Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

LUẬN văn phân tích chiến lược và một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế làng nghề ở tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 139 trang )





phần mở đầu

1- Tính cấp thiết của đề tài.
Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới kinh tế do Đảng ta khởi xướng và lãnh
đạo. Nhiệm vụ trọng tâm nhằm xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, xây dựng cơ sở
vật chất cho chủ nghĩa xã hội, giúp chúng ta đi tắt, đón đầu, tránh được nguy cơ tụt hậu xa
hơn về kinh tế so với các nước khác, đó là đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đậi hoá đất
nước. Một trong những nội dung quan trọng của công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá
đất nước là công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Lịch sử nông thôn Việt Nam gắn liền với phát triển nông nghiệp và các làng nghề.
Đây là một trong những nét đặc trưng về truyền thống kinh tế, văn hoá của xã hội của nông
thôn Việt Nam. Sự phát triển kinh tế làng nghề gắn liền với ngành nghề truyền thống, với
trung tâm cụm, xã có các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phi nông
nghiêp. Theo đường lối chiến lược đó các làng nghề là một thực thể kinh tế ở nông thôn, là
cầu nối giữa nông nghiệp và công nghiệp, giữa nông thôn và thành thị, giữa truyền thống
và hiện đại, là một bộ phận, là một nấc thang phát triển quan trọng trong quá trình công
nghiệp hoá nông thôn.
Việc đẩy mạnh các phát triển các làng nghề nói riêng và ngành nghề nông thôn nói
chung có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tạo việc làm, tăng thu nhập, thu hẹp và tiến tới
xoá bỏ đói nghèo, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng nông
nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ
Tuy nhiên sự phát triển của các làng nghề, ngành nghề nông thôn đã trải qua những
bước thăng trầm, có nhiều làng nghề đã tồn tại và phát triển khá mạnh, đồng thời còn lan
toả sang các khu vực lân cận, tạo nên các cụm làng nghề, dần dần xuất hiện sự phân công
chuyên môn hoá.
Ngược lại có những làng nghề phát triển cầm chừng, không ổn định, gặp nhiều khó
khăn, thậm chí đã và đang bị mai một. Chính vì thế việc thúc đẩy và khôi phục phát triển


kinh tế làng nghề trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết. Đây là việc làm phù hợp với
đường lối, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta.

Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp, diện tích chật hẹp, dân số đông, tỷ lệ lao động
nông thôn lớn. Để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, một
trong số những trọng tâm cần tập trung đầu tư để tạo ra bước đột phá về tăng trưởng kinh
tế là phát triển mạnh mẽ nghề và làng nghề. Đây cũng là một thế mạnh của tỉnh cần phải
duy trì và phát triển, đúng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần
thứ XVI đã đề ra.
Thời gian vừa qua đã có một số đề tài nghiên cứu về kinh tế làng nghề ở các phạm vi
khác nhau, từng vùng hay từng tỉnh và nghiên cứu trên những khía cạnh, giác độ khác nhau.
Song việc vận dụng các vấn đề lý luận về xây dựng chiến lược kinh doanh trong nền kinh
tế thị trường, việc áp dụng các mô hình phân tích chiến lược vào việc định hướng và phát
triển kinh tế làng nghề thì chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống. Mặt khác trong
bối cảnh hiện nay chúng ta đang tăng tốc để thu hẹp khoảng cách về phát triển kinh tế so
với các nước, chủ động hội nhập khu vực và toàn cầu. Việc nghiên cứu các giải pháp để
phát triển công nghiệp nông thôn nói chung và kinh tế làng nghề nói riêng cần được tiếp
tục.
Xuất phát từ thực tế đó tôi đã chọn đề tài nghiên cứu : “Phân tích chiến lược và một số
giải pháp nhằm phát triển kinh tế làng nghề ở tỉnh Thái Bình”.
2- Mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về làng nghề, một số vấn đề về xây dựng chiến lược
kinh doanh.
- áp dụng một số mô hình phân tích chiến lược vào việc định hướng phát triển và tìm giải
pháp cho khu vực kinh tế làng nghề.
- Tổng quan kinh nghiệm về xây dựng chiến lược của một số đơn vị, tổ chức nhằm rút ra
những kết luận đối với việc phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình.
- Qua việc khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng làng nghề ở tỉnh Thái Bình và các nhân
tố tác động đến nó để qua đó thấy được những vấn đề cần giải quyết.
- Nghiên cứu, đề xuất một số quan điểm, phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc

đẩy phát triển và khôi phục kinh tế làng nghề ở Thái Bình trong thời gian tới.

3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế làng
nghề của tỉnh Thái Bình. Làng nghề ở đây bao gồm cả làng nghề truyền thống và làng nghề
mới.
- Phạm vi nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu phương hướng và các biện pháp
chiến lược từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể về kinh tế, tổ chức, cơ chế chính sách nhằm
phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình.
Phạm vi số liệu khảo sát điều tra chủ yếu là trên địa bàn tỉnh Thái Bình, thời gian từ 1995 đến
nay.
4- Phương pháp nghiên cứu.
Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, các phương pháp
phân tích hệ thống, tổng hợp, tư duy lôgic Việc điều tra khảo sát thực tế được tiến hành
bằng phương pháp chuyên gia (Delfi),kết hợp với việc kế thừa các kết quả nghiên cứu khảo
sát của các cơ quan, ban ngành, các cấp quản lý trực tiếp…
5- Những đóng góp của luận án.
- Đưa ra quan điểm về kinh tế làng nghề và vai trò của nó đối với công cuộc công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
- Phân tích đánh giá thực trạng làng nghề ở tỉnh Thái Bình bằng việc áp dụng một số
mô hình lý thuyết phân tích và hoạch định chiến lược vào công tác quản lý và định hướng,
đồng thời đánh giá công tác kế hoạch hoá, định hướng chiến lược đã hình thành trong quá
trình quản lý khu vực kinh tế làng nghề ở Thái Bình.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm phát triển, khôi phục làng nghề
góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh
Thái Bình.
6- Kết cấu của luận án.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận án gồm 4 chương chính :

Chương I : Một số vấn đề chung về làng nghề ở Việt Nam.

