Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

giáo án ngữ văn lớp 6 năm 2010 toàn tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.43 KB, 70 trang )

Ngày soạn:12.09.2010
Ngày dạy:
CHUYÊN ĐỀ: TRUYỀN THUYẾT
A, Mục tiêu cần đạt:
- HS nắm được khái niệm truyền thuyết
- Hiểu nội dung,ý nghĩa và những chi tiết tương đương kì ảo của truyện “ Con Rồng
cháu Tiên” và Bánh Trưng,bánh giày
- Kể tóm tắt được 2 truyện
B- Nội dung:
I- Khái niệm truyền thuyết
-Truyền thuyết là truyện dân gian kể về nhân vật và các sự kiện có liên quan đến lịch
sử thời quá khứ,thường có các yếu tố tưởng tượng kì ảo.Qua đó thể hiện thái độ và cách
đánh giá của nhân dân với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
- Đặc điểm của truyền thuyết:
- Truyền thuyết gắn liền với các sự kiện và nhân vật lịch sử (có thật).
Ví dụ:
+ Các Vua Hùng
+ Tên nước:Văn Lang
+ Tên thủ đô đầu tiên: Phong Châu
+ Tục làm bánh trưng, bánh giầy
+ Đấu tranh chống giặc ngoại xâm.(giặc Ân,giạc Minh).
II, Những nết chính về nội dung và nghệ thuật của một số truyện truyền thuyết
Việt Nam.
1- Truyền thuyết : “Con Rồng cháu Tiên”
* Những chi tiết tưởng tượng kì ảo .
+ Là những chi tiết không có thực do nhân dân tưởng tượng ra nhằm giải thích,gửi
gắm ước mơ khám phá,chinh phục tự nhiên,làm cho câu truyện li kì,hấp dẫn.
+ Chi tiết nói về nguồn gốc,hình dáng,tài năng của Lạc long Quân và Âu Cơ
=> Linh thiêng hoá nguồn gốc cao quý củadân tộc Việt Nam-Tô đậm tính chất kì lạ
phi thường của hình tượng nhân vật,làm tăng tính hấp dẫn của câu truyện.
+ Chi tiết Âu Cư sinh ra 100 trứng,nở ra một trăm người hồng hào đẹp đẽ,lớn


nhanh như thổi.
=> Khẳng định dân tộc ta vốn khỏe mạnh, đẹp đẽ,tài năng. Mọi người dân tộc Việt
Nam, đều có chung nguồn gốc.
“Đồng bào”: Cùng 1 bọc >Phải đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau
* Ý nghĩa truyện:
- Giải thích,suy tôn nguồn gốc dân tộc
- Ước mơ phát triển cộng đồng dântộc,mở mang đất nước
- Đề cao ý chí đoàn kết,thống nhất cộng đồng.
2- Truyền thuyết “Bánh Trưng bánh giầy”:
* Truyện có sự xuất hiện chi tiết tưởng tượng kì ảo (việc thần báo mộng cho Lang
Liêu)
1
* Ý nghĩa:
- Giải thích nguồn gốc hai loại bánh:Bánh Trưng-bánh Giầy
- Giải thích tục làm bánh vào ngày tết,tục thờ cúng trời đất,tổ tiên.
- Đề cao lao động,nghề nông trồng lúa nước.
- Mơ ước có một vị vua anh minh,sáng suốt để cai quản đất nước, muôn dân.
- Phản ánh quan niệm về vũ trụ ”Trời tròn,đất vuông” của cha ông ta thời kì dựng
nước.
3. Truyền thuyết: Thánh Gióng
a-“Thánh Gióng” là một trong những truyền thuyết của thời đại Hùng Vương phản
ánh quá trình giữ nước của dân tộc.
b- Những chi tiết tương đương kì ảo:
- Sự ra đời kì lạ của Gióng: ( Bà Mẹ ướm chân vào vết chân lạ,sau 12 tháng bà mẹ
sinh ra Gióng)
- Sự lớn lên của Gióng:
+ Lên 3 tuổi Gióng không biết nói
+ Lớn nhanh như thổi
+ Vươn vai biến thành tráng sĩ
- Gióng đánh giặc:

+ Một mình đánh giặc,nhổ tre
- Gióng bay về trời:
c - Nội dung ý nghĩa:
- Ca ngợi tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm của nhân đân ta ngay từ buổi
đầu dựng nước. Hình tượng Thánh Gióng là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh
bảo vệ đất nước.
- Thể hiện ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng đánh giặc giữ nước
- Ca ngợi truyền thống đoàn kết, đùm bọc của nhân dân ta.
- Giải thích nguồn gốc của đền thờ Phù Đổng, tre Đằng Ngà, làng Cháy.
- Gửi gắm khát vọngcó một sức mạnh phi thường để chiến đâúu chống giặc ngoại
xâm.
d- Đặc sắc nghệ thuật.
- Kết cấu truyện rất chặt chẽ, mạch lạc.
- Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật với màu sắc thần kì.
- Có ý nghĩa biểu tượng cho người anh hùng-Thánh Gióng là con trời.
- Truyện có nhiều hình tượng đẹp: Dấu chân khổng lồ, ngựa sắt phun lửa, vươn vai
thành tráng sĩ, Gióng bay về trời.
c- Truyện ngắn với sự kiện lịch sử:
- Đời Vua Hùng thứ 6 nhân đân đấu tranh chống giặc Ân.
- Sự tích tre Đằng Ngà.
- Ao hồ liên tiếp ở huyện Gia Bình.
- Làng Cháy.
- Đền thờ Gióng “Phù Đổng Thiên Vương” ở Sóc Sơn.
III-Bài tập
1,Bài tập trắc nghiệm:
2
(HS làm bài tập trắc nghiệm SGK)
2,Bài tập tự luận:
Bài 1:Trong truyện “Con Rồng cháu Tiên” em thích chi tiết tương đương kì ảo nào
nhất? vì sao?

