Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghiên cứu tích hợp thành phần ngữ nghĩa vào văn phạm tag cho tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 66 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN






NGUYỄN VĂN HƢNG







NGHIÊN CỨU TÍCH HỢP
THÀNH PHẦN NGỮ NGHĨA VÀO VĂN PHẠM
TAG CHO TIẾNG VIỆT











LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC








Hà Nội – Năm 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN





NGUYỄN VĂN HƢNG






NGHIÊN CỨU TÍCH HỢP
THÀNH PHẦN NGỮ NGHĨA VÀO VĂN PHẠM
TAG CHO TIẾNG VIỆT





Chuyên ngành: Cơ sơ toán học cho tin học

Mã số: 60460110




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGUYỄN THỊ MINH HUYỀN




Hà Nội – Năm 2014

1

Lời cảm ơn
Trong quá trình thực hiện luận văn này cũng như trong suốt quá trình học lớp
cao học Cơ sở toán học cho tin học, em đã nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tâm
của TS. Nguyễn Thị Minh Huyền. Em xin tới cô lời cảm ơn chân thành sâu sắc
nhất.
Ngoài ra, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ,

nhân viên trong khoa Toán- Cơ- Tin học, trong trường đại học Khoa học tự nhiên,
Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình dạy dỗ và giúp đỡ em trong suốt quá trình học
tập.
Nhân dịp này, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên,
khuyến khích và tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và quá trình thực hiện
luận văn này.
Do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm, thời gian tìm hiểu, thực hiện đặc biệt
là việc chưa có một hiểu biết hệ thống về ngữ pháp, ngữ nghĩa nên luận văn chắc
chắn còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Em rất mong sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp
của thầy, cô và các bạn để em có được cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này.
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Học viên
Nguyễn Văn Hưng



2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
Chƣơng 1- KIẾN THỨC CƠ SỞ 6
1.1 Văn phạm kết nối cây TAG 6
1.1.1 Giới thiệu về TAG 6
1.1.2 Định nghĩa hình thức của văn phạm TAG 6
1.1.3 Các thao tác trong văn phạm TAG 7
1.1.4 Cây dẫn xuất trong văn phạm kết nối 9
1.1.5 Cấu trúc đặc trưng TAG 11
1.2 Phân tích cú pháp tiếng Việt 12
1.2.1 Danh ngữ 12
1.2.2 Động từ 14

1.2.3 Tính từ 18
1.3 Biểu diễn ngữ nghĩa bằng logic vị từ cấp một 27
1.3.1 Biểu diễn ngữ nghĩa 27
1.3.2 Phân tích cú pháp và biểu diễn ngữ nghĩa 30
1.3.3 Kết hợp tính toán lambda trong biểu diễn ngữ nghĩa 31
Chƣơng 2- TÍCH HỢP NGỮ NGHĨA CHO VĂN PHẠM TAG 34
2.1 Giới thiệu 34
2.2. Giao diện cú pháp/ngữ nghĩa dựa trên phép hợp nhất với TAG 35
2.3. Văn phạm và siêu văn phạm: khai thác thành phần thông tin chung 38
2.4. Cây phân tích và xây dựng ngữ nghĩa 46
2.5. Rừng dẫn xuất, từ vựng ngữ nghĩa và xây dựng ngữ nghĩa 46
Chƣơng 3- XÂY DỰNG VĂN PHẠM TAG CÓ TÍCH HỢP NGỮ
NGHĨA CHO TIẾNG VIỆT 54
3.1 Công cụ TULIPA và XMG 54
3.2 Dữ liệu đầu vào 54
3.3 Thực nghiệm 59
KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN 62



3

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Mô tả cây phụ trợ 7
Hình 1.2: Cây phụ trợ 7
Hình 1.3: Cây khởi tạo 7
Hình 1.4 Mô tả phép nối cây 8
Hình 1.5: Phép nối cây 8
Hình 1.6: Mô tả phép thế 9
Hình 1.7: Phép thế 9

Hình 1.8: Cây dẫn xuất trong CFG 9
Hình 1.9: Cây dẫn được của TAG 10
Hình 1.10: Cây dẫn xuất 11
Hình 1.11: Cấu trúc đặc trưng với phép nối 11
Hình 1.12: Cấu trúc đặc trưng với phép thế 12
Hình 2.1- Mô tả ngữ nghĩa câu John loves Mary 37
Hình 2.2. Các cây cơ sở TAG bao gồm ngữ nghĩa 47
Hình 2.3. Cây dẫn xuất TAG bao gồm ngữ nghĩa 48
Hình 2.4. Cây dẫn xuất cho câu Jean court (Jean chạy) 49
Hình 3.1:Kết quả phân tích cú pháp/ngữ nghĩa câu “An thích Bình” 60
Hình 3.2:Kết quả phân tích cú pháp/ngữ nghĩa câu “Một cơn gió bất ngờ ào đến”
61