Chương này khái quát một số quan niệm về kinh tế làng nghề nói chung, đặc điểm,
vai trò của khu vực kinh tế này đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn.
Chương II : Cơ sở lý luận về việc xây dựng chiến lược kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường.
Chương này giới thiệu một số nội dung lý thuết về xây dựng và hoạch định chiến lược
kinh doanh có thể áp dụng đối với khu vực kinh tế làng nghề.
Chương III : Phân tích thực trạng khu vực kinh tế làng nghề tỉnh Thái Bình.
Đây là phần đánh giá những đặc điểm, điều kiện kinh tế nói chung, kinh tế làng nghề
nói riêng ở tỉnh Thái Bình, phân tích nguyên nhân, đưa ra những thuận lợi và khó khăn
trong một vài năm gần đây. Chương này cũng đánh giá thực trạng công tác quản lý, xây
dựng kế hoạch, định hướng chiến lược đối với khu vực kinh tế này ở Thái Bình.
Chương IV : Phân tích chiến lược và một số giải pháp nhằm phát triển khu vực kinh tế
làng nghề Thái Bình.
Nội dung chương này là vận dụng lý thuyết về phân tích chiến lược vào khu vực kinh
tế làng nghề tỉnh Thái Bình từ đó xác định được các cơ hội, nguy cơ và những điểm mạnh,
điểm yếu hiện tại và trong tương lai để xây dựng các kết hợp chiến lược, nhằm đưa ra các
giải pháp đối với khu vực kinh tế này.



















Chương I : Một số vấn đề chung về làng nghề ở Việt nam

1- Quan niệm về làng nghề.
Lịch sử kinh tế nước ta từ xưa đến nay cơ bản là kinh tế nông nghiệp với nghề trồng
lúa, trồng màu (ngô, khoai, sắn ), trồng rau quả và chăn nuôi. Sự hình thành và phát triển
kinh tế nông nghiệp gắn liền với xã hội nông thôn và làng quê ở Việt Nam. Làng ở Việt
Nam có lịch sử lâu đời, qua nghiên cứu của các nhà sử học thì nó đã xuất hiện từ thời Hùng
Vương dựng nước. Do đặc điểm kinh tế - xã hội lúc đó nên sự hình thành làng ở nước ta
không phải là do sự phân hoá của các thị tộc, bộ lạc như ở Đức, nó cũng không phải là sự
tập hợp của dân cư dưới sự bảo hộ của những thủ lĩnh quân sự như ở Pháp thời trung cổ mà
dựa trên cơ sở những công xã nông thôn[9]. Mỗi công xã nông thôn gồm một số gia đình,
có một tinh thần cộng đồng, cộng cảm, sống quây quần trong một khu vực nhất định. Các
làng ở nước ta có thể bao gồm 4 nhóm chính bao gồm : Thứ nhất là làng thuần nông nghiệp,
thứ 2 làng nông có thêm nghề buôn với một lớp thương nhân chuyên hoặc bán chuyên
nghiệp - đây là làng buôn, thứ 3 là làng nông có thêm một hay nhiều nghề thủ công truyền
thống - đây là làng nghề, thứ 4 là làng chài, hay vạn chài, kẻ chài

ở nông thôn nước ta trong các hộ tiểu nông ngoài việc xản xuất nông nghiệp là chính,
trong những lúc nông nhàn người nông dân còn tham gia những công việc mang tính phụ
trợ như đan lát, trồng dâu nuôi tằm, dệt vải và đi chợ đây có thể coi là sự kết hợp hữu cơ
giữa nông nghiệp - thủ công nghiệp - thương nghiệp và nó nằm trong cơ cấu mà Các Mác
gọi là “Phương thức xản xuất Châu á”. Một điều đáng lưu ý là những người thợ thủ công,
những thương nhân vẫn là những nông dân. Một đặc điểm của nghề thủ công rất đúng với
nhận xét mà Lênin đã nêu ra : “Công nghiệp gia đình là cái phụ thuộc tất nhiên của kinh tế

tự nhiên mà những tàn dư hầu như luôn luôn vẫn rớt lại ở những nơi nào có tiểu nông” và
“Đứng về mặt là một nghề nghiệp thì công nghiệp vẫn chưa tồn tại dưới các hình thức đó :
ở đây nghề thủ công với nông nghiệp chỉ là một mà thôi”[8].
Do sự phát triển của kinh tế, nghề thủ công dần dần tách khỏi nông nghiệp nhưng lại
phục vụ cho nông nghiệp và khi đó một số thợ thủ công không còn làm nông nghiệp (nhưng
họ vẫn gắn chặt với làng quê). Càng về sau trong làng càng có nhiều người tách khỏi ruộng
đồng để chuyển hẳn sang làm nghề thủ công, sống bằng chính nghề đó (như làng gốm Bát
Tràng, làng dệt lụa Vạn Phúc). Số lượng người làm nghề thủ công tăng dần lên và làng đó
được gọi là làng nghề.
Như vậy làng nghề có thể được quan niệm là làng ở nông thôn có một hay một số nghề thủ
công hầu như được tách hẳn ra khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập.
ở nông thôn những ngành nghề thủ công được truyền từ đời này sang đời khác, được
gọi là nghề thủ công truyền thống. Các nghề này tồn tại và phát triển trong các làng nghề,
gắn chặt với làng nghề được gọi là làng nghề truyền thống.
Làng nghề là một thực thể vật chất và tinh thần, tồn tại cố định của một hoặc một số
nghề thủ công truyền thống. Mỗi nghề truyền thống được bảo tồn, hoạt động, phát triển ở
một làng nghề, cụm làng nghề hay ở nhiều làng nghề, vùng nghề trong cả nước do tính lan
toả và sức sống mãnh liệt của nghề thủ công lâu đời của chúng ta.
Trong làng nghề không nhất thiết tất cả dân làng đều làm nghề thủ công, qua khảo sát
thực tế của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội năm 1995 về các làng nghề cho thấy các
làng nghề này thường có tỷ lệ lao động hay hộ làm nghề thấp nhất là từ 30 đến 35% so với
toàn làng.

Khi nói đến một làng nghề ta không chỉ chú ý đến các mặt đơn lẻ, mà phải chú ý đến
nhiều mặt, trong cả không gian và thời gian, nghĩa là phải quan tâm tới tính hệ thống, toàn
diện của làng nghề đó, trong đó yếu tố quyết định là nghệ nhân, sản phẩm, kỹ thuật sản xuất
và thủ pháp nghệ thuật Làng nghề thủ công là trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi quy
tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính truyền thống lâu đời, có
sự liên kết, hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống doanh
nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ nghề và các thành viên luôn có những ước chế xã hội và gia

tộc. Sự liên kết hỗ trợ nhau về nghề, kinh tế, kỹ thuật, đào tạo giữa các gia đình, các tổ
nghề đã tạo nên làng nghề ngay trên đơn vị cư trú của họ. Sản phẩm của làng nghề làm ra
chẳng những thiết dụng mà hơn nữa còn là hàng cao cấp, tinh xảo, độc đáo mang tính nghệ
thuật. Do tính chất kinh tế, hàng hoá, thị trường của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
làng nghề thực sự được coi là đơn vị kinh tế tiểu thủ công nghiệp. Vai trò, tác dụng của làng
nghề đối với đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội là rất tích cực, đặc biệt đối với khu vực
nông thôn.
Làng nghề thường xuất hiện theo những con đường chủ yếu sau :
- Có nghệ nhân từ nơi khác đến truyền nghề, nghệ nhân này được suy tôn là tổ nghề.
- Từ một số cá nhân hay gia đình dòng họ có những kỹ năng và có sự sáng tạo nhất định.
- Do những người đi nơi khác học sau đó dạy lại, truyền lại.
- Một số làng nghề gần đây mới hình thành do chủ trương của địa phương phát triển nghề
phụ.
- Một số làng nghề hình thành trên cơ sở sự lan toả dần từ một số làng nghề truyền thống,
tạo ra một cụm làng nghề, xã nghề ở vùng lân cận.
2- Đặc điểm của làng nghề.
- Sự ra đời và phát triển của các làng nghề gắn liền với xã hội nông thôn, các nghề thủ
công dần tách khỏi nông nghiệp nhưng không rời khỏi nông thôn. Các nghề trong các làng
nghề đều có sự ra đời từ ít nhất mấy chục năm (vài ba thế hệ). ở đó có các nghệ nhân kỹ
thuật cao được mang tính gia truyền.

