SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT HỒNG QUANG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG
TẠO CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT HỒNG
QUANG – LỤC YÊN – YÊN BÁI TRONG ĐỌC HIỂU
TRUYỆN NGẮN “HAI ĐỨA TRẺ” CỦA THẠCH LAM
BẰNG QUI TRÌNH THẢO LUẬN NHĨM
- Họ và tên tác giả: NGHIÊM THỊ NHUNG
- Chức vụ: Giáo viên
- Tổ chuyên môn: Ngữ văn
- Trường: THPT Hồng Quang
YÊN BÁI, THÁNG 11 NĂM 2012
Yên Bái, thángs 1 năm 2013
MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
3
1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm
3
2. Thời gian thực hiện và triển khai sáng kiến kinh nghiệm
4
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
5
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
5
2. Thực trạng của vấn đề
9
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
11
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
25
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN
28
CHÚ THÍCH
1.THPT: trung học phổ thơng
2. SGV: sách giáo viên
3. SGK: sách giáo khoa
4. GV: giáo viên
5. HS: học sinh
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm
1.1. Những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học ln là sự thơi thúc,
địi hỏi của tồn ngành giáo dục nói chung, với bộ mơn văn nói riêng. Đảng và Nhà
nước cũng rất quan tâm đến vấn đề này, định hướng đổi mới phương pháp dạy và
học được xác định trong các Nghị quyết Trung Ương, Nghị quyết Trung Ương 2
khóa VIII (2-1996) đã khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục Đào tạo, khắc phục lối học truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của
người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và các phương tiện hiện
đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và khả năng tự học, tự nghiên cứu
cho học sinh”. Được thế chế hóa trong Luật Giáo dục, được cụ thể hóa trong các
chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo… Và trong Luật Giáo dục (2005) điều 28.2 đã
ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh (…) bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện khả
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn (…) đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho
học sinh ”.
1.2. Đổi mới phương pháp theo hướng dạy học tích cực yêu cầu giờ học phải lấy
học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Dạy
văn không gọi là “giảng văn” nữa mà là “đọc - hiểu”. Với một giờ đọc - hiểu văn
bản, giáo viên chỉ đóng vai trị gợi mở, hướng dẫn con đường thâm nhập vào tác
phẩm văn chương. Từ đó, học sinh có thể phát huy sức sáng tạo, khả năng cảm thụ
riêng của mình.
1.3. Thực tiễn giảng dạy tại trường THPT Hồng Quang - Lục Yên - Yên Bái
cho thấy: đa số học sinh không mấy “mặn mà”, các em chán không muốn học bộ
môn Ngữ văn mà vẫn phải học một tuần 3 → 4 tiết, học theo kiểu khơng có cảm
xúc, khơng phải vì nó khơng cịn hay, thiếu hấp dẫn, cũng khơng phải do giáo viên
dạy dở mà là do môn văn không phù hợp với trào lưu chọn ngành, nghề của học
sinh hiện nay (các ngành nghề yêu thích của các em chủ yếu tập trung ở các khối
A,B). Vì thế, nhiều học sinh đến với mơn văn chẳng qua chỉ để đối phó, phần cịn
lại có lịng nhưng khơng có “sức”… Hơn nữa giáo viên trong điều kiện còn nhiều
hạn chế nhưng buộc phải thực hiện đổi mới phương pháp theo quan điểm dạy học
tích cực. Trong đó, có việc cho học sinh thảo luận nhóm, giờ học coi trọng việc rèn
luyện phương pháp tự tiếp cận tri thức bằng hoạt động tìm tịi độc lập cá nhân kết
hợp với thảo luận nhóm. Tuy nhiên do đặc trưng vùng miền, mặt bằng nhận thức,
cơ sở hạ tầng… . Thực tế cũng có thành cơng, nhưng đa phần chỉ để đối phó nên
nhiều lúc chưa mang lại hiệu quả tích cực như mong đợi.
Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm mà điều cơ bản là phải xây dựng được
một qui trình thảo luận nhóm khoa học chẳng những giúp người học tự giác, tích
cực, chủ động, sáng tạo tiếp thu kiến thức mà cịn tạo nên một mơi trường thuận
lợi để người học tham gia vào quá trình giao tiếp, hịa nhập với cộng đồng xã hội,
góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Ngữ văn ở trường Hồng Quang và dạy học
truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. Đây là một trong những điều trăn trở
của giáo viên tổ Ngữ văn trường THPT Hồng Quang nói chung và bản thân người
viết và thực hiện sáng kiến nói riêng. Trên tinh thần ấy, tôi lựa chọn sáng kiến kinh
nghiệm: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh ở trường THPT
Hồng Quang - Lục Yên - Yên Bái trong đọc hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của
Thạch Lam bằng qui trình thảo luận nhóm.
2. Thời gian thực hiện và triển khai sáng kiến kinh nghiệm
Từ tháng 4 năm 2012 đến tháng 11 năm 2012
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
1.1. Quan niệm về thảo luận nhóm
Đổi mới phương pháp dạy học yêu cầu học sinh phải “Suy nghĩ nhiều hơn,
làm việc nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn”. Lớp học là mơi trường giao tiếp thầy trị, trị - trị, do đó cần phát huy tác dụng tích cực của mối quan hệ này bằng các
hoạt động hợp tác theo nhóm.
1.1.1. Về khái niệm thảo luận nhóm
Theo tác giả Phan Trọng Ngọ: “Thảo luận nhóm là một phương pháp trong
đó nhóm lớp (lớp học) được chia ra thành những nhóm nhỏ (có thể 2 hoặc 4, hoặc
6) để tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc, thảo luận về một chủ đề cụ
thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó”.
Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học tích cực, trong đó
học sinh khơng cịn làm việc cá nhân mà làm việc chung với nhau, lớp học được
chia thành các nhóm nhỏ, để học sinh trong nhóm tích cực, chủ động thảo luận
chung những nhiệm vụ học tập, tìm hiểu những vấn đề và tự giải đáp trước khi vấn
đề đó được giải quyết với sự giám sát, hướng dẫn điều khiển, điều chỉnh của lớp
học và của giáo viên.
1.1.2. Bản chất của thảo luận nhóm
Nhóm là trung tâm trong tiến trình hoạt động, là nơi các thành viên trong
nhóm chia sẻ băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân sau quá trình làm việc cá nhân
một cách tích cực.