4

MỞ ĐẦU
Để máy tính hiểu và xử lý được ngôn ngữ của con người là một bài toán khó
trong ngành khoa học máy tính. Lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên (natural language
processing – NLP) ra đời nhằm giải quyết vấn đề này. Các bài toán và ứng dụng nổi
bật của lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên như: Nhận dạng chữ viết, nhận dạng giọng
nói, dịch tự động, tìm kiếm thông tin, … đã thu được nhiều thành tựu nhất định. Các
bước để xử lý ngôn ngữ tự nhiên gồm: phân tích hình thái, phân tích cú pháp, phân
tích ngữ nghĩa, phân tích ngữ dụng. Trong đó phân tích ngữ nghĩa là một trong
những bước xử lý khó khăn nhất bởi nó liên quan đến việc hiểu ý nghĩa của ngôn
ngữ - công cụ hoàn hảo của tư duy và giao tiếp.
Bài toán biểu diễn ngữ nghĩa của ngôn ngữ tự nhiên đã được các nhà khoa
học trên thế giới nghiên cứu từ nhiều thập kỷ trước, đầu tiên phải kể đến đó là công
trình của Montague (1974) về ngữ nghĩa hình thức, trong đó các quy tắc ngữ pháp

được kết hợp đồng thời với các quy tắc ngữ nghĩa để xây dựng không chỉ cây cú
pháp mà cả hạng thức lambda biểu diễn nghĩa của thành phần cú pháp. Cho đến nay
các nhà khoa học đã có nhiều bước tiến quan trọng trong việc xây dựng các mô hình
để biểu diễn và tính toán ngữ nghĩa của các phần văn bản, đi từ cấp độ từ vựng tới
cấp độ ngữ, cấp độ câu và rộng hơn là cấp văn bản.
Các công trình nghiên cứu về xử lý ngôn ngữ tự nhiên cho tiếng Việt trong
những năm gần đây đã đạt được nhiều thành quả nhất định. Tuy nhiên phần lớn mới
chỉ tập trung vào các bài toán phân tích từ vựng, phân tích cú pháp. Với các kết quả
đã đạt được về xử lí từ vựng và cú pháp, đây là lúc cần đầu tư cho các nghiên cứu
về xử lí ngữ nghĩa tiếng Việt. Luận văntập trung nghiên cứu về tích hợp thành phần
ngữ nghĩa vào văn phạm TAG cho tiếng Việt.
Cấu trúc luận văn được trình bày như sau:
 Chƣơng 1: Kiến thức cơ sở: Trong chương này, luận văn giới thiệu
các kiến thức cơ sở phục vụ cho công việc tích hợp thành phần ngữ
nghĩa như văn phạm TAG, phân tích cú pháp tiếng việt, biểu diễn ngữ
nghĩa bằng logicvị từ cấp một.

5

 Chƣơng 2: Tích hợp ngữ nghĩa vào văn phạm TAG: Chương này
nghiên cứu phương pháp xây dựng ngữ nghĩa vào trong văn phạm
TAG.
 Chƣơng 3: Xây dựng văn phạm TAG có thành phần ngữ nghĩa cho
tiếng Việt: Chương này nghiên cứu sử dụng công cụ TULIPA để tích
hợp thành phần ngữ nghĩa vào văn phạm TAG, xây dựng văn phạm
TAG có thành phần ngữ nghĩa cho tiếng Việt và đưa ra các kết quả
thực nghiệm đối với một số câu tiếng Việt cụ thể.
 Kết luận: Phần này tóm tắt lại nội dung của luận văn và đưa ra hướng
phát triển của luận văn.



6

Chƣơng 1- KIẾN THỨC CƠ SỞ
Chương này diễn giải về các kiến thức cần thiết cho việc xử lý ngữ nghĩa.
Các kiến thức cơ sở bao gồm: văn phạm kết nối cây TAG, phân tích cú pháp tiếng
Việt và thảo luận về phương pháp biểu diễn ngữ nghĩa bằng logicvị từ cấp một.
1.1 Văn phạm kết nối cây TAG
1.1.1 Giới thiệu về TAG
Văn phạm kết nối cây (Tree Adjoining Grammar-TAG[4]) được đưa ra bởi
Joshi, Levy và Takahashi (1975), Joshi (1985). TAG thao tác với các đối tượng cơ
bản là các đối tượng có cấu trúc (cây) chứ không phải là các xâu. Việc sử dụng các
đối tượng có cấu trúc cho phép xây dựng các hệ hình thức có khả năng sinh mạnh
tức là cho phép sinh các mô tả cấu trúc. Các hệ hình thức như thế thích hợp với các
mô tả ngôn ngữ học hơn là các hệ hình thức có khả năng sinh yếu, tức là chỉ sinh ra
tập các xâu.
Cây cơ bản biểu diễn những cấu trúc tương ứng với các đơn vị ngôn ngữ học.
Có hai loại cây cơ bản:
o Cây khởi tạo: tương ứng với cấu trúc gồm các thành phần bắt buộc của
câu.
o Cây phụ trợ: tương ứng với cấu trúc cho phép thêm vào các thành phần
phụ của câu.
1.1.2 Định nghĩa hình thức của văn phạm TAG
Văn phạm TAG là một bộ năm (∑, N, I, A, S) trong đó:
- ∑: tập các ký hiệu kết thúc (bảng chữ cái chính).
- N: tập các ký hiệu không kết thúc (bảng chữ cái phụ).
- I: tập các cây “khởi tạo” (initial trees).
- A: tập các cây “phụ trợ” (auxiliary trees).
- S: tiên đề, S  N.