Gợi ý: - Chi tiết :”Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng,nở thành một trăm ngời con, đàn con
không cần bú mớm lớm nhanh như thổi”
- Ý nghĩa: Người dân Việt Nam cùng một mẹ sinh ra đều là anh em một nhà.
Thể hiện ý thức dân tộc, tinh thần đoàn kết thống nhất của các dân tộc Việt
Nam.
Bài 2: Có ý kiến cho rằng “Nhân dân ta xây dựng phong tục làm bánh chưng - bánh giầy
từ những cái bình thường - giản dị nhưng giàu ý nghiã ”. Em có đồng ý với ý kiến đó
không? Vì sao?
Gợi ý:
- Giản dị: Thể hiện nguyên liệu làm bánh từ hạt gạo,từ những sản phẩm quen thuộc
của nghề nông mà nhà nào cũng có.
- Ý nghĩa:
+ Bánh giầy tượng trưng cho bầu trời, bánh trưng tượng trưng cho mặt đất.
+ Bánh có gạo, thịt, đỗ gợi ta liên tưởng tới đất đã nuôi dưỡng, ấp ủ cầm thú,cây cỏ.
+ Phản ánh quan niệm vũ trụ “Trời tròn đất vuông” của ông cha ta.
+ Ngợi ca tài năng sáng tạo của nhân đân.
+ Khẳng định tư tưởng tiến bộ “ hạnh phúc là do chính con người tạo ra”
Bài 3: Trong truyện “Thánh Gióng” em thích chi tiết tưởng tượng kì ảo nào nhất? vì
sao?
- Đến đấy một mình một ngựa,tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người
lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
- Đây là hình ảnh đẹp thể hiện trí tưởng tượng bay bổng diệu kì của nhân dân nhằm
thần thánh hoá,bất tử hoáhình tượng người anh hùng.
- Đây là hình ảnh giàu ý nghĩa: Thể hiện mục đích chiến đấu của Gióng vì dân ,vì
nước,làm sáng ngời vẻ đẹp tâm hồn Gióng”Không màng danh lợi,yêu quê hương
đất nước nồng nàn”
- Hình ảnh Gióng sẽ còn mãi mãi trong lòng người dân việt. Thế hệ trẻ sẽ noi
gương Gióng để phấn đấu.
Bài 4: Cho đoạn thơ sau:
“Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng

Vươn vai lớn bổng dậy ngàn cân
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
Nhổ bụi tre làng đuổi giặc Ân”
Hãy nêu cảm nhận của mình về hình ảnh:”Thánh Gióng vươn vai biến thành tráng sĩ
mình cao hơn trượng”
Gợi ý:
- Đây là hình ảnh đẹp thể hiện trí tưởng tượng bay bổng diệu kì của nhân dân nhằm
thần thánh hoá,bất tử hoá hình tượng người anh hùng.
3
- Đây là hình ảnh giàu ý nghĩa thể hiện mục đích chiến đấu của Gióng là vì dân vì
nước.
- Đoạn thơ mô tả vẻ đẹp rực rỡ của hình ảnh người anh hùng Thánh Gióng vươn
vai biến thành tráng sĩ.
- Đây chính là sự vươn lên để đạt tầm vóc phi thường của Gióng hay là sự trưởng
thành vượt bậc về sức mạnh của dân tộc ta trước nạn ngoại xâm.Tự hào về sức
mạnh vươn lên của Gióng,của dân tộc,em thấy trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm
nay.
Hết
4
CHUYÊN ĐỀ
TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ - TỪ MƯỢN
A, Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh :
- Hệ thống hoá kiến thức về cấu tạo từ.
- Củng có và mở rộng kiến thức về cấu tạo từ tiếng Việt , phân biệt từ đơn, từ
phức; từ ghép, từ láy.
- Rèn kỹ năng phân loại,kỹ năng tự cấu tạo từ ,tạo lập từ mới từ một từ gốc .
- Giúp học sinh mở rộng , tích luỹ vốn từ và lựa chọn sử dụng từ khi nói ,viết.
- Thế nào là từ mượn? Các loại từ mượn
- Cách dùng từ mượn, Cách giải thích từ Hán Việt. Áp dụng làm bài tập

B- Nội dung:
A. TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ
I. Kiến thức cơ bản cần nắm vững.
1. Từ là gì ? Hãy phân biệt từ đơn và từ phức ? Cho ví dụ minh hoạ ?
+ Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
+ Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ .
- Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng .
Ví dụ: Sách , bút ,điện , trăng . . .
- Từ phức là từ gồm hai hay nhiều tiếng.
Ví dụ : sách vở, sách bút, trăng sao
2. Thế nào là từ ghép ? từ láy ? Cho ví dụ?
+ Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về
nghĩa gọi là từ ghép .
Ví dụ : Quần áo , cỏ cây, hoa lá
+ Những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng gọi là từ láy .
Ví dụ : xanh xanh .xinh xinh , long lanh
+ Tìm từ ghép , từ láy trong đoạn thơ sau ;
Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi !
Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói Sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca.
Đáp án : - Từ ghép: -Vô cùng, Tổ quốc ,Sông Lô, tiếng hát, bến nước ,Bình Ca
- Từ láy : Ngào ngạt ,dạt dào
II. Luyện tập:
Bài tập một số kiến thức cơ bản và bài tập nâng cao ngư văn 6
B. TỪ MƯỢN:
I. Kiến thức cơ bản cần nắm vững :
1- Thế nào là từ mượn?
Từ mượn là những từ vay mượn từ ngôn ngữ khác để làm giàu cho tiếng Việt nhằm diễn
đạt đầy đủ chính xác suy nghĩu của con người.

5
2- Các loại từ mượn?
a, Từ mượn tiếng Hán (từ Hán việt).
Ví dụ: Vua, chúa, tùng, trúc, cúc, mai
- Đặc điểm của từ Hán Việt:
+ Từ Hán Việt là một kết hợp chặt chẽ gồm hai tiếng trở lên trong dó mỗi tiếng
đều có nghĩa.
Ví dụ: Quốc gia, giang sơn, hải cẩu
+ Mỗi tiếng trong từ Hán Việt đều có nghĩa tương đương với một từ đơn thuần
Việt.
Ví dụ:
Giang sơn giang: sông, sơn: (nước) núi.
Hải đăng đèn biển.
Hải đồ bản đồ biển.
+ Trong từ Hán Việt, một tiếng gốc Hán thường kết hợp với nhiều tiếng khác để tạo
thành một từ khác.
Ví dụ:
Giả: khán giả, thính giả, độc giả, tác giả.
Gia: Thi gia, triết gia, danh gia, phú gia
Thảo: Bách thảo, phương thảo (cỏ thơm), thu thảo (cỏ thu), thanh thảo(cỏ
xanh), thảo am (miếu bằng cỏ), thảo nguyên (đồng cỏ).
+ Trật tự giữa các tiếng trong danh từ Hán Việt là trật tự từ ngược với Tiếng Việt, yếu
tố chính thường đứng sau.
Ví dụ:
Thu thảo: Cỏ mùa thu
Thanh thảo: Cỏ xanh
Thu thuỷ: Nước thu
+ Quan hệ giữa các tiếng trong từ ghép Hán Việt rất chặt chẽ làm thành một khối đọc
lên nghe rất trang trọng.
Ví dụ: Thủ tướng cùng phu nhân ra đón đoàn.