Tuy nhiên, tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm khơng đơn giản là sự
tương tác giữa trị - trị, giáo viên đứng bên ngồi, ngược lại để có một giờ thảo
luận nhóm đạt hiểu quả, giáo viên phải vất vả, có một q trình cơng phu từ khâu
chuẩn bị qua khâu tổ chức cho tới giai đoạn cuối cùng đánh giá, tổng kết. Thành
công của giờ học phụ thuộc rất lớn vào sự linh hoạt, khéo léo và bản lĩnh của
người thầy.
Tóm lại, về bản chất, trong dạy học tích cực thảo luận nhóm là một trong
những phương pháp, thực hiện những biện pháp có cơ sở khoa học để điều khiển
mối quan hệ tương tác giữa các thành tố: thầy//nhóm, trị//trí thức, làm cho chúng
vận động và phát triển đạt tới mục đích - yêu cầu của nhiệm vụ dạy học.
1.1.3. Cách hình thức thảo luận nhóm
Nhóm bao giờ cũng tồn tại dưới những hình thức cụ thể. Tùy theo từng mục
tiêu, nội dung, mức độ khó dễ của nhiệm vụ học tập, trình độ... giới tính nhằm kích
thích sự trao đổi, thảo luận nhóm sẽ có các hình thức chia nhóm khác nhau, dưới
đây là một số hình thức chia nhóm phổ biến:
- Chia ngẫu nhiên: là cách chia được tiến hành khi giữa các đối tượng học
sinh không có sự phân biệt. Mọi học sinh đều hoạt động để giải quyết vấn đề,
chiếm lĩnh trí thức. Cách chia này thường được áp dụng nhiều vì đơn giản, dễ thực
hiện, nhất là trong những điều kiện sư phạm như hiện nay ở Việt Nam.
- Chia nhóm đồng nhất về trình độ: được áp dụng khi các vấn đề được đưa ra
có sự phân hóa về trình độ bởi mức độ khó dễ của nội dung bài học cho từng đối
tượng người học. Tuy vậy, nó khơng được áp dụng phổ biến.
- Chia nhóm phân hóa về trình độ: thường được sử dụng khi nội dung dạy
học cần có sự hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên cách chia này dễ tạo tâm lý ỷ lại với
những học sinh yếu kém hơn.
- Chia nhóm theo sở trường: tiến hành trong các buổi học tập ngoại khóa,
mỗi nhóm sẽ gồm một số học sinh có chung sở trường, hứng thú. Cách chia này sẽ
khai thác được hết thế mạnh của từng học sinh và đặc biệt là các em sẽ cảm thấy
thực sự hứng thú tuy nhiên nó cũng cịn nhiều bất cập.
Nói tóm lại, có nhiều hình thức thảo luận theo nhóm, mỗi hình thức có
những đặc điểm và ưu thế riêng. Tùy thuộc vào tính chất, nội dung của bài học
cũng như các điều kiện dạy học khác. Vì vậy, giáo viên nên dựa vào mục tiêu bài
học, loại bài học, khơng gian học tập, trình độ, sở trường của học sinh …mà lựa
chọn một hình thức thảo luận theo nhóm hoặc cũng có thể lựa chọn nhiều hình thức
thảo luận theo nhóm kết hợp với nhau một cách linh hoạt.
1.2. Qui trình thảo luận nhóm trong đọc hiểu truyện ngắn ở THPT
1.2.1. Ý nghĩa, mục đích sử dụng qui trình thảo luận nhóm trong đọc hiểu
truyện ngắn
Ngữ văn nói chung và truyện ngắn nói riêng là mơn học có vị trí đặc biệt
trong nhà trường phổ thông cho nên khi dạy học, giáo viên càng phát huy được
tính tích cực, chủ đơng, sáng tạo của học sinh bao nhiêu thì hiệu quả đạt được càng
cao bấy nhiêu. Do đó vai trị, ý nghĩa của cách thức thảo luận nhóm được cụ thể
như sau.
* Đối với học sinh
Được tự do thảo luận, trao đổi khi chiếm lĩnh tác phẩm tạo tinh thần dân
chủ, tôn trọng mà vẫn thống nhất. Phát huy thái độ tự tin, tin cậy lẫn nhau, nên
kích thích khả năng làm việc của học sinh.
Phát triển tư duy hệ thống, trí tuệ, phát huy được kinh nghiệm sống và học
tập được vận dụng để tìm ra cái mới chứ khơng đối đầu với vấn đề.
Nâng cao khả năng phân tích, tổng hợp, phán đốn, tổ chức, điều khiển, ghi
chép và khái quát tư duy lơgíc của học sinh gắn với tác phẩm văn học.
Phát triển kỹ năng giao tiếp, ứng sử nhanh trong cuộc sống, kỹ năng tổ chức,
hịa nhập cộng đồng…. Từ đó học sinh biết hỗ trợ, hợp tác với bạn bè, giúp đỡ
nhau cùng tiếp thu kiến thức cao hơn là đối thoại với thầy.
* Đối với GV
Giáo viên có thể tận dụng được nhiều ý kiến phát biểu sáng tạo của học sinh,
có khả năng ứng phó, quản lý nhóm theo nhiều hình thức khác nhau. Tạo cho giáo
viên có khả năng dự kiến, các tình huống thảo luận và các tình huống sư phạm …
Có thể đánh giá một cách chính xác khả năng tiếp thu của học sinh, trình độ
tư duy của các em, có điều kiện phân loại học sinh khá chính xác.
Tóm lại thảo luận nhóm, khi có được qui trình hướng dẫn hợp lý của giáo
viên sẽ kích thích cả thầy và trị đều phải suy nghĩ, đặc biệt kích thích tính tích cực,
sáng tạo ở học sinh. Động lực tích cực chính là tạo ra tinh thần, khả năng sống toàn
diện cho các em trong khơng gian, hình thức nhất định.
1.2.2 Ưu điểm và hạn chế của qui trình thảo luận nhóm trong đọc hiểu truyện
ngắn
Các văn bản truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn THPT ở lớp 11 là
những tác phẩm đặc sắc của các tác giả tài năng với phong cách nghệ thuật riêng,
đa dạng về sự tái hiện đời sống. Đây là những “ẩn số nghệ thuật” địi hỏi sự nghiên
cứu, tìm hiểu thực sự tâm huyết của cả người dạy và người học.
Vận dụng qui trình thảo ln nhóm là một trong nhiều con đường giúp học
sinh phát huy sự chủ động, tích cực, đặc biệt là phát huy tinh thần sáng tạo, hợp
tác trong việc khám phá, chiếm lĩnh các giá trị sâu sắc của truyện ngắn. Cho nên có
thể tìm ra những ưu điểm của qui trình hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trong
dạy học truyện ngắn sau.
