Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

suc hap dan va suy nghi cua nguoi doc ve truyen ngan 2 dua tre cua thach lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.13 KB, 3 trang )


Trần Thị Hoàng Mai – lớp 11/1 2010 - 2011


Đến với Hai đứa trẻ của Thạch Lam là đến với bức tranh phố huyện diệt bằng cảm
giác. Cảnh và người đều nhóm lên một nét buồn rợn ngợp. Khác hẳn ặư lực văn đoàn
Thach lam đã không say đắm trong những ảo tưởng về một điều kì diệu sẽ làm thay đổi
cuộc sống của những kiếp người nghèo khổ. Ông chỉ có thẻ dành cho họ một trái tim thật
sự biết rung động, cảm thông và gieo rắc vào lòng họ một chút niềm tin vào cuộc sống.
Chính những nét tài hoa đó đã đem đến sức hấp dẫn của truyện, không những thế nó còn
gieo rắc vào lòng của những ai biết đến Hai đứa trẻ nhữngững suy nghĩ về cuộc đời, về
nhân tính hay là tình yêu thương đối với số phận của những kiếp người tàn.
Hai đứa trẻ của Thạch Lam la một truyện ngắn kg co cốt truyện. Đó cũng chỉ là cảnh
sinh hoạt bình thường như bao con phố nghèo khác. Một phố huyện buồn, hiu hắt với
tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái kêu rên ran hay là chút ánh sáng sắp lụi tàn của một
buổi chiều quê. Cảnh kết thúc một phiên chợ trong không gian buồn, hiu hắt không gian
ngập tràn bóng tối và ngọn đèn dầu leo lắt của chị Tí nơi hàng nước, mùi thơm nơi hàng
phở của bác Siêu- một thứ quà hoàn toàn xa xỉ với những đứa trẻ con nhà nghèo. Một gia
đình bác Xẩm đang nằm lê la trên đất cát và cả sự xuất hiện của cụ Thi hơi điên thoắt
hiện rồi khuất dần sau rặng tre.Hai chị em Liên và An với gian hàng nhỏ đang gắng
gượng thức đẻ chờ đợi sự xuất hiện của đoàn tàu, Dơn giản, chỉ là vậy thôi, chẳng có
một tình huống gây cấn, eo le, không xảy ra một cuộc xung đột nào cả nhưng vẫn hay,
vẫn hấp dẫn.
Vậy điều gì đã khiến cho Hai đứa trẻ chiếm giữ một vị trí quan trọng trong lòng
người đọc đến thế?
Điều đầu tiên ta nhạn thấy truyện là một nghệ thuật đặc sắc, một lối viếtmới và có thể
nói là một sáng tạo đáng được ghi nhận. Ngôn từ không một chút hoa mĩ, không hề gọt
dũa nhưng lại dễ dàng đi vào lòng người. “chiều chiều rồi một buổi chiều êm ả như ru,
ven vẻn tiếng ếch nhái kêu rên ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ khẽ đưa vào” Ôi
chao! mềm mại quá, đẽ chịu quá. Tại sao Thạch Lam lại không dùng những ngôn từ nào
khác thấm ướt hơn, ước lẹ hơn. Phải chăng, ông không đủ tài năng để vẽ rồng vẽ phượng.


Không hề! ông muốn mang hồn mình vào lòng người đọc bằng cách gửi gắm những cảm
xúc thật, đây là cuộc sống của những ngưòi dân lao động ông cần mang đến cho họ một
cảm giác gần gũi không hề xa lạ.Bản thân ông cảm thông với số phận của những kiếp
người tàn vẫn chưa đủ chính vì thế ông muốn dùng ngòi bút của mình và tinh cảm của
mình đẻ xoáy sâu vào lòng người đọc một sự chia sẽ bằng giọng văn nhỏ nhẹ, thủ thỉ,
điểm tĩnh và lắng sâu, nhiều dư vị, dư vang; bằng một hình tượng nghẹ thuật có sức ám
ảnh sâu sắc.Thach Lam đã đặc tả rất rõ ràng”cái bóng tối” phủ kín không gian phố huyện
từ luc chiều buông cho đến khi đêm đến và cuối cùng là đem khuya với cảnh đợi tàu của
chị Tí, bác Siêu, chị em Liên và nhiều người khác nữa. Nhà văn đã không bỏ sót một chi
tiết nhỏ nào, ngay cả một khe sáng, một vệt sáng hay một chút ánh sáng lấp lánh của đom
đóm dưói cành bàng và hơn nữa là mùi vị rất riêng của đất, Ông muốn đem đến cho
người đọc một cái nhin cận cảnh đẻ rồi họ có thể thấu hiểu tâm trạng lo lắng cho cuộc
sống, mòn mỏi chờ đợi một tương lai tươi sáng của những kiếp người tàn “chừng ấy
người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày
của họ”
Nghệ thuật làm nên nội dung và chính nhưng nét vẻ đơn điệu đó đã toát lên một tiếng
lòng đày xót thương trong đó số phận của những kiếp người nhỏ bé đã được tác giả kể lại
bằng một giọng văn thật cảm động với nhưng nét vẻ đời thường mà sâu sắc.
Tôi không biết khi đọc được Hai đứa trẻ của Thạch Lam người khác sẽ có cảm giác
như thế nào như với tôi ấn tượng đâu tiên về nó là một sự nhàm chán. Nhưng khi đọc
xong nghiền ngẫm tôi mới thấy rõ được tư tưởng nhan đạo khuất sâu trong một giọng văn
dẫu có giản dị nhưng lại cắt cứa mỗi lúc một mạnh vào lòng người đọc. Chỉ với”một
vầng sáng con con trên chõng hàng nước của chị Tí” một ánh lửa hắt ra từ thùng phở của
bác Siêu lúc này đây cả không gian phố huỵện nghèo chỉ thu nhỏ nơi hàng nước của chị
Tí. Điều đó cho thấy cuộc đời của hị đang bị cô lập, bao vây, vồ vập của hàng ngàn khó
khăn, họ cô đơn trong một không gian rộng lớn hơn nữa tất cả đều lụi tắt chỉ loé lên một
chút ánh sáng của ngọn đèn dầu. Nét miêu tả của Thạch Lamđã làm cho người đọc thật
sự xúc động, đau khổ nhìn họ thật đáng thương. Nhưng đâu chỉ có thế, ông còn nhắc đến
gia đình bác Xẩm, dẫu cho họ có nghèo khổ không có địa vị nhưng ông vẫn tôn trọng họ.
Gia đình bac Xẩm thực chất là những người ăn xin nhưng ông đã không đá động trực tiếp