b, Từ mượn các ngôn ngữ khác.
Ngoài từ mượn tiếng Hán, tiếng Việt còn mượn nhiều tiếng nước ngoài khác.
- Mượn tiếng pháp: Cà phê, ca cao, bít tết, xà phòng, đăng đen kilô gam, xăngtimét,
cao su
- Mượn tiếng Anh: In tơ mét, mít tinh, ti vi, Ra đi ô, Cát sét,
- Mượn tiếng nước ngoài qua tiếng Hán: Phật, nát bàn, thích ca, kinh tế, chính trị, xô
viết
* Đặc điểm:
- Các tiếng trong từ mượn nhìn chung là không có nghĩa, nghĩa của từ là nghĩa của cả
khối.
- Các tiếng trong từ mượn phức loại này cũng không có quan hệ ngữ âm với nhau,
hình thức ngữ âm được đơn tiết hoá hay rút gọn.
Ví dụ: Ki lô gam > Kg
Xăng ti mét > Cm
6
c- Cách dùng từ mượn:
- Không được lạm dụng từ vay mượn: Từ nào tiếng việt có mà dùng đúng thì không
dùng từ mượn.
Ví dụ: Phải nói “Đánh đầu” không nên nói “tét đầu”
“Xin chào” “Hê lô”
“Xem xét” “Quan sát”
“ Mặt phía” “Phương diện”
- Dùng từ thuần việt hay từ mượn phải đúng lúc, đúng chỗ thì mới có giá trị.
- Đặt tên người: Sơn, Thuỷ > Trang trọng
d – Cách giải thích từ Hán Việt:
- Muốn giải thích được từ Hán Việt ta tìm nghĩa của từng tiếng rồi ghép chúng lại với
nhau.
Ví dụ: Hải quân : Hải : biển, quân : quân đội ==> Quân đội canh biển
Hải sản: Hải: biển, sản: sản vật ==> Sản vật lấy từ biển
- Khi một từ phức Hán Việt có những tiếng là những từ đơn tạo thành ta chỉ cần đảo

ngược trật tự là hiểu nghĩa của từ đó.
Ví dụ: Dân ý > ý dân
Võ tướng > tướng võ
II. Luyện tập:
Bài tập một số kiến thức cơ bản và bài tập nâng cao ngư văn 6
Hết
7
Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHUYÊN ĐỀ:
RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN TỰ SỰ
A. Giao tiếp, văn bản và phương thức diễn đạt
I- Kiến thức cơ bản cần nắm vững
1- Giao tiếp: Là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện
ngôn từ.
- Giao tiếp: +Trực tiếp ( chuỗi lời nói miệng, lời phát biểu )
+ Gián tiếp ( Thư từ, giấy tờ )
- Phương tiện giao tiếp: Ngôn từ :( nói, viết)
2- Văn bản:
Là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng
phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
+ Có văn bản dài: Truyện kiều 3254 câu thơ
+ Có văn bản ngắn: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
3- Các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
- Tự sự
- Miêu tả
- Biểu cảm
- Nghị luận
- Thuyết minh
- Hành chính, công vụ.

II- Bài tập:
Bài 1: Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt cho tình huống giao tiếp sau:
a- Kể lại chuyến đi tham quan ở Côn Sơn.
b- Tả lại cảnh đẹp ở Côn Sơn
c- Nêu cảm xúc của em sau chuyến đi
d- Viết đơn xin nhà trường cho đi tham quan
e- Thuyết minh về nguồn gốc lịch sử và đặc điểm của Côn Sơn
f- Bác bỏ ý kiến cho rằng đi thăm quam làm mất thời gian và ảnh hưởng xấu đến
học tập.
Bài 2: Bạn An cho rằng đoạn văn sau đây thuộc phương thức tự sự. ý kiến cuả em như
thế nào?
“Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông.
Lúa vàng trĩu bông ngả đầu vào nhau, thoang thoảng hương thơm. Từng cơn gió nhẹ làm
cả biển vàng rung rinh nhơ gợn sóng. Đàn chim gáy ở đâu bay về gù vang cánh đồng
như hoà nhịp với tiếng hát trên các thửa ruộng”
- Đoạn văn trên không được viết theo phương thức tự sự vì nó không trình bày diễn
biến sự việc mà nó được viết theo phương thức miêu tả. Trong đó các hình ảnh: ánh
nắng ban mai, bông lúa, làn gió, tiếng chim được tái hiện cụ thể bằng đường nét, màu
sắc âm thanh. Do vậy ý kiến của bạn An là sai.
B. Văn tự sự.
8
I. Tìm hiểu chung về văn tự sự
1. Kiến thức cơ bản cần nắm vững
1.1. Khái niệm tự sự:
- Phương thức trìng bày 1 chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn tới sự việc kia, cuối cùng
dẫn đến kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
1.2. Mục đích tự sự
- Giải thích sự việc.
- Tìm hiểu con người.
- Nêu vấn đề.

- Bày tỏ thái độ của người kể.
1.3. Sự việc trong văn tự sự.
Được trình bày cụ thể:
- Sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, nhân vật cụ thể thực hiện ( có nguyên
nhân, diễn biến, kết quả)
- Sự việc được sắp xếp theo trật tự, diến biến để thể hiện tư tưởng mà người viết muốn
biểu đạt.
1.4. Nhân vật trong văn tự sự.
- Là kẻ thực hiện các sự việc
+ Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu thể hiện tư tưởng của văn bản.
+ Nhânvật phụ giúp nhân vật chính hoạt động.
+ Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm…
1.5. Chủ đề : là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
1.6Dàn bài văn tự sự: Gồm 3 phần
- Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc.
- Thân bài: Kể diễn biến sự việc.
- Kết bài: Kể kết cục sự việc.
2. Bài tập:
Bài 1: Truyền thuyết: “Bánh chưng, bánh giày” thuộc kiểu văn bản nào?vì sao? Hãy
nêu các sự việc chính của truyện ?
- Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giày”thuộc kiểu văn bản tự sự vì chuyện gồm
một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng là sự việc kết thúc.
Truyện để lại một ý nghĩa.
- Trình tự chuỗi các sự việc đó là:
+ Vua Hùng về già muốn truyền ngôi nhưng có 20 con bèn gọi phán bảo nhân lễ
Tiêu Vương ai làm vừa ý sẽ truyền ngôi cho.
+ Các lang thi nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon.
+ Lang Liêu buồn nhất vì từ bé chỉ biết mỗi việc đồng áng.
+ Một đêm chàng được thần báo mộng cách làm bánh, sáng ra chàng theo lời thần
làm bánh.