- Về hình thức tổ chức sản xuất lao động : Nói chung ở các làng nghề hình thức tổ
chức kinh tế hộ gia đình vẫn là chủ yếu, một số đã có sự phát triển thành hợp tác xã và bắt
đầu có sự xuất hiện xí nghiệp tư nhân. Trong hình thức tổ chức sản xuất hộ gia đình, người
chủ gia đình thường là thợ cả, trong đó không ít người là những nghệ nhân, còn các thành
viên khác được huy động vào làm những công việc khác nhau trong quá trình sản xuất -
kinh doanh phụ thuộc vào kỹ thuật và khả năng của từng người, vào giới tính hay lứa tuổi.
Các hộ kinh tế gia đình cũng như các cơ sở sản xuất có thể thuê mướn lao động theo kiểu
thường xuyên hay thời vụ. Hình thức này bảo đảm gắn bó quyền lợi và trách nhiệm, tận
dụng được lao động và thời gian, nhu cầu đầu tư không lớn. Nó thích hợp với quy mô nhỏ.

Lực lượng lao động nông thôn ở nước ta hiện nay rất lớn. Theo báo cáo của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn hiện nay có khoảng 10 triệu lao động hoạt động ngành nghề
phi nông nghiệp ở nông thôn. Trong đó 89,8% hoạt động trong các hình thức hộ kinh tế gia
đình và 10,2% là thuộc các cơ sở.
Các hộ và các cơ cở trong các làng nghề có quy mô lao động nhỏ : ở các hộ bình quân
có 3-4 lao động thường xuyên, 2-3 lao động thời vụ. ở các cơ sở có 27 lao động thường
xuyên và 8-10 lao động thời vụ. Người lao động ở trong các làng nghề có văn hoá khá, nhưng
ít được đào tạo về chuyên môn một cách cơ bản. Qua phân tích và điều tra khảo sát cho thấy
quy mô lao động có ảnh hưởng khá lớn đến thu nhập và doanh thu của các cơ sở và các hộ
kinh tế gia đình tại các làng nghề, thường là cơ sở và hộ có quy mô lớn thì thu nhập cao hơn.
- Về nhà xưởng và thiết bị công nghệ : Tình trạng phổ biến hiện nay trong các làng
nghề là sử dụng ngay nhà ở, diện tích ở, làm nơi sản xuất. Khi quy mô sản xuất tăng lên
hoặc việc sử dụng thiết bị hoá chất làm cho môi trường sống bị ảnh hưởng.
Hầu hết các làng nghề về kỹ thuật, công nghệ sản xuất sản phẩm thường là rất thô sơ,
chủ yếu là sử dụng các loại công cụ thủ công truyền thống hoặc có cải tiến một phần. Hiện
nay đã có một số cơ sở đã có khả năng cơ giới hoá được một số công đoạn trong quá trình
sản xuất.
ở các hộ kinh tế gia đình là biểu hiện rõ nét : Công nghệ lạc hậu, trình độ cơ khí hoá
còn thấp (khoảng 37-40%), thiết bị phần lớn là cũ, thải loại từ công nghiệp thành thị.

- Về vốn và quan hệ tín dụng : Trong các làng nghề do kinh tế nông nghiệp nước ta
phần lớn mang tính tự cấp tự túc nên nhìn chung vốn đầu tư vào sản xuất của các hộ và các
cơ sở còn nhỏ bé, làm hạn chế khả năng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng
sản xuất.
Bên cạnh đó cũng xuất phát từ trình độ sản xuất nông nghiệp còn thấp kém nên các
quan hệ tín dụng còn phát triển chậm nhìn chung các cơ sở có quan hệ tín dụng mở rộng
hơn các hộ gia đình.
Các nguồn vốn vay tại các làng nghề hiện nay bao gồm từ ngân hàng, từ các chương
trình hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức, vay tư nhân, nhưng tỉ lệ số cơ sở và hộ được vay
còn rất thấp.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tháng 8 năm 2000 vốn sản
xuất bình quân trong một cơ sở tại làng nghề là 700,31 triệu trong đó vốn cố định là 61,8%.
Vốn sản xuất bình quân trong một hộ ở làng nghề là 25,73 triệu trong đó vốn cố định chiếm
57,2%.
Quy mô vốn cũng rất khác nhau, chủ yếu là quy mô vốn nhỏ bé, bình quân vốn đầu tư
cho một lao động thường xuyên của hộ là 7,75 triệu trong khi đó ở hộ thuần nông là 3,17
triệu.
Cũng theo báo cáo trên nguồn vốn đi vay chỉ có 32,45% số cơ sở và 15,6% số hộ được
vay từ ngân hàng; 4,76% số cơ sở và 1,83% số hộ được vay từ các chương trình hỗ trợ;
12,15% số cơ sở và 5,43% số hộ đi vay tư nhân.
- Về sản phẩm, nguyên liệu và thị trường:
Sản phẩm của khu vực kinh tế làng nghề thường là các loại sản phẩm tiêu biểu, độc
đáo, vừa là hàng hoá vừa mang tính văn hoá nghệ thuật, mỹ thuật, thậm chí trở thành các di
sản mang bản sắc của vùng, của dân tộc Sản phẩm tại các làng nghề chủ yếu không phải
là sản xuất hàng loạt mà là sản xuất mang tính đơn chiếc; nhỏ lẻ, sản phẩm mang tính khác
biệt khá cao. Tuy nhiên sản phẩm ở một số làng nghề còn mang tính đơn điệu chất lượng
chưa cao, chưa theo kịp được sự phát triển của đời sống xã hội trong nước và thị hiếu của
người nước ngoài.

