Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
November 14, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THPT - Tác giả: Thu Huyền
Đề bài: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Bản dịch Chinh
phụ ngâm) của Đoàn Thị Điểm.
Tiếng nói ai oán đối với chiến tranh của người thiếu phụ trong khúc ngâm chung quy chỉ cố sầu với nhớ và hết nhớ lài sầu nhưng
diễn biến tâm trạng thì muôn hình ngàn vẻ không hề lặp lại, cục diện phát triển theo những bước ngoặt mới hết sức hợp lí mà tinh
vi, xúc động. Chán ngán với hiện tại đau buồn, nàng lần về những ngày êm đẹp của quá khứ ; đối diện với cảnh thực phũ phàng,
nàng tìm về cảnh mộng ; khi giấc tàn mộng tỉnh nàng bối rối trăm phần; tiếp đến là oán trách và lo âu, ước ao và luyến tiếc…
cuối cùng là một trời hi vọng… Bút pháp tả tình kì diệu đã tôn giá trị nhân văn bất diệt của giai tác.
Nỗi sầu muộn trong đoạn trích này được coi là một trong những đoạn tiêu biểu thể hiện nét độc đáo cửa bút pháp miêu tả nội tâm
nhân vật.
Đoạn trích gồm 5 khổ, là chỉnh thể của một bước ngoặt mới về diễn biến tâm trạng người chinh phụ trong quá trình nhớ chồng.
Ta có thể hình dung sau những ngày tháng chìm đắm trong sầu tư khắc khoải:
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi lệ lại chứa chan
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây duyên kinh đứt, phím loan ngại trùng.
Tưởng như cõi lòng tan nát thì 4 câu tiếp theo (khổ 1, đoạn trích) lại ngân lên một khúc nhạc mới cao vút:
Lòng này gửi gió đông có tiền
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
Non Yên dù chẳng tới miền.
Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời!
Gió đông tức là gió xuân tươi mát, làm dịu cảnh vật và lòng người sẽ chuyển nỗi nhớ đến miền đất lạ mong được chia sẻ với đức
lang sẽ chuyến nỗi nhớ đến miền đất lạ mong được chia sẻ với đức lang quân. Non Yên – núi Yên Nhiên là một địa danh bên
Tàu, nơi đã từng nổ ra những cuộc kịch chiến, nhưng ở đây mang tính tượng trưng cho một miền đất xa xôi. Cái không gian ngút
tầm mắt được hình dung cụ thể là đường lên bằng trời cao rộng xa thẳm.
Chinh phụ ngâm là tiếng nói ai oán đối với chiến tranh của người thiếu phụ trong khúc ngâm
Tiếc thay, bi kịch của tâm trạng nào có được giải vây? Càng hi vọng bao nhiêu thì càng chuốc lấy thất vọng bấy nhiêu! Cái lôgic
khách quan thường là như vậy.
Hai câu thất ngôn của khổ 2 tương phản sâu sắc tạo nên cảm giác xót xa cay đắng. Đất trời dường như bao la bát ngát đến vô hạn
(thăm thẳm: không có đích; xa vời: không giới hạn): trời thăm thẳm xa vời khôn thấu! nỗi lòng ném xa ra để rồi lại trở về với bao
nối dày vò, vướng vít, trăn trở (đau đáu) không sao gỡ được! Hơn cả nỗi buồn, nó chuyển thành nỗi đau khôn tả (thiết tha lòng =
đau đớn như bị chà đi xát lại )! Cảnh buồn người thiết tha lòng. Đúng như thi hào Nguyễn Du sau này đúc kết Cảnh nào cảnh
chẳng đeo sầu – Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ! Tiếp theo là một loạt tâm cảnh xuất hiện. Từ giọt sương, tiếng trùng, đến
mưa xuân rả rích bình thường mà như ẩn tàng một sức mạnh ghê gớm; nó gây nên bao nỗi đoạn trường không sao chịu nổi! Nét
đặc sắc của biện pháp tu từ ẩn dụ mang lại hiệu quả tuyệt vời. Một cách so sánh và phôi hợp hình tượng mang tính hô ứng vừa
gợi cảm giác mạnh (sương tuyết bổ mòn, xẻ héo; búa bổ, cưa xẻ: danh từ và động từ chính xác), vừa tạo âm thanh lắng đọng (kêu
vẳng: vang xa; nện khơi, tiếng gõ từ xa vọng lại) như khơi sâu, như bào mòn chút nghị lực còn lại của người trong cuộc!
Chưa hết, trong khổ 4, người thiếu phụ hiện lên trong trạng thái thẫn thờ: nghe tiếng mà không phân biệt được âm thanh (tiếng
dế) thấy hình mà không nhìn ra ảnh (nguyệt soi); Chỉ sau khi có ngọn gió mạnh (thốc = tốc thẳng) xuyên màn vén bức là lên thì
nàng mới sực tỉnh để chứng kiến một cảnh sông động đang khơi dậy:
Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm
Câu kết thúc khổ 4 mở ra một diễn biến bất chợt.
Bằng biện pháp liên hoàn trùng điệp (sự móc nối nhiều ý và lời trong câu, trong cả khổ 5) vôn là sở trường của cả khúc ngâm,
khơi gợi cảnh trăng và hoa bện quyện xoắn xuýt lấy nhau, toả sắc lên hương, tượng trưng cho niềm vui và tuổi trẻ. Ngòi bút cực
tả tâm trạng nhập cuộc đắm say, khát khao tận hưởng niềm vui hiếm hoi và bất ngờ. Phải chăng thiếu phụ đã lấy Ịại được trạng
thái thăng bằng? Không, câu bát cuối khổ thơ: Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau đưa độc giả vào một chặng mới của
tâm tư: nàng đâu đã cất được mối sầu!
Tóm lại, bút pháp tả tình của tác giả là như vậy. Nói như Hoài Thanh: có lúc ta tưởng như ngòi bút sẽ rơi vào chốn sơn cùng thuỷ
tận; nhưng không, những cục diện mới tiếp tục hiện ra… Cả khúc ngâm đọng thành một mối sầu vạn cổ mà không gay nhàm
chán vì sự diễn biến tinh vi mà không gây nhàm chán vì sự diễn biến tinh vi mà phong phú đa dạng của đời sống nội tâm nhân
vật. Tiếng nói độc thoại của người chinh phụ hấp dẫn lòng người chinh phụ hấp dẫn lòng người vì giá trị văn cao cả được khắc
họa bằng nghệ thuật cổ điển tuyệt vời.
Read more: />