7

Cây trong văn phạm là các cây mà mỗi nút được đánh dấu bằng một ký hiệu
(kết thúc hoặc không kết thúc).
Cây phụ trợ: cây có chứa một nút lá trùng tên (cùng phân loại) với nút gốc,
nút lá này được ký hiệu với một dấu * bên cạnh và được gọi là nút chân của cây phụ
trợ (xem Hình 1.1).

Ví dụ cây phụ trợ (xem Hình 1.2):



Ví dụ cây khởi tạo (xem Hình 1.3):

1.1.3 Các thao tác trong văn phạm TAG
Thao tác cơ bản trong văn phạm TAG gồm: phép nối cây (adjoining) và phép
thế (substitution).
a. Phép nối cây
NP
An
NP
cơm
S
NP↓
VP
V
NP↓
ăn
Hình 1.3: Cây khởi tạo
(α2)

(α3)

1
)
VP
VP*
ADJ
sớm
VP
ADV
VP*
đã

1
)
(β2)
Hình 1.2: Cây phụ trợ

Hình 1.1: Mô tả cây phụ trợ

X
X*

8

Phép nối có thể mô tả bằng hình vẽ sau (xem Hình 1.4):
Ví dụ (xem Hình 1.5):
Các ràng buộc đối với phép nối:
- Với mỗi nút bất kỳ chỉ được thực hiện tối đa một phép nối.
- Phép nối không phải là thao tác bắt buộc.

- Các nút chân đều là các nút cấm thực hiện phép nối.
- Ngoài các nút chân, thêm ký hiệu NA cho nút cấm mà ở đó phép nối bị cấm.
VP
VP*
ADJ
sớm
S
NP↓
VP
V
NP↓
ăn
S
NP↓
VP
VP
ADJ
V
NP↓
ăn
sớm
(α3)
Hình 1.5: Phép nối cây
(γ1)
X
X*
X
X
X
X

Hình 1.4 Mô tả phép nối cây
(β2)

9

b. Phép thế
Các nút tại đó thực hiện phép thế được bổ sung thêm ký hiệu ↓ (xem Hình
1.9):



Phép thế là bắt buộc tại các nút có ký hiệu thế. Tất cả các cây có gốc là A có
thể thế vào nút A↓. Ví dụ (xem Hình 1.7):

1.1.4 Cây dẫn xuất trong văn phạm kết nối
Đối với văn phạm phi ngữ cảnh, cho một cây dẫn được ở một thời điểm là đủ
để xác định ngay các quy tắc dẫn xuất đã thực hiện. Ví dụ cho cây (xem Hình 1.8)








S
NP↓
VP
V
NP↓

NP
An
S
NP
VP
V
NP↓
ăn
An
ăn
(α3)
(γ2)
Hình 1.7: Phép thế
(α1)
Hình 1.6: Mô tả phép thế
A
S
VP
NP
VP
ADJ
V
NP
ăn
cơm
sớm
An
(γ4)
Hình 1.8: Cây dẫn xuất trong CFG


10


Ta suy ra dẫn xuất thực hiện là:
S  NP VP ADJ  sớm
NP An V  ăn
VP  VP ADJ NP cơm
VP  V NP
Còn với văn phạm kết nối cây thì không đúng như thế nữa. Ví dụ (xem Hình
1.9) :


















NP
An

S
NP
ADJ
V
NP
ăn
VP
VP*
sớm
VP
(α1
)
(α3)
(β2)
S
VP
NP
VP
ADJ
V
NP
ăn
cơm
sớm
An
(γ4)
NP
cơm
(α2
)

V
Hình 1.9: Cây dẫn được của TAG

11

Vì vậy đối với TAG phải có thêm cây mô tả dẫn xuất, trên đó ghi lại các thao
tác đã thực hiện để sinh ra cây dẫn được.
Khái niệm cây dẫn xuất:
- Mỗi nút lá của cây là tên một cây cơ sở.
- Các cung trên cây được đặt ký hiệu bằng tên thao tác đã thực hiện và tên
nút của cây cơ sở mà trên đó đã thực hiện thao tác.
Ví dụ (xem Hình 1.10):


1.1.5 Cấu trúc đặc trƣng trong văn phạmTAG
Cấu trúc đặc trưng trong văn phạm TAG là các thuộc tính trong các nút của
cây. Cấu trúc đặc trưng được sử dụng để thực hiện phép nối (hình 1.11) hoặc phép
thế (hình 1.12) trên cây.
Trong TAG, mỗi nút cây kết hợp với hai cấu trúc đặc trưng được gọi là đỉnh
(top) và đáy (bottom). Cấu trúc đặc trưng đỉnh mã hóa thông tin cần thiết để ghép
nối cây mà phép nối được thực hiện trên đó trong khi đáy mã hóa thông tin mà vị
trí còn lại cho nút mà phép nối thực hiện trên đó (xem hình 1.11). Phép hợp nhất
được liệt kê như trong hình 1.13.