+ Ngày lễ bánh của Lang Liêu được chọn dâng Tiên Vương, chàng được nối ngôi.
+ Nước ta có tục làm bánh chưng bánh giầy.
9
- Ý nghĩa: Giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giày và tục làm bánh ngày tết, đề cao
lao động và nghề nông trồng lúa nước của nhân dân ta.
Bài 2: Trình bày các chuỗi sự việc của truyện “Con Rồng cháu tiên”
+ Lạc Long Quân: nòi rồng con trai thần Long Nữ có nhiều phép lạ thường giúp dân diệt
trừ yêu quái.
+ Âu Cơ: Dòng họ thần nông xinh đẹp.
+ Hai người gặp nhau, yêu nhau, lấy nhau sống ở cung điện LTrang.
+ Lạc Long Quân nhớ nước trở về.
+ Hai người chai tay: 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi hẹn khi
nào khó khăn sẽ giúp nhau.
+ Người con trưởng theo Âu Cơ được làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô
ở Phong Châu, cha truyền con nối được mười mấy đời.
+ Người Việt Nam tự hào là con Rồng, cháu Tiên.
Bài 3. Tập viết 1 đoạn giới thiệu Sơn Tinh;
Sơn Tinh là thần núi Tản Viên - Chàng có sức khoẻ vô địch và rất nhiều phép lạ. Chàng
chỉ cần vẫy tay về phía nào thì phía ấy mọc lên cồn bãi và từng dãy núi đồi. Tài năng
của chàng khiến người người đều trầm trồ thán phục.
Hết
10
Ngày soạn :
Ngày dạy:
CHUYÊN ĐỀ: TRUYỀN THUYẾT ( Tiếp )
4. Truyền thuyết “Thánh Gióng” “Sơn Tinh-Thuỷ Tinh”
4.1- Những kiến thức cơ bản cần nắm vững.
a- Sơn Tinh-Thuỷ Tinh vốn là một chuyện có cốt lõi từ thần thoại nhưng được lịch
sử hoá thành truyền thuyết.
b- Chi tiết tượng trưng kì ảo:

- Tài năng của 2 vị thần:
+Sơn Tinh: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi
tây , phía tây mọc núi đồi
+Thuỷ Tinh: Gọi gió- gió đến ,hô mưa- mưa về.
- Cuộc giao tranh giữa SơnTinh-Thuỷ Tinh
+ Thuỷ Tinh dâng nước làm thành giông bão
+Sơn Tinh bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi.
c- Ý nghĩa của truyện:
- Giải thích hiện tượng lũ lụt
- Thể hiện ước mơ và sức mạnh chế ngự thiên tai của nhân dân.
- Đề cao vai trò của Vua Hùng trong công cuộc dựng nước.
d- Truyện gắn với sự thật lịch sử:
- Lũ lụt xảy ra hàng năm (tháng 6, 7, 8)
- Núi Tản Viên
- Đền thờ Vua Hùng
e- Đặc sắc nghệ thuật:
- Tiết tấu chặt chẽ, tình tiết được sắp xếp hợp lí.
- Xây dựng nhân vật có ý nghĩa tượng trưng: ST_TT
- Sáng tạo những hình ảnh thần kì, tráng lệ: ST hoá phép nâng núi lên cao, cao mãi
để chiến thắng Thuỷ Tinh.
4 2- Bài tập :
a- Bài tập trắc nghiệm: SGK
b- Tự luận:
Bài 1: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh: “Nước dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên
bấy nhiêu”
Gơị ý:
- Đây là hình ảnh độc đáo, giàu sức biểu cảm
- Khẳng định sự dữ dội và quyết liệt trong cuộc giao tranh giữa ST-TT
- Ngợi ca sự bền bỉ, sức mạnh và tư thế chiến thắng của Sơn Tinh và cũng chính là
của nhân dân ta trong công cuộc chống lũ lụt.

- Gửi gắm ước mong chế ngự thiên tai, lũ lụt xảy ra hàng năm của nhân dân ta.
Bài tập 2:
Cho câu ca dao sau:
11
“Núi cao sông hãy còn dài
Năm năm báo oán đời đời đánh ghen”
Qua câu ca dao trên, em thấy cách lí giải hiện tượng lũ lụt của nhân dân ta độc đáo ở
chỗ nào?
Gợi ý:
- Cách giải thích độc đáo của nhân dân ta:
+ Xuất phát từ hiện tượng lũ lụt có tính chu kì hàng năm.
+ Thể hiện trí tưởng tượng bay bổng của nhân dân ta,giải thích một hiện tượng tự
nhiên nhưng lại thông qua câu truyện tinh yêu “Chuyện đi hỏi vợ của hai vị thần” Thuỷ
Tinh tượng trưng cho sức mạnh tàn phá dữ dội, quyết liệt của lũ lụt, do không lấy được
Mị Nương nên đời đời dánh ghen.
+ Câu chuyện giàu chất nhân văn, sinh động hấp dẫn và gần gũi với đời sống con
người.
5- Truyền thuyết: “Sự tích hồ Gươm”
5.1- Những kiến thức cơ bản:
a- Tóm tắt truyện
b- Chi tiết tưởng tượng kì ảo:
- Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần.
- Sức mạnh của gươm thần
- Rùa vàng hiện lên đòi thanh gươm thần
==> nhằm góp phần thể hiện nội dung truyện và tô đậm hình tượng người anh hùng.
c- Ý nghĩa:
- Ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa, hợp ý trời, được lòng người của nhân dân ta
chiến thắng giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo đầu thế kỉ XV.
- Ca ngợi tài năng của Lê Lợi và công lao to lớn của ông trong sự nghiệp gĩư nước vĩ
đại.