Nguyên liệu dùng cho sản xuất ở khu vực kinh tế làng nghề chủ yếu là khai thác tại
địa phương và trong nước, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên, các nguồn nông lâm hải sản ở
địa phương. Việc cung ứng nguyên liệu cho sản xuất ở đây được thông qua nhiều nguồn
khác nhau, chủ yếu là nguồn cung ứng gián tiếp, thậm chí có nơi từ nguồn bất hợp pháp,
làm cho chi phí sản xuất tăng, giá thành sản phẩm cao.
Việc sơ chế nguyên liệu thông thường do các hộ, các cơ sở tự làm với kỹ thuật thủ
công hoặc máy móc thiết bị tự chế, lạc hậu. Do đó không thực hiện được việc tiêu chuẩn
hoá chất lượng nguyên liệu, không chủ động được chất lượng sản phẩm.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của khu vực làng nghề là ở cả trong nước và xuất khẩu
ra nước ngoài. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là ở các làng nghề thủ công mỹ nghệ. Một số
làng nghề, vùng nghề đã khai thác được thị trường du lịch tại chỗ.

Như vậy làng nghề không chỉ là một trong những đơn vị kinh tế góp phần thực hiện mục
tiêu sản xuất hàng tiêu dùng trong nước thay thế hàng nhập khẩu, đồng thời hướng mạnh ra xuất
khẩu, nó còn là nét đặc sắc, là sự kết tinh và bảo lưu các giá trị văn hoá, văn minh của cộng
đồng làng xã, của dân tộc Việt Nam.
3- Vai trò của khu vực kinh tế làng nghề đối với qúa trình công nghiệp hoá nông
nghiệp nông thôn.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là con đường tất yếu khách quan trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội. ở nước ta công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn là một
nội dung rất quan trọng, là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm.
Thông qua các văn kiện của Đảng, nhất là Văn kiện Đại hội Đảng VIII ta có thể hiểu
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn thực chất là quá trình phát triển nông
thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà nội dung cụ thể là :
- Phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá có năng suất cao trên cơ sở trang bị thiết
bị, công nghệ và vật tư tiên tiến để thay thế nền nông nghiệp thủ công lạc hậu.
- Phát triển các hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp với tỷ trọng ngày càng lớn nhằm
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công - nông nghiệp - dịch vụ.

- Tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn để thực hiện yêu cầu từng bước đô
thị hoá nông thôn.
Như vậy khu vực kinh tế làng nghề có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã
hội nông thôn. Sản xuất phi nông nghiệp và dịch vụ ở các làng nghề đã giải quyết thêm
nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, thực hiện có hiệu quả công
cuộc xoá đói giảm nghèo, tạo ra tích luỹ nội bộ cho phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn,
tăng cường và nâng cao sức cạnh tranh, giảm sức ép bất lợi về đô thị hoá “ly nông bất ly
hương”, tăng cường phúc lợi xã hội cho người dân ở thôn, xã có nghề. Làng nghề chính là
hạt nhân của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và công nghiệp hoá nông nghiệp nông
thôn. Cụ thể là :
Thứ nhất, phát triển làng nghề góp phần giải quyết việc làm, phân công lao động, thu hút
lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn :
Nông thôn Việt Nam chiếm 80% dân số và 73% lực lượng lao động của cả nước.

Tuy nhiên một trong những thách thức, khó khăn hiên nay ở nông thôn là bình quân diện
tích canh tác trên đầu người thấp, việc làm thiếu, lao động dư thừa. Theo số liệu điều tra
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn chiếm
25,47% có nơi 30% trong khi hàng năm có tới khoảng một triệu người bổ sung vào lực
lượng lao động xã hội.
Việc phát triển kinh tế làng nghề sẽ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
mạnh mẽ hơn, phân công lao động hợp lý hơn. Lao động tham gia vào làng nghề không chỉ
là những lao động hoàn toàn không có việc làm mà còn cả những lao động thời vụ, không
thường xuyên.
Bình quân một cơ sở trong làng nghề tạo điều kiện cho 27 lao động, mỗi hộ giải quyêt
3-5 lao động. Ngoài lao động thường xuyên còn thu hút lao động nhàn rỗi trong nông thôn.
Nhiều làng nghề thu hút trên 60% số lao động vào các hoạt động ngành nghề. Hiện nay cả
nước có hơn 1000 làng nghề thu hút 10-11 triệu lao động nông thôn.
Các ngành nghề, làng nghề phát triển kéo theo và mở ra nhiều nghề khác nhau, nhiều
hoạt động dịch vụ liên quan, tạo thêm việc làm mới, thu hút thêm lao động. Do đó ngành

nghề, làng nghề ở nông thôn được coi là động lực trực tiếp giải quyết việc làm cho lao động
ở nông thôn.
Thứ hai, phát triển làng nghề tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao động đóng góp
cho sự phát triển của địa phương, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hẹp
khoảng cách đời sống giữa nông thôn và thành thị, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Hiện nay năng xuất lao động trong nông nghiệp thấp, thu nhập từ hoạt động sản xuất
nông nghiệp không cao. Phát triển kinh tế làng nghề sẽ tạo điều kiện làm tăng thu nhập của
cư dân ở nông thôn bằng hai cách : thu nhập do chính ngành nghề đó mang lại và thu nhập
do việc phát triển các nghề dịch vụ khác liên quan đến nó như : dịch vụ cung ứng nguyên
liệu, sản xuất và sửa chữa công cụ, dịch vụ cơ khí, dịch vụ lao động, dịch vụ thu nhập
bình quân của một lao động làm nghề ở cơ sở là 430.000đ/tháng, ở hộ làm nghề là
236.000đ/tháng cao gấp 1,7-3,9 lần so với lao động làm nông nghiệp thuần. Thu nhập từ
các hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp ngày càng đóng vai trò chủ yếu trong thu nhập
của các hộ ở các làng nghề. ở các làng nghề hiện nay tỉ lệ những hộ đói nghèo là rất nhỏ.

Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã sản suất ra một khối lượng hàng hoá lớn đáp
ứng nhu cầu trong nước và cả xuất khẩu. Năm 1996 giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn
khoảng 27.500 tỷ đồng. Tại các làng nghề giá trị sản lượng tiểu thủ công nghiệp chiếm 60%
- 80%, có những điển hình gần như 100% số hộ trong xã đều làm nghề. Các làng nghề tạo
ra thu nhập lớn trong dân cư và đóng góp nghĩa vụ với Nhà nước.
Tỷ trọng GDP trong tiểu thủ công nghiệp dịch vụ tăng lên trong tổng GDP được tạo
ra ở nông thôn. Theo tài liệu điều tra năm 1997, GDP của tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
tăng từ 26,8% năm 1990 lên 35,5% năm 1996. Trên cơ sở tạo ra việc làm, tăng thu nhập ở
nông thôn, giá trị sản lượng từ hoạt động phi nông nghiệp tăng lên, nông thôn có tích luỹ
và có điều kiện để nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng. Ngành nghề ở nông thôn đóng
vai trò là động lực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo, tăng
phúc lợi xã hội cho người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới. Trong tương lai nhiều
làng nghề, ngành nghề còn là vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, hiện đại ở nông thôn.
Thứ ba, phát triển kinh tế làng nghề tạo điều kiện thu hút vốn và tay nghề cao từ nhân dân
tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân.