(α3)
(β2)

(adj,2)
(α2)
(α3)
(sub,1
)
(α1
)
(α3)
(sub,0
)
Hình 1.10: Cây dẫn xuất
Hình 1.11: Cấu trúc đặc trưng với phép nối


12







Hình 1.12: Cấu trúc đặc trưng với phép thế
- Phép nối tại nút X với đặc trưng đỉnh tX và đặc trưng đáy bX, của cây phụ
trợ với đặc trưng đỉnh gốc r và đặc trưng đáy chân f kéo theo phép hợp nhất của tX
với r và bX với f.
- Phép thế tại nút X với đặc trưng đỉnh tX và đặc trưng đáy bX, của một cây
với đặc trưng đỉnh gốc t và đặc trưng đáy chân b kéo theo phép hợp nhất của tX
với t và của bX với b.
- Kết thúc của một dẫn xuất, đặc trưng đỉnh và đáy của tất cả các nút trong

cây dẫn xuất được hợp nhất.

1.2 Phân tích cú pháptiếng Việt
Phân tích cú pháp là phân tích thành phần cấu tạo ngữ pháp của câu. Câu
chính là đơn vị lớn nhất của mặt cấu trúc trong tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ.
Trong phần này luận văn tập trung trên những vấn đề sau đây: Danh ngữ, câu có
động từ làm trung tâm, câu có tính từ làm trung tâm, thể hiện bằng văn phạm hình
thức TAG.
1.2.1 Danh ngữ
Loại ngữ do danh từ làm chính tố gọi là danh ngữ. Xét về mặt nghĩa, trong
danh ngữ các phụ tố tạo nên nghĩa có tính xác định của chính tố. Nhưng các phụ tố
có thể được lược bớt và ngữ chỉ còn có chính tố mà vẫn có tính xác định. Đó là
trường hợp danh ngữ làm phần đề trong nòng cốt N = a+b.
𝑋
𝑡


𝑋
𝑏𝑟
𝑡𝑟

𝑋
𝑏𝑟
𝑡

𝑡𝑟





13

Cấu trúc đầy đủ của danh ngữ trong Tiếng việt có trật tự như sau:
C
1
C
2
C
3
N
1
N
2
C
4
C
5

Trong đó:
C
1
là phụ tố tổng thể như tất cả, hết thảy, toàn bộ
C
2
là phụ tố số lượng như những, các, ba, bốn
C
3
là phụ từ tình thái (trợ từ) cái. Ví dụ: cái quyển sách này.
N
1

là từ loại thể (loại từ) như quyển, cuốn
N
2
là từ chính có thể do nhiều loại danh từ đảm nhiệm.
C
4
là phụ tố hạn định sự vật bằng đặc điểm của nó.
C
5
là phụ tố chỉ định (đại từ) như này, ấy, đó
Các ví dụ:
1. Cấu trúc đầy đủ
tất cả [C
1
] năm [C
2
] cái [C
3
] quyển [N
1
] sách [N
2
] cũ [C
4
] này [C
5
]
2. Trường hợp chỉ có từ chính [N
2
]

sách [N
2
]
3. Trường hợp từ chính [N
2
] bị lược bỏ
năm [C
2
] quyển [N
1
] cũ [C
4
] này [C
5
]
Cấu trúc có thể có của danh ngữ được cho trong bảng sau:

P
(C
1
)
D/M
(C
2
)
N
1

N
2


N/V/A/M/OP
(C
4
)
P
(C
5
)
1
?
-
-
+ (sách /
gạo)
?
?
2
?
?
+ (quyển /
cân)
+ (sách)
?
?
3
?
?
+ (cân /
thùng)

+ (gạo)
?
?

14

4
?
?
+ (quyển/
cân/ thùng)

?
?
5
?
?
-
+ (ý kiến)
?
?
6
-
? (D)
-
+ (khi)
?
?
7
?

?
?
+ (học sinh)
?
?
8
?
?
-
+ (quần áo)
?
?
9
-
-
-
+ (trước)
-
?
10
+
+ (M)


-
-
11
-
+ (M)



?
?
12
-
+ (M)

+ (bàn)
?
?
13
-
+ (M)
-
+ (tôm)
-
-
14
?
?
+ (việc)
-
?
?