- Ca ngợi tinh thần đoàn kết nhất trí, trên dưới một lòng tạo nên sức mạnh to lớn nhấn
chìm quân Minh xâm lược.
- Giải thích tên gọi Hồ Gươm, thể hiện khát vọng hoà bình.
- Nói lên truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta: “Có vay(mượn)có trả”
- Ngăn chặn âm mưu xâm lược của kẻ thù bên ngoài và tăng cường ý thức cảnh giác
của nhân dân ta.
d- Đặc sắc nghệ thuật:
- Những chi tiết tưởng tượng kì ảo, giàu ý nghĩa:
- Cốt truyện mang mhiều yếu tố lịch sử.
e- Truyện gắn với sự thật lịch sử:
- Đất nước ta chống giặc ngoại xâm(chống giặc Minh đầu thế kỉ XV)
- Nhân vật lịch sử(Lê Lợi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, lấy niên hiệu
Lê Thái Tổ, lên làm vua, mở ra triều đại hậu lê)
- Gắn với địa danh “Hồ Gươm Kiếm”
5. 2- Bài tập:
a- Bầi tập trắc nghiệm(SGK)
b- Tự luận:
12
Bài 1: Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi được trực tiếp nhận cả chuôi gươm và
lưỡi gươm cùng một lúc?
Gợi ý:
- Vì nếu làm như vậy sẽ làm cho câu chuyện giảm đi phần nào sự li kì, hấp dẫn, tính
chất thiêng liêng truyền kì không còn nữa. Tác giả dân gian đã cho 2 người nhận ở 2 địa
điểm khác nhau để nói lên ý nghĩa nhắc nhở sâu sắc của Long Quân. Muốn thắng giặc
Minh thì nhân dân miền núi, miền biển phải đoàn kết đồng sức dưới sự lãnh đạo sáng
suốt của Lê Lợi.
Bài 2:
Em biết còn truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh rùa vàng? Theo em hình
tượng rùa vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai và cho cái gì?
Gợi ý:

- Truyền thuyết có hình ảnh rùa vàng: “Mị Ghâu-Trọng Thuỷ” . Truyền thuyết An
Dương Vương: Giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa chế nỏ thần đánh thắng quân
xâm lược Triệu Đà.
- Rùa là một trong “ Tứ Linh” Long, Ly, Quy, Phượng. Rùa vàng thường đóng vai
người giao liên giữa trời với người, là sứ giả của Lạc Long Quân.
- Rùa vàng tượng trưng cho sức mạnh và sự sáng suốt của nhân dân ta trong lịch sử
dựng nước và giữ nước. Thần Kim Quy là biểu tượng tinh thần bất tử của cộng đồng dân
tộc Việt.
Hết
13
CHUYÊN ĐỀ
NGHĨA CỦA TỪ - TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG
CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
A- NGHĨA CỦA TỪ
I. Kiến thức cơ bản cần nắm vững
1- Thế nào là nghĩa của từ.
- Nghĩa của từ là toàn bộ nội dung ý nghĩa mà từ biểu thị.
- Ví dụ:
+ Bát: Đồ bằng sứ, sành hoặc kim loại, miệng tròn dùng để đựng thức ăn, thức
uống.
+ Ăn: Hoặt động đưa thức ăn vào miệng, nuốt xuống dạ dày.
2- Cách giải thích nghĩa của từ:
a Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
Ví dụ:
- Danh từ: là những từ chỉ người, chỉ loài vật, cây cối, đồ vật.
- Hình tam giác là hình có 3 cạnh, 3 góc.
b- Dùng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ mà mình giải thích.
- Tổ Quốc: đất nước, quê hương, giang sơn.
- Chăm chỉ: Cần cù
- Cao: Thấp.

- Dài: ngắn
- Bấp bênh: Không vững chắc .
- Để hiểu sâu sắc ý nghĩa của từ, có thể đưa ra cùng lúc các từ đồng nghĩa và trái
nghĩa.
- Ví dụ:
Trung thực: + Đồng nghĩa: Thật thà, thẳng thắn, ngay thẳng.
+ Trái nghĩa: dối trá.
3- Cách dùng từ đúng nghĩa:
1- Muốn dùng từ đúng nghĩa trước hết ta phải nắm vững nghĩa của từ vì 1 từ có thể
có nhều nghĩa.
Ví dụ: ăn
(1) Hoạt động đưa thức ăn vào dạ dày( Tôi ăn cơm)
(2) ăn uống nói chung, nhân dịp tụ tập.(Tôi đi ăn cơm)
(3) Nhận lấy để hưởng (Họ ăn hoa hồng)
(4) đẹp, rất thích hợp (Chị ấy rất ăn ảnh)
(5) Nhanh nhạy ( xe của tớ phanh rất ăn)
2- Khi nói, viết phải lựa chọn cân nhắc các từ một cách cẩn thận để dùng đúng sắc
thái ý nghĩa của từ.
Ví dụ:
- Ông tớ vừa mất
- Chú ấy hy sinh năm 1972
14
- Bọn lính Mĩ đã bỏ mạng tại các chiến trường.
IV- Bài tập:
1- Bài tập trắc nghiệm:
2- Bài tập tự luận:
Bài 1:
a- Giải nghĩa các từ sau:
- Xe: phương tiện đi lại hoặc vận tải trên bộ có bánh lăn.
- Xe đạp: xe người đi có hai bánh, tay lái nối với bánh trướcdỳng sức người đạp

cho quay bánh sau.
- Em: Từ dùng cho người nhỏ tuổi, xưng hô một cách thân mật với thầy (cô) hoặc
anh (chị)
- Giếng: Là hố nhỏ đào sâu xuống lòng đất để lấy nước.
- Ao: là hố rộng, nông dùng để thả cá.
- Hồ (đầm): Là những khoảng đất rất rộng, trũng có nhiều nước dùng để thả sen
hoặc những loài thực vật.
- Đũa: Que làm bằng tre hoặc bằng nhựa, được vót nhẵn dài 30-40cm dùng để gắp
thức ăn.
- Thìa: Đồ vật làm băbgf gỗ, nhựa hoặc Inốc để xúc thức ăn.
- Cho: Hoạt động đưa cho người khác 1 vật gì đó dùng với những người ngang
hàng hoặc thấp hơn mình.
- Biếu: Hoạt động đưa cho người khác một vật gì đó, được dùng với những người
bề trên lớn tuổi.
- Tặng: Hoạt động trao cho người khác 1 vật gì đó với thái độ trang trọng thường
vào các dịp lễ, hội
- To: Vật có kích cỡ lớn theo chiều ngang.
- Lớn: Vật có kích cỡ lớn theo chiều ngang và chiều cao.
b- Đặt câu với các từ: Cho, biếu tặng.
Bài 2:
a- Cho tiếng “Hải, Giáo” hãy kết hợp với những tiếng khác để tạo thành từ ghép.
b- Giải nghĩa những từ tìm được.
- Hải âu: Chim lớn, cánh dài, hẹp, mỏ quặp sống ở biển.
- Hải khẩu: Cửa biển dùng làm nơi ra vào của 1 nước.
- Hải cẩu: Thú có chân biến thành bơi chèo, răng nanh dài, sống ở Bắc cực hoặc Nam
cực.
- Hải đảo: Khoảng đất nhô lên ngoài mặt biển hoặc đại dương.
- Hải quan: Việc kiểm soát và đánh thuế đối với hàng hoá nhập từ nước này sang
nước khác.
- Hải sản: Sản phẩm động vật, thực vật khai thác từ biển.