* Ưu điểm:
Giúp học sinh có điều kiện để cảm hiểu sâu sắc, thấu đáo hơn giá trị truyện
ngắn, với ưu điểm riêng trong việc phát huy tối đa các hình thức đối thoại (trị với
trị, trị với thầy, nhóm vời nhóm, nhóm vời lớp, nhóm vời thầy…) sẽ giúp người
học có cơ hội so sánh, đối chiếu để nắm vững giá trị sâu sắc của văn bản. Từ đó có
nhận thức thấu đáo hơn về truyện ngắn.
Giúp học sinh có cách tiếp cận độc đáo, sáng tạo. Truyện ngắn với hệ thống
sự kiện, nhân vật, chi tiết, biểu tượng nghệ thuật phong phú, hàm chứa nhiều vấn
đề của hiện thực, mỗi bạn đọc học sinh với kinh nghiệm, vốn sông, khả năng riêng
của mình sẽ đóng góp nhiều cách hiểu, cách cảm khơng giống nhau. Trong mơi
trường một nhóm nhỏ trên lớp các em sẽ dễ dàng bộc lộ quan điểm riêng, dễ trao
đổi thống nhất. Đây là điều đáng khuyến khích đối với sự cảm thụ văn chương, bởi
trong văn chương sự cảm thụ chủ quan là tiền đề của cảm thụ sáng tạo.
Đảm bảo cho mỗi học sinh đều được đối thoại, được tơn trọng bình đẳng
trước tác phẩm. Ở đây diễn ra cuộc đối thoại của những bạn đọc - học sinh với
những vấn đề cuộc sống mà nhà văn đã nêu ra và muốn đối thoại với bạn đọc nhiều
lứa tuổi, nhiều thế hệ. Học sinh đối thoại bình đẳng với nhau là nền tảng cho một
giờ học dân chủ, cởi mở, tự do phù hợp với sự tiếp nhận nghệ thuật. Vì vậy trong
cuộc đối thoại này học sinh sẽ cảm thấy mình thức sự được bình đẳng với thầy
trước tác phẩm, thực sự là một bạn đọc - sáng tạo, đây là cơ sở, động lực để kích
thích lịng ham hiểu biết, sự say mê sáng tạo của các em trên con đường đến với
tác phẩm nghệ thuật.
Giúp giáo viên hiểu hơn về học sinh của mình bởi sẽ có nhiều thơng tin phản
hồi hơn. Tham gia vào quy trình thảo luận nhóm, hầu hết các em đều được bộc lộ
mình. Vì truyện ngắn, nhân vật hiện lên toàn vẹn, sinh động sẽ đánh thức các em
nhiều sự đánh giá học hỏi, các em sẽ liên tưởng tới cuộc sống của mình và xã
hội… giáo viên phải nắm được những thông tin phản hồi cụ thể, từ đó mới có cơ
sở để định hướng, giáo dục, điều chỉnh. Thông qua việc tổ chức cho học sinh thảo
luận nhóm, giáo viên sẽ thu thập được những thơng tin phản hồi đó.
* Một số hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm trên, nếu khơng có tài năng sư phạm, khơng có kỹ
năng điều khiển, tổ chức, có qui trình thảo luận hợp lý có thể có một số nhược
điểm sau:
Nếu giáo viên sử dụng nhóm một cách tùy tiện, khơng lựa chọn phù hợp, tổ
chức khơng hiểu quả thì sẽ mất thời gian, dễ bị cuốn vào hoạt động của học sinh có
thể sa vào rườm rà với nội dung trả lời dài dịng của một nhóm nào đó.
Vì quy trình thảo luận nhóm phụ thuộc nhiều vào tinh thần tham gia của các
thành viên trong nhóm, nên dễ trở thành độc diễn cá nhân, tự ti, đùn đẩy chưa tự
giác, mạnh dạn, câu trả lời của nhóm chưa có chất lượng cao hoặc chệch hướng do
sự khơng tích cực của các thành viên khác trong nhóm.
2. Thực trạng của vấn đề
Dạy văn là sự giải mã một cách nghệ thuật, không đơn thuần là dạy kiến
thức mà là dạy tâm hồn. Cho nên việc áp dụng phương pháp dạy học theo hướng
tích cực hóa vai trị chủ thể của học sinh đã được áp dụng. Tuy nhiên hiệu quả xây
dựng, điều chỉnh quy trình thảo luận nhóm như thế nào cho phù hớp với đặc trưng
môn văn, phù hợp với đặc điểm trình độ học sinh trường THPT Hồng Quang là
điều trăn trở lâu nay. Thực tiễn dạy học cho thấy:
- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm với một quy trình hợp lý cịn mới mẻ,
lúng túng đối với đa số giáo viên.
Cùng với chương trình, sách giáo khoa, việc sử dụng các phương pháp tích
cực là một trong những mục tiêu trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy học văn
ở nhà trường phổ thông. Mặc dù vậy, do chưa được chuẩn bị kỹ càng về mặt lý
luận, do thói quen sử dụng phương pháp thuyết trình, diễn giảng nên đa số giáo
viên khi sử dụng hình thức thảo luận nhóm đều cho rằng để có một tiết học theo
hình thức này phải chuẩn bị rất cơng phu và ít thành cơng. Mặt khác do lớp đơng,
phương tiện dạy học hạn chế nên việc tổ chức thảo luận nhóm gặp nhiều khó khăn.
- Những giờ học lộn xộn ồn ào.
Thảo luận nhóm lấy trao đổi là hoạt động chính. Bởi giờ học khơng có đối
thoại là một giờ học chết. Nhưng bản chất của một giờ học đối thoại khác hẳn với
một giờ học lộn xộn, mất trật tự. Giờ học đối thoại là giờ học có khơng khí học tập
sơi nổi do sự trao đổi, thảo luận giữa các thành viên trong nhóm, trong lớp nhằm
giải quyết những vấn đề học tập được nêu ra. Nhiều giáo viên do không biết cách
tổ chức và quản lý thảo luận nhóm của học sinh nên khi áp dụng đã dẫn tới thực
trạng tạo điều kiện cho học sinh nói chuyện gây mất trật tự ảnh hưởng tới lớp khác.
- Những giờ học văn chương vỡ vụn cảm xúc.