+: thành phần bắt buộc, ?: có thể có hoặc không, -: không được phép có, :
thành phần đã được lược bỏ.
Cấu trúc đầy đủ của danh từ ngữ được mô tả như hình sau:
con mèo đen của nhà bạn Nam (mà) tôi mới xin hôm qua ấy.
N N A Prep N N N






1.2.2 Động từ
NP
NP
PP
Conj
S
P
NP

15

Động từ có một vai trò quan trọng cấu trúc nghĩa miêu tả của câu (nghĩa
phản ánh thực tại khách quan). Trong phần này luận văn sẽ tìm hiểu chi tiết hơn cấu
trúc câu với hạt nhân là động từ và các diễn tố tạo nên.
1.2.2.1 Phân loại động từ
Có thể phân loại động từ theo những tiểu loại sau đây:
1. Động từ ngoại động: chỉ những hoạt động có bắc cầu sang sự vật ở ngoài
nó. Ví dụ: ăn, viết, đọc, xây dựng…Cần phải có phụ tố chỉ đối tượng mới đủ nghĩa,
ví dụ: ăn bánh, viết thư, xây dựng chủ nghĩa xã hội…
2. Động từ nội động: chỉ những hoạt động không bắc cầu sang sự vật ở ngoài
nó. Ví dụ: ngủ, tắm, cười, chạy, bay, làm lụng, nghỉ ngơi… Không nhất thiết phải
có phụ tố chỉ đối tượng của hoạt động, ví dụ: chim bay, em bé đang ngủ…
3. Động từ cảm nghĩ: chỉ những hoạt động như nghĩ ngợi, nhận biết, thụ cảm.
Ví dụ: nghe, biết, tin, yêu, nhớ, nghi ngờ… Cần phụ tố chỉ đối tượng, ví dụ: nghe
nhạc, tin người, nhớ quê hương…, có thể dùng them các phụ tố chỉ mức độ ở phía

trước, ví dụ: rất yêu nước, rất biết lẽ phải…
4. Động từ phương hướng: chỉ những hoạt động có bao hàm phương hướng.
Ví dụ: ra, vào, lên, xuống… Không cần phụ tố hoặc có thể them phụ tố để chỉ rõ cái
đích của hoạt động, ví dụ: khách vào, khách vào nhà nghỉ…
5. Động từ tồn tại: chỉ trạng thái tồn tại của sự vật. Ví dụ: có, còn, hết, mất…
Cần phụ tố chỉ sự tồn tại, ví dụ: còn tiền, hết đạn, mất sách…
6. Động từ biến hoá: chỉ trạng thái biến hoá của sự vật. Ví dụ: hoá, thành,
nên, trở thành… Cần phụ tố để chỉ kết quả biến hoá, ví dụ: đã nên người, đã trở
thành tốt…
7. Động từ ý chí: chỉ trạng thái ý chí. Ví dụ: muốn, quyết, dám, toan, định…
Cần phụ tố chỉ nội dùng ý chí, ví dụ: dám nghĩ, toan nói, muốn nghỉ ngơi…
8. Động từ tiếp thụ: chỉ trạng thái tiếp thụ. Ví dụ: bị, phải, được… Cần phụ
tố chỉ sự vật tiếp thụ, ví dụ: bị mắng, phải gió, được thưởng…
9. Động từ so sánh: chỉ các trạng thái so sánh. Ví dụ: bằng, hơn, kém, thua…
Cần có phụ tố chỉ đối tượng so sánh, ví dụ: bằng nhau, thua bạn, hơn người…
10. Động từ là: có tính chất đặc biệt.

16

1.2.2.2 Thứ tự các đối
Theo tài liệu “Cơ sở tiếng Việt” của Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Lan
[1]: Khi nghiên cứu về cấu trúc nghĩa miêu tả của câu (nghĩa phản ánh những mảng
của thực tại khách quan), nhà ngôn ngữ học L.Tesniere đề xuất ra cấu trúc vị từ -
tham thể. Ông cho rằng cấu trúc câu xoay quanh vị từ (vị từ là trung tâm, hạt nhân
của cấu trúc. Các thành tố bổ sung nghĩa cho vị từ là những thực thể tham gia vào
cấu trúc được gọi là tham thể (hay đối). Ở bình diện cấu trúc, các tham thể đó gọi là
diễn tố - những yếu tố tham gia vai diễn trong vở kịch nhỏ có động từ làm trung
tâm). Ngữ nghĩa của vị từ quy định số lượng các diễn tố. Vị từ có một diễn tố gọi là
vị từ đơn trị. Vị từ có hai diễn tố gọi là vị từ song trị. Vị từ có ba diễn tố gọi lầ vị từ
tam trị (trị = giá trị). Ví dụ:

 Động từ có một tham thể:
- Bé khóc.
- Tôi nghỉ ngơi.
 Động từ có hai tham thể
- Tôi viết thư.
- Nam nhớ người yêu.
 Động từ có ba tham thể
- Nam tặng hoa người yêu.
- Tôi vay tiền ngân hàng.
Chi tiết về thứ tự các đối của động từ dưới dạng cấu trúc tham khảo trong
phần 2.1 của phụ lục.
1.2.2.3 Khả năng lƣợc bỏ các đối
Trong hoàn cảnh nhất định có những phụ tố có thể được lược bỏ mà không
ảnh hưởng đến ngữ nghĩa của câu. Các phụ tố đó đã được nhắc đến ở câu nói
trước đó.
 Khi động từ ngoại động làm trung tâm của câu, trong nhiều trường hợp
có thể không cần phụ tố chỉ đối tượng của hoạt động.
Ví dụ: Cậu ăn cơm chưa ? Tôi đang ăn.