- Giáo viên: Người dạy học ở bậc phổ thông.
- Giáo sinh: Học sinh trường sư phạm.
- Giáo án: Bài soạn của giáo viên để lên lớp giảng.
- Giáo cụ: Đồ dùng dạy học để làm cho HS thấy một cách cụ thể.
- Giáo vụ: Viên chức ngành giáo dục.
15
B. TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
I. Kiến thức cơ bản cần nắm vững
1- Từ nhiều nghĩa:
- Trong Tiếng Việt có từ có 1 nghĩa, có từ có nhiều nghĩa.
- Ví dụ:
+ Từ có 1 nghĩa: Học sinh, rau muống, rau cải, linh hoạt, cá rô, nam giới, khoai
lang, nhanh nhẹn, dừa, máy ảnh, giai cấp, tôn giáo, phật giáo, ô xít, a xít, bồ hóng
+ Một từ có nhiều nghĩa khác nhau: Từ : “mắt”
(1) Cơ quan để nhìn của người hay vật.
“Thương ai con mắt lá dăm
Lông mày lá liễu thương năm nhớ mười”
(2) Bộ phận lồi ra, thường làm bằng thuỷ tinh hoặc nhựa để bảo vệ mắt (mắt
kính)
(3) Chỗ lồi lõm, giống hình con mắt, mọc chồi ở thân cây(cây này nhiều mắt
quá)
(4) Bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số quả(mắt na, mắt
dứa)
(5) Lỗ hở đều đặn ở các lỗ đan (mắt lưới, mắt vó, mắt xích).
(6) Bộ phận lồi ra ở cổ chân(mắt cá chân)
2 Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
1- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ làm cho từ có nhiều nghĩa.
2- Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu là cơ sở để sinh ra nghĩa chuyển.
3- Nghĩa chuyển là nghĩa được sinh ra từ nghĩa gốc.
* Ví dụ: Từ mũi.

+ Nghĩa gốc: Bộ phận của cơ thể người hay độngvật có đỉnh nhọn (mũi người, mũi
dê, mũi mèo)
+ Nghĩa chuyển:
- Bộ phận phía trước của phương tiện giao thông đường thuỷ: mũi tàu , mũi thuyền
- Bộ phận nhọn sắc của vũ khí làm bằng kim loại. : Mũi dao, mũi kim, mũi lê, mũi
dùi.
- Phần đất nhô ra biển, hình nhọn: Mũi cà mau.
3- Phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm.
- Từ đồng âm là những từ có vỏ ngữ âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau,
giữa chúng không có mối liên hệ nào về nghĩa.
- Ví dụ: Con chào bọ mẹ
Mồng 5 là ngày giết sâu bọ
==> “Bọ”1 : Bố, “Bọ”2 : loài sâu
- Trong từ nhiều nghĩa giữa nghĩa gốc và các nghĩa chuyển có ít nhất một nét nghĩa
chung.
Từ “mũi”: Bộ phận trên cơ thể người hay vật có ở đỉnh nhọn
Từ “Đầu”: Chỉ phần đầu tiên, phía trước của một sự vật (đầu người, đầu hàng, đầu
lòng, đầu làng, đầu đề )
B- Bài tập:
16
I- Bài tập trắc nghiệm(SGK )
II- Bài tập tự luận:
Bài 1: Các từ sau đây là từ 1 nghĩa hay từ nhiều nghĩa? vì sao?
- Pháp luật, triết học, cá chép, Kẽm, Cầu treo , Trần Phú.
- Gợi ý: Các từ trên có 1 nghĩa vì mỗi từ chỉ biểu thị một khái niệm.
Bài 2:
Tìm các nét nghĩa khác nhau của từ “lành”
- Nghĩa gốc: Chỉ sự nguyên vẹn(lá lành, bát lành)
- Nghĩa chuyển:
+ Chỉ tính nết tốt, hiền, thật thà:

Nó là một đứa hiền lành.
+ Chỉ 1 vùng đất đẹp, hợp với con người(đất lành)(đất đai màu mỡ phì nhiêu)
+ Chỉ loại thức ăn tốt cho sức khoẻ (rau lành, thuốc lành)
+ Chỉ sự thành thạo giỏi nghề(Anh ấy là một thợ lành nghề)

Hết
17
CHUYÊN ĐỀ : BÀI TẬP CHỮA LỖI TỪ
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Các loại lỗi thường gặp
- Lỗi lặp từ.
- Lẫn lộn các từ gần âm: tham quen - thăm quan.
- Dùng từ không đúng nghĩa: yếu điểm - điểm yếu.
2. Nguyên nhân
- Do vốn từ nghèo
- Không nhớ chính xác hình thức ngữ âm.
- Hiểu không đúng, không đầy đủ nghĩa của từ.
3. Cách chữa
- Thay bằng từ có nghĩa tương đương.
- Chỉ dùng từ nào mình nhớ chính xác nghĩa của từ.
- Chưa hiểu nghĩa từ phải tra từ điển.
II. BÀI TẬP.
1. Bài tập trắc nghiệm ( Sách bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 6 )
2. Bài tập tự luận
Bài 1: Phát hiện và sửa lỗi dùng từ trong các câu sau :
a) Có thể nói, em có thể tiến bộ nếu em có thầy cô dạy giỏi
b) Những thiệt hại do bão lụt không thể tính bằng con số hay số liệu cụ thể.
c) Nhân dân ta đang ngày đêm chăm lo kiến thiết, xây dựng nước nhà.
Bài 2,3 (( Sách Một số kiến thức kĩ năng và bài tập nâng cao )
Bài 4 . Tìm lỗi dùng dùng từ trong các câu sau và chữa lại cho đúng