Dạy học tác phẩm văn chương là truyền cảm xúc đến cho người học, khơi
dậy trong tâm hồn họ những rung động mãnh liệt, những tình cảm cao đẹp. Để gây
dựng, gìn giữ “chất văn” trong suốt giờ văn là yêu cầu không dễ nhất là khi chúng
ta dạy văn theo hướng tích hợp và tích cực. Qui trình thảo luận nhóm trong học
dạy văn có vai trị quan trọng trong việc giúp học sinh cảm, hiểu tác phẩm sâu sắc
hơn song nếu sử dụng khơng hợp lí và linh hoạt thì rất dễ làm đứt mạch cảm xúc,
giảm hứng thú của học sinh, mất đi đặc trưng của giờ học văn.
- Bên cạnh đó tính thụ động, trơng chờ, ỷ lại của học sinh cịn rất lớn vì các
em chưa có kinh nghiệm, kỹ năng hợp tác khơng tham gia nhiệt tình vào hoạt động
chung của nhóm.
Khảo sát 204 học sinh, khối 11 tại trường Hồng Quang về hứng thú khi được
tham gia thảo luận nhóm trong giờ đọc - hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch
Lam: có 20% học sinh trả lời rất thích, 50% trả lời thích, 28% trả lời bình thường,
2% trả lời khơng thích. Như vậy, đa số học sinh thích được tham gia thảo luận
nhóm trong q trình học tập. Nhưng thực tế, học sinh hầu như không được hướng
dẫn làm thế nào để có thể thảo luận nhóm có hiệu quả, hầu hết các em chỉ làm theo
kinh nghiệm của giáo viên. Ở trường Hồng Quang các em chưa có nhiều kinh
nghiệm hợp tác, còn nhút nhát, ngại bộc lộ. Hơn nữa những kỹ năng này chỉ được
dạy lồng ghép trong một số môn học, với những giáo viên nào sử dụng phương
pháp giảng dạy tích cực. Vì vậy, học sinh trường THPT Hồng Quang chưa có hoặc
có rất ít kỹ năng hoạt động xã hội, va chạm cần thiết nên không biết làm thế nào để
hợp tác với nhau một cách có hiểu quả.
Vì vậy, khi thảo luận nhóm nếu khơng có qui trình khoa học của giáo viên,
học sinh hoặc ít chú ý tranh luận mà khơng biết cách kết hợp ghi chép; hoặc giấu
giếm, không chia sẻ thông tin với nhau; hoặc thiếu sự khích lệ, hỗ trợ, ganh tị nhau
về điểm số…Hoặc khi giáo viên sử dụng máy chiếu, học sinh rất chăm chú nhìn
vào màn hình nhưng lại quá tập trung vào hình ảnh minh họa hơn là chỉ quan sát
chúng để rút ra cách đánh giá, nhận xét, kết luận cần thiết…
- Nội dung, yêu cầu của câu hỏi trong qui trình thảo luận nhóm không phù
hợp với khả năng, hứng thú của học sinh.
Sự ồn ào, lộn xộn của học sinh trong quá trình thảo luận nhóm có nguyên
nhân một phần từ nội dung, yêu cầu câu hỏi, bài tập thường quá dễ hoặc q khó.
Câu hỏi giản đơn khơng cần đến sự hợp tác. Ngược lại, câu hỏi q khó, khơng
liên quan gì đến vốn kiến thức và kinh nghiệm mà học sinh sẵn có nên học sinh
khơng hứng thú thảo luận, hoặc quay sang hỏi nhóm khác. Cả hai loại câu hỏi này
đều khơng kích thích được khả năng, hứng thú học tập của học sinh.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
3.1. Xây dựng quy trình thảo luận nhóm trong đọc hiểu truyện ngắn “Hai đứa
trẻ” của Thạch Lam ở lớp 11
* Yêu cầu chung:
Khi xây dựng quy trình thảo luận nhóm cần đảm bảo những ngun tắc: mối
quan hệ giữa giáo viên và học sinh; sự kết hợp hài hịa giữa các hình thức dạy học
với các thao tác của từng cá nhân; tính thực tiễn; gìn giữ khơng khí văn chương và
mạch cảm xúc trong suốt giờ học
Không phải tất cả của văn bản truyện ngắn đều có thể đưa vào thảo luận
nhóm tức là đem ra bàn bạc, thảo luận. Đối với quy trình thảo luận nhóm thì việc
xác định nội dung thảo luận có ý nghĩa quan trọng. Do đó nội dung hoạt động
nhóm vừa phải bám sát văn bản tác phẩm, vừa phải phù hợp với năng lực, khơi gợi
được hứng thú và có tính “thách thức” tư duy học sinh. Đảm bảo sự phối hợp linh
hoạt, nhịp nhàng giữa các hoạt động nhóm với hoạt động độc lập, thảo luận cả lớp và
giảng bình, định hướng của giáo viên, phải phù hợp với đặc trưng thể loại của văn
bản truyện ngắn.
* Xây dựng quy trình:
Trong quá trình dạy học, quy trình được hiểu là tập hợp các giai đoạn, các
bước để thực hiện hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh theo một trình tự
(hay lơgíc) nhất định, từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nhằm đạt được mục tiêu dạy
học. Tất nhiên, mỗi bài học là một cấu trúc động với các thao tác khác nhau.
Quy trình được xây dựng là một hệ thống gồm 3 giai đoạn và 10 bước.
Giai đoạn 1: Lập kế hoạch thảo luận
Đây là giai đoạn quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ kết quả của bài
học, sự chuẩn bị tốt giai đoạn này sẽ đảm bảo cho hoạt động của giáo viên và học
sinh có mục đích rõ ràng, tạo khơng khí thuận lợi cho hoạt động dạy và học.
Những yêu cầu cơ bản của của giai đoạn này:
Đối với giáo viên:
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học.
Bước 2: Xây dựng, thiết kế nội dung bài học.
Bước 3: Lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học.
Ngoài ra còn phải nghiên cứu điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
học: bàn, ghế, bảng phụ, đền chiếu...
Đối với học sinh:
Bước 1: Xác định nhiệm vụ của bài học.
Bước 2: Trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự nghiên cứu nội dung
của bài học bằng cách đọc trước sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.
Bước 3: Xác định phương tiện học tập.
Ngồi ra cịn phải nghiên cứu điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
học: bàn, ghế, bảng phụ, đền chiếu...
Giai đoạn 2: Tổ chức quy trình thảo luận
Đây là giai đoạn có tính chất quyết định tới hiệu quả của tồn bộ q trình
dạy học được tổ chức theo quy trình thảo luận nhóm. Nội dung của bài học được
kết cấu dưới nhiều chủ đề khác nhau. Ở mỗi chủ đề thảo luận, hoạt động của giáo
viên và học sinh đều diễn ra theo trình tự 5 bước:
Hoạt động của giáo viên:
Bước 1: Thành lập nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.
