BA PHẦN GIA TÀI
(Truyện cổ tích Việt Nam)
Xưa có một ông lái buôn tính tình hiền lành cẩn thận, trước khi nhắm mắt lìa đời, ông làm
một chúc thư để lại phân chia gia tài cho ba đứa con ông.
Gia tài của ông gồm có17 con trâu và 19 con heo. Theo chúc thư thì người con cả được 1/2, người
con thứ được 1/3 và người con út được 1/9 đàn trâu. Còn heo thì con cả được 1/2 con, con thứ 1/4 và
con út 1/5.
Trong chúc thư có dặn hai điều: Thứ nhất không được bán trâu và heo để lấy tiền chia, thứ nhì
không được giết hại súc vật, nghĩa là để nguyên vẹn vậy mà chia.
Thật là chuyện rắc rối. Người con cả lên tiếng giành phần:
- Nửa đàn trâu 17 con và đàn heo 19 con, toàn là số lẻ làm sao mà chia.
Đến lượt người con thứ cũng càu nhàu:
- Phần tôi thì 1/3 đàn trâu là 5 con với 2/3 và 1/4 đàn heo tức 4 con với 3/4. Như vậy phải giết trâu
với heo mới chia được, mà cha thì cấm giết...
Người con út cũng tỏ vẻ bực mình:
- Phần tôi thì 1/9 đàn trâu và 1/5 đàn heo như thế cũng chẳng chia quái gì được, trừ phi xả thịt nó ra.
Tuy gặp sự rắc rối như vậy, cả ba anh em không ai chịu nhân nhượng ai, triệt để giữ đúng các phần
ăn trong chúc thư, không ai ưng chịu sửa đổi một khoảng nào.
Ban đầu còn bàn bạc nhỏ nhẹ với nhau, thét rồi sanh ra cãi vã to tiếng với nhau. Cuối cùng người
con Cả đề nghị:
- Trong nhà phân xử không xong vậy cứ nhờ người ngoài phân xử vậy.
Cả ba dắt tới nhà một ông đồ nho giỏi về xử lý.
Lúc bấy giờ ông đồ đang ngồi xem sách chợt thấy ba anh em kéo tới biết có rắc rối về chuyện chia
phần ăn nên bảo:
- Ừ, nếu các anh đem việc này tới cửa công thì tốn kém rất nhiều, còn với tôi, chỉ lấy chút đỉnh công
lao thôi. Vậy các anh định phần công lao của tôi bao nhiêu?
Sao một hồi bàn tính, họ dành phần ông đồ ba con heo.
Tảng sáng hôm sau, ông đồ dắt một con trâu và một con heo đến nhà ba anh em con người lái buôn,
rồi thả hai con vật này nhập vào bầy trâu và heo. Xong rồi, ông gọi tất cả ba anh em đến hỏi:
- Bây giờ trong chuồng có bao nhiêu con trâu vậy các chú?.
Cả ba trả lời 18 con. Ông đồ hỏi:
- Này chú Hai, phần của chú bao nhiêu?
- Thưa một nửa đàn trâu tức là 9 con.
Ông đồ bảo:
- Vậy chú hãy vào dắt 9 con của chú đi.
Người thứ hai mừng rỡ vào thấp thỏm sợ ông đồ biết về phần lợi của mình, đúng lẽ thì chỉ 8 con và
một phần hai con chớ không được tron 9 con.
- Quay sang chuồng heo, ông đồ hỏi tiếp:
- Bây giờ có cả thảy bao nhiêu heo vậy chú?
- Dạ 20 con.
- Phần của chú Hai bao nhiêu?
Người thứ Hai đáp:
- Nửa đàn là 10 con.
Ông đồ ra lệnh:
Chú hãy dắt đủ 10 con nhưng trừ con của tôi lại.
Người thứ hai lấy đủ phần của mình rồ lật đật đem trâu và heo về nhà, chỉ để lại cho ông một con
heo phần công lao.
Giờ đến lượt người con thứ ba:
- Thưa cụ tôi được 1/3 vậy cụ chia cho.
Ông đồ hỏi.
- Một phần ba của đàn trâu 18 con là bao nhiêu vậy chú Ba?
- Dạ 6 con.
- Được rồi, chú mau vào chuồng dắt 6 con của chú ra, nhưng nhớ để con có dấu của tôi lại. À còn
heo chú được mấy phần?
- Thưa 1/4 tức là 5 con.
- Vậy chú cứ bắt 5 con, nhớ để cho tôi một con heo phần công lao nhé.
Người con thứ cũng như con trưởng lật đật đem phần ăn đi không cần bàn cãi gì nữa cả.
Đến lượt người con út, ông đồ hỏi:
- Này chú, chú được bao nhiêu phần trâu và heo.
Người này đáp:
- Dạ 1/9 đàn trâu và 1/5 đàn heo.
Ông đồ tính toán xong liền bảo:
- Chú hãy vào chuồng dắt hai con trâu và hai con heo, nhưng nhớ để tôi một con heo phần công lao.