Đầu tư cho một chỗ làm việc của doanh nghiệp tư doanh khoảng 5-10 triệu đồng. Quy
mô đầu tư bình quân cho mỗi doanh nghiệp từ 100-500 triệu đồng có xí nghiệp từ vài tỷ đến
chục tỷ đồng. Đối với kinh tế làng nghề suất đầu tư cho một chỗ làm việc từ 1-5 triệu đồng,
quy mô đầu tư mỗi hộ chỉ vài chục triệu. Kinh tế làng nghề ở đó kinh tế cá thể, hộ gia đình
là chủ yếu cho nên thế mạnh của nó là số đông, do vậy tổng lượng vốn đầu tư không phải
là nhỏ.
Ngoài ra kinh tế làng nghề có điều kiện để tiết kiệm được những chi phí đầu tư cho
xây dựng nhà cửa và kho tàng vì họ lợi dụng diện tích nhà ở làm nơi sản xuất, quản lý và
cả kho. Như vậy do đã tiết kiệm được khoảng 30-40% vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Về giác
độ huy động và sử dụng vốn đầu tư khu vực kinh tế làng nghề có lợi thế hơn. Mặt khác làng
nghề phát triển còn tập trung thu hút được nhiều những thợ thủ công có tay nghề cao, kinh
nghiệm lâu năm. Bởi vì phương pháp truyền nghề được sử dụng rộng rãi thay vì dạy nghề,
việc vừa học đi đôi với vừa làm, học đến đâu làm đến đó, thời hạn học nghề không có giới
hạn như các khoá học khác, hơn nữa ở khu vực làng nghề nhiều khi việc Nhà nước đào tạo

nghề còn chưa phát triển và điều kiện để tham gia đào tạo do Nhà nước tổ chức chưa đầy
đủ.
Thứ tư, phát triển làng nghề góp phần hạn chế di dân tự do, nâng cao đời sống văn hoá
tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Trên cơ sở việc tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho cư dân ở nông thôn mặt khác các
làng nghề, ngành nghề ở nông thôn phân bố rộng khắp do đó sẽ hạn chế được việc di dân
tự do trong vùng. Tâm lý những người sống ở nông thôn khi đã có việc làm ổn định tại chỗ
họ không thích xa quê hương, làng xóm nơi có những người thân, tinh thần cộng đồng và
cộng cảm.
Việc phát triển kinh tế làng nghề còn góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần
cho dân cư bởi vì khi nghề nghiệp ở đây đã phát triển tới một mức độ cao, người thợ lấy
nghề làm nguồn sống thì nghề nghiệp chính là gốc của đời sống, cũng là cội nguồn của
những giá trị văn hoá tinh thần - văn hoá nghề nghiệp. ở các làng nghề, các nghề có ảnh
hưởng trực tiếp đến văn hoá tinh thần, tác động đến tâm lý tình cảm, phong tục tập quán lề
lối làm việc, làm cho đặc trưng văn hoá nghề nghiệp cũng mang đậm nét ở những nơi đó.
Các sản phẩm ở làng nghề do các nghệ nhân làm ra cũng mang tính nghệ thuật nhất định.
Họ làm ra nhiều sản phẩm khác nhau mang đậm nét văn hoá làm phong phú thêm đời sống

văn hoá xã hội cho người sử dụng. Trong các làng nghề đều có tục lệ thờ ông tổ nghề và có
ngày hội làng - đây là một nét văn hoá “uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam. Qua
làng nghề chúng ta hiểu thêm văn hoá của nghề, sắc thái văn hoá của con người và quê
hương, đất nước.
Các sản phẩm từ làng nghề đều mang tính nghệ thuật độc đáo, vượt qua giá trị hàng
hoá đơn thuần trở thành di sản hay biểu tượng truyền thống văn hoá của làng, xã hay vùng.
Nghề truyền thống được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác đây là di sản quý giá mà cha
ông chúng ta đã để lại đó chính là giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc ta.
Việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là rất cần thiết. Tuy nhiên cần phải gắn với việc
hiện đại hoá một số khâu, công đoạn để tăng năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm,
nâng cao chất lượng sản phẩm tức là hiện đại hoá truyền thống nhằm nâng cao khả năng
cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Tóm lại, việc phát triển và khôi phục làng nghề có những tác động tích cực đến quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, tạo thêm điều kiện cho công
nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn như phát triển cơ sở hạ tầng, văn hoá, y tế, giáo dục, nâng
cao đời sống cư dân nông thôn. Ngược lại công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn tạo điều
kiện để làng nghề có cơ hội phát triển nhanh hơn, có khả năng để cơ giới hoá và hiện đại hoá.
4- Quan điểm và chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển nghề
và làng nghề ở nông thôn.
Có thể nói các chủ trương phát triển làng nghề và các ngành nghề có liên quan với
làng nghề đã được Đảng và Nhà nước quan tâm ngay từ những năm còn kháng chiến và
ngay sau khi hoà bình lập lại ở Miền Bắc. Vấn đề này cũng đã có những quá trình nhận thức
ngày càng sâu sắc hơn gắn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Ngay sau khi hoà bình lập lại ở Miền bắc, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà đã có những chính sách phát triển khuyến khích sản xuất, trong đó có việc khuyến khích
khôi phục phát triển nghề phụ gia đình, nghề thủ công theo đó người làm thủ công nông
thôn được tính nhân khẩu nông nghiệp, Nhà nước giúp hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp nguyên
liệu, tiêu thụ sản phẩm (Chỉ thị 110/TTg của Chính phủ ngày 6-9-1957). Qua các kỳ Đại
hội đại biểu toàn quốc của Đảng vấn đề phát triển tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn ngày
càng được nhấn mạnh và quan tâm hơn. Vai trò của tiểu thủ công nghiệp được khẳng định

là quan trọng lâu dài trong nền kinh tế quốc dân, nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế hộ
gia đình có những bước biến chuyển.
Từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI và sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị kinh tế
nông thôn phát triển mạnh, mở ra khả năng giải phóng mọi năng lực sản xuất.
Tại Đại hội Đảng lần thứ VII, Đảng ta chú trọng tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn, công nghiệp hoá nông nghiệp trong đó coi trọng sự phát triển ngành
nghề truyền thống, công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, hàng loạt các luật được ra đời
như : Luật đất đai, luật thuế sử dụng đất nông nghiệp, luật doanh nghiệp nhà nước, luật
doanh nghiệp tư nhân, luật đầu tư,
Đặc biệt tại Đại hội Đảng lần VIII vai trò và hướng phát triển của làng nghề nông thôn
với tư cách là một đơn vị kinh doanh độc lập được nêu ra trực tiếp và cụ thể. Trong báo cáo