Bước 2: Tổ chức thảo luận theo cặp.
Bước 3: Tổ chức thảo luận trong nhóm.
Bước 4: Tổ chức thảo luận giữa các nhóm và khẳng định nội dung học tập.
Bước 5: Trọng tài cố vấn, kết luận kiể
Hoạt động của học sinh:
Bước 1: Gia nhập nhóm, tiếp nhận nhiệm vụ học tập và nghiên cứu.
Bước 2: Hợp tác với bạn cùng bàn thành các cặp.
Bước 3: Hợp tác với các bạn trong nhóm.
Bước 4: Tham gia thảo luận lớp.
Bước 5: Hợp tác, đối thoại với thầy, tự kiểm tra, đánh giá.
Giai đoạn 3: Tổng kết
Mục đích chính của giai đoạn này là giúp học sinh củng cố và hệ thống hóa
tri thức, kỹ năng diễn đạt. Đồng thời vận dụng những kiến thức đã đạt được để giải
quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống. Mặt khác, học sinh cũng rút ra được
những bài học kinh nghiệm trong quá trình học tập của mình.
Ở giai đoạn này hoạt động của giáo viên và học sinh được tiến hành theo các
bước sau.
Hoạt động của giáo viên:
Bước 1: Củng cố kiến thức, kỹ năng
Bước 2: Nêu nhiệm vụ mới của bài học
Hoạt động của học sinh:
Bước 1: Rút ra bài học, kinh nghiệm.
Bước 2: Nhận nhiệm vụ mới của bài học.
3.2. Thực nghiệm vận dụng qui trình thảo luận nhóm để đọc hiểu truyện ngắn
“Hai đứa trẻ” của Thạch Lam ở lớp 11
3.2.1. Những vấn đề khi dạy truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam theo
quy trình thảo luận nhóm
* Thuận lợi:
- Là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của văn học lãng mạn Việt Nam
1932 - 1945
“Hai đứa trẻ” thể hiện một kiểu tư duy mới, một cái nhìn cuộc đời, một cách
nắm bắt cuộc sống rất riêng, với yếu tố trữ tình lãng mạn đậm nét. Nhân vật của
Thạch Lam thường chuyền tải những ước mơ lý tưởng khát vọng của cuộc sống
đẹp, hướng tới cái Chân - Thiện - Mỹ.
- Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Thạch Lam
Truyện ngắn của ông phần lớn khơng có cốt truyện hoặc cốt truyện hết sức đơn
giản, được viết bởi thứ văn chương dung dị nhưng đầy chất thơ. Mỗi truyện ngắn như
một bài thơ trữ tình. Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc. “Hai
đứa trẻ” – thể hiện một kiểu truyện ngắn trữ tình, giọng văn nhẹ nhàng, trầm tĩnh,
lời văn bình dị tinh tế, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm
xúc mong manh, mơ hồ.
- “Hai đứa trẻ” là một trong những truyện ngắn tác động đến sự phát triển
tâm hồn, nhân cách học sinh trung học
Trong chương trình dạy văn ở THPT, “Hai đứa trẻ” là một tác phẩm nhẹ
nhàng, hướng người đọc đến cái Chân – Thiện – Mỹ... .Bởi vậy, tác phẩm ln giữ
vai trị quan trọng trong việc bồi đắp tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho người học
sinh. Giáo dục các em lòng nhân hậu, sống biết ước mơ và có niềm tin trong cuộc
sống,
để các em biết trân trọng hơn cuộc sống hiện tại và hướng đến tương lai, đồng thời
cung cấp những trí thức văn học, khơi gợi ở học sinh niềm trắc ẩn, sự đồng cảm và
kích thích các em suy nghĩ về cuộc sống.
Theo phân phối chương trình Ngữ văn 11 của Bộ Giáo dục và Đào tạo áp
dụng, truyện ngắn “Hai đứa trẻ” được dạy học ở tiết thứ 37, 38, tuần học thứ 10
(sách Ngữ văn cơ bản). Đây cũng là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của
giai đoạn văn học 1930 – 1945 được lựa chọn và dạy học trong chương trình phổ
thơng. Tiếp nối chương trình Ngữ văn THCS kéo dài 4 năm, và năm lớp 10 ở
THPT học sinh ít nhiều có “kinh nghiệm” đọc truyện, cũng như kinh nghiệm thảo
luận nhóm. Do đó ít nhiều đã có những khái niệm công cụ để đọc hiểu văn bản
truyện ngắn cũng như hình thành kỹ năng thảo luận nhóm khi đọc hiểu kiểu loại
văn bản này nói chung.
* Khó khăn
Là một truyện ngắn hay, ngay cả đối với giáo viên có thể đã đọc, dạy nhiều
từ lâu như là một trong những tác phẩm thành công, mang đặc trưng phong cách
nghệ thuật của Thạch Lam, nhưng có lẽ để tìm hiểu, chiêm nghiệm sâu về truyện
ngắn - như một bài thơ trữ tình đậm chất thơ khơng có cốt truyện, chủ yếu khai thác
thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ, thì khơng phải
giáo viên nào cũng đã làm được. Vì vậy, giờ đây cần phải đọc sâu, tìm hiểu thấu
đáo, khó hơn nữa là phải tìm ra qui trình thảo luận nhóm cho đối tượng học sinh
trường THPT Hồng Quang, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, vừa giúp các em
khám phá những bài học về cuộc sống ẩn chứa trong thế giới của truyện ngắn trữ
tình này, chính là thử thách lớn nhất của người dạy.
3.2.2. Thiết kế giáo án
Tiết 37 - 38
HAI ĐỨA TRẺ
Thạch Lam
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS
1. Kiến thức
- Hiểu được sự cảm thông sâu sắc của Thạch Lam đối với cuộc sống quẩn quanh,
buồn tẻ của những người nghèo phố huyện và sự trân trọng của nhà văn trước
mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn
- Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm tự sự.
3. Thái độ: Giáo dục các em lòng nhân hậu, sống biết ước mơ và có niềm tin trong
cuộc sống.
II. Chuẩn bị
1. Giáo Viên: SGK,SGV, sách bài tập, chuẩn kiến thức, kĩ năng 11, bài soạn… .
Máy chiếu, tranh ảnh, chân dung Thạch Lam; Tranh ảnh minh họa về đêm tối,
đồn tàu hỏa.