a) Lòng yêu mến thiên nhiên say đắm đã làm cho người quên đi nỗi vất vả trên đường.
b) Bố em là thương binh, ông em có di vật lạ ở phần mềm.
c) Lên lớp 6 em mới thấy việc học tập thật là nghiêm trọng.
d) Mái tóc ông em đã sửa soạn bạc trắng.
e) Ông nghe bì bõm câu chuyện của họ.
Hướng dẫn
18
a) yêu mến → yêu
b) di vật lạ → di vật
c) nghiêm trọng → quan trọng
d) sửa soạn → sắp
d) bì bõm → lõm bõm
Bài 5: Chọn các từ sau để điền vào chỗ trống: đỏ gay, đỏ ngầu, đỏ rực.
a) Trong khói bụi vẫn loé lên những tia lửa đỏ rực.
b) Nước sông đỏ ngầu.
c) Mặt nỏ đỏ gay.
Bài 6 :
Viết đoạn văn 5 - 7 câu có sử dụng một trong các từ sau: cho, tặng, biếu.
Hết
19
CHUYÊN ĐỀ:
Rèn kĩ năng viết văn tự sự(tiếp)
A-Cách làm bài văn tự sự:
Để làm một bài văn tự sự, phải trải qua các bước sau:
I-Tìm hiểu đề:
- Cần xác định: + Hiểu bài(thể loại)
+ Nội dung đề yêu cầu
- Ví dụ: Kể lại câu chuyện “Sơn Tinh- Thuỷ Tinh” bằng lời văn của em.
II- Lập ý:
Cần xác định rõ các sự việc chính trong câu chuyện định kể: nhân vật, sự việc,

nguyên nhân, diễn biến, kết quả, diễn biến của câu chuyện.
III- Lập dàn ý:
Gồm 3 phần:
+ Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc.
+ Thân bài: Kể lại diễn biến sự việc.
+ Kết bài : Kể kết cục của sự việc.
IV- Viết bài hoàn chỉnh:
1- Chọn ngôi kể: Người kể có chọn ngôi kể cho thích hợp: ngôi 1 hoặc ngôi 3.
2- Thứ tự kể:
- Có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, việc gì xảy ra trước kể
trước, việc gì xảy ra dau kể sau.
- Để gây bất ngờ người kể có thể đảo lộn thứ tự kể: Kết quả- nguyên nhân- diễn biến,
hiện tại- quá khứ hiện tại.
3- Lời văn kể chuyện:
- Kể chuyện phải kết hợp miêu tả, bộc lộ cảm xúc.
- Lời văn phải trong sáng chính xác, chọn lọc.
B- Bài tập áp dụng:
Đề 1: Kể về một việc tốt mà em đã làm.
1-Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Kể chuyện đời thường
- Mội dung yêu cầu: Một việc tốt em đã làm.
+ Giúp họ vượt khó trong học tập(tiến bộ)
+ Dắt em bé qua đường về nhà
+ Giúp đỡ bà mẹ việt nam anh hùng.
2-Lập ý:
* Giúp bạn vượt khó học tốt.
20
+ Giới thiệu về tình bạn, về việc làm tốt của mình
+ kể về hoàn cảnh khó khăn của bạn: Nghèo, mẹ ốm, em nhỏ
+ Kể về sức học của bạn: học yếu

+ Kể về những việc làm hàng ngày của mình để giúp bạn tiến bộ:
- Khi mẹ bạn cấp cứu trong bệnh viện- góp tiền ủng hộ
- Những ngày bạn nghỉ học để trông mẹ: thường xuyên chép bài hộ bạn, giảng bài
cho bạn hiểu.
- Hàng ngày đến trường cho bạn đi nhờ xe đạp.
- Tự nguyện đăng kí “Đôi bạn cùng tiến” để giúp bạn vươn lên trong học tập
Kết quả: Bạn đã trở thành học sinh giỏi.
* Giúp đỡ bà mẹ Việt Nam anh hùng:
- Hoàn cảnh của mẹ:
+ Có 2 con trai đầu hy sinh ngoài mặt trận.
+ Chồng mẹ cũng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp.
+ Mẹ đã già, lưng còng, mắt mờ phải sống thui thủi một mình.
- Những việc làm tốt:
+ Hàng ngày giúp mẹ những việc vặt: quét nhà, nấu cơm
+ Thường xuyên sang động viên, thăm hỏi, giúp mẹ khuây khoả đỡ buồn.
3-Lập dàn ý:
a- Mở bài:
- Giới thiệu tên tuổi của bạn và tình bạn thắm thiết do những việc làm tốt của mình
mà có được.
- Giới thiệu việc làm tốt của mình với bạn.
b-Thân bài:
- Hoàn cảnh của bạn
- Lực học của bạn
- Những việc làm tốt.
c-Kết bài;
- Cuối năm học đó, bạn đã đạt học sinh giỏi, đứng thứ 5 trong lớp.
- Niềm vui sướng thấy mình làm việc tốt.
Đề 2: Kể về một thầy giáo ( cô giáo ) mà em quý mến.
I-Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Kể chuyện đời thường

- Nội dung: Về thầy (cô) giáo mà em quý mến.
II- Lập ý:
- Giới thiệu thầy (cô ) màem định kể.
- Nêu lí do mà mình quý mến.
+ Ngoại hình
+ Tính nết
+ Điều mình cảm phục ấn tượng
- Tình cảm của thầy(cô)đối với cả lớp, đặc biệt đối với mình.
III –Lập giàn ý:
1-Mở bài: - Giới thiệu người định kể.
21
- Nêu cảm xúc chung của bản thân.
2- Thân bài: Lần lượt kể về thầy (cô)
- Ngoại hình: Nước da, giọng nói, dáng người, cử chỉ, nét mặt.
- Tính nết: + Quan tâm, thương yêu học sinh hết lòng
+ Giảng dạy nhiệt tình
+ Thành tích của thầy(cô) khiến em cảm phục.
- Kỉ niệm sâu sắc về thầy (cô) mà mình đã chứng kiến: lao động cùng học sinh, sơ cứu
và chăm sóc cho một bạn học sinh bị cảm, kiên trì chở một bạn học sinh tàn tật trong
suốt cả 4 năm học cấp II
3- Kết bài: Nêu lên những cảm xúc, sự kính trọng của mình đối với thầy (cô)
Đề bài 3: Kể về một kỷ niệm ấu thơ mà em nhớ mãi.
A) Tìm hiểu đề
- Thể loại: Tự sự
- Nội dung: Kỷ niệm ấu thơ.
- Phạm vi: Em nhớ mãi.
B) Dàn ý
I - MỞ BÀI: Đề tài
+ Ngày chia tay mẹ, cha khi mẹ cha phải đi công tác xa.
+ Một lần không nghe lời cha mẹ, thầy cô.

