Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Phân tích truyện ngắn vợ nhặt của kim lân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.58 KB, 2 trang )

Phân tích truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
October 1, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THPT - Tác giả: qt
Đề bài: Nhà văn Kim Lân có lần đã kể lại tác phẩm Vợ nhặt của ông thực ra là một chương đã được viết lại của truyện
dài Xóm ngụ cư. Ý của truyện là “Trong sự túng đói quay quắt, trong bất cứ hoàn cảnh khốn khổ nào, người dân ngụ cư
vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái ảm đạm để mà vui, mà hi vọng".
Hãy làm rõ ý kiến trên thống qua việc phân tích truyện ngắn Vợ nhặt
Nhan đề Vợ nhặt, truyện ngắn của Kim Lân, thật hấp dẫn; nó có thể là câu chuyện tình ở xóm ngụ cư, có thể là Nắng sớm tình
yêu… Với "Vợ nhặt”, “anh cu Tràng” đã nhặt được vàng. Theo lí thuyết hiện đại về truyện ngắn, mỗi truyện là một “việc vặt”
đăng trên báo hàng ngày (một tai nạn xe hỏa, một vụ giết cha, bắt được của ) cộng với những tình cảm, những xúc động, xót
thương, từ một sự việc bất chợt hàng ngày ấy, người viết truyện ngắn xây dựng một tượng trưng, một đột biến trong cuộc đời
nhân vật. Vợ nhặt của Kim Lân cũng vậy, là chuyện một người đàn ông nghèo lấy vợ. Từ chất liệu bình thường đó, nhà văn
tưởng tượng những hoàn cảnh, những con người, xây dựng tình duyên trong sáng, đầy xót thương, giữa một khung cảnh đói khát,
chết chóc. Truyện ngắn này có những sức rung động bên trong của nó: sự đối lập giữa hoàn cảnh u ám bên ngoài và những tâm
hồn nhân hậu, những thỏi vàng ròng, của thế giới bên trong của ba nhân vật. Và, từ những con người lầm lũi, cô đơn, họ quây
quần thành một gia đình đầm ấm, chan chứa tình thương. Đó là biến động lớn trong cuộc đời họ. Tràng có vợ, một hạnh phúc bất
ngờ đến với anh, khiến anh bàng hoàng, tưởng như mơ ngủ, cô “vợ nhặt” (đã nhặt được ở chợ thì đâu có tên tuổi, tác giả gọi cô là
“cô ả”, “người đàn bà”, “thị”) trở thành “nàng dâu”, người đàn bà biết quán xuyến gia đình, nhà cửa, còn bà Tứ thì khóc mấy lần,
con trai bà nên người, bà có chết cũng yên lòng. Tình thương yêu đâ biến đổi những con người.
Kim Lân đưa người đọc vào một xóm ngụ cư; người đọc như lạc vào một không gian lạ lẫm (một phương diện của thi pháp
truyện, đặc biệt là truyện phiêu lưu); ở đấy những con người tốt bụng, trẻ con đùa nghịch vứi Tràng, mỗi khi anh đi qua xóm; ở
đấy bóng tối chế ngự, “chiều chạng vạng”, những ngày đói thì cảnh tối sẩm lại. Tràng “nhặt” được vợ, đưa qua xóm, cùng là một
buổi chiều, gió thổi ngăn ngắt, với những gương mặt hốc hác u tối; hai người đi vào con đường sâu thẳm; tiếng chó sủa. Đến nhà,
một túp lều rúm ró, tối om, lát sau, ánh sáng ngọn đèn dầu tỏa ra ấm áp. rồi sáng hôm sau, nắng mùa hè chói chang, rực rỡ, nhà
cửa, sân vườn đang quang quẻ. Tình thương yêu tỏa sáng.
Các nhân vật ấy đáng yêu làm sao! Tràng yêu trẻ hàng xóm và được trẻ yêu anh: anh chàng cục mịch, vạm vỡ, hay đùa, tủm tỉm
cười một mình, khi anh dẫn cô vợ nhặt qua xóm – buổi “rước dâu” nghiêm trang, bọn trẻ tinh nghịch hò reo: “Chống vợ hài”; cả
với cô gái rách rưới không quen biết, cũng có khi anh đùa, anh hò: Muốn ăn cơm trắng mấy giò… và ở chợ, vì câu đùa vui Rích
bố cu., có về với tớ thì về, mà Tràng có vợ. Cô “vợ nhặt” là một cô gái cong cớn (Điêu! Người thế mà điêu) Và Tràng nói bâng
quơ: có về thì về, sau đó ả đi theo ngay. Và khi đã là người vợ, người đàn bà trở thành hiền hậu, người vợ đảm đang, nàng dâu
hiền. Có vợ, Tràng trở thành người khác, lòng ngập tràn niềm vui sướng. Cô gái chỏng lỏn này là nguồn vui của cuộc đời có thể
khác đi; tiếng chổi của nàng dâu mới quét sân kêu sàn sạt trên mặt đất, là một tín hiệu mới. Bà Tứ cũng vậy, trước kia lọng