2. Học Sinh: Tìm tài liệu về Thạch Lam, SGK, vở, chuẩn bị bài ở nhà; chuẩn bị
tâm lí tham gia thảo luận nhóm theo qui trình thảo luận do giáo viên hướng dẫn (đã
trình bày ở trên).
III. Phương pháp
- Phương pháp đọc hiểu văn bản theo qui trình thảo luận nhóm.., nêu vấn đề, phân
tích và minh họa.
- Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường, phân mơn: Làm văn. Tiếng việt, Đọc văn.
IV. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định tổ chức (1’)
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
11A5 4/10/2012
35/35
2. Kiểm tra bài cũ (2’): (Kiểm tra việc đọc văn bản, sự chuẩn bị ở nhà)
3. Bài mới (2’): Với quan niệm văn chương tiến bộ, có biệt tài về truyện ngắn. Mối
truyện như một bài thơ trữ tình, giọng điệu sâu lắng, nhiều dư vị, có sức truyền
cảm đặc biệt. Trong khi các nhà văn của Tự lực văn đoàn hướng về nhân vật
thượng lưu, Thạch Lam hướng về các nhân vật nhỏ bé, Hai đứa trẻ là truyện ngắn
tiêu biểu cho văn phong Thạch Lam, hướng về cuộc đời, về cái Thiện, cái Mỹ.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn I. Tìm hiểu chung
HS tìm hiểu chung (10’)
1. Tác giả
- Thao tác 1: tìm hiểu tác - Thạch lam: 1910-1942. Tên khai sinh Nguyễn
giả (7’)
Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân. Bút
? Trong chương trình ngữ danh Việt Sinh.
văn THCS em đã được học - Là người đôn hậu và tinh tế, rất thành công ở
những tác phẩm nào của truyện ngắn - truyện khơng có cốt truyện.
Thạch Lam? Từ đó nêu -
ng chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân
những nét chính về tác giả, vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ. Mỗi
tác phẩm?
truyện ngắn như một bài thơ trữ tình đượm buồn,
- HS đọc và trình bày
giọng điệu điềm đạm.
- GV nói rõ thêm một số - Văn Thạch lam trong sáng, giản dị mà thâm trầm,
điểm, chốt các ý cơ bản
sâu sắc.
- Thao tác 2: tìm hiểu tác - Các tác phẩm chính: (SGK)
phẩm (3’)
2. Tác phẩm
? Hiểu biết về tác phẩm Hai - Xuất xứ: In trong tập Nắng trong vườn 1938
đứa trẻ?
- Bút pháp: Hiện thực và lãng mạn trữ tình.
Hoạt động 2: Hướng dẫn II. Đọc - hiểu văn bản
HS đọc hiểu truyện ngắn
(70’).
Thao tác 1: Hướng dẫn
HS đọc văn bản (3’)
GV hướng dẫn HS đọc:
- Đoạn 1: Từ dầu đến
....“nhỏ dần về phía làng”
- Đoạn tiếp..... “sự sống
nghèo khổ hàng ngày của
họ” → Giọng chậm dãi, nhẹ
nhàng, êm dịu, tha thiết, gợi - Truyện xoay quanh 1 sự kiện: 2 chị em L, A cố
được khơng khí làng q thức để chờ tàu; chủ yếu miêu tả TG nội tâm, tâm
toát lên từ câu văn
trạng của L
- HS đọc đoạn 3: giọng → Truyện ngắn trữ tình, khó tóm tắt theo dòng sự
khắc khoải
kiện hoặc cuộc đời nhân vật.
? Cảm nhận chung về tác
phẩm (giọng văn)
- HS trình bày
Thao tác 2: GV tổ chức - Hai đứa trẻ: Liên và An được mẹ giao cho trông
cho HS tái hiện thế giới coi 1 cửa hàng tạp hoá nhỏ → chiều nào cũng vậy:
hình tượng (5’)
hai đứa trẻ dọn hàng xong → cố thức để chờ đợi
? Tác giả kể chuyện gì ?
chuyến tàu đêm từ Hà Nội về qua phố huyện.
? Câu chuyện diễn ra ở đâu, - Là một phố huyện nghèo trước Cách mạng: Từ
vào những thời điểm nào ?
chiều tối đến đêm khuya và khi chuyến tàu đến rồi
? Hệ thống nhân vật ? đi qua.
(nhân vật chính, nhân vật - Nhân vật chính: hai chị em Liên và An, nhân vật
phụ)
phụ: mẹ con chị Tí, cụ Thi điên, bác Siêu, gia đình
- HS tái hiện
bác xẩm.
- GV bổ sung, khắc sâu
→ Thạch Lam tránh được lối viết tầm thường hấp
dẫn người đọc bằng cốt truyện li kì, tình tiết éo le,
những cuộc tình mùi mẫn... Hai đứa trẻ hấp dẫn
người đọc bằng chất liệu thật của đời sống
- GV chia lớp thành 3 1. Phố huyện lúc chiều tàn
nhóm, phát phiếu học tập;
yêu cầu thảo luận theo nội
dung hướng dẫn trên phiếu
(mẫu 1A), thời gian (5’)
- HS thảo luận theo hướng a. Bức tranh thiên nhiên
dẫn
- Âm thanh: Tiếng trống thu không (không vô
Thao tác 1: GV hướng tình, chất chứa cả nỗi niềm của con người. Tiếng
dẫn HS tái hiện, phát hiện trống vang xa để gọi buổi chiều, nhưng cũng gọi
vẻ đẹp của hình tượng về cả nỗi niềm xao xác), (làm nền cho tiếng trống
thiên nhiên, chất thơ trong thu không là bản nhạc dân dã quen thuộc, buồn)
câu văn (7’)
văng vẳng tiếng ếch nhái ngoài đồng ruộng, tiếng
muỗi vo ve.
- Đại diện nhóm 1 trình bày
- Hình ảnh, màu sắc: phía Tây đỏ rực, đám mây
- Các nhóm khác nhận xét, ánh hồng ánh sáng hịn than sắp tàn, rặng tre đen
bổ sung
lại
- GV nhận xét, chốt kiến - Đường nét: Dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền
thức, liện hệ làm rõ, khuyến trời.
khích cho điểm (nếu nhóm → Chất lãng mạn và hiện thực hồ quyện với
trả lời tốt, nhóm có câu trả nhau tạo ra một bức tranh quê hương quen thuộc,
lời có chất lượng)
gần gũi, bình dị và gợi cảm mà khơng kém phần
thơ mộng, mang cốt cách Việt Nam.