17

 Khi động từ cảm nghĩ làm trung tâm của câu, có trường hợp không cần
phụ tố chỉ đối tượng.
Ví dụ: Lâu rồi không về quê, tôi rất nhớ.
 Khi động từ tồn tại làm trung tâm của câu, có trường hợp không cần phụ
tố chỉ sự vật tồn tại.
Ví dụ: Bạn còn tiền không? Tôi hết rồi.
1.2.2.4 Phụ tố trƣớc
Phụ tố trước có thể do nhiều loại, do một hoặc nhiều phụ từ đảm nhiệm: phụ
tố thời gian, phụ tố mức độ, phụ tố so sánh, phủ tố khẳng định / phủ định, phụ tố

mệnh lệnh.
Quy tắc thứ tự các phụ tố:
1. Nếu phụ tố trước gồm nhiều phụ từ khác loại thì cần phụ tố so sánh phải
đứng đầu tiên.
Ví dụ:
Ba đang tập thể dục.
Lan cũng đang tập thể dục.
2. Nếu phụ tố trước gồm nhiều phụ tố so sánh (cùng loại), thì có thể thay đổi
thứ tự giữa chúng.
Ví dụ:
Ba và Lan cũng đều học giỏi như Tuấn.
Ba và Lan đều cũng học giỏi như Tuấn.
Ngoài ra còn có các cụm: vẫn cứ còn, vẫn còn cứ, cứ vẫn còn.
3. Nếu chính tố là động từ cảm nghĩ thì phụ tố trước có thể là phụ tố mức độ.
Ví dụ:
Tôi rất tin bạn.

18

Bạn rất hiểu tôi.
1.2.2.5 Phụ tố sau
Loại phụ tố mà động từ làm chính tố trong câu không yêu cầu riêng có thể do
các từ loại khác nhau như danh từ, động từ, tính từ, đại từ đảm nhiệm. Có thể nhận
thấy những loại phụ tố khác nhau sau đây:
- Phụ tố thời gian, nơi chốn, phương tiện.
- Phụ tố nguyên nhân.
- Phụ tố mục đích.
- Phụ tố điều kiện.
- Phụ tố so sánh.
- Phụ tố cách thức.

Ví dụ (kết từ đi kèm được in đậm):
- làm trong hai ngày liền, ngồi ở bãi cỏ, in bằng kỹ thuật mới
- chết vì bệnh, chết bệnh
- sống để phục vụ đất nước
- tìm cho thấy mọi lẽ
- nói như vẹt
- nói nhanh, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao
Chi tiết về phụ tố trước và phụ tố sau của câu có động từ làm trung tâm tham
khảo phần 2.2 của phụ lục.
1.2.3 Tính từ
Theo tài liệu "Ngữ pháp tiếng Việt" của Diệp Quang Ban [2], tính từ thuộc
vào số thực từ có ý nghĩa về tính chất, đặc trưng về màu sắc, mùi vị, âm thanh…
của vật, phần lớn kết hợp được về phía trước với các từ rất, cực kì, hơi, khí, quá
hoặc về phía sau với các từ lắm, quá, cực kì, và dễ dàng làm vị tố. Vị tố là yếu tố
chính của câu, cả về phương diện nghĩa biểu hiện và phương diện cú pháp. Về nghĩa
biểu hiện, vị tố nêu đặc trưng hoặc quan hệ của sự thể được nói đến trong câu; về vị
trí, vị tố đứng trực tiếp sau chủ ngữ (nếu có chủ ngữ). Về cú pháp, các yếu tố cú

19

pháp khác trong câu quay quần xung quanh vị tố. Vị tố gắn bó với các yếu tố xung
quanh nó theo những mức độ khác nhau, và trên cơ sở đó mà phân định những lớp
yếu tố xét theo mối quan hệ với các chức năng cú pháp trong câu: các yếu tố nằm
trong cấu trúc ngữ pháp của câu và trực tiếp diễn đạt sự thể, các yếu tố không nằm
trong cấu trúc ngữ pháp và nhìn chung không diễn đạt sự thể trong câu chứa chúng.
Đối với lớp tính từ, các vấn đề thường được nhắc đến là phân biệt những lớp
con dưới đây:
 Tính từ chỉ tính chất và tính từ chỉ quan hệ
 Tính từ thang độ và tính từ không thang độ
1.2.3.1. Tính từ tính chất và tính từ quan hệ