khọng, hay lẩm bẩm một mình, nay nhanh nhẹn, rạng rỡ hẳn lên: bà nói với con trai, với con dâu mới, những lời nhân hậu. Từ khi
bà hiểu rồi (hiểu người đàn bà đứng kia, giữa nhà bà, là vợ con trai bà, là con dâu bà, do cái duyên số), biết bao kỉ niệm và xót
thương, một đời cơ cực, chồng và con gái út đã chết, bà khóc mấy lần; sáng hôm sau, bà lanh lẹ, xăm xắn, đùa cợt trong nước mắt
(bát cháo cám đắng chát, bà bảo hai con là chè ngon đáo để). Tình yêu đã biến đổi ba con người khốn khổ ấy. Trơ trọi trở thành
đầm ấm, giá lạnh bơ vơ trở thành vui tươi, bóng tối trở thành nắng sớm chan hòa. Tình yêu là tất cả.
Kim Lân tả một đám cưới, đám cưới lạ lùng, có một không hai. Nhà văn đưa người đọc vào một không gian kỳ lạ, đau xót, của
người dân nghèo xóm ngụ cư đói rách – hỏi vợ, cưới vợ, và đón dâu, một đám cưới làm người đọc sa nước mắt, giữa cảnh xác
người chết đói rải rác khắp hố và chợ, quạ bay từng đàn trên trời, trẻ con, người lớn sống sót thì dật dờ như bóng ma. Tràng hỏi
vợ một lần ở đầu đường với một câu hò vẩn vơ ở đầu đường, một lần nữa ở xó chợ với mấy bát bánh đúc. Sau khi ăn bánh đúc
“hà ngon”, cô gái trở thành cô dâu, áo quần tả tơi với cái nón rách và một cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt. Cuộc rước dâu thật
thê thảm. Tiếng quạ kêu trên cây gạo. Bóng cô dâu, chú rể lủi thủi cách nhau ba, bốn bước, giữa hai dãy nhà tối om. Song, đúng
là cô dâu, trông thẹn thẹn hay đáo để, ngượng ngùng díu hai chân vào nhau; còn chú rể thì tủm tỉm cười, vênh vênh cái mặt, anh
không thể tin được rằng anh có vợ, sự việc không có thật. Cuộc đón dâu tại nhà không kém tủi hờn. Bà mẹ chưa về, chú rể đứng
ngây giữa nhà, cô dâu ngồi mớm mép giường. Bà Tứ về, bà vui mừng, bà khóc: con trai bà có vợ, có thể chẳng ai khó ba đời, có
thể cuộc đời cơ cực của mẹ con bà sẽ sang trang. Từ đây, với ngọn đèn dầu tỏa sáng, với những lời đầy ân tình của bà, hình thành
một gia đình ấm cúng, và sớm hôm sau, túp lều cũng lột xác, sáng chói lên dưới nắng hè. Tất cả là tình yêu.
Vợ nhặt của Kim Lân là một loại truyện ngắn cổ điển, với cốt truyện là một “việc vật” hàng ngày; nhà văn hư cấu những tình
huống đặc biệt rất hấp dẫn: xóm ngụ cư, năm chết đói, một người đàn ông “nhặt vợ ơ chợ mang về nhà; sự việc chớp nhoáng,
song đầy ý nghĩa với ba con người, ba cuộc đời. Nhà văn đưa hành động truyện vào bên trong, vào thế giới thế giới tâm linh của
ba nhân vật. Hành động của tâm linh tạo nên một thế giới con người rất đẹp, một chủ nghĩa nhân bản pha chút hài hước thật hấp
dẫn.
Read more: />

×