chính trị tại Đại hội VIII có đoạn : “Phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và
các ngành nghề mới bao gồm tiểu, thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng,
hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp,
các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và phục vụ nhân dân ”.
Nghị quyết IV Ban Chấp hành Trung ương (khoá VIII) cũng chỉ rõ “Phát triển mạnh
các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn” Trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2020, công nghiệp hoá hiện đại hoá nông
nghiệp và nông thôn được đặc biệt quan tâm, trong đó phát triển nghề và làng nghề bao gồm
tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ là một bộ phận quan trọng.
Xã Luận báo Nhân dân ngày 13-11-2000 có tiêu đề “Phát triển ngành nghề nông thôn”.
Sau đó đến ngày 12-1-2001 báo Nhân dân lại có xã luận “Phát triển ngành nghề đúng
hướng”.
Tại Hội nghị phát triển ngành nghề nông thôn các tỉnh phía Nam đến 2010 (tháng 9
năm 2000) Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn đã nói “Bất cứ ai có kiến nghị phát triển làng
nghề, hãy gửi cho Chính phủ chúng tôi sẽ hết sức lắng nghe”.
Như vậy những chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về khôi phục và phát triển ngành
nghề, làng nghề ở nông thôn đã được cụ thể hoá, được tuyên truyền và phổ biến trong đời
sống kinh tế - xã hội. Các bộ ngành, các cơ quan Trung ương và địa phương đều có những

đóng góp to lớn. Ngày 24-11-2000 Chính phủ đã có Quyết định số 132/2000/QĐTTg về
một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn với 12 điều đã thể hiện cụ
thể hoá các chính sách của Nhà nước với các nghệ nhân, các cơ sở sản xuất và các tổ chức
liên quan.
Tiếp theo đó ngày 30-12-2000 Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển làng nghề truyền thống Việt
nam đã ra đời với một chương trình hành động cụ thể và phong phú.
Gần đây nhất Đại hội Đảng lần thứ IX đã thành công tốt đẹp, khẳng định đường lối
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm đầu thế kỷ. Sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá vẫn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm vai trò, vị trí cũng như định
hướng phát triển khu vực kinh tế làng nghề một lần nữa được đề cập và nhấn mạnh : “Phát
triển công nghiệp, dịch vụ các ngành nghề đa dạng, chú trọng công nghiệp chế biến, cơ khí

phục vụ nông nghiệp, các làng nghề, chuyển một bộ phận quan trọng lao động nông nghiệp
sang khu vực cộng nghiệp và dịch vụ ”.
Trong định hướng phát triển các ngành kinh tế và các vùng Đảng ta khẳng định : “Phát
triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, hình thành các khu vực tập trung công
nghiệp, các điểm công nghiệp ở nông thôn, các làng nghề gắn với thị trường trong nước và
xuất khẩu”,“Mở mang các làng nghề, phát triển các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ”.
Một dấu hiệu đáng quan tâm đối với khu vực kinh tế làng nghề là ngay trong quá trình
diễn ra Đại hội Đảng IX một trong những hoạt động chào mừng Đại hội đó là Hội chợ triển
lãm “Ngành nghề thủ công và đặc trưng văn hoá nông thôn Việt Nam” được tổ chức lần
đầu tiên tại Hà Nội từ 17-4 đến 26-4-2001.
Qua việc nghiên cứu các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển
kinh tế làng nghề, ta có thể thấy rằng vai trò vị trí và những định hướng phát triển của khu
vực này cùng những vấn đề liên quan đến sự tồn tại và phát triển làng nghề đã được đề cập
không phải trong những mấy năm gần đây. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung
vấn đề ngày nay ngày càng được nhấn mạnh và khẳng định như một khu vực kinh tế độc
lập, là động lực góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, thu hẹp khoảng cách so với khu vực và
thế giới.

Để phát huy vai trò của khu vực kinh tế làng nghề hiện tại cũng như trong tương lai cần
phải có những hướng đi và giải pháp phù hợp. Đó chính là những yêu cầu, đòi hỏi của công tác
định hướng chiến lược giành cho các nhà lãnh đạo và quản lý. Sau đây xin giới thiệu những
vấn đề cơ bản về lý thuyết xây dựng và hoạch định chiến lược kinh doanh có thể áp dụng trong
việc định hướng phát triển đối với khu vực kinh tế này.
















Chương II : Cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược kinh
Doanh trong nền kinh tế thị trường


1- Những vấn đề chung về chiến lược kinh doanh.
1.1- Khái niệm về chiến lược kinh doanh.
a) Sự ra đời và phát triển lý thuyết về chiến lược kinh doanh.
Thuật ngữ chiến lược có nguồn gốc từ nghệ thuật quân sự thời xa xưa, với ý nghĩa là
phương pháp, cách thức điều khiển và chỉ huy các trận đánh. Trong quân sự cũng có nhiều
quan niệm về chiến lược. Một xuất bản cũ của từ điển Larouse coi : “Chiến lược là nghệ
thuật chỉ huy các phương tiện để chiến thắng”. Theo thời gian tính ưu việt của chiến lược
đã được phát triển sang các lĩnh vực khoa học khác như : Chính trị, văn hoá, kinh tế, xã hội,
công nghệ môi trường
Trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp chiến lược phát triển muộn hơn vào thế kỷ XX.
Đến những năm 1950 xuất hiện một số các chủ trương, ý tưởng hoạch định chiến lược trong
các doanh nghiệp chủ yếu dựa trên cơ sở phân tích các tiềm lực tài nguyên. Sang các năm
1960 đến năm 1970 là giai đoạn hình và phát triển của lý thuyết về phân tích chiến lược,
hoạch định chiến lược. Lúc này môi trường của các doanh nghiệp có sự biến động lớn do:
xu thế quốc tế hoá các giao dịch kinh tế, cách mạng khoa học - kỹ thuật phát triển; sự thay
đổi trong xã hội tiêu dùng và nguồn tài nguyên khan hiếm. Việc thực hiện thành công các

chức năng quản lý nội bộ trong doanh nghiệp không còn quyết định đến việc thành công
của doanh nghiệp như trước nữa, đó mới chỉ là điều kiện cần mà chưa đủ bảo đảm cho sự
thành công. Chìa khoá cho sự thành công lúc này chính là việc thích ứng với sự thay đổi
của môi trường. Lý thuyết về quản lý chiến lược ra đời theo sát với yêu cầu cạnh tranh ngày
càng ngay ngắt của các công ty, các hãng lớn trên thế giới.
Quản lý chiến lược chính là quá trình quản lý hành vi ứng xử của tổ chức với môi trường.
Một cách tiếp cận khác : quản lý chiến lược là tập hợp các quyết định và hành động quản
lý quyết định sự thành công lâu dài của tổ chức.
Quản lý chiến lược là tập hợp các quyết định và biện pháp hành động dẫn đến việc hoạch
định và thực hiện các chiến lược nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.
Nói tóm lại, quản lý chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng
như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức, đề ra, thực hiện các kiểm tra việc thực

hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như
tương lai.
Các tổ chức hay đơn vị được đề cập trong luận án này có thể là : 1 ngành, 1 khu vực
kinh tế, 1 doanh nghiệp hay hợp tác xã… ở nước ta khi chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch
hoá sang kinh tế thị trường các doanh nghiệp và các cơ quan đã bắt đầu có hoạt động quản
lý chiến lược và đến nay quản lý chiến lược là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà quản
lý nói chung và quản lý doanh nghiệp nói riêng.
b) Các khái niệm về chiến lược kinh doanh.
Tuỳ theo từng cách tiếp cận mà xuất hiện các quan điểm khác nhau về chiến lược kinh
doanh.
- Theo Micheal Porter : “Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật xây dựng lợi thế cạnh
tranh”.
- Theo Alfred Chandker : “Chiến lược kinh doanh đó là việc xác định các mục tiêu cơ
bản và dài hạn của doanh nghiệp lựa chọn các chính sách, chương trình hành động nhằm
phân bổ các nguồn lực để đạt được các mục tiêu cơ bản”.
Hai định nghĩa trên là hai định nghĩa truyền thống được phổ biến nhất hiện nay, ngoài ra
còn có nhiều quan điểm khác.

- Theo James B.Quinn : Chiến lược kinh doanh đó là một dạng thức hay là một kế
hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các trình tự hành động thành một
tổng thể kết dính lại với nhau.
- Theo William J.Glueck : Chiến lược kinh doanh là một kế hoạch mang tính thống
nhất, tính toàn diện và tính phối hợp được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của
doanh nghiệp sẽ được thực hiện.
- Theo quan điểm hiện đại, nội dung khái niệm chiến lược có thể bao gồm “5P”
:
Kế hoạch : Plan

Mưu lược : Ploy
Mô thức, dạng thức : Pattern
Vị thế : Position
Triển vọng : Perspective
c) Phân biệt khái niệm chiến lược kinh doanh và một số khái niệm khác.
- Quyết định chiến lược và quyết định tác nghiệp.

Quyết định chiến lược
Quyết định tác nghiệp
Thời gian :
Thời gian dài
Thời gian ngắn
Mục đích :
Xác định vị trí của doanh
nghiệp trên thị trường, xác
định năng lực sản xuất của
doanh nghiệp
Thực hiện và khai thức các
năng lực sản xuất hiện có
Thông tin :

Thông tin mờ, đa dạng
Cụ thể, chính xác
Mô hình :
Dựa vào các mô hình mang
tính sáng tạo, dò dẫm, không
mang tính thuật toán, quy tắc
Dựa vào các mô hình mang tính
thuật toán, dựa trên những quy
tắc
Tác dụng :
Tác dụng đối với toàn bộ hoạt
động của doanh nghiệp và dài
hạn
Tác dụng cục bộ từng bộ phận,
từng khía cạnh, chức
năng
Khả năng thay đổi :
Khó thay đổi
Dễ thay đổi
- Chiến lược và chính sách :
Chính sách là phương tiện để đạt được mục tiêu chiến lược, đó là những cách thức, hướng dẫn
hành vi, phương thức đường lối hướng dẫn trong quá trình phân bổ nguồn lực. Chính sách tồn
tại dưới các văn bản hướng dẫn, quy tắc, thủ tục,

Như vậy, về phạm vi trong cùng một cấp thì chiến lược rộng hơn chính sách vì chiến
lược xác định một hướng đi và mục tiêu mang tính dài hạn. Tuy nhiên đây là sự khác biệt
có tính chất tương đối bởi vì thường là các doanh nghiệp khi hoạch định chiến lược phải
phụ thuộc vào các chính sách của Nhà nước.
- Chiến lược và kế hoạch, chương trình, dự án :
Phần lớn các nhà kinh tế cho rằng chiến lược, kế hoạch, chương trình dự án cùng phụ

thuộc vào phạm trù kế hoạch hoá tuy nhiên giữa chúng khác nhau về mức độ, thể
Như vậy giữa chúng khác nhau về :
+ Khác nhau về cấp độ.
+ Khác nhau về mục tiêu: thể hiện ở chỗ : chiến lược nhằm nâng cao vị thế cạnh
tranh của tổ chức hoặc doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh, kế hoạch nhằm vào
việc thực hiện quá trình quản lý tác nghiệp để thực hiện các mục tiêu của chiến lược theo
từng cấp độ, thời gian thích hợp.
+ Khác nhau về cách thể hiện : chiến lược thể hiện bằng kế hoạch, kế hoạch
thể hiện bằng các chỉ tiêu cụ thể.
Có thể khẳng định rằng trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung chúng ta sản xuất theo chỉ
tiêu, kế hoạch giao từ trên xuống. Theo đó việc tiêu thụ sản phẩm đã có địa chỉ cố định. Các
tổ chức, các ngành và khu vực kinh tế không quan tâm tới chiến lược theo đúng nghĩa của
nó.
hi
ện trong s
ơ đ
ồ sau :








Chu
ẩn
đoán
chi
ến l

ư
ợc

Chi
ến l
ư
ợc
kinh doanh

K
ế hoạch theo
th
ời gian

K
ế hoạch theo
m
ục tiêu

K
ế hoạch
ng
ắn hạn

K
ế hoạch

dài h
ạn


D
ự án

Chương tr
ình


3.1.1. Thang đo
Đề tài này nghiên cứu về sự thỏa mãn công việc của nhân viên văn phòng, đây là một dạng
nghiên cứu thái độ của con người về một khía cạnh nào đó trong cuộc sống. Để xem xét đánh giá được
thái độ của người trả lời, trong trường hợp này là sự thỏa mãn công việc thì người nghiên cứu có thể
lựa chọn hai dạng câu hỏi trong bảng câu hỏi của mình. Dạng câu hỏi đầu tiên là câu hỏi dạng mở,
nghĩa là người trả lời có thể tùy theo ý kiến của mình mà trả lời về cảm nhận của họ về sự thỏa mãn
công việc của họ. Dạng câu hỏi thứ hai là dạng câu hỏi đóng, nghĩa là người thiết kế bảng câu hỏi sẽ
đưa ra luôn những lựa chọn trả lời với các tuyên bố về thái độ của người trả lời như hoàn toàn đồng
ý, đồng ý, không chắc, không đồng ý, hoàn toàn không đồng ý.
Ví dụ thay vì hỏi câu hỏi dưới dạng về mở “Anh/ chị cảm thấy lương của mình nhận được từ
công ty như thế nào?” thì ta có thể hỏi câu hỏi dưới dạng đóng “Mức lương của anh/chị hiện nay là
phù hợp với năng lực và đóng góp của anh/ chị đối với công ty” kèm theo năm lựa chọn trả lời là:
hoàn toàn đồng ý, đồng ý, không ý kiến, không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý. Với dạng câu hỏi
đầu tiên, chúng ta sẽ nhận được các câu trả lời khác nhau và hầu như là mỗi người trả lời một cách.
Điều này khiến ta không kiểm soát được câu trả lời của họ và cũng khó có thể lượng hóa hay rút ra
được một kết luận chung về vấn đề mức lương của họ. Với dạng câu hỏi thứ hai và với câu trả lời có
sẵn, khi nhận được câu trả lời chúng ta sẽ thấy được rõ hơn về đánh giá của người trả lời đối với mức
lương của họ hiện nay.
Như vậy sử dụng câu hỏi đóng trong nghiên cứu thái độ nói chung là thuận lợi hơn. Ngoài ra, vì
một trong những mục tiêu của đề tài này là tìm hiểu, xác định mức độ thỏa mãn công việc nên việc sử
dụng câu hỏi dạng đóng với các lựa chọn trả lời dạng thang đo Likert là phù hợp nhất. Với câu trả lời
của người trả lời dưới dạng thang đo này, ta sẽ thấy được sự thỏa mãn công việc của người nhân viên
ở từng khía cạnh, từng nhân tố trong công việc ở mức thỏa mãn hay không thỏa mãn và ở mức độ