Người con út cả mừng vì đúng lẽ anh chỉ được 3 con và 4/5 thôi, thế mà được những 4 con thì có lợi
vô cùng. Trong khi ấy ông đồ trở về nhà với 1 con trâu và 3 con heo, tất nhiên là ông cũng có lợi.
Bạn đọc sẽ ngạc nhiên tự hỏi: trong ba phần gia tài, kẻ được chia đều hưởng quá số lợi của mình
tưởng tượng, nên cả thảy đều mừng, vậy đâu là phần thiệt hại?
Không có gì khó hiểu cả, người có lợi trong vụ này chính là ông đồ chớ không phải ba anh em nhà
kia. Ông đem tới 1 trâu và 1 heo là cốt làm cho phần chia đúng vào các con số đã trù tính, nhưng ông
đã khôn ngoan giữ lại 1 con trâu và 1 con heo của ông mang tới, thêm vào đó hai con heo phần công
lao. Hai con heo này đã rút ngay trong ba phần gia tài, lẽ tất nhiên nếu ba anh em nhà không tranh
chấp thì 2i con heo này không lọt ra ngoài vậy. Biên soạn: Hoàng Oanh
Chiếc hũ thần diệu
Ngày xưa có hai anh em nhà kia, người anh nhờ buôn bán nên giàu có, em làm nghề đốn củi nên chỉ
đắp đủ qua ngày. Tết đến, người em túng thiếu không tiền làm cỗ cúng ông bà, mới sang nhà anh nài
nỉ, người anh chỉ thí cho một giò lợn luộc rồi đuổi về.
Người em mang chiếc giò lợn luộc đi ngang một cánh rừng, bỗng nghe tiếng rên rỉ thảm thương, liền
tìm đến nơi thì thấy một lão tiều phu bị cây ngã đè qua chân nằm kêu la than khóc. Động mối từ tâm,
người em khuân lấy cội cây bỏ đi nơi khác vào đỡ lão tiều phu dậy, định biếu chiếc giò lợn luộc cho
ông đỡ lòng. Cảm lòng tốt của nguời em, lão tiều phu từ chối và bảo:
- Ta muốn đáp lại tấm lòng tốt của ngươi, vậy ngươi hãy đem chiếc giò lợn này đến cái động đá
đằng kia để gặp các sơn thần, nếu họ đòi đổi giò heo lấy ngọc vàng thì ngươi đừng chịu, phải xin đổi
cho được cái hũ sành. Đó là cái hũ thần ước gì được nấy, nhưng đừng nên tham lam, chỉ ước đủ
dùng thôi và cần nhất phải giúp đỡ những người nghèo khó, khi nào vừa đủ thì phải hô to: "Đủ rồi"
thì tự nhiên miệng hũ đóng lại.
Nghe lời dặn dò của lão tiều phu, người em tìm tới động đá, quả nhiên thấy rõ các vị sơn thần nhảy
múa vui đùa. Lúc bấy giờ các vị sơn thần đánh hơi được mùi lợn quay nhìn lại thấy người em thập
thò ngoài động đá liền gọi vào bảo đổi giò heo lấy vàng ngọc, người em nhất định không chịu, chỉ
nhận đổi cái hũ sành. Rốt cuộc các sơn thần phải đem hũ sành đổi lấy giò heo.
Bấy giờ người em sung sướng đem cái hũ sành về nhà khoe với vợ. Rồi vợ chồng ước gì được nấy,
chẳng mấy chốc vợ chồng người em trở nên giàu sang sung sướng, họ ước thêm vàng bạc rồi đem
chia chác cho những người nghèo khó trong làng. Tiếng đồn người em có cái hũ thần loan ra khắp
nơi, người anh liền tìm đến tận nhà để xem hư thật, quả đúng như lời thiên hạ đồn. Người anh động
lòng tham bảo em đổi cái hũ sành lấy cả sản nghiệp của mình. Biết rằng người anh tham lam keo cú,
nếu được cái hũ thần sẽ ham sự giàu sang quên điều nhân nghĩa, nên người em từ chối không chịu
đổi chác với anh.
Tuy nhiên, người anh vẫn không bỏ qua giấc mộng làm chủ cái hũ sành, mới mưu mẹo, nhờ đứa ở
của người em đánh cấp cái hũ thần rồi vợ chồng người anh trốn lên thuyền đi ra miền biển.
Giữa lúc đó người anh nghe các nơi thiếu muối nếu có nhiều muối đem bán chắc được nhiều tiền,
nên đem hũ thần ra ước, muối từ trong hũ tràn ra như nước chảy, chẳng mấy chốc mà đầy cả thuyền.
Ngặt vì người anh chỉ biết có lời ước được muối, còn lời ước cho nắp hũ đóng lại thì không biết, nên
muối chảy hoài như nước tràn đê vỡ làm ngập cả thuyền rồi chìm luôn. Cả hai vợ chồng người anh
đều chết đắm giữa biển khơi.
Vì không có ai biết ước nắp hũ thần đóng lại, thành ra muối tuôn chảy khắp đai dương hòa tan trong
nước, làm nước biển mặn như ngày nay.