vào nó bởi lẽ ông nghĩ rằng họ đã khổ sở vì cuộc sống và ông không muốn họ them lo
lắng và cảm tháy mặc cảm về thân phận của mình. “một manh chiếu rách” nhưng với
Thạch Lam nõ vẫn đáng quí và ông đã nâng niu số phận đầy thương cảm của những con
người phố huyện như một báu vật. Và ca r tuổi thơ của nhưng đúa trẻ mà cụ thể là Liên
và An, chúng không được vui chơi không được nô đùa mà phải vật vã tim kiếm chốn môi
sinh “ đôi mắt Liên bóng tối ngập dần đầy” Liên cảm tháy hãnh diện vì chùm chìa khoá
được đeo ở dây xà tích nhưng không chi tiết đó lại làm cho người đọc yêu thương Liên –
một cô bé sớm già trước tuổi. Ánh sáng chỉ giống như hạt bụi giữa xa mạc, còn bóng tối
thì là cả một khoảng trời rộng lớn. Thạc Lam đã rát tài tình khi tạo nên sự đói lập giữa
ánh sáng và bóng tối, ánh sáng đó chỉ là nhưng vì sao, nhưng con đom đóm hay ngọn đèn
dầu nhưng nó lại chứa đựng một ý nghĩa sâu sắc. Dẫu có bế tắt nhưng những con người
như bác Siêu, chị Tí vẫn không thôi hi vọng. Đặc biệt hơn cả là tâm trạng đợi tàu của hai
đúa trẻ Liên và An hoàn toàn khac hẳn với mọi người, người ta đợi tàu để mong bán
đựoc ít hàng nhưng “Liên không trông mong còn ai đến mua hàng nữa” Liên và An đợi
tàu là hi vong đoàn tau sẽ mang hơi ấm của Hà Nội, ánh sáng rực rỡ của đoàn tàu là niềm
tin mong ứoc vào một tương lai thoát khỏi cái nghèo. Mỗi đem tàu đi qua là mỗi đem
Liên suy tưởng, đắm chìm trong một nỗi hi vọng cô ngắm nhin vẫn biết như thế là không
đủ cô say sưa cho dến khi nó khuất dần sau rặng tre. Sau khoảnh khắc đó bóng tối lại ập
đến.Và Lien cũng như người dân phố huyện lại trở về với chính mình. Nhưng không vi
thế mà họ bỏ cuộc họ vẫn không thôi hi vọng va hi vọng.
Tóm lai sức hấp dẫn của truỵên là một tấm lòng nhân ái mà Thạch Lam đã gửi gắm
vào đứa con tinh thần của mình. Ông đã rất tài tình khi đem đến cho người đọc một cái
nhìn mới và một trái tim thật sự biết cảm thông.
Với Hai đúa trẻ chắc hẳn sẽ đẻ lại trong lòng người đọc nhiêu suy nghĩ. Trước hết là
số phận của những con người âm thầm, tàn lụi, cuộc đời của họ đang bị chôn vùi nơi phố
huyện nghèo.Tuy nhiên đó không phải cảnh sống của một phố huyện mà đó là hoàn cảnh
của đất nước ta lú bấy giờ đang gặp pahỉ dưới chế độ nô lệ, xiềng xích của phong kiến
của thực dân.
Tiếp nữa là hình ảnh “ hai đứa trẻ” đá đọng vào lòng người đọc một ý nghĩa nhân
văn sâu sắc. Đâu chỉ có cuộc sống cơm áo mà có cả cuộc sống tinh thần. Cuộc sống đơn

điệu, buồn chán và ngưng đọng ở cái phố huyện nghéo nàn tối tăm quả là một điều đáng
sợ cho hai đứa trẻ và cũng là điều khiến cho ta phải suy nghĩ.Qua tâm trạng Liên, tác
phẩm muốn lay tỉnh ở những tâm hồn uể oải phải biết sống khát khao và hi vọng vào
ngày mai đừng bao giờ đẻ sự yếu đuối và khó khăn chôn vùi chính bản thân mình
Tuy không có cốt truyện nhưng Hai đúă trẻ vẫn sống lâu bèn trong long người đọc,
tồn tại mãi mại với thời gian. Bởi truyện là một khúc tâm tình đầy xót thương là tấm lòng
nhân đạo cao cả mà Thạch Lam muốn gửi gắm. Nó đã để lại nhiều dư âm dư vị bởi
những giọt lệ thầm kín ma Thạch Lam khóc cho tình đời tình người.
Cảm ơn tấm lòng của quí độc giả đã dành cho bài viết của
mình nhiều nha!
mong nhận được nhiếu sự góp ý của các bạn tại email:
hoặc là chieutim_hm

×