Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.4 KB, 3 trang )
Hướng dẫn cách ghi học bạ Tiểu học theo thông tư 32
CÁC TRƯỜNG CÓ THỂ THAM KHẢO NHỮNG NỘI DUNG SAU KHI GHI NHỮNG
THÔNG TIN VÀO HỌC BẠ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
Hỏi: Theo cách đánh giá xếp loại học sinh tiểu học
theo thông tư 32 mới , cách ghi học bạ có phần điều
chỉnh cho đúng với cách đánh giá xếp loại mới . Tuy
nhiên một vấn đề tồn tại xảy ra đó là: Lớp 1 có quyển
học bạ mới theo thông tư 32 . Còn những lớp 2,3,4 và 5
tồn tại học bạ cũ ( theo cách đánh giá Q Đ 30) thì
chúng tôi phải ghi học bạ như thế nào cho đúng ?
o xin trả lời:
Trước tiên, nếu thầy cô quan tâm đến công văn này , xin nhấp vào đây để tải: Tệp
đính kèm: 717-BGDDT-GDTH.PDF
- Căn cứ công văn số 717/BGDĐT-GDTH ngày 11/02/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
V/v hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Thông tư số 32/2009 /TT-BGDĐT Quy
định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo làm rõ một số nội
dung khi thực hiện Thông tư 32/TT-BGDĐT như sau :
I. Làm rõ một số thuật ngữ được sử dụng trong Thông tư 32/2009/TT-BGDĐT:
1. Kiểm tra bổ sung:
- Điểm kiểm tra định kì được coi là bất thường khi điểm số đó không phản ánh đúng kết
quả học tập hàng ngày của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp và hiệu trưởng xác định tính
bất thường của điểm kiểm tra định kì và quyết định học sinh được kiểm tra bổ sung. Kết
quả kiểm tra bổ sung thay thế cho kết quả kiểm tra định kì trước đó.
- Những học sinh vì lí do khách quan không đủ số điểm kiểm tra định kì được kiểm tra bổ
sung.
Điểm kiểm tra bổ sung trong hai trường hợp trên được sử dụng để xét: xếp loại học lực
môn, lên lớp, hoàn thành chương trình tiểu học, xếp loại giáo dục, khen thưởng.
2. Xếp loại giáo dục và xét khen thưởng:
- Xếp loại giáo dục được thực hiện vào cuối năm học căn cứ vào kết quả xếp loại hạnh
kiểm và xếp loại giáo dục. Học lực môn năm của các môn học tự chọn chỉ sử dụng để xét