Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.25 KB, 2 trang )

Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp
September 12, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THPT - Tác giả: qt
Đề bài: Có người nhận xét: Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp. Em hãy giải thích nhận xét trên và dùng truyện Chử
Đồng Tử để chứng minh.
Dàn ý chi tiết
I. Mở bài
- Truyện cổ tích tồn tại qua nhiều thế kỉ. Cho đến hôm nay, truyện cổ tích vẫn là người bạn của mọi người nhất là của tuổi thơ. Vì
sao truyện cổ tích lại có sức sống lâu đến như vậy? Có nhiều lí do nhưng trong đó chủ yếu là do “truyện cổ tích là những giấc mơ
đẹp” của người xưa.
- Truyện “Chử Đồng Tử” đã phản ánh giấc mơ về cuộc hôn nhân vượt ra ngoài khuôn khổ lễ giáo phong kiến, phản ánh truyền
thống nhân đạo và khát vọng dân chủ của nhân dân ta.
II. Chứng minh
1. Giải thích nhận xét: “Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp”
a. Truyện cổ tích là truyện kể về con người trong mối quan hệ xã hội và sinh hoạt gia đình trong thời cổ. Không phải lúc nào
những mối quan hệ xã hội, những cảnh sống… cùng được như mong muốn của mọi người. Những lúc ấy, người ta thấy cần phải
giải bày, thể hiện những ước mơ đó. Khi đó, họ tìm đến truyện cổ tích. Do đó, có thể nói: Truyện cổ tích là những truyện có hư
cấu kì ảo về mọi hiện tượng trong giấc mơ.
b. Người xưa gởi gắm trong truyện cố tích những ước mơ về một cuộc sống sung túc, đầy đủ, no ấm qua những hình tượng niêu
cơm Thạch Sanh ăn hết lại đầy, chiếc hài có thể bước một bước đến bảy dặm, chiếc thảm bay… Họ còn gởi gắm trong truyện cố
tích về một cuộc sống tự do, hạnh phúc, công bằng ở nơi đó cái thiện luôn chiến thắng, chính nghĩa ắt sẽ thắng gian tà, những
người tốt, giỏi, hiền đều được sung sướng (giàu có, lên ngôi vua, lấy công chúa, hoàng tử…), như Tấm dù chết đi sống lại vẫn
gặp vua và trở thành hoàng hậu. Sọ Dừa cởi bỏ lốt xấu xí, tìm được vợ và hưởng một cuộc sống sung sướng… những ước mơ đó
rất đẹp, rất cao quý.
c. Những ước mơ trên không thể thực hiện được trong đời sống hàng ngày, nó chỉ có thể thực hiện được trong các truyện cổ tích
nhờ lực lượng siêu nhiên, như thần, tiên, bụt… Điều đó có nghĩa là ở thời kì trước, thời xưa những điều ấy bao giờ cũng chỉ là
một giấc mơ, không bao giờ biến thành sự thật. Tuy nhiên, chính nhờ có những giấc mơ đẹp mà truyện cổ tích trở thành niềm an
ủi, thành nguồn động viên, thành người bạn đường tin cậy của nhân dân, từ thế kỉ này sang thế kỉ khác. Đó là một trong những lí
do để nó trường tồn.
2. Giấc mơ đẹp trong truyện Chứ Dồng Tứ
a. Truyện Chử Đồng Tử kể lại cuộc hôn nhân giữa công chúa Tiên Dung và Chử Đồng Tử, đây là mối tình đẹp.
- Đẹp vì đó là mối tình thật sự của hai trái tim bất chấp mọi luật lệ khắc nghiệt của xã hội phong kiến về đẳng cấp, về địa vị xã


hội. Tiên Dung khi lấy Chử Đồng Tử không có một băn khoăn nào vì mình là công chúa đã lấy anh thuyền chài nghèo rớt mồng
tơi. Nàng bất chấp sự ngăn cản của vua cha, đó là một thiếu nữa có bản lĩnh.
- Đẹp vì đó còn là mối tình phóng khoáng diễn ra trong khung cảnh thiên nhiên rộng rãi, tươi đẹp, tình và cảnh hòa làm một. Tiên
Dung gặp Chử Đồng Tử một cách bất ngờ tại một vùng trời nước bao la. Mối tình của họ đến cũng đột ngột và phóng khoáng
như thiên nhiên nơi ấy.
- Đẹp vì nó hợp lòng người nên được từ người đến tiên giúp đỡ. Nhờ vậy mà vợ chồng Tiên Dung đã sống những ngày hạnh
phúc, rồi lại cùng đắc đạo trở về cõi vĩnh hằng (bay lên trời).
b. Mối tình Tiên Dung và Chử Đồng Tử tuy đẹp nhưng không thể trở thành truyện thật trong xã hội xưa. Nó bị tư tưởng môn
đãng hộ đôi ngăn cản. Trong truyện vua cha rất tỏ ra giận dữ Tiên Dung. Ông ta lập tức thi hành những biện pháp trừng phạt: gọi
binh lính và người hậu vệ, rồi lại sai quân đến đánh. Đại diện cho quyền lực, sự từ chối của vua cha có ý nghĩa là sự từ chối của
xã hội đối với mối tình Tiên Dung và Chử Đồng Tử.
- Mối tình Tiên Dung và Chử Đồng Tử chỉ có thể trở thành hiện thực trong câu truyện cố tích trên. Vì thế trải qua nhiều thế kỉ nó
vẫn là giầc mơ đẹp. Mối tình ấy là lời phản kháng, lên án gay gắt lễ giáo phong kiến, là tiếng nói khao khát tự do yêu thương, đặt
tình yêu lên tất cả (lễ giáo, quyền lực, tiền tài, danh vọng…). Nó trở thành tiếng nói khát vọng nhân đạo, dân chủ của nhân dân ta.
III. Kết luận
- Truyện cố tích xuất hiện từ thời xa xưa và tồn tại đên ngày nay vì nhiều lí do, trong đó có lí do truyện đã phản ánh những ước
mơ đẹp của nhân dân.
- Truyện Chử Đồng Tử đã nêu lên giấc mơ của người xưa về những mối tình vượt lên trên mọi thứ lễ giáo, quyền lực.
Read more: />

×