=> Những câu văn êm dịu, có nhịp điệu chậm rãi,
vừa giàu hình ảnh và nhạc điệu, lại vừa uyển
chuyển, tinh tế gợi được cái hồn của cảnh vật, cái
thần thái của thiên nhiên.
Thao tác 2: GV tổ chức b. Cuộc sống con người
cho HS tìm hiểu cuộc sống - Cảnh chợ tàn: người đã về hết, tiếng ồn ào
con người ở phố huyện khơng cịn, chỉ cịn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị…→
nghèo (7’)
phơi bày sự nghèo nàn, xơ xác, tiêu điều, buồn bã.
- Đại diện nhóm 2 trình bày
- Con người:
- Các nhóm khác nhận xét, + Chị em Liên với cái chõng ọp ẹp
bổ sung
+ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo đang tìm tịi, nhặt
- GV nhận xét, chốt kiến nhạnh những thứ cịn sót lại ở chợ;
thức
+ Mẹ con chị Tí nghèo khổ ngày mị cua, bắt ốc,
tối lại dọn cái hàng nước nhỏ… “ôi chao, sớm
hay muộn nào có ăn thua gì ? ” lặp lại những
động tác quen thuộc.
+ Bà cụ Thi điên uống rượu và cười khanh khách
nhỏ dần … một cụ Thi cuộc đời không rõ ràng,
nhưng rõ rang là đang ẩn chứa một nỗi lòng u uất
trong bóng tối
→ Hình ảnh con người: nghèo khổ, lam lũ, nhếch
nhác. Những kiếp sống lầm than, cực khổ, tàn tạ
Cuộc sống phố huyện gợi lên thật cụ thể, sinh
động, gợi cảm, đầy sức ám ảnh.
Thao tác 3: GV tổ chức c. Tâm trạng Liên
cho HS phân tích tâm - “Lòng buồn man mác trước giờ khắc của ngày
trạng của Liên, qua đó tàn ”
phát hiện tâm trạng của - Bằng khứu giác cảm nhận “mùi riêng của đất,
nhà văn (6’)
của q hương này”
- Đại diện nhóm 3 trình bày
- “Động lòng thương … ” bọn trẻ con nhà nghèo.
- Các nhóm khác nhận xét, - Xót thương cho chị Tí. Thể hiện ở lời văn,
bổ sung
giọng văn: “Ngày chị đi mò cua bắt tép; tối đến
- GV nhận xét, chốt kiến chị mới dọn cái hàng nước này dưới gốc cây
thức
bàng […] để bán cho ai?...kiếm được bao nhiêu,
nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng từ chập tối
đến đêm”
Liên là một cơ bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh
tế có lịng trắc ẩn, u thương con người.
Thái độ và tình cảm của Thạch Lam:
- Tình cảm yêu mến, gắn bó đối với thiên nhiên,
quê hương đất nước.
- Niềm xót thương đối với những kiếp người
nghèo khổ.
Gọi HS đọc 2 đoạn tiếp theo 2. Phố huyện lúc đêm khuya
- GV giao nhiệm vụ theo a. Khung cảnh thiên nhiên
nhóm bàn (bàn lẻ - nhóm 1; - Ngập chìm trong đêm tối mênh mơng.
bàn chẵn – nhóm 2) tiếp tục + Đường phố và các con ngõ chứa đầy bóng tối
thảo luận thống nhất nội + Tối hết cả con đường thăm thẳm….
dung hướng dẫn trên phiếu + Các ngõ….đen sẫm hơn….
học tập (mẫu 1B); Thời - Ánh sáng chỉ hé ở khe cửa, quầng sáng thân mật
gian: (5’)
quanh ngọn đèn chị Tí; Chấm lửa nhỏ ở bếp lửa
- HS thảo luận thống nhất Bác Phở Siêu, Ngọn đèn của Liên thưa thớt từng
nôi dung câu trả lời
hột sáng lọt qua phên nứa.
Thao tác 1: GV hướng dẫn → Thứ ánh sáng của sự sống yếu ớt, nhỏ bé, le lói
HS phát hiện và khai thác như chính cuộc đời, số phận của những người dân
ý nghĩa biểu tượng của phố huyện.
bóng tối và ánh sáng (7’)
Sự tương quan giữa bóng tối – ánh sáng: Bóng
- Đại diện nhóm 1 trình bày
tối bao trùm, dày đặc >< ánh sáng nhỏ nhoi, mong
- Các nhóm khác nhận xét, manh đến tội nghiệp → Biểu tượng cho những
bổ sung
kiếp người nhỏ bé, vô danh sống leo lét trong đêm
- GV nhận xét, chốt kiến tối mênh mông của xã hội cũ.
thức
Thao tác 2: GV tổ chức b. Đời sống của những kiếp người nghèo khổ
cho HS đi sâu tìm hiểu đời trong bóng tối
sống của những kiếp người
nghèo khổ trong bóng tối
- Đại diện nhóm 2 trình bày
- Các nhóm khác nhận xét,
bổ sung
- GV nhận xét, chốt kiến
thức
→ Ước mơ rất mơ hồ →
Càng cho thấy tình cảnh tội
nghiệp
của những người
- Nhịp sống của mọi người dân lặp đi lặp lại môt
cách đơn điệu, buồn tẻ
+ Vẫn những động tác quen thuộc: Chị Tí dọn
hàng, bác phở Siêu thổi lửa, gia đình bác Xẩm
xuất hiện với cái thau trước mặt…
+ Vẫn “tiếng đàn bầu bần bật” của bác Xẩm ế
khách
+ Vẫn những suy nghĩ mong đợi như mọi ngày:
người nhà cụ Thừa, cụ Lạc đi gọi người đánh tổ
sống mà không biết số phận tôm. Họ mong đợi “một cái gì tươi sáng cho sự
của mình sẽ ra sao ? Dù vậy, sống nghèo khổ hằng ngày”.
họ vẫn khơng mất hết hi → Trong mọi hồn cảnh con người vẫn không
vọng và niềm tin vào cuộc thôi ước mơ những điều tốt đẹp: sống phải biết
sống
ước mơ và hi vọng.
- Giọng văn đều đều, chậm buồn, tha thiết → Thể
hiện niềm xót thương tha thiết của Thạch Lam.
