơ đầu là những khó khăn của vùng rừng núi thiên nhiên hoang sơ. Đứng
trước bức tranh dữ dội ấy, ai cũng thầm nghĩ: vậy người lính sống thế nào nhỉ?
"Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người."
Quang Dũng tả rất thực những khó khăn của cuộc kháng chiến mà đoàn quân Tây
Tiến đã gặp nhưng không làm bài thơ trở nên bi thảm, lòng người bi quan mà chỉ
để ca ngợi người lính. Tác giả lại tiếp tục đưa ta đến với người lính cũng bằng
ngòi bút rất thực ấy. Trước gian khổ, trên đường hành quân, nhiều người đã nằm
lại mảnh đất xa lạ để không bao giờ tỉnh dậy:
"Anh bạn dãi dầu không bước nữa"
Nhưng anh hùng làm sao, những con người đã ngã xuống ấy! Người lính không
chịu nỗi gian khổ đã hi sinh nhưng cũng tìm được cho mình một tư thế chết của
người chiến sĩ:
"Gục lên súng mũ bỏ quên đời"
“Bỏ quên đời” chỉ là cách nói nhằm giảm nhẹ sự mất mát, tang thương khi người
lính từ trần. Nhưng hình ảnh sử dụng, rất đắt là hình ảnh “gục lên súng mũ”. Ta
chợt nhớ đến dáng đứng của anh giải phóng quân về sau:
"Anh ngã xuống torng khi đang đứng bắn
Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng"
Dáng đứng của anh giải phóng quân đi mãi vào lòng những người dân trong
kháng chiến chống Mĩ thì dáng ngã gục xuống của anh lính cụ Hồ hẳn sẽ không
phai mờ trong tâm hồn của Quang Dũng, của đoàn quân Tây Tiến và của những
người tham gia kháng chiến. “Gục lên súng mũ” cũng là cách nói nhẹ và cũng là
cách nói của những người thanh niên trí thức lúc bấy giờ. Người lính ra đi nhưng
đồng đội anh lại tiếp bước.

Những khó khăn lại đến:
"Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người."
Hình như có ai đó đã nói về cách sử dụng từ “Mường Hịch” của Quang Dũng. Địa
danh đọc lên có cảm giác như tiếng chân cọp đi trong đêm. Rừng núi trở nên rờn
rợn, nguyên vẻ hoang sơ của nó. Ở nơi xa xôi con người lần đầu đặt chân, thiên
nhiên là chủ thì khó khăn như tăng thêm bội phần. Nhưng nét lạc quan, vui vẻ của
người lính vẫn chẳng thể mất dọc cuộc hành trình.
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi."
Quang Dũng lại nhớ về những kỉ niệm của những đêm liên hoan. Nhịp điệu câu
thơ hình như có cái gì nao nức, rộn rã:
"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Châu xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có nhớ hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa."
Cái dữ dội, hoang dã của thiên nhiên trong hai khổ thơ đầu như biến mất đi sau
những kỉ niệm vui của đoàn quân Tây Tiến. Nét nghịch ngợm, vui tươi của những
chàng thanh niên Hà Nội xúng xính trong xiêm áo giả làm con gái, cùng tiếng
nhạc và vẻ e ấp giả vờ. Câu thơ với hai chữ “kìa em” vừa mang vẻ ngạc nhiên vừa
mang nụ cười thoải mái của người chiến sĩ. Những kỉ niệm vui đó hẳn sẽ không
quên trong lòng người cũng như vẫn còn nguyên vẹn trong lòng Quang Dũng vậy.
Cùng với sự vui tươi, người lính Tây Tiến còn sống với bản lĩnh lãng mạn, với
tâm hồn giàu chất thơ, giàu cảm xúc của mình. Một dáng người trên độc mộc vào
buổi chiều sương, một khóm hoa đong đưa trên dòng nước lũ… tất cả đi vào nhẹ
nhàng cho cả đoạn thơ.

Quang Dũng xa Tây Tiến nhưng khoảng thời gian ấy chưa lâu nên kỉ niệm Tây
Tiến vẫn như nguyên vẹn. Nỗi nhớ “chơi vơi” trải khắp bài thơ nhưng cô đọng
vẫn là ở nỗi nhớ về người lính Tây Tiến. Có lẽ người lính Tây Tiến, hình ảnh của
họ đã ăn sâu tận trong máu thịt tác giả:
“Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
Câu thơ đầu hoàn toàn tả thực về người lính kháng chiến, nổi tiếng bởi tên gọi
“Vệ trọc”. Giữa rừng núi hoang sơ, nạn sốt rét là nạn mà người lính thường mắc
phải. Sốt rét đến nỗi trọc cả đầu chỉ còn một vài sợi tóc lưa thưa đến nỗi da xanh
xao “màu lá”.
Bệnh sốt rét ác nghiệt như Chính Hữu đã từng mô tả:
"Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi."
Sốt rét là bệnh tiêu biểu thường gặp ở người lính khi Quang Dũng nói về điều
này, tác giả còn muốn cho ta biết, người lính Tây Tiến sống như thế đấy! Họ
s61ng đ46 chiến đấu với quân thù nhưng lại phải chiến đấu với cả gian khổ, bệnh
tật nữa. Giữa bao nhiêu khó khăn người lính vẫn
"Quân xanh màu lá dữ oai hùm"
Nét dữ tợn của người chiến sĩ Tây Tiến ở đây không làm nhạt đi tí nào hình ảnh
người lính Tây Tiến trong ta. Bệnh tật, yếu đau tưởng chừng làm người chiến sĩ
yếu đuối nhưng ta bất ngờ vì dáng vẻ “dữ oai hùm” của anh lính. “Dữ oai hùm”
làm mất đi sự yếu đuối của “đoàn quân không mọc tóc” và của “quân xanh màu
lá”, câu thơ trên giúp cho câu thơ sau tiếp tục:

×