nhiều hay ít (đối với Likert năm và bảy mức độ). Đồng thời, vì thang đo Likert là thang đo khoảng
nên ta có thể sử dụng số liệu thu thập được để xử lý, phân tích định lượng để xác định mối quan hệ
tương quan, quan hệ tuyến tính giữa các biến nói chung, cũng như giữa các biến độc lập và biến phụ
thuộc.
Tuy nhiên để đảm bảo tính phù hợp của thang đo, theo Kumar (2005) cần giải quyết hai vấn đề
sau:
- Ai là người quyết định thang đo nào được sử dụng để đo lường cái cần đo?

- Làm thế nào để biết được một công cụ nào đó phù hợp dùng để được cái cần đo?
Câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất chính là các nhà nghiên cứu chuyên gia trong lĩnh vực liên quan.
Đối với đề tài này đó là các nhà nghiên cứu về sự thỏa mãn công việc. Đó là Smith, Kendall và Hullin,
những người đã dùng thang đo Likert để đo lường sự thỏa mãn công việc của người lao động ở năm
nhân tố gồm bản chất công việc, tiền lương, thăng tiến, đồng nghiệp, và sự giám sát của cấp trên. Đề
tài nghiên cứu này về cơ bản cũng sử dụng thang đo Likert để đo lường sự thỏa mãn công việc của
nhân viên. Tuy nhiên, một số nhân tố được thay đổi chút ít về tên gọi cũng như nội dung. Nhân tố
‘tiền lương’ được đổi thành ‘thu nhập’, nhân tố ‘thăng tiến’ được đổi thành ‘đào tạo thăng tiến’.
Việc lấy tên mới trên nhằm mở rộng và bao quát hóa các nhân tố của sự thỏa mãn công việc. Ngoài
ra, trên cơ sở nghiên cứu của các chuyên gia và các nhà nghiên cứu khác trong lĩnh vực này và xem
xét tình hình cụ thể ở Việt Nam, hai nhân tố khác cũng theo thang đo Likert là điều kiện làm việc và
phúc lợi công ty đã được thêm vào để xem xét và kiểm định tính phù hợp của nó.
Câu hỏi thứ hai rất quan trọng, có hai phương pháp để tạo dựng nên tính phù hợp của một công
cụ nghiên cứu, đó là dùng lập luận logic và dùng bằng chứng thông kê. Rõ ràng dùng phương pháp
thứ hai thì thuyết phục hơn. Trong thực tế từ các nghiên cứu liên quan đến sự thỏa mãn công việc thì
thang đo Likert đã được các nhà nghiên cứu sử dụng rộng rãi và thừa nhận tính phù hợp của nó.
Về độ tin cậy của công cụ đo lường, hệ số alpha của Cronbach sẽ được sử dụng để kiểm định độ
tin cậy của các biến (câu hỏi) được sử dụng trong bảng câu hỏi. Ngoài ra, phân tích nhân tố cũng được
tiến hành để kiểm định tính đơn khía cạnh của các câu hỏi trong nhóm thuộc từng khía cạnh (nhân tố).

Bảng 3-1 Các thang đo được sử dụng trong bảng câu hỏi nghiên cứu
Nhân tố

Biến
Thang đo
Thông tin cá nhân

Thông tin phân loại
nhân viên
Họ tên
Định danh
Email
Định danh
Giới tính
Định danh
Năm sinh
Tỷ lệ
Thời gian bắt đầu làm việc
Tỷ lệ
Trình độ học vấn
Cấp bậc
Vị trí công việc
Cấp bậc

Loại hình doanh nghiệp
Định danh
Thông tin về sự thỏa mã n từng khía cạnh chi tiết trong công việc

Đánh giá chi tiết về mức
độ thỏa mãn ở từng khía
cạnh của công việc
Các chỉ số đánh giá về thu nhập
Likert 5 mức độ

Các chỉ số đánh giá về đào tạo thăng tiến
Các chỉ số đánh giá về cấp trên

Các chỉ số đánh giá về đồng nghiệp

Các chỉ số đánh giá về đặc điểm công việc
Các chỉ số đánh giá về điều kiện làm việc
Các chỉ số đánh giá về phúc lợi công ty
Thông tin về sự độ thỏa mãn của từng nhân tố

Đánh giá chung về mức
độ thỏa mãn công việc
Hài lòng về thu nhập
Likert 5 mức độ
Hài lòng về đào tạo thăng tiến
Hài lòng về cấp trên
Hài lòng về đồng nghiệp
Hài lòng về đặc điểm công việc
Hài lòng về điều kiện làm việc
Hài lòng về phúc lợi công ty
3.1.2. Chọn mẫu
3.1.2.1. Tổng thể
Tổng thể của khảo sát này là toàn bộ nhân viên văn phòng làm việc tại TP.HCM.
Như đã định nghĩa ở phần mở đầu của đề tài, nhân viên văn phòng trong nghiên cứu này sẽ bao
gồm toàn bộ những người làm việc ăn lương, tức không phải làm chủ doanh nghiệp, hầu hết thời gian
làm việc của họ là ở trong văn phòng, nơi công tác có thể là các tổ chức, công ty, chi nhánh, văn phòng
đại diện, phòng giao dịch, v.v. đặt tại TP.HCM. Như vậy, tổng thể của khảo sát này là tất cả những
người thỏa đủ ba đặc điểm là nhân viên văn phòng, làm công ăn lương và nơi làm việc là TP.HCM.
3.1.2.2. Phương pháp chọn mẫu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ở phần mở đầu của đề tài, thiết kế chọn phi xác

suất với hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên thuận lợi đã được sử dụng và được xem là hợp lý để tiến hành
nghiên cứu đề tài này. Lý do để lựa chọn phương pháp chọn mẫu này vì người trả lời dễ tiếp cận, họ
sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu cũng như ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thông
tin cần nghiên cứu.

×