1. Tính từ tính chất
Tính từ tính chất được hiểu là những tính từ vốn mang ý nghĩa chỉ tính chất,
chứ không phải vay mượn nó ở các lớp từ khác. ý nghĩa tính chất ở đây rất phong
phú về nội dùng, sau đây là một số ví dụ.
- Ý nghĩa về các loại phẩm chất như ở các từ tốt, xấu, đẹp, vụng, trơn, nhám,
sạch,bẩn, trong, đục, tầm thường, quan trọng, đúng, sai, phải, trái…
- Ý nghĩa về lượng thuộc nhiều phương diện như mật độ, độ dài, trọng lượng,
hình dạng, màu sắc, âm thanh, mùi vị… như ở các từ nhiều, ít, đông, thưa, ngắn,
dài, to, nhỏ, béo, gầy, cao, thấp, sâu, cạn, nhanh, chậm, nặng, nhẹ…; méo, tròn,
ngay, lệch, thẳng, cong, nhọn, cùn…; xanh, đỏ, vàng, tím…; vang, dội, ồn, lặng,
trầm, bổng…; thơm, nồng, cay…
2. Tính từ quan hệ
Tính từ quan hệ là tính từ mà ý nghĩa chỉ tính chất của chúng được vay mượn
ở ý nghĩa thực thể của danh từ và chấp nhận sự đo đạc ở phương diện thang độ
thong qua từ rất chứng tố. Số lượng tính từ quan hệ ở tiếng Việt không lớn, chỉ
danh từ nào ở vị trí sẵn chứa hoặc có thể thêm rất vào trước thì mới được coi là tính
từ . Tuy nhiên đó mới chỉ là điều kiện cần cho danh từ từ có bản tính từ loại của tính
từ, chứ chưa phải là đủ để nó được coi là tính từ quan hệ. Cần có thêm điều kiện đó
là khả năng xuất hiện chứng tố rặt thay vì rất: danh từ nào chấp nhận theo lối phân
bố bổ sung chứng tố rất và chứng tố rặt (tức là có rất thì không có rặt và ngược lại)
thì đó là tính từ quan hệ. Chỉ chấp nhận rất mà không chấp nhận rặt được thì đó là

20

tính từ tính chất.Tính từ quan hệ có thể có gốc là danh từ chung, cũng có thể có gốc
là danh từ riêng.
Ví dụ tính từ có quan hệ danh từ riêng: giọng (rất) Sài Gòn, cái nhìn (rất)
Việt Nam, thái độ (rất) Chí Phèo…
Ví dụ tính từ có quan hệ danh từ chung: tác phong (rất) công nghiệp, cung
cách (rất) quý phái, giọng lưỡi (rất) côn đồ, thái độ (rất) cửa quyền…

1.2.3.2. Tính từ thang độ và tính từ không thang độ
1. Tính từ thang độ
Tính từ thang độ là tính từ có thể kết hợp với các phó từ chỉ thang độ, rất,
hơi, khí, quá, cực kì… về phía trước, hoặc lắm, quá, cực kì… về phía sau, như rất
đẹp, rất vui, rất anh hùng, rất Việt Nam…, đẹp lắm, vui quá, anh dũng cực kì…
Các tính từ quan hệ khó kết hợp với các yếu tố chỉ thang độ đứng sau.
2. Tính từ không thang độ
Trong tiếng Việt có một nhóm nhỏ từ, xét cách hoạt động từ trong câu và xét
mặt ý nghĩa, thì giống hệt tính từ ,nhưng không kết hợp được với các phó từ chỉ
thang độ thường đứng trước tính từ. Đó là những tính từ không có sự phân biệt về
thang độ, gọi gọn là tính từ không thang độ như chính, công, chung, quốc doanh,
riêng, tư…. Trong các tổ hợp từ vấn đề chính, quyền lợi chung, quỹ công, đời tư,
hàng quốc doanh, gia đình riêng…
1.2.3.3Đặc điểm trong hoạt động ngữ pháp của tính từ
1.2.3.3.1Chức năng vị tố của tính từ
Trong chức năng vị tố, tính từ có thể được xét về số lượng tham thể và tính
động.
1. Phương diện số lượng tham thể
Trong chức năng vị tố, tính từ có thể kết hợp với một tham thể, có kèm hoặc
không kém yếu tố chỉ cảnh huống, cảnh huống này có thể hoạt động với tư cách một
tham thể (như yếu tố bắt buộc).
Ví dụ (tham thể cảnh huống được gạch dưới):
(A) Trăngsáng quá. (Một tham thể)
(B) Nhà tôixatrường học. (Hai tham thể)