+ Một lần nghịch dại.
+ Ngày đầu tiên đi học.
VD:
1 Ngày ấy, tôi còn rất bé nhưng những gì diễn ra trong buổi chia tay mẹ trước khi mẹ đi
công tác nước ngoài thì tôi còn nhớ mãi.
2. Trong cuộc đời mình tôi đã gặp rất nhiều người, chơi với nhiều bạn cùng lớp, cùng
lừa. Nhưng ấn tượng về ngày đầu tiên gặp Lan khiến tôi còn nhớ mãi.
3. Trong cuộc đời, ai chẳng có những kỷ niệm đáng nhớ của riêng mình. Và em cũng
vậy, em đã có những kỷ niệm không thể nào quên.
4. Nhìn sự vật nhớ lại quá khứ: Bức tranh, vết sẹo, cây đàn…
Bây giờ, mỗi khi nhìn thấy vét sẹo dài trên trán bé An là tôi lại nhớ như in cái ngày
mùng 2 Tết năm ấy, ngày em tôi bị ngã phải vào bệnh viện.
II - THÂN BÀI
1. Cả đêm hôm trước tôi không ngủ được, cứ nghĩ đến chuyện phải xa mẹ là tôi buồn
lặng người đi.
+ Sáng tôi dạy sớm không làm gì được nhưng tôi cứ quanh quẩn bên mẹ.
22
+ Đền giờ, mẹ lên xe ra sân bay, tôi trốn vào phòng đóng cửa lại ngồi khóc: tôi giận mẹ
bỏ tôi mà đi.
+ Được dỗ dành, được giải thích, sau này tôi mới hiểu và ân hận vì đã làm mẹ buồn
trong ngày chia tay.
2. Hôm ấy, có một gia đình chuyển về sống cạnh nhà tôi trong khu tập thể.
+ Ngày từ sáng sớm, mọi người đã xúm lại bàn tán.
+Tôi tò mò, hóng hớt và biết trong nhà có cô bé.
+ Khi tôi nhìn thấy bé Lan, mọi suy nghĩ trước đó dường như tan biến.
+ Con bé có đôi mắt trong sáng đến lạ kỳ.
3. Chẳng bao giờ tôi quên được cái ngày đầu tiên làm bếp.
Bữa ấy, cả nhà đi vắng, tôi lãnh trách nhiệm nấu bữa trưa. Thế là tôi nghĩ ngay đến món
mì xào mà mẹ vẫn làm.
Đầu tiên, tôi bắc chảo lên bếp…

III - KẾT BÀI
- Nêu được sự việc kết thúc.
- Rút ra được bài học.
IV- Viết bài: GV yêu cầu học sinh viết từng đoạn một > GV sửa chữa bổ sung. GV
có thể chấm điểm để động viên khích lệ.
Hết
23
Ngày soạn : 5.10.2010
Ngày dạy :
CHUYÊN ĐỀ: TRUYỆN CỔ TÍCH
I. Khái niệm truyện cổ tích.
1.Khái niệm:
- Là truyện kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc.
- Có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
- Người kể, người nghe không tin câu chuyện là có thật.
- Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, của cái
thiện.
2. Phân loại:
- Truyện cổ tích về loài vật
- Truyện cổ tích thần kì
- Truyện cổ tích sinh hoạt.
3. So sánh truyền thuyết và truyện cổ tích:
- Giống nhau:
+ Đều có yếu tố tưởng tượng, kì ảo;
+ Có nhiều chi tiết( mô típ) giống nhau: sự ra đời thần kì, nhân vật có những tài năng phi
thường…
- Khác nhau:
+ Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân
dân… còn cổ tích kể về cuộc đời của một số loại nhân vật nhất định và thể hiện quan
niệm, ước mơ của nhân dân.

+ Truyền thuyết được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện có thật; còn
truyện cổ tích
Cả người kể lẫn người nghe coi là những câu chuyện không có thật.
II. Những nét chính về nội dung và nghệ thuật của một số truyện cổ tích Việt Nam
và nước ngoài:
1.Thạch Sanh:
a. Nhân vật Thạch Sanh:
- Kiểu nhân vật dũng sĩ có tài năng kì lạ.
- Ra đời và lớn lên rất kì lạ.
- Trải qua nhiều thử thách, khó khăn:
24
+ Sự hung bạo của thiên nhiên
+ Sự thâm độc của kẻ xấu
+ Sự xâm lược của kẻ thù.
- Có nhiều phẩm chất quí báu:
+ Thật thà, chất phác.
+ Vô tư, hết lòng giúp đỡ người khác.
+ Dũng cảm, tài năng, có sức khỏe phi thường.
+ Yêu chuộng hòa bình, công lí.
- Là chàng dũng sĩ dân gian bách chiến bách thắng, đại diện cho cái thiện.
- Là nhân vật lí tưởng mà nhân dân ước ao và ngưỡng mộ.
b, Những nết đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện.
* Nghệ thuật:
- Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa.
- Kết cấu, cốt truyện mạch lạc, sắp xếp tình tiết khéo léo, hoàn chỉnh.
* Nội dung ý nghĩa:
- Ngợi ca những chiến công rực rỡ và phẩm chất cao đẹp của người anh hùng- dũng sĩ
dân gian bách chiến bách thắng Thạch Sanh.
- Thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa
bình của nhân dân ta.

2 Em bé thông minh:
a, Nhân vật em bé thông minh:
- Kiểu nhân vật thông minh, tài giỏi.
- Con người thợ cày nhưng thông minh, mưu trí.
- Giải đố hay, độc đáo, bất ngờ.
- Nhanh nhẹn, cứng cỏi.
- Đứa trẻ đầy bản lĩnh, ứng xử nhanh, khéo léo, hồn nhiên và ngây thơ.
b, Nội dung và nghệ thuật
* Nghệ thuật:
- Hình thức câu đố hay, bát ngờ, lí thú.
- Tạo tình huống bất ngờ và xâu chuỗi sự kiện.
* Nội dung ý nghĩa:
- Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian.
- Tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên.
3. Cây bút thần :
a, Nhân vật Mã Lương:
- Kiểu nhân vật có tài năng kì lạ.
- Cậu bé mồ côi, thông minh, say mê học vẽ.
- Khổ luyện thành tài.
- Được thần linh giúp đỡ.
- Nhân hậu, yêu thương người nghèo.
- Dũng cảm, mưu trí, thông minh, căm ghét cường quyền và bạo lực.
- Là người nghệ sĩ chân chính được nhân dân yêu mến và ngưỡng mộ.
b, Nội dung và nghệ thuật
25

×