GV tổ chức cho HS tìm 3. Hình ảnh đồn tàu và tâm trạng của Liên lúc
hiểu ý nghĩa biểu tượng chuyến tàu đêm đến và đi qua
của đoàn tàu và diễn biến
tâm trạng của hai đứa trẻ
Gọi HS đọc 2 đoạn tiếp theo
- GV chia lớp thành 3 nhóm,
phát phiếu học tập; yêu cầu
thảo luận theo nội hướng
dẫn trên phiếu (Mẫu 1C),
thời gian (5’)
- HS thảo luận theo hướng
dẫn
- Đại diện 3 nhóm trình a. Hình ảnh đồn tàu qua cái nhìn và tâm trạng
bày nội dung thống nhất hai đứa trẻ
của nhóm (12’)
- Chuyến tàu đến chị em Liên hân hoan, hạnh phúc:
- GV nhận xét, chốt kiến Sự xuất hiện của người gác ghi → Ngọn lửa xanh
thức
biếc → Tiếng còi xe lửa từ đâu vang lại (Liên đánh
- Các nhóm tự bổ sung, thức em) → Tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào
hồn thiện
ghi → làn khói bừng sáng trắng từ xa → Tiếng hành
khách ồn ào → Tàu rầm rộ đi tới → Các toa đèn
bừng sáng (Liên dắt em đứng dậy để nhìn).
- Chuyến tàu qua trong sự nuối tiếc, bâng khuâng
của hai đứa trẻ và hồi ức của Liên về Hà Nội:
Chuyến tàu đi vào đêm tối để lại những đốm than đỏ
→ Chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau
cũng xa mãi rồi khuất sau rặng tre “Hai chị em cịn
nhìn theo…Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa
xăm...”
Sáng bừng lên và huyên náo trong chốc lát rồi
chìm vào bóng tối.
- Tâm trạng của Liên: Con tàu mang theo mơ ước về
một thế giới khác sáng hơn và đánh thức trong Liên
những hồi ức lung linh về Hà Nội xa xăm.
b. Ý nghĩa của chuyến tàu đêm.
- Là biểu tượng của một thế giới thật đáng sống: Sức
sống mạnh mẽ, sự giàu sang và rực rỡ ánh sáng. Nó
đối lập với cuộc sống mòn mỏi, tối tăm, nghèo nàn,
và quẩn quanh của người dân phố huyện
- Là hình ảnh của Hà Nội, của hạnh phúc, của những
kí ức tuổi thơ êm đềm
Thạch Lam trân trọng, nâng niu khát vọng vươn
ra ánh sáng, vượt thoát ra khỏi cuộc sống tù túng,
quẩn quanh, không cam chịu cái hiện tại tầm
thường, nhạt nhẽo đang vây quanh mình của hai đứa
trẻ.
Hoạt động 3: Hướng III. Tổng kết: Ghi nhớ: SGK
dẫn HS tổng kết (5’)
1. Ý nghĩa văn bản
Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” thể hiện niềm cảm
? Từ những nội dung thương chân thành của Thạch Lam đối với những
trên, hãy chỉ ra chủ đề kiếp sống nghèo khổ, chìm khuất trong mịn mỏi,
tác phẩm này?
tăm tối, quẩn quanh nơi phố huyện trước cách mạng
- HS tổng hợp
và sự trân trọng với những mong ước nhỏ bé, bình dị
- GV nhận xét, chốt kiến mà tha thiết của họ.
thức
2. Nghệ thuật
? Vì sao nói ‘Hai đứa
- Cốt truyện đơn giản, nổi bật là những dòng tâm
trẻ” tiêu biểu cho phong trạng chảy trôi, những cảm xúc, cảm giác mong
cách truyện ngắn Thạch manh, mơ hồ trong tâm hồn nhân vật.
Lam ?
- Bút pháp tương phản đối lập.
- Gọi 2 HS đọc ghi nhớ
- Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh
vật và tâm trạng của con người.
- Ngơn ngữ giàu hình ảnh, tượng trưng.
- Giọng điệu thủ thỉ, thấm đượm chất thơ chất trữ
tình sâu sắc.
4. Củng cố (2’): Hệ thống kiến thức trọng tâm của bài học; GV tổ chức cho HS
luyện tập:
* Suy nghĩ của em về kết thúc của truyện ngắn “Hai đứa trẻ”? Liên hệ với Tắt đèn
(Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao).
* Vì sao có thể nói: Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” giống như một “bài thơ trữ tình
đượm buồn”?
5. Dặn dò (1’): Học bài; chuẩn bị bài Ngữ cảnh
V. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
4.1. Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Lựa chọn đối tượng thực nghiệm là học sinh trường THPT Hồng Quang Lục Yên - Yên Bái năm học 2012 - 2013.
- Lớp thực nghiệm là 11A5 (35 HS).
- Lớp đối chứng là 11A4 (39HS).
Đây không phải là những lớp chuyên, lớp chọn mà là những lớp có sức học Trung
bình - Khá, phản ánh mặt bằng trình độ học sinh của trường THPT Hồng Quang - Lục
Yên - Yên Bái.
4.2. Dạy đối chứng theo hướng dẫn của SGV và SGK
Sau khi tiến hành dạy thử theo hướng dẫn của SGV và SGK, tôi nhận thấy
học sinh lớp 11A4 đã hiểu được nội dung tư tưởng của tác phẩm: Hiểu được sự
cảm thông sâu sắc của Thạch Lam đối với cuộc sống quẩn quanh, buồn tẻ của
những người nghèo phố huyện và sự trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ
về một cuộc sống tươi sáng hơn. Học sinh đã biết cách tiếp cận và phân tích nghệ
thuật của truyện: Cốt truyện đơn giản, nổi bật là những dịng tâm trạng chảy trơi,
những cảm xúc, cảm giác mong manh, mơ hồ trong tâm hồn nhân vật. Bút pháp
tương phản đối lập. Giọng điệu thủ thỉ, thấm đượm chất thơ chất trữ tình sâu sắc.
4.3. Dạy thực nghiệm theo thiết kế giáo án
Đây là bài học được thiết kế theo qui trình thảo luận nhóm trong đọc hiểu
truyện ngắn, trong sự kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác để triển
khai giờ học “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, sách Ngữ văn 11, tập 1.
Sau khi dạy theo thiết kế giáo án có áp dụng qui trình thảo luận nhóm trong
đọc hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam ở lớp 11, tập 1. Thấy đa số HS
không chỉ tiếp thu được nội dung văn bản theo mục tiêu đặt ra mà các em còn rất
hứng thú tham gia vào qui trình thảo luận nên tính tích cực, chủ động, sáng tạo
được phát huy nhiều hơn. Tôi đã tiến hành kiểm tra, đánh giá hiệu quả học tập và
chất lượng giảng dạy theo mẫu kiểm tra số 2 (Kết quả cụ thể cụ thể được nêu trong
phần “Đánh giá thực nghiệm”).