21

Câu (A) chỉ quan hệ thâm nhập với khía cạnh thuộc tính từ, tức là đi sâu
vào thực thể nêu ở chủ ngữ về phương diện thuộc tính từ. Câu (B) có vị tố xa chỉ
thuộc tính là khoảng cách không gian, với thuộc tính này yếu tố chỉ cảnh huống

trường học định vị mốc của khoảng cách với nhà, và trường học có thể ngầm hiểu,
không cần có mặt trong câu.
Lưu ý trong cách dùng tính từ làm vị tố không có trợ động từ là đòi hỏi danh
từ chủ ngữ phải có tính xác định đủ rõ.
Ví dụ: có thể nói “cô ấy thông minh” nhưng không thể nói “cô thông minh”.
2. Phương diện tính động
Trong ý nghĩa của tính từ có thể phân biệt tính động từ như nhanh, vội,
chậmrãi…, hoặc tĩnh như yếu, đẹp, đặc, nặng, buồn (cảnh vật)…
Ví dụ:
Anh này nhanh thật! (Động).
Tôi đang vội. (Động).
Bột đặc quá. (Tĩnh)
Không khí ở đây trong lành quá! (Tĩnh)
1.2.3.3.2 Khả năng kết hợp với phó từ (phụ tố)
1. Khả năng kết hợp với phó từ đứng trước
Do khả năng làm vị tố có tính từ chất thường xuyên của mình, tính từ dễ
dàng kết hợp được với nhiều phó từ đặc trưng cho từ loại động từ. Cụ thể là những
nhóm con phụ tố chuyên đứng trước tính từ dưới đây:
 Từ chỉ thời gian: đã, sẽ, đang, vừa, mới,…, từng, vẫn, cứ…
 Từ chỉ tính đồng nhất (identity) và tương tự (similarity): đều, cũng…
 Từ chỉ mức độ: rất, hơi, khí, quá…
 Từ chỉ tính từ phân cực (trong đó có khẳng định và phủ định): có, không,
chưa, chẳng…
 Từ chỉ tần số (số lần, hay tính từ thường thường - usuality): thường, hay,
năng, ít, chẳng mấy khi, chẳng bao giờ…

22

Mô tả dưới dạng cây:


Ngoài ra, nhóm con từ tình thái nêu ý sai khiến, khuyên nhủ như hãy, đừng,
chớ vốn thường xuất hiện trước động từ, có khi cũng xuất hiện trước tính từ. Chẳng
hạn như câu thơ của Hồ Xuân Hương:
Có phải duyên nhau thì thắm
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.
Hoặc :
Anh cho tôi một tờ giấy, đừng xấu quá!
2. Khả năng kết hợp với phó từ đứng sau
a. Khả năng kết hợp với phó từ rồi
Trừ các từ lắm,quá, cực kì, tuyệt có thể đứng sau tính từ, phó từ có thể xuất
hiện sau phần lớn các tính từ là từ rồi. Đáng chú ý là nếu khi đi với động từ chỉ
hành động từ vật lí, rồi có thể có nghĩa như xong, thì với tư cách yếu tố mở rộng về
phía sau của tính từ , rồi không thể có nghĩa như xong, mà bao giờ cũng là ý nghĩa
“kết thúc giai đoạn chuyển vào trạng thái mới” hoặc “hoàn thành sự bắt đầu trạng
thái hiện đương”, gọi gọn là có nghĩa “bắt đầu”, một thứ ý nghĩa chỉ thời gian. Mô
tả dưới dạng cây:

Ví dụ:
 Con dao cùn rồi.
 Cô ấy gầy rồi.
 Tiếng súng im rồi.
PredP

PredP*

R
PredP
R

PredP*


rồi


23

Mô tả dưới dạng cây như sau:

Ở cương vị vị tố và trong cách kết hợp với từ rồi, tính từ quan hệ thường có
phó từ chỉ thang độ đi kèm để chánh lẫn lộn với danh từ làm vị tố. So sánh:
Danh từ Tính từ quan hệ
Bây giờ hắn (là) công chức rồi. Bây giờ hắn công chức lắm rồi.
Bây giờ hắn rặt công chức rồi.
b. Khả năng kết hợp với phó từ chỉ hướng ra, lên, đi, lại
Nhiều tính từ có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ hướng đứng sau, và các
phó từ thường gặp là ra, lên, đi, lại, và có sự lựa chọn tuỳ theo sự phù hợp về nghĩa.
So sánh:
Có thể nói
Không thể nói
đẹp ra, đẹp lên
đẹp đi, đẹp lại
sạch ra, sạch đi, sạch lên
sạch lại
bẩn ra, bẩn đi
bẩn lên, bẩn lại
nhỏ lại, nhỏ đi
nhỏ ra, nhỏ lên
to ra, to lên

to đi, to lại

Trong sự kết hợp với các từ chỉ hướng này, tính từ khác với động từ ở mấy
điểm sau:
 Số lượng từ chỉ hướng có thể kết hợp với tính từ thường chỉ hạn chế ở bốn
từ ra, lên, đi, lại.
PredP

A
R
S
NP


Cô ầy
gầy
rồi
PredP

A
R
S
NP


Con dao

cùn
rồi

×